Học để thiết kế mạch tương tự khó:
Không có một công nghệ đủ mạnh để học song có thể làm được các đủ rộng các lĩnh vực ứng dụng. Với các kỹ thuật thiết kế mạch trên transistor và KĐTT được học thì số lượng các linh kiện và kiểu tổ hợp trong các sơ đồ nguyên lý là khá nhiều, bản thân các transitor lại trải rộng đa dạng về thông số và mục đích ứng dụng. Nếu để mạch số làm việc tốt thì cơ bản là đúng theo các bảng logic, còn để một mạch tran hoạt động thì việc thiết lập chế độ tĩnh cũng đã mệt, thông số cần dùng cho thiết kế là đặc tuyến AV của Tran thì cũng chỉ là các thông số danh định thôi. Khi thiết kế và thử nghiệm các mạch số thì hoạt động của mạch đã được thể hiện ở dạng logic mà người thiết kế không phải quan tâm nhiều đến bản chất tín hiệu, còn ở mạch tương tự thì đối tượng công việc chính là tín hiệu đó,với các đặc trưng biên độ, tần số, pha. Như vậy việc khảo sát kiểm nghiệm sẽ phụ thuộc vào giới hạn của các công cụ đo lường, ngoài ra bản chất của tín hiệu điện từ hoạt động theo các nguyên lý mô tả trong các phương trình của maxell thật là không dễ hiểu, ở tần số càng cao thì sự thể hiện đó càng rõ nét - tóm lại cao tần là lĩnh vực khó học mà làm được.
Tiến bộ của công nghệ vi điện tử và các chuẩn tắc trong thiết kế, cùng với các định hướng tư duy khác đã ra đời một công nghệ thiết kế ứng dụng mới: kỹ thuật số. Kỹ thuật số đã chuyển "miền suy nghĩ" trong công việc xử lý bản chất của tín hiệu sang xử lý nội dung thông tin của tín hiệu. chuyển việc thiết kế mạch điện cứng thuần túy sang việc thiết kế xử lý logic nội dung thông tin. Người thiết kế không phải quan tâm đến các mạch điện nữa mà công việc là thực hiện các thuật toán và triển khai mạnh các ứng dụng. Đồng thời công nghệ số cũng tạo thành các tiêu chuẩn khung cho thiết kế số như là các dòng mạch lập trình: vdk, vxl, Psoc, FPGA, .v.v..
Thiết kế mạch truyền thống không vì thế mà bị giảm đi vai trò và ưu thế, việc kết hợp được thực hiện trong qua trình thiết kế IC, phần lõi chính là các mạch điện xử lý tín hiệu. Thiết kế mạch truyền thống cũng ở các vị trí giao tiếp thế giới thực, trong đó gía trị của các thông số tín hiệu là giá trị thực, và để sao cho các giá trị đó đến được các khối ADC và DAC, phần việc còn lại là tư duy số.
Tóm lại: Thiết kế số là công nghệ, có thể học, có chuẩn, có thể Input thì được Output.
Thiết kế tương tự: là cơ sở là kiến thức, học hỏi, làm thử và đúc rút kinh nghiệm cộng với cả thiết bị đo.
Chúng ta còn nghèo, dân ta còn nhiều thứ để phải mua, nên chúng ta có thể làm được gì thì cứ làm, ai quen gì thì làm bằng cái nấy, miễn có hàng hóa, giải quyết được nhu cầu - sản phẩm nhiều giá rẻ là được. Nếu chưa làm những cái tiền nhiều như "điện kế điện tử" mạch trên tàu Thần Châu .v.v.. thì ta có thể làm những cái "hỏng chưa chết ai" như lịch vạn niên, vợt muỗi, hay là thiết bị giáo dục ... mang cái nghề ra phục vụ bà con như máy chăn bò, máy trồng rau sạch... Say mề và đầu tư nghiêm túc thì sản phẩm sẽ có chất lượng tiến bộ dần dần thôi.
Không có một công nghệ đủ mạnh để học song có thể làm được các đủ rộng các lĩnh vực ứng dụng. Với các kỹ thuật thiết kế mạch trên transistor và KĐTT được học thì số lượng các linh kiện và kiểu tổ hợp trong các sơ đồ nguyên lý là khá nhiều, bản thân các transitor lại trải rộng đa dạng về thông số và mục đích ứng dụng. Nếu để mạch số làm việc tốt thì cơ bản là đúng theo các bảng logic, còn để một mạch tran hoạt động thì việc thiết lập chế độ tĩnh cũng đã mệt, thông số cần dùng cho thiết kế là đặc tuyến AV của Tran thì cũng chỉ là các thông số danh định thôi. Khi thiết kế và thử nghiệm các mạch số thì hoạt động của mạch đã được thể hiện ở dạng logic mà người thiết kế không phải quan tâm nhiều đến bản chất tín hiệu, còn ở mạch tương tự thì đối tượng công việc chính là tín hiệu đó,với các đặc trưng biên độ, tần số, pha. Như vậy việc khảo sát kiểm nghiệm sẽ phụ thuộc vào giới hạn của các công cụ đo lường, ngoài ra bản chất của tín hiệu điện từ hoạt động theo các nguyên lý mô tả trong các phương trình của maxell thật là không dễ hiểu, ở tần số càng cao thì sự thể hiện đó càng rõ nét - tóm lại cao tần là lĩnh vực khó học mà làm được.
Tiến bộ của công nghệ vi điện tử và các chuẩn tắc trong thiết kế, cùng với các định hướng tư duy khác đã ra đời một công nghệ thiết kế ứng dụng mới: kỹ thuật số. Kỹ thuật số đã chuyển "miền suy nghĩ" trong công việc xử lý bản chất của tín hiệu sang xử lý nội dung thông tin của tín hiệu. chuyển việc thiết kế mạch điện cứng thuần túy sang việc thiết kế xử lý logic nội dung thông tin. Người thiết kế không phải quan tâm đến các mạch điện nữa mà công việc là thực hiện các thuật toán và triển khai mạnh các ứng dụng. Đồng thời công nghệ số cũng tạo thành các tiêu chuẩn khung cho thiết kế số như là các dòng mạch lập trình: vdk, vxl, Psoc, FPGA, .v.v..
Thiết kế mạch truyền thống không vì thế mà bị giảm đi vai trò và ưu thế, việc kết hợp được thực hiện trong qua trình thiết kế IC, phần lõi chính là các mạch điện xử lý tín hiệu. Thiết kế mạch truyền thống cũng ở các vị trí giao tiếp thế giới thực, trong đó gía trị của các thông số tín hiệu là giá trị thực, và để sao cho các giá trị đó đến được các khối ADC và DAC, phần việc còn lại là tư duy số.
Tóm lại: Thiết kế số là công nghệ, có thể học, có chuẩn, có thể Input thì được Output.
Thiết kế tương tự: là cơ sở là kiến thức, học hỏi, làm thử và đúc rút kinh nghiệm cộng với cả thiết bị đo.
Chúng ta còn nghèo, dân ta còn nhiều thứ để phải mua, nên chúng ta có thể làm được gì thì cứ làm, ai quen gì thì làm bằng cái nấy, miễn có hàng hóa, giải quyết được nhu cầu - sản phẩm nhiều giá rẻ là được. Nếu chưa làm những cái tiền nhiều như "điện kế điện tử" mạch trên tàu Thần Châu .v.v.. thì ta có thể làm những cái "hỏng chưa chết ai" như lịch vạn niên, vợt muỗi, hay là thiết bị giáo dục ... mang cái nghề ra phục vụ bà con như máy chăn bò, máy trồng rau sạch... Say mề và đầu tư nghiêm túc thì sản phẩm sẽ có chất lượng tiến bộ dần dần thôi.
Comment