Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tủ lạnh ko chạy.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tủ lạnh ko chạy.

    Nhà đang dùng BT, sáng vẫn lấy đá dùng, đến tối thì đá chảy nước hết. Soi lại mới thấy cái tủ lạnh ko còn chạy nữa, cho dù mở tủ đèn vẫn sáng. Ko làm đá đc nhưng ngăn để đồ vẫn có vẻ có hơi mát khi cắm điện (Vì thấy ko dùng đc đã ngắt điện để 1 ngày nên loại trừ trường hợp hơi mát cũ của tủ nha). Có người nói do điện yếu tủ có chế độ bảo vệ ngắt điện. Nhưng nếu thế thì lúc điện mạnh cắm vào phải lên chứ nhỉ? (Điện chỗ tui phập phù lắm nhiều lúc thấy quạt quay lờ đờ vào giờ cao điểm). Trước tủ chạy có tiếng rì rì ở đằng sau, giờ cắm điện ko thấy.
    Vậy với tình trạng trên xin các bro cho biết:
    1. Liệu có phải tủ tự ngắt không, nếu phải thì chỉ cho tui cách khởi động lại.
    2. Tủ có thể hỏng cái gì, có cách nào tự kiểm tra không (Nhà tui hơi xa nên kêu thợ khó mà chở đi càng ngại).
    Cám ơn các bác nhiều!

  • #2
    tủ nhà cậu chạy bao nhiu năm rồi? có nhiều nguyên nhân lắm. Nếu tủ đã chạy lâu năm thì có thể là do hết ga. Có thể nạp ga vào nhưng trường hợp cạn sạch ga rồi thì cũng khó mà chạy lại đc như trước. Hoặc có thể do điện ko ổn định làm hỏng mất động cơ máy nén cũng nên. Rồi cái máy nén có thể bị hở van hút. Hoặc là que đốt ko hoạt động làm đóng băng cái ống gì (tự nhiên quên biến mất. ^_^) nó thay cho van tiết lưu ý. Cái nguyên nhân thứ 3 tớ nghĩ là khả năng xảy ra cao hơn. Nói túm lại là cậu cứ thử xem đằng sau ý. Có một cái ống mà có đoạn nó khác thường thì thử kiểm tra trước xem. Nhưng lời khuyên chân thành là nên gọi thợ. Chúc vui.
    Last edited by meo_hen2908; 07-08-2008, 19:46.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi TNTVN Xem bài viết
      Nhà đang dùng BT, sáng vẫn lấy đá dùng, đến tối thì đá chảy nước hết. Soi lại mới thấy cái tủ lạnh ko còn chạy nữa, cho dù mở tủ đèn vẫn sáng. Ko làm đá đc nhưng ngăn để đồ vẫn có vẻ có hơi mát khi cắm điện (Vì thấy ko dùng đc đã ngắt điện để 1 ngày nên loại trừ trường hợp hơi mát cũ của tủ nha). Có người nói do điện yếu tủ có chế độ bảo vệ ngắt điện. Nhưng nếu thế thì lúc điện mạnh cắm vào phải lên chứ nhỉ? (Điện chỗ tui phập phù lắm nhiều lúc thấy quạt quay lờ đờ vào giờ cao điểm). Trước tủ chạy có tiếng rì rì ở đằng sau, giờ cắm điện ko thấy.
      Vậy với tình trạng trên xin các bro cho biết:
      1. Liệu có phải tủ tự ngắt không, nếu phải thì chỉ cho tui cách khởi động lại.
      2. Tủ có thể hỏng cái gì, có cách nào tự kiểm tra không (Nhà tui hơi xa nên kêu thợ khó mà chở đi càng ngại).
      Cám ơn các bác nhiều!
      Cái tủ lạnh của bạn loại gì?(Đóng tuyết hay không đóng tuyết-trong ngăn làm đá có cái quạt hay không) Nếu được bạn post cái ảnh phía sau lưng tủ khu vực có cái máy nén(bock) lên đây mình sẽ hướng dẫn cho

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi TNTVN Xem bài viết
        Nhà đang dùng BT, sáng vẫn lấy đá dùng, đến tối thì đá chảy nước hết. Soi lại mới thấy cái tủ lạnh ko còn chạy nữa, cho dù mở tủ đèn vẫn sáng. Ko làm đá đc nhưng ngăn để đồ vẫn có vẻ có hơi mát khi cắm điện (Vì thấy ko dùng đc đã ngắt điện để 1 ngày nên loại trừ trường hợp hơi mát cũ của tủ nha). Có người nói do điện yếu tủ có chế độ bảo vệ ngắt điện. Nhưng nếu thế thì lúc điện mạnh cắm vào phải lên chứ nhỉ? (Điện chỗ tui phập phù lắm nhiều lúc thấy quạt quay lờ đờ vào giờ cao điểm). Trước tủ chạy có tiếng rì rì ở đằng sau, giờ cắm điện ko thấy.
        Vậy với tình trạng trên xin các bro cho biết:
        1. Liệu có phải tủ tự ngắt không, nếu phải thì chỉ cho tui cách khởi động lại.
        2. Tủ có thể hỏng cái gì, có cách nào tự kiểm tra không (Nhà tui hơi xa nên kêu thợ khó mà chở đi càng ngại).
        Cám ơn các bác nhiều!
        Theo như bạn mô tả, thì nguyên nhân chính có thể do:
        1. Nguồn điện không vào được động cơ do role nhiệt đóng cắt quá nhiều nên cháy đứt cuộn sợi đốt!!! Vì nguồn điện có áp "thường xuyên" thấp! Hãy cẩn thận kiểm tra lại (Hộp nhỏ vuông nằm ngay trên block động cơ).
        2. Động cơ có thể hư (thường là chập, cháy) do lâu ngày làm việc với điện áp thấp và rơle nhiệt ở trong tình trạng, đóng điện sau 3-5 phút là ngắt. lúc này sờ vào block động cơ thấy nóng!!! Chỉ bổ block ra quấn lại động cơ thôi.
        3. Phần lạnh có thể chưa hư hỏng gì! Vì động cơ kéo máy nén đã chạy được đâu!?
        Hãy cố gắng tìm kỹ phần nguồn điện cấp cho động cơ thông qua role nhiệt. Có thể chỉ hư hỏng xung quanh rơ le này thôi!
        Chúc thành công.

        Comment


        • #5
          Cám ơn các bác đã giúp đỡ!
          @meo_hen2908:
          1. Nếu cạn ga thì máy có hoạt động ko, tiếng rì rì phát ra là ở máy nén ga đúng ko? Nhưng cái tủ này ko thấy kêu nữa rùi.
          2. ...
          3. Tui thấy có 1 cái ống đồng cụt lòi ra (Ống này thò 1 đầu ra được bịt và hàn chắc là rất kín). Nhưng khả năng đóng băng cái ống gì đó thì nếu để 1 ngày (Hôm nay là 2 ngày) thì băng phải tan rùi chứ.
          @thangree: Cái tủ nhà mình ko tự xả tuyết. Trước bà già cứ 2 tháng lại mở tủ 1 ngày để xả tuyết. Sẽ post ảnh mong bác giúp cho nhưng chắc là phải CN mới chụp đc.
          @phanbaoson: Thấy phân tích của bác rất có lý. Cn này có tg sẽ lôi ra kiểm tra.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi TNTVN Xem bài viết
            Cám ơn các bác đã giúp đỡ!
            @meo_hen2908:
            1. Nếu cạn ga thì máy có hoạt động ko, tiếng rì rì phát ra là ở máy nén ga đúng ko? Nhưng cái tủ này ko thấy kêu nữa rùi.
            2. ...
            3. Tui thấy có 1 cái ống đồng cụt lòi ra (Ống này thò 1 đầu ra được bịt và hàn chắc là rất kín). Nhưng khả năng đóng băng cái ống gì đó thì nếu để 1 ngày (Hôm nay là 2 ngày) thì băng phải tan rùi chứ.
            @thangree: Cái tủ nhà mình ko tự xả tuyết. Trước bà già cứ 2 tháng lại mở tủ 1 ngày để xả tuyết. Sẽ post ảnh mong bác giúp cho nhưng chắc là phải CN mới chụp đc.
            @phanbaoson: Thấy phân tích của bác rất có lý. Cn này có tg sẽ lôi ra kiểm tra.
            bạn có đồng hồ đo điện k mình hương dẫn cach sửa tủ lạnh thường cháy .>> chập lốc không bao giờ cháy đứt trong lốc vì toàn cháy thiết bị bảo vệ trước
            muốn kiểm tra lốc cấp thẳng điện vào lốc nếu còn chạy thì sủa không thì phải
            đi thay lốc mới+nạp ga =4..600k gi đó phụ thuộc giá từng nơi

            Comment


            • #7
              Nhiều khả năng tủ lạnh nhà bạn bị hỏng là do điện phập phù dẫn đến bị chập lốc (điện thấp, động cơ không chạy được và bị om dây) do đó hỏng luôn rơ le khởi động và máy nén đứng ngoài cuộc luôn. Nguyên nhân này dẫn đến đèn vẫn sáng nhưng khg còn nghe thấy "rì rì" nữa.
              Đó là tôi đoán vậy thôi, chứ còn thực tế ra sao thì phải nhờ thợ thôi.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi TNTVN Xem bài viết
                Cám ơn các bác đã giúp đỡ!
                @meo_hen2908:
                1. Nếu cạn ga thì máy có hoạt động ko, tiếng rì rì phát ra là ở máy nén ga đúng ko? Nhưng cái tủ này ko thấy kêu nữa rùi.
                2. ...
                3. Tui thấy có 1 cái ống đồng cụt lòi ra (Ống này thò 1 đầu ra được bịt và hàn chắc là rất kín). Nhưng khả năng đóng băng cái ống gì đó thì nếu để 1 ngày (Hôm nay là 2 ngày) thì băng phải tan rùi chứ.
                @thangree: Cái tủ nhà mình ko tự xả tuyết. Trước bà già cứ 2 tháng lại mở tủ 1 ngày để xả tuyết. Sẽ post ảnh mong bác giúp cho nhưng chắc là phải CN mới chụp đc.
                @phanbaoson: Thấy phân tích của bác rất có lý. Cn này có tg sẽ lôi ra kiểm tra.
                Ngoài các hư hỏng có thể xảy ra như các bạn trong DĐ đã nêu,mình nói thêm như này:

                -Tủ lạnh kiểu kô đóng tuyết (No frost) khác tủ đóng tuyết ở chổ có thêm timer,điện trở nung,công tắc lạnh (thợ gọi là sò lạnh) để thực hiện việc xả băng tự động theo định kỳ(khoảng 6-8 tiếng vận hành/lần).Do đó khi hư hỏng các thiết bị nêu trên (xác suất khá cao) cũng gây ra hiện tượng tủ ngừng vận hành do hở mạch cấp nguồn cho máy nén.Tuy nhiên sửa chữa loại hư hỏng này cũng khá dễ dàng và có chi phí thấp.Nếu bạn có kỹ năng đo và xác định được thứ tự các chân transistor,biết nó tốt hay nó hỏng...cộng với kỹ năng thao tác tháo lắp thì bạn thừa sức sửa chữa hư hỏng loại này.Tất nhiên bạn phải có nhà cung cấp vật tư/thiết bị thoả đáng.Nếu kô bạn nên gọi anh em thợ tới.
                -Hư hỏng xảy ra ở phần mạch gas/máy nén (ở cả 2 kiểu tủ) khó xảy ra hơn,sửa chữa cũng khó hơn và dĩ nhiên chi phí cao hơn
                -Một số kiểu tủ hiện đại khác còn có thêm các tính năng thông minh như:tự động gỡ đá cho vào thùng trữ,tự cấp nước,tự chẩn đoán/báo động có trục trặc...Loại này dùng hệ điều khiển vi tính khá phức tạp nên việc tự sữa chữa đòi hỏi phải có đủ tài liệu,vật tư thiết bị đặc chủng.Thường thì các hãng sản xuất họ độc quyền

                Comment


                • #9
                  Cám ơn các bác đã chỉ dẫn!
                  Hôm nay vợ em bực vì ko có tủ dùng đã cắm điện (mục đích cho nó hỏng hẳn để sửa 1 thể) nhưng sau khi cắm khoảng 1 tiếng thì nó lại hoạt động! Đúng là củ khoai củ ráy cuối cùng gặp củ sâm .
                  Các bác phân tích giúp em xem nó bị sao nhỉ? Máy nhà em là máy đóng tuyết nhé bác thangree (ko tự xả tuyết).
                  1. Tiện đây cho em hỏi cái hộp bảo vệ tủ lạnh nguyên lý làm việc nó như thế nào? (Thấy mấy bác đầu ngõ giới thiệu cái hộp này). Chắc phải kiếm 1 cái + cái ổn áp chứ điện đóm thế này chắc đồ điện chịu ko thấu. Vừa sửa con tivi thì đến con tủ lạnh may mà nó hoạt động trở lại chứ ko phải đèo nó sang GL thì chết em.
                  2. Hỏi luôn các bác nhà em dùng 1 tủ lạnh, 1 máy giặt, 2 tivi, 2 đầu quay, 1 bộ máy tính, quạt 3 chiếc loại cây, 3 chiếc để bàn, bóng đèn 6 chiếc loại 40W, + mấy đồ điện linh tinh dùng Ổn áp loại nhiêu kí thì vừa nhỉ?

                  Comment


                  • #10
                    Tủ lạnh nhà bạn có thể rơi vào 3 khả năng:

                    - Tiếp xúc của relay nhiệt không tốt. Relay này có nhiệm vụ cắt/đóng điện cho tủ theo nhiệt độ trong tủ.

                    - Tiếp xúc của "téc mít" (dân thợ hay gọi vậy) với "lốc" không tốt. Từ "lốc" (máy nén) ra có 3 chân nối với bộ này, trong đó có 1 đầu chung, 1 đầu cuộn chạy, 1 đầu cuộn đề. Nếu tiếp xúc không tốt lốc sẽ chạy chập chờn.

                    - Dây trong "lốc" đã bị om, có thể chạm vòng. Muốn kiểm tra bạn phải dùng cặp dòng đo dòng khi đề và khi chạy.

                    Khuyến cáo: Cho dù tủ đã chạy, vẫn phải đo trở giữa dây dẫn và vỏ máy. Nếu đã hở ra vỏ thì vứt lốc đi thôi, cho dù vẫn chạy.

                    - Bộ bảo vệ tủ lạnh có 3 chức năng:
                    + Cắt điện vào tủ khi điện lưới quá cao.
                    + Cắt điện vào tủ khi điện lưới quá thấp.
                    + Tạo trễ cấp điện. Khi điện lưới chập chờn hoặc mất/có đột ngột thì bộ này sẽ cấp điện cho tủ sau 5 đến 7 phút. Điều này giúp cho lốc bền hơn vì không bị khởi động khi lốc đang nóng.

                    - Ổn áp bạn nên dùng loại 3KW.
                    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                    Comment


                    • #11
                      (Các bác phân tích giúp em xem nó bị sao nhỉ? Máy nhà em là máy đóng tuyết nhé bác thangree (ko tự xả tuyết). )
                      1. Tiện đây cho em hỏi cái hộp bảo vệ tủ lạnh nguyên lý làm việc nó như thế nào? (Thấy mấy bác đầu ngõ giới thiệu cái hộp này).

                      1. Có thể máy bị tác động bởi "nút xả tuyết" nên hết thời gian xả tuyết máy đã chạy trở lại. (Chúc mừng).
                      2. Có một số mạch role nhiệt bảo vệ "lốc"! TNTVN tham khảo nhé!
                      Attached Files
                      Last edited by phanbaoson; 09-08-2008, 01:25.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi phanbaoson Xem bài viết

                        1. Có thể máy bị tác động bởi "nút xả tuyết" nên hết thời gian xả tuyết máy đã chạy trở lại. (Chúc mừng).
                        2. Có một số mạch role nhiệt tủ lạnh TNTVN tham khảo nhé!
                        Bạn ấy nói tủ không xả tuyết cơ mà!

                        Có một điều cần phân biệt về relay nhiệt trong tủ lạnh: Nó cũng như relay nhiệt dùng trong nồi cơm, phích nhước điện... Nó có hình dạng như con sò, và có 2 đầu ra. Khác ở chỗ, dành cho tủ lạnh là loại nhiệt âm.

                        Còn cái mà ban phanbaoson đưa lên, là bộ khởi động cho compressor. Có loại nhiệt, có loại điện tử. Nó có chức năng ngắt điện khỏi cuộn đề sau khi lốc đã chạy.
                        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                          Có một điều cần phân biệt về relay nhiệt trong tủ lạnh: Nó cũng như relay nhiệt dùng trong nồi cơm, phích nhước điện... Nó có hình dạng như con sò, và có 2 đầu ra. Khác ở chỗ, dành cho tủ lạnh là loại nhiệt âm.

                          Còn cái mà ban phanbaoson đưa lên, là bộ khởi động cho compressor. Có loại nhiệt, có loại điện tử. Nó có chức năng ngắt điện khỏi cuộn đề sau khi lốc đã chạy.
                          (Xin lỗi post nhầm một chút!) Bác Nhật Hùng nói đúng! Nhưng bộ khởi động và bảo vệ có hai khả năng đó:
                          1. Khi khởi động thì I từ nguồn qua C(Common) ==> R(Run) ==> D ==> 6 ==> nguồn. Do roto chưa quay nên Imax ==> cuộn D hút 2 nối cuộn khởi động S(Start) ==> động cơ khởi động.
                          2. Khi bảo vệ quá dòng (Nhiệt): Nếu vì một lý do nào đó hoặc động cơ không khởi động được, hoặc U thấp, hoặc sự cố chập "lốc" thì sợi đốt 1 quá I ==> Quá nhiệt ==> làm cong lưỡng kim 6 ==> tách tiếp điểm (má vít) ==> ngắt điện vào "lốc".
                          Mạch thứ hai cũng tương tự nhưng khởi động dùng tụ điện!
                          3. Riêng relay nhiệt trong tủ "như bác Nhật Hùng nói" (Thermostat) hay còn gọi là "hộp số" thì loại cũ dùng cảm biến nhiệt loại ống khí giãn nở theo nhiệt độ. Nếu đủ lạnh ==> cắt điện vào "lốc". Loại mới dùng cảm biến điện tử.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                            Khuyến cáo: Cho dù tủ đã chạy, vẫn phải đo trở giữa dây dẫn và vỏ máy. Nếu đã hở ra vỏ thì vứt lốc đi thôi, cho dù vẫn chạy.
                            Bác có thể giải thích thêm đc ko? Có phải như vậy là nó dò điện ko nên dùng hay bị "ngắn dây" (chập mất 1 số vòng) dẫn đến thiết bị chạy ko ổn định hay nguyên do nào khác.
                            Tui là dân ngoại đạo nên kiến thức có được chỉ là từ hồi đi học và thỉnh thoảng đọc báo thui. (Hôm trước làm cái led nghịch nên tìm đc trang này thấy hay thế là vô luôn) Nếu ko có đồng hồ đo thì có cách nào kiểm tra ko bro?

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi TNTVN Xem bài viết
                              Bác có thể giải thích thêm đc ko? Có phải như vậy là nó dò điện ko nên dùng hay bị "ngắn dây" (chập mất 1 số vòng) dẫn đến thiết bị chạy ko ổn định hay nguyên do nào khác.
                              Hai khái niệm "chập" khác với "chạm"!
                              1. Chập cuộn dây trong động cơ là có thể chập một số vòng với nhau hoặc chập dính cuộn dây chạy (Run) với cuộn dây khởi động (Start).
                              Kiểm tra:
                              - Dùng Ohm kế đo điện trở hai đầu cuộn dây, nếu chập điện trở rất nhỏ hoặc bằng 0. (cách này tương đối khó đòi hỏi có kinh nghiệm và phải dùng đồng hồ số; đồng hồ kim rất khó thấy!).
                              - Dùng Ampe kế: Cách này rất chính xác và dễ thực hiện, trong thực tế thường dùng cách này. Dùng Ampe kế kẹp vào dây nguồn dẫn vào động cơ, đóng điện. Nếu khi tủ chạy ổn định mà I = 3-5A thì bình thường, nếu lớn hơn là chập vòng! (với các tủ lạnh thông dụng gia đình).
                              2. Chạm mát hay còn gọi là chạm vỏ là dây quấn động cơ bị dính ra vò máy dẫn đến rò điện ra vỏ (rất nguy hiểm cho người sử dụng nếu chạm phải vỏ máy).
                              Kiểm tra:
                              - Dùng Ohm kế: Một đầu Om kế vào đầu cuộn dây bất kỳ của động cơ đầu kia chạm vào vỏ (chỗ ko có sơn) Nểu R = 0 thì phải bổ "lốc" ra!
                              - Nếu không có Ohm kế thì dùng bóng đèn tròn 220V nối tiếp với đầu dây "lốc" đầu còn lại nối với nguồn 220VAC một đầu nguồn nối vỏ máy , nếu đèn sáng thì chạm hoàn toàn ==> "vứt" !

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              TNTVN Tìm hiểu thêm về TNTVN

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X