Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều hoà 18000BTU có tốn điện hơn 12000BTU?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Điều hoà 18000BTU có tốn điện hơn 12000BTU?

    Theo khuyến cáo thì phòng 15-20m2 nên lắp loại 12000BTU, còn 20-30m2 nên lắp 18000BTU. Nhưng hầu như tất cả các thông tin trên mạng đều nói là 18000BTU sẽ tốn điện gấp 1.5 lần so với loại kia, mà e thấy ý kiến này không logic nên phải đặt câu hỏi này:
    Giả sử 2 loại đó đều có nhãn năng lượng là 5 sao, hiệu suất năng lượng đều là 4.85. Vậy khi lắp trong 2 phòng 20m2 giống hệt nhau, cùng để nhiệt độ bằng nhau, các điều kiện khác cũng như nhau, ý kiến nào sau đây là đúng?
    1. Loại 18000BTU có công suất gấp ~1.5 lần loại kia nên phải trả tiền điện ~1.5 lần
    2. Theo định luật bảo toàn năng lượng, 2 phòng có mức thất thoát nhiệt như nhau nên lượng điện năng bù vào như nhau, tiền điện phải trả xấp xỉ nhau

  • #2
    Lại là động cơ chạy block lạnh, chả dám ý kến ý cò nữa, sợ bị chửi!!!

    Nhưng tại hạ cho rằng, ý thứ 2 thì đúng hơn, mặc dù thực tế cái 18000BTU sẽ tốn điện hơn tí, trời càng nóng, càng chạy lâu thì càng tốn điện hơn! (cái này thì mấy bác kiến thức uyên sâu cũng chả dám chửi tại hạ đâu nha!)

    Comment


    • #3
      Có hao hơn do dòng khởi động và dòng duy trì lớn nhà nào có công tơ điện tử thì thấy rõ nhưng không đáng kể , làm lạnh nhanh bền máy hơn cái lăn tăn là giá máy đó .

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
        Lại là động cơ chạy block lạnh, chả dám ý kến ý cò nữa, sợ bị chửi!!!

        Nhưng tại hạ cho rằng, ý thứ 2 thì đúng hơn, mặc dù thực tế cái 18000BTU sẽ tốn điện hơn tí, trời càng nóng, càng chạy lâu thì càng tốn điện hơn! (cái này thì mấy bác kiến thức uyên sâu cũng chả dám chửi tại hạ đâu nha!)
        Hồi xưa tủ lạnh có dòng khởi động 6-7 A đã mua cái sur von tơ 10 A rồi thời nay kiến thức đi lùi hay sao mà có những còm như trong bài đó .

        Comment


        • #5
          1. Đúng khi trời nóng nhiều (td 40 độ) mà bạn cài nhiệt độ thấp (td 20 độ). Bloc 2 máy chạy liên tục, máy công suất cao tốn điện nhiều hơn và dĩ nhiên phòng mát hơn (td 24 độ) so với máy nhỏ (td 27 độ)

          2. Đúng khi trời ít nóng (td 30 độ), bạn cài nhiệt độ vừa phải (td 26 độ). Bloc lớn chạy 10p nghỉ 10p, bloc nhỏ chạy gấp rưỡi (15p) nghỉ 5 phút. Tiêu thụ điện gần như nhau.
          sau.ph

          Comment


          • #6
            Dạ chị hàng xóm nhà cháu bảo hệ số cop cao cỡ đó thì phải là đh trung tâm dạng chiller ạ. Điều hòa cục bộ mà ghi thế thì chắc chắn là chém gió rồi ạ. Tuy nhiên cũng có thể biết được máy chủ thớt định dùng là dòng inverter rồi ạ. Thế nên các cô chú hông cần lo đến dòng khởi động đâu ạ. Với phòng nằm giữa ranh giới 12 nghìn và 18 nghìn thì chú dùng máy 18 sẽ tiết kiệm điện hơn ạ. Vì hệ số năng lượng khi máy chạy non tải sẽ cao hơn rất nhìu khi phải chạy full tải ạ...

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
              Dạ chị hàng xóm nhà cháu bảo hệ số cop cao cỡ đó thì phải là đh trung tâm dạng chiller ạ. Điều hòa cục bộ mà ghi thế thì chắc chắn là chém gió rồi ạ. Tuy nhiên cũng có thể biết được máy chủ thớt định dùng là dòng inverter rồi ạ. Thế nên các cô chú hông cần lo đến dòng khởi động đâu ạ. Với phòng nằm giữa ranh giới 12 nghìn và 18 nghìn thì chú dùng máy 18 sẽ tiết kiệm điện hơn ạ. Vì hệ số năng lượng khi máy chạy non tải sẽ cao hơn rất nhìu khi phải chạy full tải ạ...
              Bình thường mà, có mấy con Daikin hệ số ~7 í chứ

              Comment


              • #8
                Trước giờ cứ tưởng máy lạnh dù lớn nhỏ nó cứ hùng hục chạy max công công suất cho mau đạt nhiệt độ cài đặt rồi giải lao chứ.

                Comment


                • #9
                  Dạ nó cũng có giải lao ấy ạ. Chỉ là lốc nó chạy chậm dần và đóng bớt van tiết lưu vào rồi nó mới nghỉ. Còn chú trth... thì chú cứ tin là 7 hay 10 cũng được ạ. Đh Nó cứ mát và tiền điện tháng trong giới hạn chi trả là đc ạ...

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                    Theo khuyến cáo thì phòng 15-20m2 nên lắp loại 12000BTU, còn 20-30m2 nên lắp 18000BTU. Nhưng hầu như tất cả các thông tin trên mạng đều nói là 18000BTU sẽ tốn điện gấp 1.5 lần so với loại kia, mà e thấy ý kiến này không logic nên phải đặt câu hỏi này:
                    Giả sử 2 loại đó đều có nhãn năng lượng là 5 sao, hiệu suất năng lượng đều là 4.85. Vậy khi lắp trong 2 phòng 20m2 giống hệt nhau, cùng để nhiệt độ bằng nhau, các điều kiện khác cũng như nhau, ý kiến nào sau đây là đúng?
                    1. Loại 18000BTU có công suất gấp ~1.5 lần loại kia nên phải trả tiền điện ~1.5 lần
                    2. Theo định luật bảo toàn năng lượng, 2 phòng có mức thất thoát nhiệt như nhau nên lượng điện năng bù vào như nhau, tiền điện phải trả xấp xỉ nhau
                    Tốn hay không phụ thuộc môi trường hoạt động.

                    Ví dụ phòng ngủ khác phòng khách, phòng bếp.

                    Còn công suất chỉ liên quan đến khởi động ban đầu thôi. Nó khỏe thì nó làm nhanh nghỉ nhiều. Loại tốn điện là công suất thấp, vì làm mãi chẳng được nghỉ.
                    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                      Theo khuyến cáo thì phòng 15-20m2 nên lắp loại 12000BTU, còn 20-30m2 nên lắp 18000BTU. Nhưng hầu như tất cả các thông tin trên mạng đều nói là 18000BTU sẽ tốn điện gấp 1.5 lần so với loại kia, mà e thấy ý kiến này không logic nên phải đặt câu hỏi này:
                      Giả sử 2 loại đó đều có nhãn năng lượng là 5 sao, hiệu suất năng lượng đều là 4.85. Vậy khi lắp trong 2 phòng 20m2 giống hệt nhau, cùng để nhiệt độ bằng nhau, các điều kiện khác cũng như nhau, ý kiến nào sau đây là đúng?
                      1. Loại 18000BTU có công suất gấp ~1.5 lần loại kia nên phải trả tiền điện ~1.5 lần
                      2. Theo định luật bảo toàn năng lượng, 2 phòng có mức thất thoát nhiệt như nhau nên lượng điện năng bù vào như nhau, tiền điện phải trả xấp xỉ nhau
                      Câu hỏi khó vãi, chắc chỉ có nước thí nghiệm thực tế thì mới biết được, ngồi đoán suy nghĩ thì khó mà ra

                      Nhưng mình có gặp trường hợp như thế này, công ty sử dụng một điều hòa dạng tòa nhà lắp trần công suất rất lớn so với diện tích phòng, tuy nhiên đã chỉnh nhiệt độ ở mức cao nhất 30 độ nhưng nó vẫn rất lạnh, không thể nào nó cho được nhiệt độ phòng nóng hơn

                      từ đó mình nghĩ như này, khả năng bơm nhiệt của máy điều hòa nó phải phù hợp với thể tích phòng (thể tích - mét khối chứ không phải diện tích) nếu như lắp ngược thì nó sẽ một là quá lạnh hoặc là không thể nào làm nhiệt độ phòng xuống thấp được

                      Nếu máy nhỏ hơn thì lượng nhiệt bơm ra bên ngoài không kịp với lượng nhiệt sinh ra trong phòng, quá trình đối lưu xảy ra nhanh hơn quá trình bơm hạ nhiệt

                      Nếu máy quá lớn thì khả năng nó múc nhiệt ra bên ngoài quá nhanh nó mới chạy thôi là nhiệt độ phòng nó giảm tốc độ rồi

                      trường hợp này mình gặp ở công ty, bạn sẽ nghĩ nếu nhiệt độ phòng đủ thì máy ngừng chạy hoặc chạy chậm lại đúng không???

                      vì tốc độ thấp nhất của cái điều hào lớn đó nó cũng vẫn đủ làm cho cái phòng đó lạnh run rồi. bạn hiểu chỗ này không!

                      vả lại có các yếu tố như, mấy điều hòa nó đo nhiệt độ tại dàn lạnh nên nhiệt độ ở đó bao giờ cũng lệch hơn so với môi trường trong phòng đặc biệt là dưới mặt đất. vì khí lạnh thì nó nặng hơn và chìm bên dưới, mà máy lạnh thì treo trên cao không à, cái quạt thì nó đâu ngừng quay tí nào. cho nên bên dưới mình còn thấy lạnh nhưng trên dàn lạnh thì nó thấy nhiệt độ đã tănng rồi nên thôi chạy tiếp đi.

                      ở trên lạnh đến nhiệt độ set đặt thì ở dưới mình lạnh ngắt,

                      theo mình nếu có sự chênh lệnh quá lớn giữa công suất làm lạnh với thể tích phòng thì nó sẽ gây ra hiện tượng rất khó chịu về việc đk nhiệt độ phòng k chuẩn hoặc là sự hoa hụt điện năng k có ích

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                        Trước giờ cứ tưởng máy lạnh dù lớn nhỏ nó cứ hùng hục chạy max công công suất cho mau đạt nhiệt độ cài đặt rồi giải lao chứ.
                        giờ mấy cái inverter nó thông minh lắm bác , khởi động nó sẽ cho chạy max tải trong vòng 10p hay 30p gì đây ( máy 1 ngựa mà chạy max tải lên tới gần 2 ngựa là bt) nếu nhiệt độ k giảm là nó cũng ngắt bảo vệ, máy inverter đa phần nó không dừng chỉ bớt van tiết lưu và tốc độ giảm thôi, trừ khi đang set ở 14 độ mà bác tăng lên 25do thì nó dừn block liền.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi lris41 Xem bài viết

                          Nhưng mình có gặp trường hợp như thế này, công ty sử dụng một điều hòa dạng tòa nhà lắp trần công suất rất lớn so với diện tích phòng, tuy nhiên đã chỉnh nhiệt độ ở mức cao nhất 30 độ nhưng nó vẫn rất lạnh, không thể nào nó cho được nhiệt độ phòng nóng hơn

                          từ đó mình nghĩ như này, khả năng bơm nhiệt của máy điều hòa nó phải phù hợp với thể tích phòng (thể tích - mét khối chứ không phải diện tích) nếu như lắp ngược thì nó sẽ một là quá lạnh hoặc là không thể nào làm nhiệt độ phòng xuống thấp được

                          Nếu máy nhỏ hơn thì lượng nhiệt bơm ra bên ngoài không kịp với lượng nhiệt sinh ra trong phòng, quá trình đối lưu xảy ra nhanh hơn quá trình bơm hạ nhiệt

                          Nếu máy quá lớn thì khả năng nó múc nhiệt ra bên ngoài quá nhanh nó mới chạy thôi là nhiệt độ phòng nó giảm tốc độ rồi

                          trường hợp này mình gặp ở công ty, bạn sẽ nghĩ nếu nhiệt độ phòng đủ thì máy ngừng chạy hoặc chạy chậm lại đúng không???

                          vì tốc độ thấp nhất của cái điều hào lớn đó nó cũng vẫn đủ làm cho cái phòng đó lạnh run rồi. bạn hiểu chỗ này không!

                          vả lại có các yếu tố như, mấy điều hòa nó đo nhiệt độ tại dàn lạnh nên nhiệt độ ở đó bao giờ cũng lệch hơn so với môi trường trong phòng đặc biệt là dưới mặt đất. vì khí lạnh thì nó nặng hơn và chìm bên dưới, mà máy lạnh thì treo trên cao không à, cái quạt thì nó đâu ngừng quay tí nào. cho nên bên dưới mình còn thấy lạnh nhưng trên dàn lạnh thì nó thấy nhiệt độ đã tănng rồi nên thôi chạy tiếp đi.

                          ở trên lạnh đến nhiệt độ set đặt thì ở dưới mình lạnh ngắt,

                          theo mình nếu có sự chênh lệnh quá lớn giữa công suất làm lạnh với thể tích phòng thì nó sẽ gây ra hiện tượng rất khó chịu về việc đk nhiệt độ phòng k chuẩn hoặc là sự hoa hụt điện năng k có ích
                          Cảm ơn bác đã không ngại mà chia sẻ một cách rất nhiệt tình theo kiểu của một người đầy kinh nghiệm thực tế.

                          Trường hợp màu đỏ của bác em cũng đã gặp và vẫn đang diễn ra hằng ngày tại cty em, vì cái máy Mitsubitshi gắn hơn 15 năm rồi vẫn chạy tốt. Nó 1.5Hp cho phòng khá nhỏ khoảng 12mx2.4m cao ~3m2. Đặt 30 độ C mà vẫn thấy lạnh, hiếm khi nào đặt 29 độ.

                          Một điều khó hiểu ở máy lạnh nữa là, khi đêm, lúc đi ngủ set 27-28 độ là thấy mát, thậm chí còn lạnh, thế mà, nhiệt độ thì luôn giảm khi càng về khuya, mà chỉ tầm 3 4 tiếng sau thì thấy nực khó chịu, nó không chạy giàn nóng, chỉ chạy dàn lạnh, phải tắt nó đi rồi bật lại nó mới chạy cục nóng, và mát hơn.

                          Đúng là cái gì cũng phải vừa phải, nếu ta mà biết quá nhiều đôi khi lại thấy ai cũng ngu, hoặc là thấy mình chả biết gì, cứ phải khiêm nhường học hỏi; ngược lại, khi ta biết quá ít thì cũng thấy mọi người đều kém thông minh, cái gì mình cũng biết!!!

                          Trở về trường hợp chủ thớt (tất nhiên là cả 2 công suất đều có thể chạy đạt nhiệt set up và có thời gian ngừng nghỉ rồi), theo hiểu biết hạn hẹp cá nhân, nếu là máy cơ thì cái công suất lớn sẽ hơi hao điện hơn vì hao phí truyền tải trên đường dây và giảm áp khi khởi động và chạy bình thường, bởi P=RxI^2. Còn nếu là máy inverter, sự chênh lệch công suất hao phí này có thể sẽ bớt hơn ở phần khởi động.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                            Cảm ơn bác đã không ngại mà chia sẻ một cách rất nhiệt tình theo kiểu của một người đầy kinh nghiệm thực tế.

                            Trường hợp màu đỏ của bác em cũng đã gặp và vẫn đang diễn ra hằng ngày tại cty em, vì cái máy Mitsubitshi gắn hơn 15 năm rồi vẫn chạy tốt. Nó 1.5Hp cho phòng khá nhỏ khoảng 12mx2.4m cao ~3m2. Đặt 30 độ C mà vẫn thấy lạnh, hiếm khi nào đặt 29 độ.

                            Một điều khó hiểu ở máy lạnh nữa là, khi đêm, lúc đi ngủ set 27-28 độ là thấy mát, thậm chí còn lạnh, thế mà, nhiệt độ thì luôn giảm khi càng về khuya, mà chỉ tầm 3 4 tiếng sau thì thấy nực khó chịu, nó không chạy giàn nóng, chỉ chạy dàn lạnh, phải tắt nó đi rồi bật lại nó mới chạy cục nóng, và mát hơn.

                            Đúng là cái gì cũng phải vừa phải, nếu ta mà biết quá nhiều đôi khi lại thấy ai cũng ngu, hoặc là thấy mình chả biết gì, cứ phải khiêm nhường học hỏi; ngược lại, khi ta biết quá ít thì cũng thấy mọi người đều kém thông minh, cái gì mình cũng biết!!!

                            Trở về trường hợp chủ thớt (tất nhiên là cả 2 công suất đều có thể chạy đạt nhiệt set up và có thời gian ngừng nghỉ rồi), theo hiểu biết hạn hẹp cá nhân, nếu là máy cơ thì cái công suất lớn sẽ hơi hao điện hơn vì hao phí truyền tải trên đường dây và giảm áp khi khởi động và chạy bình thường, bởi P=RxI^2. Còn nếu là máy inverter, sự chênh lệch công suất hao phí này có thể sẽ bớt hơn ở phần khởi động.
                            hayza bác lại chửi em

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi lris41 Xem bài viết

                              hayza bác lại chửi em
                              Ậy, bác quá hài hước rồi, về tuổi đời và kinh nghiệm hiểu biết tất thảy bác hơn em mấy bậc sao em dám thất lễ chứ? Với lại bác luôn chia sẻ kinh nghiệm bản thân, một nhiệt huyết chân tình cơ mà, có mấy khi bác như thế kia đâu phải không?

                              Ngay như cái link ở trên, bài viết của bác thật là công phu, sâu rộng về nhiễu và EMC trong thiết kế bo mạch, đúng như là người biết nhiều chỉ người không biết vậy chứ chả có từ nào là chê bai kẻ kém cỏi hơn mình cả.

                              Mong bác luôn mạnh khỏe bình an và năng đến đây lúc rỗi rãi để giúp đỡ đám con em còn loạng choạng trên đường tìm kiến thức nhé!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              trthnguyen Tìm hiểu thêm về trthnguyen

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X