Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khám phá smartcharge Led

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khám phá smartcharge Led

    Xin chào anh chị em trên diễn đàn.
    Dạo gần đây em thấy có loại đèn tích trữ năng lượng với cái tên smartcharge Led. Loại này dùng bình thường như bóng đèn thường tuy nhiên nếu đang bật mà nguồn điện trong nhà bị mất nó sẽ tự sáng lên hay ngâm đui đèn vào nước sẽ sáng.
    Không biết có bác nào rành về loại này xin cho em đôi lời phân tích làm thế nào mà 2 chấu ở đui đèn của nó (thường đui xoáy E27) vừa là nguồn AC 220v sạc vào cho 1 pin trong đó và vừa là tiếp điểm cảm ứng để phát hiện thông mạch mà tự dùng nguồn của pin được.
    Xin chúc mọi người sức khỏe và công tác tốt!

  • #2
    Người muốn khám phá mua thử 1 chiếc về tháo ra vẽ lại mạch & sơ đồ đấu dây.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
      Xin chào anh chị em trên diễn đàn.
      Dạo gần đây em thấy có loại đèn tích trữ năng lượng với cái tên smartcharge Led. Loại này dùng bình thường như bóng đèn thường tuy nhiên nếu đang bật mà nguồn điện trong nhà bị mất nó sẽ tự sáng lên hay ngâm đui đèn vào nước sẽ sáng.
      Không biết có bác nào rành về loại này xin cho em đôi lời phân tích làm thế nào mà 2 chấu ở đui đèn của nó (thường đui xoáy E27) vừa là nguồn AC 220v sạc vào cho 1 pin trong đó và vừa là tiếp điểm cảm ứng để phát hiện thông mạch mà tự dùng nguồn của pin được.
      Xin chúc mọi người sức khỏe và công tác tốt!
      Đơn giản thôi mà, khi nối 2 điểm tiếp xúc trên đui đèn bằng 1 vật dẫn điện thì sẽ tạo dòng Ib cho 1 con trans bên trong đèn làm trans dẫn và pin được đóng mạch để cấp cho LED. Do đó đèn vẫn tiếp tục sáng khi mất điện lưới vì dây nguồn, công tắc và các thiết bị khác trong nhà (vẫn còn đang nối vào lưới điện) "giúp" nối 2 điểm trên đui đèn. Trường hợp không còn thiết bị khác trong nhà nối với lưới điện thì vẫn còn cầu dao, aptomat, công tơ, thiết bị của nhà hàng xóm (và cả khu vực dùng chung 1 trạm biến áp) giúp nối 2 điểm đó, chỉ khi nào bạn nhấn tắt trên công tắc thì mạch mới bị hở và đèn tắt. Vì vậy ta có thể bật/tắt đèn khi mất điện lưới bằng chính công tắc AC.
      Tối nay nếu có nhã hứng mình chụp hình cho bạn thấy (vì phải bắc thang để tháo đèn xuống).

      Comment


      • #4
        Nếu chỉ bật tắt thôi thì quá đơn giản. Cái khó là lúc có điện 220V không làm cháy trans. Chắc phải nối tiếp với 1 con trở cỡ M, dùng fet + zener bảo vệ.
        sau.ph

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          Nếu chỉ bật tắt thôi thì quá đơn giản. Cái khó là lúc có điện 220V không làm cháy trans. Chắc phải nối tiếp với 1 con trở cỡ M, dùng fet + zener bảo vệ.
          Đúng là phải có trở cỡ đấy.

          Comment


          • #6
            Đúng đấy, vấn đề này mới quan trọng. Mà trở cỡ M thì em nghĩ dòng sẽ rất nhỏ để kích nổi mạch khi pin trong đó là Lith 3,7v. Em có 1 mạch mới xem sơ qua thì 2 dây ở đui đèn nó vô 2 đầu AC của 1 con cầu diode mà lại có 1 con trở mắc song song tại chỗ 2 đầu In AC 220v này. Số liệu em chưa xem rõ còn mạch thì nó in 2 lớp mà phủ keo trắng nên không xem được mạch ạ

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
              Đơn giản thôi mà, khi nối 2 điểm tiếp xúc trên đui đèn bằng 1 vật dẫn điện thì sẽ tạo dòng Ib cho 1 con trans bên trong đèn làm trans dẫn và pin được đóng mạch để cấp cho LED. Do đó đèn vẫn tiếp tục sáng khi mất điện lưới vì dây nguồn, công tắc và các thiết bị khác trong nhà (vẫn còn đang nối vào lưới điện) "giúp" nối 2 điểm trên đui đèn. Trường hợp không còn thiết bị khác trong nhà nối với lưới điện thì vẫn còn cầu dao, aptomat, công tơ, thiết bị của nhà hàng xóm (và cả khu vực dùng chung 1 trạm biến áp) giúp nối 2 điểm đó, chỉ khi nào bạn nhấn tắt trên công tắc thì mạch mới bị hở và đèn tắt. Vì vậy ta có thể bật/tắt đèn khi mất điện lưới bằng chính công tắc AC.
              Tối nay nếu có nhã hứng mình chụp hình cho bạn thấy (vì phải bắc thang để tháo đèn xuống).
              Bác trthnguyen nếu rảnh thì xem thử xem sao á. Mạch của em bị nhà sx phủ keo trắng hết nên em không thể nhìn rõ đường mạch được. Chỉ biết đầu vào AC 220v vô thẳng cầu diode và có 1 con trở mắc song song với 2 đầu vào AC luôn ấy ạ. Thấy lý thú nên em đem ra đây mổ xẻ tí ạ.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
                Đúng đấy, vấn đề này mới quan trọng. Mà trở cỡ M thì em nghĩ dòng sẽ rất nhỏ để kích nổi mạch khi pin trong đó là Lith 3,7v. Em có 1 mạch mới xem sơ qua thì 2 dây ở đui đèn nó vô 2 đầu AC của 1 con cầu diode mà lại có 1 con trở mắc song song tại chỗ 2 đầu In AC 220v này. Số liệu em chưa xem rõ còn mạch thì nó in 2 lớp mà phủ keo trắng nên không xem được mạch ạ
                Trở đó chỉ là tạo áp để kích fet như bạn T.L.M ở trên đã nói thôi, còn để thắp sáng LED và sạc pin thì nó đi qua 1 con tụ hạn dòng trước khi vào cầu diode mà (con tụ to màu đỏ hoặc xanh đó).
                p/s: hôm qua uống say rồi bật máy hát kara cả đêm nên chưa khám phá đc hehe.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết

                  Bác trthnguyen nếu rảnh thì xem thử xem sao á. Mạch của em bị nhà sx phủ keo trắng hết nên em không thể nhìn rõ đường mạch được. Chỉ biết đầu vào AC 220v vô thẳng cầu diode và có 1 con trở mắc song song với 2 đầu vào AC luôn ấy ạ. Thấy lý thú nên em đem ra đây mổ xẻ tí ạ.
                  AC vô thẳng cầu diod thì chắc là nguồn xung chứ không phải dùng tụ hạ áp. Con trở mắc NỐI TIẾP trước cầu diod để hạn dòng và thay cho cầu chì. Nếu mắc song song thì chẳng cần nhúng nước đèn cũng tự sáng.
                  sau.ph

                  Comment


                  • #10


                    Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết

                    Bác trthnguyen nếu rảnh thì xem thử xem sao á. Mạch của em bị nhà sx phủ keo trắng hết nên em không thể nhìn rõ đường mạch được. Chỉ biết đầu vào AC 220v vô thẳng cầu diode và có 1 con trở mắc song song với 2 đầu vào AC luôn ấy ạ. Thấy lý thú nên em đem ra đây mổ xẻ tí ạ.
                    Đèn của bạn chắc cao cấp hơn rồi.
                    Đèn của mình đơn giản lắm (mở hình trong tab mới để nhìn to và rõ hơn):
                    Click image for larger version

Name:	LED.jpg
Views:	868
Size:	176.2 KB
ID:	1697188



                    Nguyên lý:
                    Khi dùng 220VAC: nó qua tụ và trở 334 vào cầu diode, nguồn DC sau nắn được lọc bằng tụ và chạy qua 21 LED mắc nối tiếp (ở viền ngoài), chạy tiếp qua 2 trở 220, qua diode M7, vào (+) của pin, qua pin về âm nguồn của cầu diode. Như vậy dòng thắp sáng LED cũng dùng để sạc pin luôn (thiết kế stupid thật, vậy là sạc ko ngắt à?)
                    Khi mất điện lưới:
                    - Trạng thái công tắc OFF: trans PNP có kiểu mắc (-) của pin vào C, điện áp lấy ra ở E. Khi công tắc OFF thì B bị trở 105 treo lên (+) = 3,7V nên E = 3,7V.
                    Vì E của trans thông với G của P FET nên G = 3,7V, trong khi đó S = 3,7V (nối với (+) của pin). G = S nên fet không dẫn, đèn tắt.
                    - Trạng thái công tắc ON (hoặc có vật dẫn điện nối 2 chấu AC): điện áp chân B của trans bị thoát xuống C (-) qua đường sau: trở 514, trở 154, trở 334, 2 chấu AC, trở 154, chân C (-). Điều đó dẫn đến chân E cũng bị sụt áp -> G của fet sụt áp thấp hơn S -> fet dẫn làm sáng LED (11 LED ở trung tâm mắc song song với nhau và chân (-) nối sẵn với pin, chân (+) nối với D của fet qua 2 con 3R9).
                    Như vậy là đèn có 2 dãy LED độc lập, khi dùng pin chỉ có 1 dãy sáng.

                    Comment


                    • #11
                      Chắc là ông nhầm chứ trans NPN mắc thế kia, sao chạy được mà kích MOS. Phải là trans PNP thì mới chạy được.

                      Vậy là 21 LED bên ngoài chạy điện lưới và 11 LED bên trong chạy bằng pin khi mất lưới. Có thể trên thân pin có mạch bảo vệ. Chứ ko thì chả mấy mà tèo pin.

                      MOS phải dùng logic level gate rồi, vì áp kích có chừng 3.7V.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                        Chắc là ông nhầm chứ trans NPN mắc thế kia, sao chạy được mà kích MOS. Phải là trans PNP thì mới chạy được.

                        Vậy là 21 LED bên ngoài chạy điện lưới và 11 LED bên trong chạy bằng pin khi mất lưới. Có thể trên thân pin có mạch bảo vệ. Chứ ko thì chả mấy mà tèo pin.

                        MOS phải dùng logic level gate rồi, vì áp kích có chừng 3.7V.
                        Cảm ơn bạn, mình nhầm to rồi

                        Comment


                        • #13
                          Xin đa tạ bác trthnguyen đã bỏ công tháo ẻm ra mổ sẻ nhé. Vậy là mạch của bác nó sài 2 vòng led khác nhau ha. Bữa em thấy bộ kia nó sài có 1 vòng led à ( dùng AC 220v và kích qua đui đèn đều sáng tất cả các led nó không phân biệt Led nào cho AC hay cho pin cả) nếu với mạch kiểu này thì phần nguồn ra đều dùng để thắp led thì em nghĩ mạch nó phải có linh kiện nào đó để chuyển mạch tránh trường hợp dòng AC đánh thủng các lớp bán dẫn nếu xét trong mạch kích Fet để thắp led và phải chuyển mạch được để sạc cho pin khi cắm nguồn AC nữa ạ. Em bữa hôm mới xem qua và bật thử thấy vậy khá hay nên đem lên diễn đàn luôn chứ em cũng hơi bận chưa kịp xem kĩ mạch và đo đạc gì cả, hôm nào rảnh em mổ cái mạch ấy cho các bác xem qua sau. (Chỉ có điều mạch đó nhà sản xuất phủ keo trắng ấy em không biết cách nào để nhìn cho rõ đường mạch PCB cả, ai có kinh nghiệm dò mạch có phủ keo trắng này xin chỉ giáo ạ)
                          Nhưng dù sao cũng chân thành cảm ơn các bác đã nhiệt tình chia sẻ.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
                            Xin đa tạ bác trthnguyen đã bỏ công tháo ẻm ra mổ sẻ nhé. Vậy là mạch của bác nó sài 2 vòng led khác nhau ha. Bữa em thấy bộ kia nó sài có 1 vòng led à ( dùng AC 220v và kích qua đui đèn đều sáng tất cả các led nó không phân biệt Led nào cho AC hay cho pin cả) nếu với mạch kiểu này thì phần nguồn ra đều dùng để thắp led thì em nghĩ mạch nó phải có linh kiện nào đó để chuyển mạch tránh trường hợp dòng AC đánh thủng các lớp bán dẫn nếu xét trong mạch kích Fet để thắp led và phải chuyển mạch được để sạc cho pin khi cắm nguồn AC nữa ạ. Em bữa hôm mới xem qua và bật thử thấy vậy khá hay nên đem lên diễn đàn luôn chứ em cũng hơi bận chưa kịp xem kĩ mạch và đo đạc gì cả, hôm nào rảnh em mổ cái mạch ấy cho các bác xem qua sau. (Chỉ có điều mạch đó nhà sản xuất phủ keo trắng ấy em không biết cách nào để nhìn cho rõ đường mạch PCB cả, ai có kinh nghiệm dò mạch có phủ keo trắng này xin chỉ giáo ạ)
                            Nhưng dù sao cũng chân thành cảm ơn các bác đã nhiệt tình chia sẻ.
                            Ko có gì!
                            Đèn của bạn mình chưa gặp nên chịu.
                            Việc tránh điện áp cao làm hỏng trans thì mình thấy có cặp trở và zener mắc song song với tụ lọc sau cầu diode rồi, với lại điện áp cao nhất sau nắn lọc cũng chỉ là 21*Vled (vì trước cầu nắn có tụ hạn dòng) thì nó chỉ nằm ở tầm 60-70V thôi (đang nói về đèn của mình).
                            Việc soi đường mạch thì bạn soi qua ánh sáng mạnh thử (soi 1 bên và nhìn 1 bên ấy).

                            Comment


                            • #15
                              Vậy mạch của bác nắn dòng qua tụ và trở nên có lẽ khác. Mạch của em sài bax luôn ấy. Cái board thì giày quá và 2 lớp nên em cũng chịu, bữa em soi rồi mà k được ạ.
                              Em có cái hình gửi các bác xem tạm trước nhé.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Thangbpvn Tìm hiểu thêm về Thangbpvn

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X