Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tôi muốn hỏi về bình thủy điện chạy bằng pin sạc dự phòng ạ ??

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi 09520038 Xem bài viết

    không biết bác có chút nhầm lẫn ở đây chăng.
    trên bình acquy ghi là 200Ah, cái này là cường độ dòng điện với thời gian, tùy thuộc vào acquy mà cái thời gian nó khác nhau. thường là từ 10Hr đến 20Hr. nên khi nhân với điện áp 12V ra 2400, cái này không phải công suất.

    nếu lấy mức là 10Hr thì bình 200Ah sẽ có cường độ dòng điện tầm 20A. khi nhân với 12V sẽ ra 240W.
    Tôi đổi từ Ah ra Wh tại đây mà bạn :
    https://convert-formula.com/ah-wh
    Do đó điện năng của ắc quy viễn thông gốc phải là 2400 Wh, sau khi trừ đi hệ số hao tổn 0.7 sẽ là 2400 x 0,7 = 1680 Wh chứ không có liên quan đến 10 giờ hay 20 giờ như bạn nghĩ đâu ạ.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi 09520038 Xem bài viết

      không biết bác có chút nhầm lẫn ở đây chăng.
      trên bình acquy ghi là 200Ah, cái này là cường độ dòng điện với thời gian, tùy thuộc vào acquy mà cái thời gian nó khác nhau. thường là từ 10Hr đến 20Hr. nên khi nhân với điện áp 12V ra 2400, cái này không phải công suất.

      nếu lấy mức là 10Hr thì bình 200Ah sẽ có cường độ dòng điện tầm 20A. khi nhân với 12V sẽ ra 240W.
      200Ah*12V = 2400Wh
      Dung lượng pin hay ắc quy có 2 cách biểu thị là theo Ah và Wh. Bạn kia gọi nhầm Wh thành công suất thôi.
      p/s: tính dung lượng theo Wh mới phản ánh đúng lượng điện năng chứa trong nguồn. VD: cùng là 200Ah nhưng ắc quy 12V có thể cung cấp điện năng gấp 3 lần pin Li-ion 3.7V

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi hoahuetrang Xem bài viết

        Tôi đổi từ Ah ra Wh tại đây mà bạn :
        https://convert-formula.com/ah-wh
        Do đó điện năng của ắc quy viễn thông gốc phải là 2400 Wh, sau khi trừ đi hệ số hao tổn 0.7 sẽ là 2400 x 0,7 = 1680 Wh chứ không có liên quan đến 10 giờ hay 20 giờ như bạn nghĩ đâu ạ.
        à, cái mình nói là chuyện tính dung lượng mà công suất nó nhầm lẫn thôi.

        với bình 200Ah và chuyện bình dữ ấm có thể tính như sau.

        đầu tiên là hệ số sử dụng ắc quy. với công suất tiêu thụ tầm 35W thì hệ số này nằm trong khoảng 80-90%
        2400Wh x 90% = 2160Wh.

        chuyển từ VDC sang VAC thì tổn thất rất lớn. và khi kích điện áp lên càng cao thì hao tổn lại càng lớn. hiệu suất khi chuyển từ 12V lên 220v nằm trong khoảng 60-70%. ở đây ta lấy 70%

        2160Wh x 70% = 1512Wh.

        với Pload=35W => 1512/35 =43.2h

        đây là khoảng thời gian lý tưởng có thể giữ ấm ở nhiệt độ 80 độ. còn theo thực tế thì chắc sẽ thấp hơn tầm 10-15%

        Comment


        • #19
          Ý của mọi người là 0,7 là "hệ số hao tổn do quảng cáo". Nghĩa là quảng cáo ghi trên bình là 200Ah nhưng thực tế nó cho ra nhỏ hơn. Tuỳ hãng, tuỳ loại bình deep cycle hay starter... mà "hệ số tổn hao do quảng cáo" thay đổi.

          Khi qua bộ đổi điện thì thêm một lần hệ số tổn hao nữa.

          Công suất dây ủ ấm là 35W, nhưng nó có chạy liên tục không, hay là khi đủ nhiệt độ thì nó ngắt?

          Dùng 1 mạch boost thì đỡ tổn hao hơn là inverter AC. Thậm chí có thể bỏ luôn diot và tụ lọc ngõ ra của mạch boost.
          sau.ph

          Comment


          • #20
            Bạn TLM có ý hay, ý kiến ủ và giữ nước ở 80C cơ chế như lò ấp trứng.
            Chỉ cần 1 con microcontroller điều khiển con đốt (heating element, nhiệt giữ ấm) và đâu cần lúc nào cũng bật con đốt suốt.
            Còn nếu bình thủy giữ ấm không có chỗ thoát hơi, áp suất trong bình thủy sẽ thành 1 trái bom nổ chậm?
            Mà nếu nước để uống mà ủ 48 giờ nước sẽ có mùi vị khác (mùi nhựa hoặc ôi, hôi khói, nước sẽ không còn "tươi" như mới nấu).
            Tôi chưa biết bạn OP dụng ý tại sao lại cần ủ ấm nước 48hrs (purpose?), nếu đây là đề tài nghiên cứu khoa học thì khuyến khích. Hoặc đang ép rượu hoặc nghiên cứu cái gì đó mới cần giữ nước (hoặc chất khác) dự bị khi bị cúp điện?
            Mãi đi tìm vàng.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi KVLV Xem bài viết
              Bạn TLM có ý hay, ý kiến ủ và giữ nước ở 80C cơ chế như lò ấp trứng.
              Chỉ cần 1 con microcontroller điều khiển con đốt (heating element, nhiệt giữ ấm) và đâu cần lúc nào cũng bật con đốt suốt.
              Còn nếu bình thủy giữ ấm không có chỗ thoát hơi, áp suất trong bình thủy sẽ thành 1 trái bom nổ chậm?
              Mà nếu nước để uống mà ủ 48 giờ nước sẽ có mùi vị khác (mùi nhựa hoặc ôi, hôi khói, nước sẽ không còn "tươi" như mới nấu).
              Tôi chưa biết bạn OP dụng ý tại sao lại cần ủ ấm nước 48hrs (purpose?), nếu đây là đề tài nghiên cứu khoa học thì khuyến khích. Hoặc đang ép rượu hoặc nghiên cứu cái gì đó mới cần giữ nước (hoặc chất khác) dự bị khi bị cúp điện?
              À, để tôi giữ được nước nóng trong mùa đông để dùng khi bị mất điện thôi mà.

              Comment


              • #22
                Giải quyết nhu cầu nước nóng khi mất điện chỉ cần 1 cái bếp gas du lịch nhỏ xíu, loại tốt của Namilux chưa tới 200 ngàn. Hoặc bé hơn nữa là 1c đèn cồn nhỏ. Đơn giản, rẻ, tin cậy, nhiệt lượng lớn. Mặc dù đây là diễn đàn điện tử, vẫn nên để ý rằng không hẳn cái gì dùng điện - điện tử cũng là ưu việt.
                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                  Giải quyết nhu cầu nước nóng khi mất điện chỉ cần 1 cái bếp gas du lịch nhỏ xíu, loại tốt của Namilux chưa tới 200 ngàn. Hoặc bé hơn nữa là 1c đèn cồn nhỏ. Đơn giản, rẻ, tin cậy, nhiệt lượng lớn. Mặc dù đây là diễn đàn điện tử, vẫn nên để ý rằng không hẳn cái gì dùng điện - điện tử cũng là ưu việt.
                  À, tôi cũng biết là có giải pháp bếp gas mini trước khi hỏi câu này rồi đấy . Nhưng lại ko an toàn bằng đun điện nên tôi mới hỏi để dùng vào mùa đông khi mất điện lưới đấy bạn ạ.

                  Comment


                  • #24
                    Dạ các chú các anh phức tạp quá ạ. Nếu chỉ đơn thuần là vấn đề nước nóng thì chú chủ chủ thớt dùng bếp gas mini ạ. Còn mà cần thêm điện để dùng khi mất điện thì mới phải tính đến ắc qui và kích điện. Kích điện điện tử hiệu suất rất cao ạ. Chỉ là vấn đề ở cái ắc qui thôi ạ. Cồng kềnh và hông bền. Ô nhiễm môi trường khi hết hạn sd nữa ạ..

                    Comment


                    • #25
                      Có lẽ cần 2 cái bình ắc quy ô tô 12v 100A .
                      Cái quat bàn 45w chạy IVT bằng ắc quy oto 12v/100A cũng được hơn 1 ngày . Có lẽ luôn ấn số 1 .
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • #26
                        Vậy ra là muốn giữ nước nóng khi mất điện , vụ này nếu không cần nhiều nước nóng ngay 1 lúc để tắm mà để uống thì giải pháp là dùng sò nóng lạnh peltier 12v ráp như cây nước nóng lạnh thì cần là có ngay khi không cần thì không hao ắc qui giữ nóng.

                        Comment


                        • #27
                          Bác hoahuetrang có nói rồi mà: dùng gas đun không an toàn, có thể bị đổ ụp nồi nước sôi vào người.

                          Thường thì bình điện không cách nhiệt tốt bằng bình thuỷ nên phải tốn nhiều điện để giữ ấm. Nếu lót thêm bông thuỷ tinh cách nhiệt có thể tiết kiệm điện hơn. Hoặc chế cây đun nước cắm vào bình thuỷ. Vấn đề là làm sao đề bảo vệ quá nhiệt, cháy que đun khi cạn nước, bơm nước nóng vào ra...
                          sau.ph

                          Comment


                          • #28
                            Đơn giản hơn phương án bếp ga là đèn cồn phòng thí nghiệm. Thêm 1 cái giá đỡ nữa (mua sẵn hoặc nếu khéo tay thì uốn lấy bằng dây thép) và 1 ấm nhỏ / ca cốc inox là giải quyết được yêu cầu. Đầu tư ban đầu đặc biệt thấp. Chi phí vận hành (cồn đun) cũng thấp. Tuy lích kích hơn nhưng bù lại rất an toàn khi vận hành.

                            Dùng xạc dự phòng kết hợp kích điện vẫn có thể tai nạn điện giật. Khả năng cell li-ion trong xạc dự phòng phát nổ dù thấp nhưng vẫn có. Sự cố kiểu đó tai hại hơn sự cố đèn cồn rất nhiều.
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                              Đơn giản hơn phương án bếp ga là đèn cồn phòng thí nghiệm. Thêm 1 cái giá đỡ nữa (mua sẵn hoặc nếu khéo tay thì uốn lấy bằng dây thép) và 1 ấm nhỏ / ca cốc inox là giải quyết được yêu cầu. Đầu tư ban đầu đặc biệt thấp. Chi phí vận hành (cồn đun) cũng thấp. Tuy lích kích hơn nhưng bù lại rất an toàn khi vận hành.
                              Dùng xạc dự phòng kết hợp kích điện vẫn có thể tai nạn điện giật. Khả năng cell li-ion trong xạc dự phòng phát nổ dù thấp nhưng vẫn có. Sự cố kiểu đó tai hại hơn sự cố đèn cồn rất nhiều.
                              Nhưng đèn cồn thí nghiệm thì bạn đun nước từ bình thủy điện như thế nào ạ ?? Bạn đun nước qua đáy bình bằng nhựa à ?? Thế thì ko được đâu nhé ạ. Ngoại trừ có phương án là bạn đổ nước từ bình thủy điện ra rồi mua thêm cái nồi đun bằng ga hoặc cồn (có thể lấy nồi sẵn có nhà bạn nữa ạ) để ủ nước trong 2 ngày à ?? Thế cũng được nhưng không có tính tự động hóa cao và tiện dụng bằng dùng ắc quy viễn thông để ủ nước nóng ạ.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              hoahuetrang Tìm hiểu thêm về hoahuetrang

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X