Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Làm bộ điều khiển nhiệt độ lò ấp trứng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Vậy là bạn cũng có nhiều kinh nghiệm trong nghề rồi đấy nhỉ? số lượng trứng bạn ấp hàng tháng có nhiều không ?.[/QUOTE]
    ------------
    Hồi năm 84 - 85 mình ấp chủ yếu là trứng cút để lấy giống nuôi ở nhà, bây giờ thì làm ít thôi, không kinh doanh gì, chủ yếu là lấy gà con cho bà xã nuôi cho vui thôi ( các bạn thông cảm, thực phẩm bây giờ nhất là thịt, nhiều khi thấy người ta chế biến rồi bạn không dám ăn đâu )

    Comment


    • #17
      Bộ điều khiển nhiệt độ lò ấp

      Nguyên văn bởi binhcanhp Xem bài viết
      Nếu bạn hiểu biết về kỹ thuật ấp thì có thể cho mọi người biết các thông số: Nhiệt độ, Ẩm độ, Độ ồn và Ánh sáng trong từng giai đoạn phát triển của Gà, Vịt và Cút được không? Và cả phương pháp để có được nhiệt độ, ẩm độ?
      ---------------------------
      Nhiệt độ ấp trứng gà là 37,4 - 37,8 độ C, vịt cao hơn từ 38,5-39 độ c, trứng cút từ 36,5 - 37 độ C, độ ẩm trong ấp trứng từ 1 - 15 ngày đầu khoảng 60%, những ngày cuối là 90%. Nhiệt độ ấp trứng gà hồi trước chưa có net, mình dùng nhiệt kế thủy ngân bỏ vào ổ trứng ấp để đo, bây giờ thì tài liệu nhiều nên dễ tham khảo. Quên mất một điều là giới tính của gia cầm phụ thuộc vào nhiệt độ ấp, nhiệt độ cao hơn chuẩn một chút thì trống nhiều, ngược lại thì mái nhiều ( cái này do những thợ ấp chuyên nghiệp nói, mình chưa kiểm tra thực tế, nhưng trước đây có những đợt trứng cút nhà mình ấp đúng là có mẻ nhiều trống và có mẻ nhiều mái )

      Chúc bạn thành công!
      [/QUOTE]

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin cần thiết!
      Về bộ điều khiển
      _ Nếu lò ấp bạn sử dụng bóng đèn thì không cần lo ngại về quán tính nhiệt.
      _ Nếu bạn lựa chọn giải pháp thì theo mình dùng cảm biến nhiệt của máy lạnh là thích hợp nhất. Mình đã từng sử dụng nó. Và cần sử dụng MCU, thiết kế, lập trình.
      _ Mình sẽ vẽ lại Schematic nếu bạn lựa chọn giải pháp này và cần đến nó. (Chúng ta có thể điều khiển chính xác đến 0.1 độ, hiển thị LCD hoặc LED 7 đoạn, thay đổi độ sáng đèn, bật quạt khi quá nóng, báo động khi cần thiết...)
      _ Nếu ở Tp.HCM mình sẽ tặng cho bạn một cảm biến nhiệt độ phòng của máy lạnh để bạn làm thử nếu cần.
      Chúng ta sẽ cùng làm.
      Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
      Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

      Comment


      • #18
        Cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin cần thiết!
        Về bộ điều khiển
        _ Nếu lò ấp bạn sử dụng bóng đèn thì không cần lo ngại về quán tính nhiệt.
        _ Nếu bạn lựa chọn giải pháp thì theo mình dùng cảm biến nhiệt của máy lạnh là thích hợp nhất. Mình đã từng sử dụng nó. Và cần sử dụng MCU, thiết kế, lập trình.
        _ Mình sẽ vẽ lại Schematic nếu bạn lựa chọn giải pháp này và cần đến nó. (Chúng ta có thể điều khiển chính xác đến 0.1 độ, hiển thị LCD hoặc LED 7 đoạn, thay đổi độ sáng đèn, bật quạt khi quá nóng, báo động khi cần thiết...)
        _ Nếu ở Tp.HCM mình sẽ tặng cho bạn một cảm biến nhiệt độ phòng của máy lạnh để bạn làm thử nếu cần.
        Chúng ta sẽ cùng làm.[/QUOTE]
        ----------------
        OK, nếu bạn có thì giờ mình sẽ cùng hợp tác làm vấn đề này, mình ở Bình Dương, cách Tp HCM 30 Km, có người cũng đề nghị mình dùng công tắc thủy ngân của máy lạnh để làm cái ngắt điện tự động, nhưng mình không phải dân chuyên về điện tử ( nếu k nói là mù tịt, mình là dân kế toán ) nên những vấn đề bạn đề cập đến vượt quá hiểu biết của mình. Mình có đọc trên pic.net thấy có nói về vi điều khiển, nếu bạn hợp tác thì tốt quá

        Comment


        • #19
          Không phải dùng bóng đèn làm nguồn nhiệt là không quan tâm đến quán tính nhiệt đâu bạn trẻ. Vấn đề là thể tích buồng sấy so với công suất nhiệt bao nhiêu là vừa đủ? Với tủ cấy vi sinh và máy điều hòa nhiệt dộ cho trẻ sinh non thì công suất nhiệt là 100watt cho 1/2 mét khối. Sai số 0,1 độ.(37 độ)
          Nếu chỉ cần làm tủ ấp trứng thì ko cần phải dùng vi điều khiển. Bạn ra khu dân sinh mua 1 cái Thermostat giá 100.000 ,nó hình vuông có núm điều chỉnh nhiệt độ cài đặt tùy ý,bạn chớ làm gảy ống đầu dò nhiệt độ,nó xì ga ra là hết xài đấy, ráp nối tiếp với bóng đèn. Cấp nguồn vào sau 2 giờ đợi nhiệt độ ổn định mới điều chỉnh vị trí đầu dò nhiệt độ, nếu sai số nhiều bạn dời vị trí đầu dò vào gần nguồn nhiệt sẽ ổn định. Chúc bạn thành công.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
            Không phải dùng bóng đèn làm nguồn nhiệt là không quan tâm đến quán tính nhiệt đâu bạn trẻ. Vấn đề là thể tích buồng sấy so với công suất nhiệt bao nhiêu là vừa đủ? Với tủ cấy vi sinh và máy điều hòa nhiệt dộ cho trẻ sinh non thì công suất nhiệt là 100watt cho 1/2 mét khối. Sai số 0,1 độ.(37 độ)
            Nếu chỉ cần làm tủ ấp trứng thì ko cần phải dùng vi điều khiển. Bạn ra khu dân sinh mua 1 cái Thermostat giá 100.000 ,nó hình vuông có núm điều chỉnh nhiệt độ cài đặt tùy ý,bạn chớ làm gảy ống đầu dò nhiệt độ,nó xì ga ra là hết xài đấy, ráp nối tiếp với bóng đèn. Cấp nguồn vào sau 2 giờ đợi nhiệt độ ổn định mới điều chỉnh vị trí đầu dò nhiệt độ, nếu sai số nhiều bạn dời vị trí đầu dò vào gần nguồn nhiệt sẽ ổn định. Chúc bạn thành công.
            Phương pháp chiếu sáng là cấp nhiệt bằng bức xạ nhiệt, tất cả các đối tượng hấp thụ ánh sáng đều sẽ tăng nhiệt, và khi không còn nhận ánh sáng thì không thể tiếp tục tăng nên quán tính ở đâu ra vậy ông bạn già?
            Dùng Thermoststar thì có ưu điểm là đơn giản, nhưng một lần điều chỉnh là cần phải đo đạc lại chứ không thể cài đặt như sản phẩm kỹ thuật số được.
            Em xin hết.
            Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
            Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

            Comment


            • #21
              Bác tìm Bộ điều khiển nhiệt độ (Transmitter) trên trang www.google.com.vn thế nào cùng có. Chợ Dân Sinh ở đâu vây? Ở HN có nhiều lắm bán tại Nguyễn Công Trứ.
              Chúc vui.

              Comment


              • #22
                trích Hpecom:
                Phương pháp chiếu sáng là cấp nhiệt bằng bức xạ nhiệt, tất cả các đối tượng hấp thụ ánh sáng đều sẽ tăng nhiệt, và khi không còn nhận ánh sáng thì không thể tiếp tục tăng nên quán tính ở đâu ra vậy ông bạn già?
                Dùng Thermoststar thì có ưu điểm là đơn giản, nhưng một lần điều chỉnh là cần phải đo đạc lại chứ không thể cài đặt như sản phẩm kỹ thuật số được.
                -------------------------------------------------------------
                Không phải ánh sáng nào cũng có khả năng bức xạ nhiệt đâu bạn ạ,ánh sáng hồng ngoại và tử ngoại có bức xạ nhiệt rất mạnh được dùng trong các kho lúa.Trong y học vật lý trị liệu lợi dụng tính xuyên thấu ,nó được dùng kích thích mô và xương .
                Bóng đèn tròn 100 watt có bức xạ nhiệt yếu, chủ yếu là tia hồng ngoại. Nếu nó mạnh sẽ xuyên thấu võ trứng làm hư trứng .Nhiệt trong lò ấp trứng chủ yếu là công suất phát nhiệt thuần túy của bóng đèn.Nhiệt độ ngay tại bóng đèn rất cao được lan truyền qua ko khí .Khi nhiệt độ đạt thẻmostat cắt nguồn gia nhiệt,nhưng tại bóng đèn, nhiệt độ vẫn cao hơn rất nhiều ,sau 1 thời gian mới cân bằng.Quán tính nhiệt sinh ra là ở đây. Ai bảo là dùng thẻmostat mỗi lần dùng là phải điều chình lại ? Trong các lồng ấp trẻ sơ sinh bao giờ cũng 2 cái thẻmostat,1 cái điện tử,cái thứ 2 là cái an toàn khi cái thứ 1 hư thì cái thứ 2 hoạt động và bao giờ cũng là cái cơ khí.
                Last edited by vi van pham; 25-09-2008, 22:13.

                Comment


                • #23
                  Tôi chưa nhìn thấy buồng sưởi cho trẻ sơ sinh, nhưng nếu một gian phòng bé xíu cho trẻ sơ sinh mà lại dùng bóng 100W thì cần phải xem lại bản thiết kế vì:
                  _ Độ vọt lố cao cũng như quá trình quá độ kéo dài
                  _ Tốc độ thay đổi nhiệt quá lớn ko tốt cho sức khỏe con người (sốc nhiệt)
                  _ Lãng phí vì phải dùng linh kiện công suất lớn hơn
                  _ Nguy hiểm vì nó có thể gây phỏng cho trẻ
                  Nếu một gian phòng có thể tích khoảng 40m3 mà treo khoảng 10 bóng 100W thì theo bạn quán tính nhiệt này đầu cảm biến của bạn có khả năng phát hiện được không? (tôi đang nói về độ nhạy)
                  Một bóng đèn sợi tóc khi sáng thì nhiệt độ trong lòng bóng (không nói sợi tóc) khoảng 100 độ C. Với thể tích khoảng 0.3lit thì lượng nhiệt đó trong khoảng vài giây không thể đem lại quán tính cho gian phòng.
                  Thêm một điều là trong lò ấp lúc nào cũng đặt vài cái quạt để luân chuyển khí càng làm cho bóng đèn hạ nhiệt.
                  Theo như bài viết trên của tôi thì điều khiển nhiệt bằng cách thay đổi độ sáng bóng đèn. Chưa thể nói là PID nhưng tôi cũng đã dùng một phương pháp tối ưu để duy trì nhiệt độ phòng.
                  Sau một thời gian hoạt động, mạch sẽ tự điều chỉnh độ sáng đèn thích hợp để lò luôn được ổn định nhiệt. Như vậy nếu số lượng bóng đèn thích hợp với diện tích phòng và nhiệt độ môi trường thì hầu như các bóng đèn sáng thường xuyên (điều này ảnh hưởng tốt hay xấu đến sự phát triển của trứng thì tôi chưa biết nhưng chúng ta có thể thay đổi nếu cần) và mức độ sáng tùy thuộc vào 2 điều kiện trên (đôi khi ảnh hưởng bởi nhiệt độ trứng và khi mở cửa lò)
                  Tôi đã từng thử nghiệm 1 bóng đèn trong thùng TV đạy kín nắp, mạch điều khiển với độ chính xác 0.1 độ C.

                  Em lại xin hết.
                  Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                  Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                  Comment


                  • #24
                    tôi ko nói các buồng ấp trẻ sơ sinh sdung bóng đèn,tôi cho công thức tính công suất nhiệt cần thiết để sai số ít nhất. Tôi nói điều quan trọng nhất bạn sai lầm khi cho rằng bóng đèn sấy dùng bức xạ nhiệt. Tôi ko tranh cãi với bạn nữa vì bạn có thể chưa từng thiết kế hay s/chữa các máy sấy khô ,và quan trọng nhất bạn ko thắng chính bản thân mình để học hỏi

                    Comment


                    • #25
                      Chào bạn vipham,

                      Tôi nghĩ mọi người vào diễn đàn này là cùng nhau chia sẻ khó khăn, chia sẻ kiến thức. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình vào đây để dạy bảo ai bao giờ. Những bài viết trên tôi nhằm đưa ra nhận thức của mình chứ không phải để tranh cãi.

                      Xin lỗi các bạn khác! Tôi rất tiếc phải viết những bài ko lợi ích này.
                      Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                      Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                      Comment


                      • #26
                        Cháu thành thật xin lỗi chú!

                        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                        trích Hpecom:
                        Phương pháp chiếu sáng là cấp nhiệt bằng bức xạ nhiệt, tất cả các đối tượng hấp thụ ánh sáng đều sẽ tăng nhiệt, và khi không còn nhận ánh sáng thì không thể tiếp tục tăng nên quán tính ở đâu ra vậy ông bạn già?
                        Kính gửi chú Vị,

                        Cháu thực sự không biết chú là người đã cao tuổi.
                        Qua bài viết cuối cùng của chú, cháu xem lại diễn đàn mới biết chú thực sự là một người đã lớn tuổi và đáng kính.
                        Cháu thành thật xin lỗi chú về những lời thiếu lễ phép!
                        Mong chú bỏ qua và không phiền lòng!

                        Kính.
                        Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                        Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                        Comment


                        • #27
                          Trước hết xin cảm ơn sự góp ý hết sức nhiệt tình của tất cả các bạn trên diễn đàn. Sau khi tham khảo ý kiến của mọi người và đi lục lọi ở chợ Dân sinh, tôi gặp một nơi có bán loại cảm biến, nhưng nó là hai cái đĩa kim loại ( người ta lúc trước gọi là cái bánh tiêu ) và loại này rất nhạy nhiệt, chỉ cần thổi khẽ qua hai đĩa kim loại là nó đè lên cái công tắc, cắt nguồn ngay. Nhưng ông già bán kiot này ( đi vào chợ rẽ tay trái, khoảng giữa, Khi tôi hỏi mua ông ấy nói giá là 1 triệu, mình trả giá thì lão ta phán ngay, " mất thì giờ ". Thôi đành quay ra ngoài tìm vậy, cuối cùng tôi chọn mua loại cảm biến fox-1004 của Hàn quốc ( 320 k ) nhưng có thể chỉnh sai số nhiệt 0,1 độ ( đã thử ) và chỉnh nhiệt bằng digital. còn lồng ấp tôi làm như sau ( nói cụ thể để các bạn có thể tham khảo, cần gì thì pm cho tôi, đồng thời cũng để đáp lại nhiệt tình của mọi người khi tư vấn. Dùng gỗ hay sắt cũng được đóng thành một cái tủ vuông, cao khoảng 1m ( kể cả chân, lọt lòng 40 cm, có nhiều tầng ). Trong tôi dùng tôn kẽm làm vách, ngoài dùng ván ép, giữa lót mốp để giữ nhiệt, cửa tủ gắn kiếng để có thể quan sát ngăn trứng. Nguồn nhiệt ở tầng dưới cùng, dùng 4 bóng đèn 25W, mắc nối tiếp hai cái một, để dưới cùng. tầng trên nguồn nhiệt dùng tôn kẽm làm một khay nước, cách nguồn nhiệt khoảng 10 cm. Trên khay nước tôi dùng cái quạt loại nhỏ, điện 1 chiều thổi ngang qua khay nước để tăng thêm độ bốc hơi nước, nếu độ ẩm cao quá ( 2 tuần đầu là 60% ) thì cho quạt lên cao, nếu độ ẩm thấp thì cho quạt thổi ngang qua khay để tăng độ bay hơi, còn nếu chưa đạt ( những ngày cuối độ ẩm là 90% ) thì dùng miếng vải nhúng ướt đắp lên khay trứng. Đặt thêm 01 quạt nữa bên trên theo chiều ngược lại để nó thổi không khí theo vòng tròn. Khay trứng tôi đặt trên bộ gá ( bạn dùng sắt L làm thành bộ gá, giống như rãnh trượt ngăn kéo, nhưng giữa bộ gá khoan lỗ để bắt vào thành thùng, rãnh trên dưới cách nhau 15 - 20 cm và có khoan lỗ, bắt ốc, nhưng để lỏng để nó có thể chuyển động được. khi đó bạn để khay trứng lên bộ gá này ( quên phải làm cái chốt định vị để khay trứng lên thì nó tự cài lại không rơi ) khi đảo trứng bạn chỉ cần ấn một đầu khay xuống là những khay trên giá sẽ tự động nghiêng đi 45 độ ( do bộ gá có liên kết với nhau như tôi đã nói ở trên ) sau khoảng 2 h bạn lại đẩy đầu khay lên là nó sẽ kéo toàn bộ nghiêng theo chiều ngược lại ( trứng đảo 90 độ theo phương thẳng đứng, nhớ xếp trứng vào từng ô trên khay, đầu to bên trên. Phần còn lại là chờ đến khi trứng nở, các bác cần gì thì cứ hỏi em sẽ trả lời. Quên lồng ấp phải khoan lỗ 2 bên thành thùng và trên nóc để thông khí nhé. Ngoài ra, bây giờ em đề nghị các bác tham vấn sao cho có thể điều khiển đảo trứng tự động, để đỡ mất công canh đồng hồ ( ý tưởng của mình là dùng kiểu chuyển động của pít tông để biến chuyển động tròn của động cơ quay thành chuyển động lên xuống của khay trứng, nhưng chưa biết cách nào để làm cho nó chỉ quay một chu kỳ lên, xuống )

                          Comment


                          • #28
                            Chào bạn Bình,

                            Mình cũng đã từng nghĩ đến việc dùng động cơ để đảo trứng. Nếu dùng pitong theo cách của bạn thì chúng ta sẽ phải lựa chọn giữa 2 vấn đề:
                            _ Nếu muốn momen lực nhỏ thì chu trình di chuyển của trục đẩy phải lớn
                            _ Nếu muốn chu trình ngắn lại thì momen lực phải lớn
                            Mình đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này nên đã suy nghĩ đến cách dùng xích dạng ròng rọc. Nếu bạn đã mở cái máy in phun ra thì hiệu cách mình định làm tương tự như cái vòi phun của máy. Tuy nhiên nó khác một điểm là khung trứng di chuyển theo quỹ đạo đường tròn còn ròng rọc thì di chuyển theo đường thẳng nên mình cần phải làm một con trượt dọc theo giá của khung.
                            Dùng động cơ DC hoặc AC cùng 2 công tắc hành trình kết hộp một số relay trung gian và 2 timer để đảo chiều quay động cơ.
                            Cho mình hỏi bạn Bình đã đo độ ẩm lò bằng phương pháp nào vậy?

                            Mình đề xuất thế này: Để điều khiển hệ thống chúng ta hãy thiết kế một mạch điều khiển hoàn chỉnh có các thành phần:
                            _ Cảm biến đo nhiệt độ để MCU ra lệnh điều khiển bộ sấy.
                            _ Cảm biến đo ẩm độ để MCU ra lệnh điều khiển bộ cấp nước.
                            _ Dùng sợi đốt để cấp hơi ẩm cho lò.
                            _ Dùng quạt hút để xả nhiệt và cấp khí tươi.
                            _ Dùng triac để điều khiển độ sáng đèn.
                            _ Dùng động cơ DC để điều khiển đảo trứng.

                            Rất mong hợp tác
                            Nếu cần liên hệ với mình:
                            _ DĐ:090 858 9797
                            _ gmail: hpecom
                            _ YN: pvn_nhph
                            Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                            Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                            Comment


                            • #29
                              Mình dùng bộ gá theo nguyên lý của cái bập bênh, ba cái gá sẽ nối với nhau bằng một thanh sắt, như vậy mình chỉ cần kéo một đầu thì nó sẽ kéo cả ba cái nghiêng xuống hay lật lên. Nếu bạn gắn ở đầu của thanh sắt nối một cái puly tròn thì bạn có thể áp dụng kiểu chuyển động lên xuống của pitong được điều kiển bằng chuyển động quay tròn của trục cam. Đây mới là ý tưởng nên sẽ có sai sót, mình sẽ cố gắng nghĩ cách cải tiến, vì ở đây bạn phải tính đến việc chuyển động phải êm, nhẹ và thật chậm để không làm vỡ hay dập trứng. Cái máy của ông Lợi ngoài HN được tính riêng bộ phận chuyển động đã có giá trị bằng 1/2 cái máy ( tự động 5 triệu, không tự động giảm 50% ). Máy của mình làm thì chỉ khoảng 700 k là tối đa. Còn thiết kế bộ điều khiển như của bạn thì quá hiện đại, vượt khỏi tầm của mình rồi, và các bạn trên diễn đàn, nếu có muốn làm cũng rất khó. Tuy vậy mình xin chân thành cảm ơn ý kiến của bạn ( mình ở Bình dương, đt 0913969962, nếu ở gần khi nào anh em gặp uống cà phê ). Còn bộ điều khiển nhiệt, nếu bạn nào ở xa, không có điều kiện mua thiết bị, tôi xin đề nghị các bạn có thể làm theo cách tôi đã làm như sau ( tôi làm cũng 12 năm rồi ). Bạn kiếm một cái xơ ranh thủy tinh ( loại 1-2 mm ). Ra hiệu thuốc tây mua 3 cái nhiệt kế thủy ngân. Sau đó đập cái bầu thủy ngân ra để lấy thủy ngân ( nhớ cẩn thận vì đây là chất độc, tốt nhất là trước đó ngâm nó vào nước đá để nó co lại ) sau đó bạn dùng mỡ bò một lớp mỏng lên thành của cái pit tông, lớp mỡ này sẽ có tác dụng giảm ma sát và ngăn thủy ngân có thể bay hơi thất thoát trong quá trình sử dụng. Sau khi đổ thủy ngân vào xơ ranh, cho pít tông vào và đẩy cho thủy ngân lên ( giống như bạn tiêm thuốc, người ta đầy xơ ranh lên vậy ) dùng keo dán sắt bịt đầu xơ ranh lại. Vậy là bạn có một cái rơ le đơn giản rồi. Bạn chỉ cần làm một bộ gá, cố định cái xơ ranh lại, cuối cái pit tông là một cái công tắc điện ( loại thường có bán ở mấy tiệm điện, bình thường là nó đóng điện, khi có lực đè lên cái chốt, nó sẽ cắt điện ) lực đè này là cái pit tông mà tôi đã nói bên trên vì khi nhiệt độ tăng, thủy ngân giãn nở nó sẽ đẩy pit tông chạy lên làm cắt điện. Phần còn lại bạn phải dùng nhiệt kế để chỉnh tay thôi, sao cho đạt được nhiệt độ mà mình muốn. Chúc các bạn thành công

                              Comment


                              • #30
                                Rất cảm ơn sáng kiến của bạn Bình!

                                Về phương pháp truyền động quả thật nó tốn kém đáng kể nên mình mới nghĩ ra cách ròng rọc trên. Cách của mình là để tận dụng các xên, líp cũ của xe máy và xe đạp. Thanh trượt thì đơn giản lắm, mình mua ray trượt mà thợ mộc dùng làm ngăn bàn chỉ vài chục ngàn thôi.
                                Phần điều khiển động cơ quả là hơi khó đối với các bạn không thuộc chuyên ngành điện. (Nó khó ở phần timer và đảo chiều quay)

                                Chúng ta tiếp tục nghĩ cách vậy!
                                Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                                Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                binhcanhp Tìm hiểu thêm về binhcanhp

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X