Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Một số thắc mắc về mạch nối tiếp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Một số thắc mắc về mạch nối tiếp

    Hồi còn học phổ thông thì em có nắm được lý thuyết của mạch song song và mạch nối tiếp. Nhưng khi vào thực tế thì e thấy đâu đâu cũng là mạch song song chứ mạch nối tiếp thì gần như không thấy nên em có một vài thắc mắc:
    1) Mạch nối tiếp và mạch song song, mạch nào có lợi hơn ạ? Và lợi như thế nào?
    2) Mạch nối tiếp được ứng dụng vào thực tế như thế nào? Ngoại trừ việc dùng mạch 2 đèn 110V phải mắc nối tiếp mới có thể cắm vào nguồn AC 220V thì Mạch nối tiếp được ứng dụng phổ biển ở đâu ạ? Em nghĩ là đã được đưa vào kiến thức phổ thông rồi thì có lẽ phải có lí do nào đó ạ.

    Viết xong bài thì em cũng đã tự vả vào mình vài phát vì thấy bài hỏi nó lóc nhóc thật. Nhưng mà thiệt sự là em muốn nắm rõ hơn nên các cao nhân bỏ qua và giúp em với

  • #2
    1. Tuỳ mục đích thực tế người ta chọn cách mắc thích hợp chứ chả có cái nào lợi hơn cả.
    2. Ứng dụng của mắc nối tiếp rất nhiều, đơn giản như để ổn áp nguồn xung thì phải có R4 nối tiếp với R5, bởi vì chân tham chiếu của TL431 là 2.5V, nếu chân này để trống hoặc nối với GND thì điện áp ra sẽ lớn nhất có thể, nếu nối với nguồn ra thì nguồn ra sẽ chỉ có 2.5V, khi nối vào điểm giữa cặp trở R4 nt R5 thì có thể ổn áp được nguồn ra theo công thức Vout = 2.5 x (1 + R4/R5)
    Click image for larger version

Name:	SO DO 1 NX.png
Views:	9841
Size:	595.5 KB
ID:	1718098

    Comment


    • #3
      Khái niệm "lợi" ở đây chưa hiểu có ý nghĩa gì ?

      Về ứng dụng thực tế chắc mạch mắc song song là thông dụng nhất : các phụ tải trong nhà đều mắc song song với nhau vào 2 sợi dây điện lưới cả. Các nhà trong cùng xóm cũng mắc song song nhau vào đôi dây cấp ...
      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

      Comment


      • #4
        1. Mạch song song lợi hơn. Vì ko phụ thuộc nhau 1 mạch hỏng thì những mạch kia vẫn hoạt động được
        2. Mạch nối tiếp ứng dụng bằng cách cho cái nọ nối vào cái kia ạ. Phổ biến và bắt buộc ở trong ắc qui và pin rồi thì các mạch điện tử cần nối tiếp trở để chia áp gánh áp hoặc hạn dòng. Các bóng đèn led cũng phải nối tiếp. Nhìu nhìu lắm ạ. Cháu thấy Chú học xong cấp 3 lớn vậy mà chẳng chịu học điện gì cả cứ như mấy bạn lớp 5 hỏi về điện ấy ạ...

        Comment


        • #5
          Em cảm ơn các anh đã giúp em mặc dù những cái e hỏi nó hơi xa rời thực tế một xíu. Cũng do sau khi lên Đại học e ko còn tiếp xúc với kiến thức điện nữa nên bh cái gì nó cũng mới với e cả (( các anh thông cảm ạ

          Comment


          • #6
            Thực tế là dùng mạch hỗn hợp chứ chả bao giờ đơn thuần là nối tiếp hay song song cả. Nhưng có lẽ phổ biến nhất là mạch nối tiếp, vì bất kì thiế bị gì cũng phải có ít nhất hai linh kiện cấu thành, ví dụ đơn giản nhất là cái bóng đèn, hiếm khi nào họ dùng phíc cắm trực tiếp vào ổ điện khi cần sáng rồi rút ra khi không cần, mà ít nhất nó cũng là một cái bóng đèn nối tiếp với một công tắc. Hay như cái ấm đun nước thì cũng phải dùng một cái cầu chì nối với dây nhiệt đề phàng cháy nổ,....

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
              Thực tế là dùng mạch hỗn hợp chứ chả bao giờ đơn thuần là nối tiếp hay song song cả. Nhưng có lẽ phổ biến nhất là mạch nối tiếp, vì bất kì thiế bị gì cũng phải có ít nhất hai linh kiện cấu thành, ví dụ đơn giản nhất là cái bóng đèn, hiếm khi nào họ dùng phíc cắm trực tiếp vào ổ điện khi cần sáng rồi rút ra khi không cần, mà ít nhất nó cũng là một cái bóng đèn nối tiếp với một công tắc. Hay như cái ấm đun nước thì cũng phải dùng một cái cầu chì nối với dây nhiệt đề phàng cháy nổ,....
              bác này nói chính xác này. những thứ nhìn thấy là song song nhưng bên trong lại có rất nhiều thành phần nối tiếp với nhau trước khi nối song song với các thiết bị khác.
              hay khi thiết kế mạch điện, mạch nối tiếp được dùng rất rất nhiều.

              Comment


              • #8
                Top này vui nè
                mình nói thế này cho thớt dễ hiểu nhé.
                Như các bác trên đã nói, song song (ss) và nối tiếp (nt) thật ra luôn tồn tại mà tại ta ít thấy thôi.
                Như điện gia dụng: điện chính từ cột điện qua công tơ, cb... Là ss, những thiết bị bảo vệ có ss vac nt như CB chống giật là ss, cầu chì là nt. Mạng điện gia đình dây dây chính chia ra các nhánh phòng các ổ cắm,cb là ss nhưng trong đó tồn tại các thành phần nt như cầu chì, công tắc, đèn báo đứt cầu chì, các loại dimer (tăng giảm sáng và tốc độ quạt) , ... Rất nhiều.
                Xét riêng trong điện tử thì ss đa phần là đầu vào và ra các thiết bị in out, đèn, led, chuông, rung, motor, relay, pin, nguồn, ... Nhưng trong các thiết bị kể trên vẫn tồn tại nt như led dùng nguồn 12v thông thường sẽ dùng nt 3led và 1 điện trở; led có thể nt qua biến trở để chỉnh sáng tối, chuông có thể nt với biến trở chỉnh to nhỏ...
                Bạn thấy đó,ss và nt biến hoá khôn lường, trong nt có ss và trong ss có nt.
                Mặt khác các chi tiết cấu tạo nên 1 main mạch đa phần được tạo ra từ các linh kiện nt hay hỗn hợp (cả nt và ss)
                Ví dụ Về​​​​​Về cơ bản 1 tín hiệu hay 1 lệnh nào đó sẽ được đưa qua hàng loạt các linh kiện nt như qua : điện trở, led, trans, ic... Và sau đó có thể nó được tạo thành nguồn, tín hiệu, lệnh ss để đóng mở hay in out các thiết bị ngoại vi khác ..

                Bạn thấy đó, mới xét có chút xíu mà ra quá trời luôn, cơ bản nó sẽ phải dựa trên yêu cầu thực tế của mạch thôi.

                Xét về lợi hay hại thì khó giải thích vì nó có tác dụng riêng.
                Ví dụ b thắp sáng led nếu dùng nguồn khoảng 2,2-2,8v thì sẽ nối trực tiếp với led được, nhưng nếu dùng nguồn lớn hơn vd 12v, bạn có thể lắp vào 1 bóng led thiết kế 12v, nhưng trong bản chất bóng led đó nó là nt của 2 hay 4 led đơn.
                Nó phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu và nhu cầu thực tế b à.
                Cơ bản xét 1 loại thiết bị thì ss dễ lắp hơn tuy nhiên nó sẽ ăn dòng cao hơn, có thể bằng tổng số dòng qua các thiết bị trong mạch, ưu điểm dễ làm, hoạt động độc lập nên hư cái nào bỏ cái đó, cái khác vẫn dùng ok, khuyết điểm dòng tiêu thụ cao hơn, nếu làm mạch in nhỏ sẽ khó hơn kích thước dễ bị to hơn.
                nt thì hơi khó chút về lắp đặt nhưng dòng sẽ bằng dòng của 1 thiết bị (nhỏ nhất), ưu điểm dòng tải nhẹ, thiết kế mạch không cần đi mạch giày, dễ làm nhỏ gọn, khuyết điểm cần nguồn tạo áp cao, hoạt động phụ thuộc tất cả thiết bị trong mạch, 1 thiết bị hư sẽ không hoạt động tất cả...
                Ngoài ra còn nhiều nội dung mình không kể hết được.
                Hy vọng giúp b hiểu hơn về điện!

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                hokbo98 Tìm hiểu thêm về hokbo98

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X