Thông báo

Collapse
No announcement yet.

CDI Xe máy .

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi ky5725 Xem bài viết
    Xem trên diễn đàn nghe mấy bác tranh luận thì hình như mấy bác không rành về động cơ xe máy lắm.Không biết những xe đời mới đắt tiền thì thế nào,chứ dòng Dream ,Wave ,Furture thì hệ thống đánh lửa cực kỳ đơn giản :Một cuộn dây (thợ hay gọi là cuộn dây lửa nằm trong bộ volant phát điện) tao 1 điẹn thế khoảng 250v AC ,chỉnh lưu điện thế này nạp vào 1 tụ 4mF/400v.Một thyistor nối tụ với Bobin lửa ( biến thế tạo cao áp),cuộn kích khi có gờ điều khiển đi qua sẻ tạo xung mở thyistor phóng điện qua bobin tạo dòng điện cao áp 28.000>>35.000v phóng tia lửa qua bugi.
    Còn về thời điểm đánh lửa,nó luôn là sớm (không có động cơ nào đánh lửa tại tử điểm thượng ) .Việc điều chỉnh đánh lửa sớm với hệ thống cơ khí thì người ta dùng lực ly tâm (như xe Honda 67),còn ô tô thì còn dùng thêm áp suất thấp ở cổ hút.
    Hệ thống đánh lửa CDI tôi nói ở trên cũng có tự động đánh lửa sớm đấy,vì xung điều khiển hình sin nên tốc độ thấp thì thời điểm đánh lửa ở đỉnh xung ,nếu tốc độ cao hơn ,biên độ xung lớn nên thời điểm đánh lửa dịch dần về phía sườn trươc của xung ở mức có thể kích thyistor mở.
    Đó là Honda còn dòng xe Vespa đánh lửa CDI đời cũ thì không có cả cuộn kích mà người ta dùng bán kỳ trước nạp tụ và bán kỳ sau để điều khiển thyistor (dĩ nhiên cuộn dây phải quấn khác đi cho phù hợp)
    Cái bạn nói hình như là đối với CDI có nguồn là AC nên mới có cuộn lửa, còn theo mình biết các đời xe sau này CDI dùng nguồn là DC chính vì vậy mà mọi người mới tranh luận về thời điểm đánh lửa cần phải làm thế nào cho chính xác hiệu quả nhất
    |

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi ky5725 Xem bài viết
      Dream ,Wave ,Furture thì hệ thống đánh lửa cực kỳ đơn giản :Một cuộn dây ( cuộn dây lửa nằm trong bộ volant phát điện) tao 1 điẹn thế khoảng 250v AC ,chỉnh lưu điện thế này nạp vào 1 tụ 4mF/400v.Một thyistor nối tụ với Bobin lửa ( biến thế tạo cao áp),cuộn kích khi có gờ điều khiển đi qua sẻ tạo xung mở thyistor phóng điện qua bobin tạo dòng điện cao áp 28.000>>35.000v phóng tia lửa qua bugi.
      Mạch của CDI (Capacitor Dicharge Ignition) đơn giản thật .
      Xe tui rồ hết ga không lên ngọt mà hơi khục khục ,thợ nói hư IC,
      thay IC 140K .
      Tui xin 3 cái hư về đục ra ,1 VN,1 TQ ,1 Nhật .
      Nghiên cứu ráp thử
      -Mạch hình dưới là của VN .
      -CDI của TQ giống VN (hay ngược lại) nhưng không có diode //tụ 225/400V
      -CDI của Nhật khác ,có một l/k, ở vị trí của SCR ,có 4 chân mà không biết là con gì ?
      Làm xong ráp chạy ,nhưng vẫn bệnh cũ ,rồ hết ga vẫn khục khục
      (C3=10uF/50V nhưng tui xài 10uF/250V )
      -->nghi chổ cắm IC không tiếp xúc tốt
      Lấy cái vít thật nhỏ đẩy từng cái chân ra chùi sạch -->chạy tốt .

      Tui muốn ráp một CDI khác ,trên mạng có loại sử dụng IC,trans mà tui chưa biết hoạt động sao .
      Attached Files
      Last edited by nguyenmau; 23-11-2007, 07:08.

      Comment


      • #48
        to candydt
        với ô tô đời mới thì mình không biết,nhưng với xe gắn máy thì suzuki viva,dream,wave,furture đều đánh lửa ac hết,bạn cứ tháo bình điện xem có đạp nổ không,còn loại đánh lửa DC nếu kiểu cũ thì họ dùng 1 mạch tạo điên thế 200v nạp cho tụ, phần còn lại thì giống như xe gắn máy thôi.Mà điều chỉnh góc đánh lửa sớm thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố :tốc độ máy,tải trọng ,nhiệt độ máy,nhiệt độ môi trường chung quanh...Điều kiện làm việc của động cỏ ô tô rất khắc nghiệt và phức tạp,ví dụ cùng 1 tốc độ máy thì khi tải nặng góc đánh lửa sớm nhỏ hơn khi tải nhẹ hoặc máy nóng thì thì góc đánh lửa cũng lớn hơn khi máy nguội ,nên hệ thống điều khiển đánh lửa cũng dựa trên những cảm biến về các yếu tố tác động như xe đời cũ nhưng dùng thiết bị điện tử để chính xác và nhạy hơn thôi.Chương trình điều khiển đánh lửa chỉ dựa vào những tín hiệu nhận được từ cảm biến và thực hiện những thao tác cần thiết với tốc độ đáp ứng cao.

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi ky5725 Xem bài viết
          Xem trên diễn đàn nghe mấy bác tranh luận thì hình như mấy bác không rành về động cơ xe máy lắm.Không biết những xe đời mới đắt tiền thì thế nào,chứ dòng Dream ,Wave ,Furture thì hệ thống đánh lửa cực kỳ đơn giản :Một cuộn dây (thợ hay gọi là cuộn dây lửa nằm trong bộ volant phát điện) tao 1 điẹn thế khoảng 250v AC ,chỉnh lưu điện thế này nạp vào 1 tụ 4mF/400v.Một thyistor nối tụ với Bobin lửa ( biến thế tạo cao áp),cuộn kích khi có gờ điều khiển đi qua sẻ tạo xung mở thyistor phóng điện qua bobin tạo dòng điện cao áp 28.000>>35.000v phóng tia lửa qua bugi.
          Còn về thời điểm đánh lửa,nó luôn là sớm (không có động cơ nào đánh lửa tại tử điểm thượng ) .Việc điều chỉnh đánh lửa sớm với hệ thống cơ khí thì người ta dùng lực ly tâm (như xe Honda 67),còn ô tô thì còn dùng thêm áp suất thấp ở cổ hút.
          Hệ thống đánh lửa CDI tôi nói ở trên cũng có tự động đánh lửa sớm đấy,vì xung điều khiển hình sin nên tốc độ thấp thì thời điểm đánh lửa ở đỉnh xung ,nếu tốc độ cao hơn ,biên độ xung lớn nên thời điểm đánh lửa dịch dần về phía sườn trươc của xung ở mức có thể kích thyistor mở.
          Đó là Honda còn dòng xe Vespa đánh lửa CDI đời cũ thì không có cả cuộn kích mà người ta dùng bán kỳ trước nạp tụ và bán kỳ sau để điều khiển thyistor (dĩ nhiên cuộn dây phải quấn khác đi cho phù hợp)
          Mình chẳng phải thợ sửa xe nhưng nói về đánh lửa xe máy thì mình hiểu đôi chút vì mình đã từng làm ra nó .
          -Bộ CDI mà bạn nói có tự động đánh lửa sớm gồm có vài con trở , diot , scr đó được coi là “hang chợ “không có đánh lửa sớm đâu. Cụm CDI nguyên thuỷ của Honda super dream chạy IC MB4213 nhận xung từ cuộn kích tách ra 2 thành phần gồm xung muộn nhất và xung sớm nhất , ở chế độ cầm chừng nó sẽ đánh lửa bằng xung chậm nhất , ở chế độ cao tốc nó sẽ đánh lửa bằng xung sớm nhất , ở các chế độ trung gian nó sẽ căn cứ khoảng TG từ xung sớm nhất đến xung muộn nhất mà điều chỉnh thời điểm đánh lửa trong khoảng 2 xung sớm và muộn..
          -Cao áp cấp cho bugi chỉ đạt 14500v khi kh ông gắn bugi v à tụt xu ống 8000v khi c ó bugi thôi chứ không cao như bạn tưởng đâu .

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi kaokuong Xem bài viết
            Mình chẳng phải thợ sửa xe nhưng nói về đánh lửa xe máy thì mình hiểu đôi chút vì mình đã từng làm ra nó .
            -Bộ CDI mà bạn nói có tự động đánh lửa sớm gồm có vài con trở , diot , scr đó được coi là “hang chợ “không có đánh lửa sớm đâu. Cụm CDI nguyên thuỷ của Honda super dream chạy IC MB4213 nhận xung từ cuộn kích tách ra 2 thành phần gồm xung muộn nhất và xung sớm nhất , ở chế độ cầm chừng nó sẽ đánh lửa bằng xung chậm nhất , ở chế độ cao tốc nó sẽ đánh lửa bằng xung sớm nhất , ở các chế độ trung gian nó sẽ căn cứ khoảng TG từ xung sớm nhất đến xung muộn nhất mà điều chỉnh thời điểm đánh lửa trong khoảng 2 xung sớm và muộn..
            -Cao áp cấp cho bugi chỉ đạt 14500v khi kh ông gắn bugi v à tụt xu ống 8000v khi c ó bugi thôi chứ không cao như bạn tưởng đâu .
            vậy xem như kích từ và cựa kích khi quét qua kích từ sẻ có dòng điện phải từ ít nhất là 100mA cho đến một vài ngàn mA tùy thuộc vào SCR loại nào phải không bạn? hoặc mình phải chọn kích từ và cựa từ quét qua sau đó mới dùng SCR cho ra khiển tính hiệu cho bugi sao cho phù hợp nhất? và đó nó cũng là quyết định cho góc đánh lữa sớm của một chu kỳ máy hoặc là góc đánh lữa sớm chặn trên và chặn dưới của một hệ hoàn chỉnh sẽ do SCR quyết đĩnh theo kích từ và cựa từ ??
            Mình chỉ suy nghĩ đơn giản vậy có gì xin bạn chì giáo thêm
            |

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi kaokuong Xem bài viết
              Mấy hôm trước mình có phân tích hệ thống đánh lửa trên máy hiện sóng kỹ thuật số thấy động cơ càng chạy nhanh vị trí đánh lửa càng sát xung kích chứ đâu có hiện tượng như bạn thấy . mình thử trên xe wave alpha
              Em là anhhungnup đây,mất pass nick kia rồi nên dùng tạm nick này vậy,em với bác dùng hai thiết bị khác nhau nên kết quả cũng khác nhau bác ạ.Bác dùng máy hiện sóng còn em dùng một cái bóng đèn neon ở bút thử điện mắc nối tiếp với bugi rồi cho nó soi vào lỗ canh lửa.Mỗi khi bugi đánh lửa thì cái bóng đèn lại sáng lên và soi rõ vị trí của chữ F trên vô lăng.
              Máy hiện sóng của bác so sánh vị trí của xung kích và vị trí đánh lửa còn em tìm góc giữa vị trí vô lăng và vị trí đánh lửa.Có lẽ khi dùng máy hiện sóng bác đã bỏ qua cái đặc tuyến thể hiện mối quan hệ giữa vận tốc quay của vô lăng và thời đểm phát sinh xung kích vì bản thân cuộn mồi được quấn trên một cái lõi sắt mà khả năng đáp ứng của nó thay đổi theo tần số.
              Last edited by Speed; 26-12-2007, 00:11.

              Comment


              • #52
                cho mình giải thích như thế này;chu kỳ cháy là chu kỳ sinh công mà cháy thì phải có thời gian để giãn nở dù là 1us ,khi máy mới nổ ,vòng tua chậm,thì vẫn kịp giãn nở nhưng bạn thử nghĩ xem vòng tua lên đến 1000 rpm thì có phải giãn nở xong thì bị muộn rồi không,pitông đã đi xuống một đoạn rồi ,vì thời gian giãn nở không đổi nên phải có cơ cấu đánh lửa sớm khi vòng tua cao
                điểm F sẽ đặt ở vị trí đánh lửa sớm ,lúc nổ chậm,bộ cdi sẽ làm muộn xung nổ nhanh sẽ tiến dần tới vạch (F - o -o -o -o->) thực tế có những mạch CDI bỏ qua cơ chế đánh lửa sớm xe vẫn chạy được (nhưng căn chỉnh đi chầm thì khỏi đi nhanh mà đi nhanh thì khỏi đi chậm và tốn nhiên liệu)dưới đây là mạch của hon da và suzuki các chân :1 sync từ mắt khiển 2 mass 3 tắt máy 4 nguồn của cuộn điện 5 đi ra bô bin(biến áp cao áp)
                Attached Files
                Last edited by lẩm cẩm; 05-04-2008, 16:04.

                Comment


                • #53
                  Hỏi về bobin

                  Có anh nào biết về bobin của dòng honda chỉ dùm em được không?

                  - Số vòng của sơ cấp, dòng lớn nhất chịu được là bao
                  - Số vòng thứ cấp, dòng chịu được là bao
                  Xin cảm ơn nhiều

                  Comment


                  • #54
                    tai liệu của NASA hay thật tui cũng rất thích otô xe may. nếu có tài liệu hay các bác pots lên nhé
                    thanks!

                    Comment


                    • #55
                      Cái cục sạc 4 chân của xe mình bị hư tính đục ra xem mạch nó ra sao nhưng nó đổ keo cứng quá đục hư hét cả mạch,bạn nào có sơ đồ của nó pót lên dùm nhá thanks.

                      Comment


                      • #56
                        sạc honda dghjnýhy
                        Attached Files

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi lẩm cẩm Xem bài viết
                          sạc honda dghjnýhy
                          Mạch tuy bị nát nhưng mình củng còn nhận ra được một con SCR vạy nó thế chổ cho con trans trong mạch của ban phải không.

                          Comment


                          • #58
                            Tôi thấy cũng không quá phức tạp như vậy, với người SD thông thường thì đánh lửa CDI quá hoàn hảo, chỉ cần cắm là chạy. Theo tài liệu sửa xe máy cụm CDI chỉ có hai trạng thái là hoạt động tốt hoặc không hoạt động mà thôi (với loại zin theo xe). Thông thường kiểm tra tình trạng đánh lửa chỉ áp dụng cho loai xe dùng má vít (xe đời cup 80 về trước), cũng có thiết bị kiểm tra nhu dinhvan nói nhưng hiện nay với xe hiện đại tôi thấy không ai (hoặc rất ít) kiểm tra tình trạng đánh lửa cả, cái này để cho các nhà Otô nghiên cứu kĩ vậy ???

                            Comment


                            • #59
                              +các bác đi xe tàu có để ý khi đề hay đạp nổ có hiện tượng vả ngược trở lại không?
                              đó là do không có hệ thống đánh lửa sớm .họ đặt mắt khiển ở mức sớm nên nhiều lúc trục khuỷu bị vả ngược chiều dẫn đến méo bi đề
                              +còn cục sạc thì họ làm ngắn mạch xuống mát để giữ cho bóng đèn luôn luôn 12v chỉ cần rút cục sạc ra mà bật đèn kéo ga là cháy đèn pha ngay như thế hơi bất cập

                              Comment


                              • #60
                                Theo tôi chỉ những xe gắn máy có dòng chữ EFI mới có sự thay đổi thời điểm đánh lửa nhờ hệ thống đánh lửa điện tử, còn lại các xe # thì thời điểm đánh lửa đều được đặt cố định. Ở xe hơi, đối với những xe đời thấp thì có những bộ phận cơ khí giúp cho tăng góc đánh lửa sớm, xe đời cao cũng không cần bộ phận đó mà hệ thống đánh lửa điện tử tự nó tăng góc đánh lửa lên Các bác xem lại đi kẻo mấy ông sủa xe bịp.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X