Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về nguyên lí làm việc của bếp từ trường .

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ý tưởng làm theo kiểu "nồi cơm điện" này thì thực tế đã có rồi. Gần đây, tôi có sửa 1 chiếc- nhãn hiệu National (hàng nội địa Nhật -điện áp nguồn 100V). Cuộn dây của nó quấn gần giống cuộn lái tia ở đèn hình CRT. Ruột nồi làm bằng thép từ (có phủ lớp chống dính teflon). Thấy người sử dụng khen nồi nấu cơm chất lượng rất ngon, hơn hẳn những loại nồi thông thường (dùng mâm gia nhiệt bằng điện). Tuy nhiên nó chỉ hỏng phần nguồn công suất (cầu diode chỉnh lưu, IGBT..) còn các phần khác thì đổ keo kín không làm gì được. Nghiên cứu chế tạo ra nó cũng mệt và tốn kém lắm.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi thuaimi
      Ý tưởng làm theo kiểu "nồi cơm điện" này thì thực tế đã có rồi. Gần đây, tôi có sửa 1 chiếc- nhãn hiệu National (hàng nội địa Nhật -điện áp nguồn 100V). Cuộn dây của nó quấn gần giống cuộn lái tia ở đèn hình CRT. Ruột nồi làm bằng thép từ (có phủ lớp chống dính teflon). Thấy người sử dụng khen nồi nấu cơm chất lượng rất ngon, hơn hẳn những loại nồi thông thường (dùng mâm gia nhiệt bằng điện). Tuy nhiên nó chỉ hỏng phần nguồn công suất (cầu diode chỉnh lưu, IGBT..) còn các phần khác thì đổ keo kín không làm gì được. Nghiên cứu chế tạo ra nó cũng mệt và tốn kém lắm.
      WOW! có cái laọi này thiệt hả. Ngon hơn thì chắc là đúng rồi, vì nó được làm nóng toàn bộ nồi, chứ không phải chỉ từ đáy nồi truyền lên. Giống các cụ nhà ta ngày trước ủ cơm bằng rơm ấy nhỉ
      Núi cao bởi có đất bồi
      Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
      Muôn dòng sông đổ biển sâu
      Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi voduychau
        không biết làm theo kiểu máy biến áp được ko nhỉ?,giả sử có 1 cái khung như nồi cơm điện,ta quấn 1 bộ dây lõi không khí xung quanh nó rồi đặt cái nồi vào bên trong.lúc này cái nồi đóng vai trò lõi thép của máy biến áp,có điều ta ko quấn cuộn thứ cấp,như thế tổn hao toàn mạch là tổn hao thép(theo lý thuyết MBA nói như vậy) làm nóng nồi.
        để có hiệu suất cao,cuộn dây được tính toán sao cho từ trường xuyên qua cái nồi phải vừa đủ bão hòa nguồn công suất dùng 220v
        XIN GÓP Ý THÊM
        Nếu quấn 1 bộ dây lõi không khí xung quanh cái nồi (bằng thép) thì cái nồi đóng vai trò cuộn dây thứ cấp bị ngắn mạch, còn mạch từ chính là không khí giữa cuộn dây và cái nồi. Tổn hao toàn mạch là tổn hao do dòng xoáy chạy trong nồi và cả cuộn dây dùng để tạo từ trường nữa, còn tổn hao trong mạch từ (còn gọi là tổn hao thép, vì mạch từ thông thường làm bằng thép kỹ thuật điện) thì rất nhỏ. Đừng lấy lý thuyết MBA ra mà nói kiểu như vậy, vì cậu nói sai rồi. Cậu này học không kỹ, hay phát biểu lung tung (hình như để cho đủ số bài hay sao đấy). Nếu cậu trả lời tôi câu này thì không nên cãi, vì tôi là đồng tác giả của quyển giáo trình "Kỹ thuật điện đại cương" của ĐH BK Tp. HCM, có thể là một trong những quyển sách được cậu dùng để lôi lý thuyết MBA ra ở trên.
        Biển học mênh mông, sức người có hạn

        Comment


        • #19
          ái chà sao mà phức tạp thế nhỉ
          xin lỗi vì đây chỉ là nhận định riêng của em vậy thôi,em học giáo trình máy biến áp,rồi thấy cái bếp này có vẻ giống MBA nên mới ra cớ sự như vậy
          Các thầy ở trường có vẻ biết nhiều,nhưng một số người có vấn đề trong khâu truyền đạt,sinh viên đến khốn khổ là vì thế.(không phải đổ lỗi cho hoàn cảnh nhưng thực tế là vậy)
          dù sao cũng chân thanh cám ơn những ý kiến đóng góp trên

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi namqn
            Nếu quấn 1 bộ dây lõi không khí xung quanh cái nồi (bằng thép) thì cái nồi đóng vai trò cuộn dây thứ cấp bị ngắn mạch, còn mạch từ chính là không khí giữa cuộn dây và cái nồi. Tổn hao toàn mạch là tổn hao do dòng xoáy chạy trong nồi và cả cuộn dây dùng để tạo từ trường nữa, còn tổn hao trong mạch từ (còn gọi là tổn hao thép, vì mạch từ thông thường làm bằng thép kỹ thuật điện) thì rất nhỏ. Đừng lấy lý thuyết MBA ra mà nói kiểu như vậy, vì cậu nói sai rồi. Cậu này học không kỹ, hay phát biểu lung tung (hình như để cho đủ số bài hay sao đấy). Nếu cậu trả lời tôi câu này thì không nên cãi, vì tôi là đồng tác giả của quyển giáo trình "Kỹ thuật điện đại cương" của ĐH BK Tp. HCM, có thể là một trong những quyển sách được cậu dùng để lôi lý thuyết MBA ra ở trên.
            Bác này nói hay quá, nhưng nếu có tổn hao nhiệt trong cuộn dây tạo ra từ trường thì chắc chắn là không lớn.
            Tôi không rõ lắm về lý thuyết, tôi nói thế bởi vì một trong những thành phần quan trọng để làm nên cái "bếp từ trường" (tui kô nói nồi cơm điện vì tôi chưa thấy bao giờ) là miếng kính đặt giữa bếp và nồi, miếng kính này cách nhiệt rất tốt làm nhiệt từ nồi không truyền trở lại phần mạch tạo ra từ trường, chỉ những điểm tiếp xúc với đáy nồi nóng lên phía bên ngoài chạm vào vẫn mát như thường (Bọn Tầu làm được bếp nhưng loại tốt vẫn phải mua tấm kính này từ Nhật). Thứ nữa là hình như từ trường chỉ tập trung phía gần tâm bếp. Để xung quanh không thấy nóng lên.
            Mong bác namqn giải thích thêm.
            Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi qmk
              Bác này nói hay quá, nhưng nếu có tổn hao nhiệt trong cuộn dây tạo ra từ trường thì chắc chắn là không lớn.
              Tôi không rõ lắm về lý thuyết, tôi nói thế bởi vì một trong những thành phần quan trọng để làm nên cái "bếp từ trường" (tui kô nói nồi cơm điện vì tôi chưa thấy bao giờ) là miếng kính đặt giữa bếp và nồi, miếng kính này cách nhiệt rất tốt làm nhiệt từ nồi không truyền trở lại phần mạch tạo ra từ trường, chỉ những điểm tiếp xúc với đáy nồi nóng lên phía bên ngoài chạm vào vẫn mát như thường (Bọn Tầu làm được bếp nhưng loại tốt vẫn phải mua tấm kính này từ Nhật). Thứ nữa là hình như từ trường chỉ tập trung phía gần tâm bếp. Để xung quanh không thấy nóng lên.
              Mong bác namqn giải thích thêm.
              Vì bếp tạo ra từ trường lớn, tần số tương đối cao, nên hiện tượng dòng xoáy cũng ảnh hưởng đến cuộn dây tạo ra từ trường. Do đó, cuộn dây này thường được làm bằng đồng lá, hoặc dùng cuộn dây kiểu Litz (nhiều dây nhỏ cách điện với nhau, chỉ nối ở hai đầu). Phần nồi thường làm bằng thép để tăng hiệu suất sinh nhiệt, do vậy khoảng hơn 80% công suất nhiệt sẽ sinh ra trong nồi. Điều này cũng có nghĩa là phải cách nhiệt giữa nồi và cuộn dây thật tốt (yêu cầu là đặt càng gần cuộn dây càng tốt, nhưng phải cách nhiệt để tăng hiệu suất truyền nhiệt). Đốt nóng kiểu này thì nồi có thể rất nóng (tôi làm thí nghiệm đốt nóng đỏ một đinh ốc thép M12 chỉ trong khoảng 1 phút), do vậy phải khống chế nhiệt độ thật chính xác. Tôi cho rằng cái bếp mà các bạn đang nói có cuộn dây dạng bánh, nên chỉ ghép tốt với nồi nằm gần tâm bếp.
              Tôi giới thiệu một số dạng cuộn dây để các bạn tham khảo.

              Thân,
              Last edited by namqn; 14-03-2006, 22:41.
              Biển học mênh mông, sức người có hạn

              Comment


              • #22
                Trông hoa hết cả mắt bác ạ.
                Bác làm em có hứng thú mổ cái bếp ra rồi đấy. Cuộn dây em không nhớ lắm nhưng hình như dạng lá cuốn thành bánh như bác nói.
                Nó có phần điều khiển đặt nhiệt độ. Bác chịu khó làm thêm một bài về phần điều khiển này được không? Bình thường nếu bác đặt cái đinh lên thì nó kô nóng, nhưng bác đặt cái nồi lên là nó nóng, hình như nó có mạch gì đó để biết tải ở ngưỡng nào đó bếp mới bắt đầu làm việc.
                Hỏi thêm bác ngoài lề một tí. Hình như tay mình cũng có thể càm thấy từ trường đúng kô nhỉ. Không biết có nguy hiểm không. Vì em đưa tay qua chỗ từ của nó có cảm giác khá khác lạ.
                Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi qmk
                  Trông hoa hết cả mắt bác ạ.
                  Bác làm em có hứng thú mổ cái bếp ra rồi đấy. Cuộn dây em không nhớ lắm nhưng hình như dạng lá cuốn thành bánh như bác nói.
                  Nó có phần điều khiển đặt nhiệt độ. Bác chịu khó làm thêm một bài về phần điều khiển này được không? Bình thường nếu bác đặt cái đinh lên thì nó kô nóng, nhưng bác đặt cái nồi lên là nó nóng, hình như nó có mạch gì đó để biết tải ở ngưỡng nào đó bếp mới bắt đầu làm việc.
                  Hỏi thêm bác ngoài lề một tí. Hình như tay mình cũng có thể càm thấy từ trường đúng kô nhỉ. Không biết có nguy hiểm không. Vì em đưa tay qua chỗ từ của nó có cảm giác khá khác lạ.
                  Tôi chưa nghiên cứu nhiều về phần điều khiển nên không dám lạm bàn. Nhưng những bộ đốt nóng kiểu cảm ứng như thế này rất khó chạy ở tải nhẹ hay không tải, vì bọn nó thường dùng kiểu mạch cộng hưởng để bơm dòng điện lên cao. Điểm nữa là cuộn dây dạng bánh thì cái mạch từ ở phía tải phải có tiết diện khá rộng thì mới thích hợp. Do đó nó sẽ có phần kiểm soát dòng điện bên thứ cấp để biết được có tải phía thứ cấp hay không. Cho nên bạn đặt cái đinh và cái nồi thì nó đúng là phân biệt được đấy. Chỉ có một số loại nồi được thiết kế làm việc với loại bếp cảm ứng này thì mới dùng tốt với bếp thôi. Bạn đặt cái nồi nhôm lên bếp thử xem nó có nấu được hay không.
                  Về chuyện cảm thấy từ trường thì chắc là do cảm giác của bạn thôi, vì bọn này đang dùng để cạnh tranh với mấy cái lò viba mà, nếu nó cũng nguy hiểm như lò viba thì khó mà cạnh tranh lắm. Mức độ từ trường của bếp chắc chắn không lớn hơn từ trường tại một số nơi mà người ta đang dùng vành bánh xe để lấy điện, mà người ta vẫn sống đấy thôi, . Như vậy cái bếp này không có hại cho mình lắm đâu.

                  Thân,
                  Biển học mênh mông, sức người có hạn

                  Comment


                  • #24
                    Vì bếp tạo ra từ trường lớn, tần số tương đối cao, nên hiện tượng dòng xoáy cũng ảnh hưởng đến cuộn dây tạo ra từ trường. Do đó, cuộn dây này thường được làm bằng đồng lá, hoặc dùng cuộn dây kiểu Litz (nhiều dây nhỏ cách điện với nhau, chỉ nối ở hai đầu). Phần nồi thường làm bằng thép để tăng hiệu suất sinh nhiệt, do vậy khoảng hơn 80% công suất nhiệt sẽ sinh ra trong nồi.


                    Bác namqn nói rất đúng. Trong cái nồi "National" mà tôi đã sửa vừa qua, cuộn dây của nó quấn thành "bánh " giống như cuộn lái tia ở đèn hình CRT (ôm lấy khuôn nồi từ phía đáy lên đến khoảng 2/3 chiều cao so với miệng nồi). Dây quấn gồm nhiều sợi dây tráng men cách điện (d~0,3mm-0,5mm) bện lại với nhau để thành 1 sợi to gần bằng chiếc đũa nhỏ. Hai đầu ra cuộn dây được bóp bằng đầu cốt và siết bằng bu lông ốc vít rất chắc chắn.
                    Phần MCU điều khiển thì không quá phức tạp lắm nhưng nó giấu kín. Chỉ còn sửa được phần mạch công suất (nguồn...)
                    Rất mong mọi người cùng trao đổi để hiểu biết thêm các "bí quyết" công nghệ này. Tôi cho rằng ứng dụng này thì đơn giản nhưng bắt tay vào thực tế thì cũng hao tâm tổn sức lắm đấy chứ không đùa được đâu

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi thuaimi
                      Dây quấn gồm nhiều sợi dây tráng men cách điện (d~0,3mm-0,5mm) bện lại với nhau để thành 1 sợi to gần bằng chiếc đũa nhỏ.
                      Với dây có d ~ 0,5 mm thì chỉ tạm ổn với tần số 70 kHz, với dây có d ~ 0,3 mm thì bác có thể chạy đến 200 kHz. Bọn Nhật này công nhận tính toán quá sát (tính như bọn nó thì không đạt yêu cầu theo đề nghị của những hãng sản xuất dây Litz đâu).

                      Thân,
                      Biển học mênh mông, sức người có hạn

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi namqn
                        Nếu quấn 1 bộ dây lõi không khí xung quanh cái nồi (bằng thép) thì cái nồi đóng vai trò cuộn dây thứ cấp bị ngắn mạch, còn mạch từ chính là không khí giữa cuộn dây và cái nồi. Tổn hao toàn mạch là tổn hao do dòng xoáy chạy trong nồi và cả cuộn dây dùng để tạo từ trường nữa, còn tổn hao trong mạch từ (còn gọi là tổn hao thép, vì mạch từ thông thường làm bằng thép kỹ thuật điện) thì rất nhỏ. Đừng lấy lý thuyết MBA ra mà nói kiểu như vậy, vì cậu nói sai rồi. Cậu này học không kỹ, hay phát biểu lung tung (hình như để cho đủ số bài hay sao đấy). Nếu cậu trả lời tôi câu này thì không nên cãi, vì tôi là đồng tác giả của quyển giáo trình "Kỹ thuật điện đại cương" của ĐH BK Tp. HCM, có thể là một trong những quyển sách được cậu dùng để lôi lý thuyết MBA ra ở trên.
                        Em xin nói lại cho rõ là khi không quấn thứ cấp thì tổn hao toàn mạch là tổn hao trên mạch từ và tổn hao trên cuộn sơ cấp.Anh namqn ko biết có nói nhầm không vì có tưởng tượng khéo léo thế nào đi cha9ng nữa cũng khó hình dung ra là cái nồi có dáng vẻ như 1 cuộn thứ cấp ngắn mạch quấn quanh lõi không khí.Cuộn thì ít ra cũng phải được 1 vòng.Em thấy giống như cái móc vào mạch từ EI thì đúng hơn (?!?!)
                        Tái bút:em ko hề có ý câu bài

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi voduychau
                          Em xin nói lại cho rõ là khi không quấn thứ cấp thì tổn hao toàn mạch là tổn hao trên mạch từ và tổn hao trên cuộn sơ cấp.Anh namqn ko biết có nói nhầm không vì có tưởng tượng khéo léo thế nào đi cha9ng nữa cũng khó hình dung ra là cái nồi có dáng vẻ như 1 cuộn thứ cấp ngắn mạch quấn quanh lõi không khí.Cuộn thì ít ra cũng phải được 1 vòng.Em thấy giống như cái móc vào mạch từ EI thì đúng hơn (?!?!)
                          Tái bút:em ko hề có ý câu bài
                          Khi không quấn thứ cấp thì bạn chỉ có cuộn sơ cấp, thả cái nồi vào thì cái nồi sẽ chịu tác dụng của từ trường do cuộn sơ cấp tạo ra, theo định luật cảm ứng điện từ thì bên trong cái nồi sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng, do vậy mới coi cái nồi như cuộn thứ cấp bị ngắn mạch (và đúng là chỉ có 1 vòng). Bạn không hình dung được thì vào trường nhờ thầy nào đã dạy lý thuyết máy biến áp đó cho bạn giải thích thêm.

                          Thân,
                          Biển học mênh mông, sức người có hạn

                          Comment


                          • #28
                            theo như máy biến áp thì tổn hao trên mạch từ,trên dây quấn là khá nhỏ,biện pháp nào để nâng cao cái "tổn hao" (cố ý) này đây ?(có thế thì mới gọi là bếp chứ,hà hà)
                            ?!?!?!

                            Comment


                            • #29
                              Việc quấn dây quanh cái nồi hay ở dưới đáy nồi rồi cấp điện 220v AC/ 50Hz là không được !
                              Nó sẽ làm cái nồi lẫn cuộn dây rung lên Ù Ù như một cái loa .
                              Tần số AC của cuộn dây ở đây phải nằm ngoài tần số cộng hưởng cơ học của cái nồi .
                              Điều sai lầm này đã có người vấp phải rồi khi họ muốn sấy nóng liên tục những tấm tôn khổ 1,2m trên một cuộn tôn trên dây truyền xử lý bề mặt kim loại .
                              Vì vậy các bạn đừng nên bàn theo hướng này .
                              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                              nguyendinhvan1968@gmail.com

                              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                              Comment


                              • #30
                                Tôi đã giải thích khá chi tiết về nguyên tắc làm việc của bếp từ trường (đấy là chúng ta đang gọi ở đây, thực tế nó được gọi là đốt nóng cảm ứng-induction heating trong tiếng Anh). Bạn voduychau cứ cố suy nghĩ theo hướng sai nên tôi sẽ không nói thêm với bạn voduychau về vấn đề đó.
                                Hôm nay tôi có việc bận, hẹn hôm khác sẽ nói về máy hàn theo nguyên tắc ngắn mạch thứ cấp (có lẽ tôi phải xem lại đôi chút, vì hơn 10 năm rồi không nói đến nó nữa).

                                Thân,
                                Biển học mênh mông, sức người có hạn

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                6c33c Tìm hiểu thêm về 6c33c

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X