Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp sửa nồi cơm điện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi yidage Xem bài viết
    quan trọng là có đúng 140độ(điểm nhiệt độ cơm đủ chín)không chứ k bền thì mình cho nó đóng điện vào 1 con rơ le omron 14 chân xinh xinh,rồi rơ le đóng điện cho nồi cơm thì sẽ trị được bệnh k bền.nguyên bản nó cấp dòng trực tiếp cho nồi,dòng cao tiếp điểm chóng chết là đương nhiên
    nó không bền vì tiếp xúc với nhiệt độ cao , sau một thời gian thì sai nhiệt độ . nhưng cũng còn tuỳ theo nơi chế tạo nữa , của Nhật thì quá chắc , còn tàu thì chưa thể nói trước , nhưng có cái khó là nơi lắp đặt chúng vào trong nồi , phải làm giá đỡ để lắp nó .

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
      nó không bền vì tiếp xúc với nhiệt độ cao , sau một thời gian thì sai nhiệt độ . nhưng cũng còn tuỳ theo nơi chế tạo nữa , của Nhật thì quá chắc , còn tàu thì chưa thể nói trước , nhưng có cái khó là nơi lắp đặt chúng vào trong nồi , phải làm giá đỡ để lắp nó .
      hic,chà,có dùng mũi khoan thường khoan nam châm được k bác?cái lỗ của nam châm đó bác ạ

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi yidage Xem bài viết
        cái nồi này mình theo dõi rồi,nhiệt dộ thì k bít bao nhiu nó cắt(cty k có máy đo)nhưng sau khi nước sôi,dổ gạo vào thì 20 phút sau nó nhảy ,cơm chín.còn nhảy sớm hơn thì sống.ít có trường hợp bị khê
        nếu cạn nước mà rơ le nảy thì chắc chắn cơm sống,bởi lẽ lượng gạo đổ vào ở nhà các bác nấu tầm 1kg gạo chứ ở em toàn nấu 5-6kg hoặc hơn,như vậy là k đủ nhiệt để chín rùi
        bác à nồi cơm điện nào cũng vậy khi cạn nước đều ngắt điện hết nhưng cơm chín là nhờ vào cuộn dây phụ dùng để ủ cơm cộng với nhiệt của cuộn dây chính đó để cơm chín còn nói như bác là chín cơm mới ngắt điện thì không có nồi cơm nào vậy đâu bác nghiên cứu kỹ lại đi

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi hoanglam1976 Xem bài viết
          bác à nồi cơm điện nào cũng vậy khi cạn nước đều ngắt điện hết nhưng cơm chín là nhờ vào cuộn dây phụ dùng để ủ cơm cộng với nhiệt của cuộn dây chính đó để cơm chín còn nói như bác là chín cơm mới ngắt điện thì không có nồi cơm nào vậy đâu bác nghiên cứu kỹ lại đi
          bác nói lạ!nồi cơm dùng trong gia đình :nồi đắt tẹo mới có rơ le phụ đóng điện cho điện trở phụ hâm nóng cho cơm,chứ nồi rẻ hơn trăm ,hai trăm lấy đâu ra có rơ le và điện trở phụ ấy mà bác bảo cơm chín nhờ cuộn dây phụ dùng để ủ cơm?mai em đến chộp cho bác cái ảnh mà coi ,nồi cty em chả có cái rờ le ấy đâu.lúc mới mua nó nấu cín cơm ăn ngon.dùng hơn năm thì nó làm biếng.em sửa chưa có cắt bớt cái gì nên k thể nói là em lột đồ bác nhé

          Comment


          • #65
            loại nhỏ có một cuộn cũng vậy cạn nước cũng ngắt luôn và nó nhờ vào nhiệt còn lại ở mâm nhiệt để chín cơm đó bạn

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi hoanglam1976 Xem bài viết
              loại nhỏ có một cuộn cũng vậy cạn nước cũng ngắt luôn và nó nhờ vào nhiệt còn lại ở mâm nhiệt để chín cơm đó bạn
              em theo dõi rồi,nếu nồi cạn nước một cái mà nhảy ngay thì cơm sẽ k chín hếthần trên nồi cơm sống,nấu bao nhiêu mẻ cũng vậy.nồi mới,nếu đổ gạo và nước vào ngay từ đầu thì sau khi cạn 8 phút sau rơ le nảy com mới chín hoàn toàn.nếu nấu cho nước sôi,đổ gạo vào thì đúng 15_18 phút sau rơ le nảy thì mới chín hoàn toàn.k thì chỉ có nước ăn cơm sống.bác ạ,nồi to nấu nhiều gạo nên nó k đơn giản như nồi ở nhà ạClick image for larger version

Name:	mr_289531_4c67f8c8c8bb50a9.jpg
Views:	1
Size:	53.6 KB
ID:	1385444

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi yidage Xem bài viết
                hic,chà,có dùng mũi khoan thường khoan nam châm được k bác?cái lỗ của nam châm đó bác ạ
                khoan lỗ cho cục nam châm thì nằm mơ cũng chưa thấy đó chứ! phải dùng mũi kim cương mới khoan được , chẳng ai khoan cái đó làm gì cho mệt , kiếm cái có sẵn lỗ mà làm cho mau thấy $ bác ơi !

                Comment


                • #68
                  bác tháo rốn nhiệt ra,kéo dãn lò xo ra là ok,e làm nhiều rồi chẳng cần phải thay mới
                  Chuyên: quảng cáo Led & điện thông minh
                  ĐT: 0985.990.266 or 0906779812
                  website:

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi yidage Xem bài viết
                    biết?biết mà bạn lại kết luận con rơ le tôi đang nói đến nảy do nam châm?tui có ảnh của nó đây ạ,nam châm chả tham gia vào quá trình nảy đâu ạ![ATTACH=CONFIG]74708[/ATTACH][ATTACH=CONFIG]74709[/ATTACH].có cái nam châm ,nhưng nó chỉ tham gia vào quá trình hút tấm thép mang đòn chuyển động,chứ còn quá trình nhả tấm thép mang đòn chuyển động cắt điện vào công tắc hành trình là do miếng lưỡng kim màu đen cong cong đấy ạ.tôi đã hơ nó lên lửa ,khi nóng nhiều nó nổ kêu "panh"một tiếng rồi cong ngược về sau bạn ạ.để 1 lát nguội rồi nó lại kêu"panh"1 tiếng nữa rồi cong về vị trí ban đầu
                    trời ơi nó là cái rốn nồi cơm đó,quy tắc hoạt động là khi cơm chín nhiệt độ cao sức hút nam châm bị yếu hơn lò xo nên lò xo đẩy được miếng kim loại kia tách ra khỏi nam châm nên nồi ngắt chế độ nấu,xài 1 thời gian dài nam châm bị yếu tính từ của nó nên nó mau bị lò xo tách ra hơn.có thế thôi.chẳng lẽ tui làm thợ lâu ngày tui không hiểu nó hay sao.tui đã sửa và chế biến cái rốn này nhiều lần lắm rồi.

                    Comment


                    • #70
                      về riêng nồi sharp thì mua rốn hơi khó khăn,các bác cứ mua rốn của nồi thường,mở toang cái rốn nồi sharp và nồi thường ra,nếu sáng ý thì chế được từ rốn thường qua rốn sharp xài ok,còn vấn đề có bác bảo là bẻ cái cần nhấn thì mà vẫn còn xài rốn cũ thì không nên,vì rốn đã xuống cấp chỉnh xài được ít hôm rồi sẽ lại bị mà thôi,nếu giải pháp tạm thời thì mở rốn ra cắt bớt từ 2 đến 2 vòng rưỡi lò xo trong đó rồi đóng lại,cái cần điều khiển nấu chỉ bẻ điều chỉnh theo cảm quan kinh nghiệm làm lâu dài chứ ko phải bẻ đại đại đâu.

                      Comment


                      • #71
                        Nguyên văn bởi trangloc Xem bài viết
                        bác tháo rốn nhiệt ra,kéo dãn lò xo ra là ok,e làm nhiều rồi chẳng cần phải thay mới
                        làm theo cách của bác cũng được hoặc cắt bớt lò xo đi cũng được.
                        Last edited by huyhuy0093; 23-09-2013, 00:13.

                        Comment


                        • #72
                          tui đố mấy bác cái rốn sharp và cái rốn thường nó bền hơn nhau ở bộ phận nào ở cái rốn .

                          Comment


                          • #73
                            cấu tạo hoạt động của nồi cơm như sau :1 mâm nấu,2 vỉ hâm ,3 rơ le đảo pha,4 rơ le nhiệt,5 cần điều khiển,cần này có chức năng đảo nguồn 220 từ chân A sang B của rơ le đảo pha.rơ le đảo pha này có chức năng như một công tắc 3 chân.6 board đèn báo.
                            khi cắm điện nhấn nút nấu đèn đỏ sáng.lúc này mâm nấu ăn điện trực tiếp 220v và bắt đầu quá trình nấu,khi cơm chín nhiệt độ cao hơn rơ le nhiệt nên sức hút của nam châm trong rơ le giảm lúc này lực lò xo của rơ le mạnh hơn nên đẩy miếng sắt từ tách ra khỏi nam châm và cần điều khiển bật lên.kết quả là rơ le đảo pha đang nối từ 220v qua chân A bị ngắt và nối 220v sang chân B.lúc này cơm chưa hoàn toàn chín hẳn đồng thời khi chân B rơ le đảo pha được nối thì lúc này vỉ hâm bắt đầu hoạt động,vỉ hâm có chức năng giữ ấm,giúp nồi cơm lâu bị nguội,khi vỉ hâm hoạt động lúc này đèn vàng sáng báo quá trình nấu cơm hoàn thành.

                            sơ đồ đấu cơ bản : 1 chân vỉ hâm và mâm nấu nối trực tiếp 220v,chân còn lại mâm nấu đấu qua chân A rơ le đảo pha,chân kia của vỉ hâm nối qua chân B rơ le đảo pha. chân chung rơ le đảo pha nối trực tiếp 220v.
                            sơ đồ đèn : dây chung của board đèn ăn qua chân A rơ le đảo pha,dây đèn nấu nối chung với chân trực tiếp 220v của mâm nấu.dây vỉ hâm nối với chân B của rơ le đảo pha.khi bị cháy mâm nấu : nồi không lên đèn nấu .khi vỉ hâm bị cháy thì đèn vàng không báo.đối với nồi cơm cao cấp thì có thêm 1 số loại rơ le nhiệt khác và có thể là chương trình nấu được lập trình theo board điều khiển.
                            chú ý.có thể đấu khác đi theo kiểu này : 1 chân mâm nấu ăn trưc tiếp 220v.chân kia đấu chung với 1 chân vỉ hâm vào nối vào chân A rơ le đảo pha.chân kia vỉ hâm nối vào chân B rơ le đảo pha. đèn đấu như cũ.với trường hợp đấu như thế này khi mâm nấu cháy thì nồi hoàn toàn không có điện,vỉ hâm cháy đèn vàng mất điện.
                            Last edited by huyhuy0093; 23-09-2013, 00:21.

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi yidage Xem bài viết
                              nghe vậy em thấy...khó trên trời rùi.bác sửa chữa lớn mới có cân lực.cty em thì k có.hai nữa là miếng nam châm kia không phải miếng vuông và đặc như rơ le thường mà là hình tròn trong lại có lỗ tròn,gia công vậy phức tạp lắm,điều kiện đi làm của em k cho phép.có lẽ chơi bài cấy mạch điện tử như bác hoangtam741 thôi,nhưng em còn chưa rõ tiếp điểm của 2 con rơ le RL1 và RL2 mắc thế nào cho mạch động lực của nồi
                              Nếu chỉ đơn giản là đóng/cắt điện cho mâm nhiệt thì dùng 1 rơ-le cũng được (cái nào cũng được). Lắp mạch song cho chạy thử tải bằng bóng đèn, cảm biến cho vào nước đun nóng dần lên rồi vặn chiết áp chỉnh để biết chiều tăng/giảm. Đun sôi nước rồi chỉnh cho rơle ngắt là biết được giá trị gần chuẩn rồi, đo và thay bằng điện trở cố định cho bền (giá trị nhỏ hơn chút, càng nhỏ thì nhiệt độ ngắt càng cao).
                              Mình làm 2 con rơle trong đó 1 con ngắt sớm hơn chút, cặp tiếp điểm con này đấu // 1 diode rồi mắc nối tiếp với cặp tiếp điểm của con kia (ngắt muộn). Khi cả 2 con đóng thì mâm đạt 100% công suất, khi 1 con ngắt sớm thì mâm đạt 50% công suất (do dòng qua diode còn nửa chu kì). Như vậy ở giai đoạn cuối được kéo dài thời gian đun với công suất nhỏ nên cơm ngon hơn (dựa theo chu trình đun của nồi Nhật). Khi cả 2 rơ-le cùng ngắt thì mâm mới ngừng cấp điện.
                              Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                              Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi huyhuy0093 Xem bài viết
                                tui đố mấy bác cái rốn sharp và cái rốn thường nó bền hơn nhau ở bộ phận nào ở cái rốn .
                                Nó hơn nhau là ở bộ phận dưới rốn một chút ấy ! Còn cái rốn cơm nồi Sharp nó bền là do chất lượng chung của nồi Thái nó tốt hơn, xoong dày, vỏ dày, đồ nhựa tốt, mâm dày, sơn xi cũng bền... Có con dùng đến cả chục năm, nhưng vẫn thua nồi Nhật.
                                Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                                Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                manhcuongvd Tìm hiểu thêm về manhcuongvd

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X