Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TV Samsung UA50TU8100K

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Cứ thử tính cho TV led 40inch giá 6 triệu, cho công suất trung bình là 50W, ngày mở 8h từ 5h chiều coi thời sự tới 12h đêm khi hết bóng đá, còn TV CRT công suất 200W, thì số điện TV led tiêu thụ trong 1 năm là:

    50W x 8h x 30 ngày x 12 thàng = 144kWh.

    Với giá điện sinh hoạt trung bình ở 200 kí khoảng 2.200vnđ thì số tiền TV led tiết kiệm được 1 năm so với CRT là":

    3 x 144kWh x 2.200đ = 950 ngàn đồng.

    Vậy tuổi thọ 1 cái TV led 6 triệu phải tối thiểu khoảng 6.000.000đ / 950. 000đ = 6.3 năm thì mới thực sự tiết kiệm hơn TV CRT ngày xưa.

    Xin hỏi các bạn, hiện TV led của hãng nào đủ chất lượng xài 8h/ ngày liên tục được trong trong 6 năm? Mình thì TV Sony 32" vừa hết BH 2 năm lăn quay sọc dọc vứt rác, kế tiếp mua cái Samsung 40" cũng hơn 2 năm một xíu thì mất hình hãng báo thay 4tr nên vứt luôn. Giờ đang xài Panasonic 42" cũng hơn 2 năm rồi, không biết khi nào hư khi thỉnh thoảng bật lên không thấy hình phải mở lại. Cái Samsung 50" đang sửa là của thằng cháu gần nhà, rất ít khi xài, chưa được 2 năm rưỡi, Của ông anh vợ cũng đã hư trong thời gian BH. Một ông anh vợ khá hoài cổ vì... ngèo nên mua cái CRT cách mình gần 3 đời TV led rồi vẫn còn xài được tới giờ.

    Thiết nghĩ, nếu thực là tiết kiệm, thân thiện môi trường thì NSX nên thiết kế TV chỉ hiển thị hình ảnh, phải có loa ngoài để nghe tiếng, như màn hình máy tính ấy, khá bền hơn nhiều so với TV dù cấu tạo và nguyên lí là như nhau.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

      Ngày xưa TV CRT xài cả chục năm, có hư chỉ sửa nguồn, màn hình ít hư, thay chỉ vài trăm, bây giờ vòng đời của thứ "TV led siêu tiết kiệm" trung bình là 2 - 3 năm, giá đầu tư ban đầu khá lớn, chuyên hư màn hình sửa hết bạc triệu, ô nhiễm môi trường khủng khiếp, chỉ có cái lợi trước mắt là tiền điện tiêu thụ giảm đáng kể so với CRT.

      Tính ra nó lãng phí hơn TV CRT rất nhiều, mà lí do theo em chính bởi việc thiết kế cặp loa TV ngay sát màn hình. Lẽ ra loa phải đặt rời bên ngoài, vì nó phát rung động liên tục, nhiều khi cộng hưởng gây chấn động lớn ngày này qua ngày khác, trong khi cái panel lại có kết cấu rất không chắc chắn với đường mạch bo điều khiển và trong panel rất mảnh dẻ. Có lẽ đó cũng chính là thế mạnh của TV led cho nhà sản xuất!
      bạn nói tivi led hay bị hư do cặp loa đặt sát màn hình , gây rung động dẫn đến hư màn hình là không đúng rồi bởi vì màn hình LCD- LED hư , chập màn hình đó là do cách nói của thợ thôi , chứ bản chất màn hình bị hư chập là do hư con chip nằm trong tab màn hình , chứ hư trong màn hình rất ít (loang tinh thể, nổi đốm đen) , còn hầu hết màn hư trong tab màn hình thôi , còn máy đời mới bây giờ linh kiện dán đa số , rung động do loa hầu như không bị lòng chân như tivi CRT dùng linh kiện chân cắm .

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết

        bạn nói tivi led hay bị hư do cặp loa đặt sát màn hình , gây rung động dẫn đến hư màn hình là không đúng rồi bởi vì màn hình LCD- LED hư , chập màn hình đó là do cách nói của thợ thôi , chứ bản chất màn hình bị hư chập là do hư con chip nằm trong tab màn hình , chứ hư trong màn hình rất ít (loang tinh thể, nổi đốm đen) , còn hầu hết màn hư trong tab màn hình thôi , còn máy đời mới bây giờ linh kiện dán đa số , rung động do loa hầu như không bị lòng chân như tivi CRT dùng linh kiện chân cắm .
        Em vẫn cho rung động là nguyên nhân gây chạm chập, lỏng chân cable nối, hư hỏng tab vì chân nó rất nhiều lại nhỏ bé và dán chi chít thế kia. Ví dụ nếu có bụi bẩn lọt vào nó nằm đó, khi nó hút ẩm có thể trở nên dẫn điện.

        Nếu không có..."sang chấn", chúng có thể nằm im ở vị trí 2 chân mass chẳng hạn, hoặc chỉ tiếp xúc 1 chân linh kiện, nhưng khi có rung động nó sẽ di chuyển và dễ gây chạm chân các linh kiện cũng như các chân dẫn tín hiệu hình ở khoảng cách rất nhỏ bé kia, ở những nơi mà nó di chuyển qua nhờ cặp loa.

        Hay giả như mối hàn bị lỏng, lỗi vì bất kì lí do gì, nếu không có rung động thì nó vẫn tiếp xúc dẫn điện, chỉ khi tắt bật gì đấy đôi lúc nó hở mạch thì không lên hình chẳng hạn, ta tắt đi mở lại lại được. Nhưng khi TV nó nói liên tục làm cho cả cái TV rung động theo tần số loa phát ra, mối hàn đó chắc chắn sẽ tiếp xúc rồi không tiếp xúc liên tục có thể tạo tia lửả điện gây dẫn điện các chân bên cạnh, hay sốc điện,... nó sẽ gây hư hỏng cho mạch điện trầm trọng hơn là thỉnh thoảng bị "đóng ngắt".
        Nói chung là xác xuất gây chạm chập hư hỏng màn hình là rất lớn khi có rung động.

        Bác thấy cái màn hình PC ấy, nó làm việc còn nhiều thời gian hơn TV mà xài lâu hơn, rất ít hư so với TV, dù nó cũng không bền bằng màn hình CRT.

        Việc cái loa nói được gắn ngay bên trong TV nó gây tác hại cho bo mạch chả khác nào như việc chúng ta dùng sóng âm để giặt rửa đồ, chả khác nào như khi ta dùng rây rây cát trong đó vậy. khi không lắc thì chỉ vài hạt cát cạnh ccá lỗ rơi ra, khi rung lắc thì từ từ cát sẽ lọt qua hết!!!! Còn bản thân cái panel hư khi bị long màu đổ đốm gì đấy thì không liên quan rung động lắm, chủ yếu do công suất phát hình ảnh thôi.

        Comment


        • #19
          Ý của bác Thái và dinhthuong đều đúng còn 1 cái nữa là độ phân giải màn tăng lên dẫn đến số đường mạch trong màn tăng theo tỷ lệ lỗi cũng tăng

          Hãng nó biết hết cả tivi đời đầu có đổ keo chống ẩm , chip màn gắn trên bo có giải nhiệt đường mạch trong màn in hay mạ dầy hơn . Nhưng làm như thế chỉ bán được cho 1 nhúm người giàu thôi còn số đông còn lại anh tàu ôm gọn với hàng giá rẻ .

          Vì thế các hãng tên tuổi phải giảm chất lượng để tăng thị phần , tivi crt 29 in giá tính bằng cây vàng rồi mà giá vàng với giá tivi bây giờ là bao nhiêu .

          Vụ ô nhiễm môi trường coi như chia sẻ với anh tàu vì được dùng hàng giá rẻ của anh ý .

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          dinhthuong80 Tìm hiểu thêm về dinhthuong80

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X