Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thay thế dây đồng bằng dây nhôm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
    -Người thợ quấn dây giỏi là người có trỉnh độ nhận xét motor sau khi sửa chữa họat động có bị cháy lại hay không?Nếu thấy không an toàn sẽ tính toán tăng tiết diện dây để motor chịu được dòng lớn hơn.
    -Người thợ kém là người cân đong đo đếm số vòng,đường kính dây thế nào quấn y chang như thế.

    Giáo trình đào tạo ngày nay dạy sinh viên cách tính toán cộng,trừ,nhân,chia, giảm tiết diện dây để làm cho cái motor tốt trở thành cái motor tệ. Thế mà vô số người lấy đó làm sách gối đầu giường,làm kim chỉ nam và cố gắng bảo vệ nó.


    @bác quocthaibmt:Bác hướng dẫn quấn số vòng như cũ,tiết diện dây đồng = dây nhôm là làm motor tốt đấy gió sẽ đổi chiều bác sẽ bị ném đá,phải giảm tiết diện dây thì motor mới tệ. Đúng ý các mem và không bị ném đá.
    Siêu nhân?????? các bác MOD ơi đóng cái thớt này đi .Tranh luận không có hồi kết .Các tư tưởng lớn không gặp nhau......

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
      -Người thợ quấn dây giỏi là người có trỉnh độ nhận xét motor sau khi sửa chữa họat động có bị cháy lại hay không?Nếu thấy không an toàn sẽ tính toán tăng tiết diện dây để motor chịu được dòng lớn hơn.
      -Người thợ kém là người cân đong đo đếm số vòng,đường kính dây thế nào quấn y chang như thế.

      Giáo trình đào tạo ngày nay dạy sinh viên cách tính toán cộng,trừ,nhân,chia, giảm tiết diện dây để làm cho cái motor tốt trở thành cái motor tệ. Thế mà vô số người lấy đó làm sách gối đầu giường,làm kim chỉ nam và cố gắng bảo vệ nó.


      @bác quocthaibmt:Bác hướng dẫn quấn số vòng như cũ,tiết diện dây đồng = dây nhôm là làm motor tốt đấy gió sẽ đổi chiều bác sẽ bị ném đá,phải giảm tiết diện dây thì motor mới tệ. Đúng ý các mem và không bị ném đá.
      Quan điểm của tôi là thực tiễn trong bối cảnh bây giờ! nếu đưa một cái động cơ (bơm nước)của Mỹ ngày xưa, được quấn bằng dây nhôm(zin) giờ chuyển qua dây đồng thì phải tính toán lại toàn bộ , số vòng /đường kính dây, thì mới đúng! còn bây giờ xài loại thông thường TQ thì chuyện dây đồng và nhôm không mấy cách biệt đâu, nhôm thì chóng hỏng , mau hư , thợ có việc làm, thậm chí có thợ chuyển từ dây đồng (lúc cũ) sang thẳng dây nhôm cho khách luôn, vì giá rẻ và chiếm đoạt(dây đồng mang bán phế liệu)!đó là đạo đức nghề nghiệp! tôi không xúi dại , xúi bậy ai cả, còn nghe hay không thì tùy, còn tranh luận thì tôi không ham mấy cái trò này, chỉ vài dẫn chứng rồi thôi, còn cố cãi thì thôi ! xin kiếu. thì giờ đáng quý, cãi nhau bức xúc thêm mệt. trên diễn đàn này nhiều người giỏi nhưng họ không nói đâu, hoặc chỉ nói ngắn gọn thôi.còn diễn thuyết tranh luận thì các bác cũng nên thận trọng trong cách phát ngôn! diễn đàn dạo này bị xả rác quá nhiều, chửi bới nhau hơi bị nhiều, đó không phải là mục đích của thợ điện /điện tử.

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
        -Người thợ quấn dây giỏi là người có trỉnh độ nhận xét motor sau khi sửa chữa họat động có bị cháy lại hay không?Nếu thấy không an toàn sẽ tính toán tăng tiết diện dây để motor chịu được dòng lớn hơn.
        -Người thợ kém là người cân đong đo đếm số vòng,đường kính dây thế nào quấn y chang như thế.
        -Thay dây lớn hơn liệu có đủ chỗ nhét không? Hay là bỏ bớt lớp cách điện để nhét dây vô.
        -Mô tơ đã bị cháy fe thì thay dây lớn hơn nó vẫn bị cháy. Vì nhiệt lúc này chủ yếu từ lõi fe sinh ra làm cháy lớp vecni cách điện. Chỉ có cách tăng số vòng dây và chấp nhận giảm công suất.



        Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
        Giáo trình đào tạo ngày nay dạy sinh viên cách tính toán cộng,trừ,nhân,chia, giảm tiết diện dây để làm cho cái motor tốt trở thành cái motor tệ. Thế mà vô số người lấy đó làm sách gối đầu giường,làm kim chỉ nam và cố gắng bảo vệ nó.
        Sách dạy thay dây nhỏ hơn mà chất lượng vẫn như cũ. Đọc mà không hiểu thì...



        Cãi nhau với người không cầu thị chả được ích lợi gì. Chỉ sợ có newbie tưởng thật nghe theo nên mới phải lên tiếng.
        sau.ph

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
          1-Chú đã lớn tuổi ,kinh nghiệm đã nhiều sao lại nhầm lẫn công suất tỏa nhiệt của 1 điện trở với công suất máy? công suất động cơ mới tính đến cos phi.
          2-Chú nên xem thêm sách "Quy trình kiểm nghiệm từ trường quay bằng dao động ký" của Jhon D.Len có nói rõ vấn đề cháu đã nêu (Nguyên tác Electronic testing handbook Procedures and technique).

          Cháu không muốn tranh luận vấn đề này nữa,vì nói cái mà người ta không biết chỉ cãi nhau .
          Mình đã rửa tay gác kiếm không muốn dính chân vào chuyện giang hồ. Luồng này mình đã đọc qua và nhận thấy rằng các bạn nhìn vấn đề này qua những mặt khác nhau của nó nhưng chưa ai đi sâu vào để phân tích bản chất của nó. Tuy nhiên qua thái độ của bạn dcongchuc có vẻ tự cao tự đại coi thường những bậc tiền bối đã có hơn 30 năm trong nghề như bác Quocthaibmt nên mới góp ý. Rất tiếc rằng chẳng những bạn ấy không tiếp thu mà còn tỏ ra thách thức nên mình sẽ chứng minh rằng ai đúng ai sai với những minh họa rõ ràng. Việc phân tích nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ dựa trên quan điểm tổn hao năng lượng bằng mạch tương đương hình T. Tư liệu này mình trích dẫn từ quyển Electrical Machines Vol 2 của M. Kostenco và Piotrovsky vốn là hai bậc thầy về nguyên lý máy điện của Liên Xô trước đây từ trang 438 đến trang 450. Quyển này đã được GS Vũ Gia Hanh dịch sang tiếng Việt và làm giáo trình Máy điện cho các SV ngành Điện công nghiệp tại các trường Đại Học Bách Khoa mấy mươi năm nay .
          ( Xem hình 1)
          Click image for larger version

Name:	Hinh 1.jpg
Views:	1
Size:	111.8 KB
ID:	1378988
          Từ sơ đồ trên chúng ta có thể phân tích được tổn hao năng lượng khi không tải và có tải.
          - Trong trường hợp không tải xem như nhánh bên phải bị hở mạch ( Trên thực tế không thể xãy ra trường hợp này bởi vì năng lượng ma sát luôn tồn tại và tốc độ động cơ không thể nào bằng với tốc độ đồng bộ nên hệ số trượt s sẽ khác 0). Tuy nhiên để đơn giản cho bài toán chúng ta phải chấp nhận như vậy.
          Lúc đó mạch tương đương sẽ trở thành :
          ( xem hình 2 )
          Click image for larger version

Name:	Hinh 2.png
Views:	1
Size:	28.4 KB
ID:	1378989
          Từ sơ đồ trên nếu lấy điện áp nguồn chia cho dòng điện không tải thì tổng trở của nó sẽ bao gồm tổng trở của dây quấn và tổng trở của lỏi thép chứ không phải là tổng trở của riêng dây quấn stator
          Z = Z1 + Z2 ( các tổng trở này được cộng bằng véc tơ chứ không phải bằng đại số).
          (Đấy là sai lầm thứ nhất).
          Trong đó Z1 là tổng trở của dây quấn stator còn Z2 là tổng trở của lỏi thép do dòng điện Focault.
          Tổng trở của lỏi thép lớn hơn nhiều lần so với tổng trở của dây quấn stator và cần chú ý là các tổng trở này vốn là phi tuyến và chúng ta chỉ tuyến tính hóa nó tại điểm làm việc trên một đoạn nhỏ của đường cong từ hóa để tiện việc tính toán.
          Điều cần chú ý thứ hai nữa là điện kháng của cuộn dây stator lớn hơn rất nhiều so với điện trở . Vì vậy khi thay đổi từ dây nhôm sang dây đồng nếu quấn cùng số vòng dây và cùng một tiết diện dây thì dòng điện trên lý thuyết có tăng nhưng trên thực tế tăng rất ít và nó nằm trong sai số của các thiết bị đo lường nên chúng ta không thể nhận ra sự sai biệt này.

          Như đã phân tích ở sơ đồ trên tổn hao không tải bao gồm tổn hao do dòng điện không tải trên cuộn dây và tổn hao do dòng điện Focault trên lỏi thép. Tổn hao này được đánh giá qua điện trở r1 và rm. Do đó công suất tổn hao được tính gần đúng là :
          ( Xem hình 3)
          Click image for larger version

Name:	Hinh 3.jpg
Views:	1
Size:	30.2 KB
ID:	1378990
          Tôi cũng không hiểu bạn tốt nghiệp từ trường nào mà ông thầy dạy bạn lại tính công suất tổn hao nhiệt lại là P = Z.I.I ???????????????????? ( Đấy là sai lầm thứ hai).
          Nếu chỉ lấy dòng điện không tải để làm cơ sở đánh giá chất lượng động cơ cũng chưa chính xác. Nếu quấn dây dư vòng để giảm dòng điện không tải nhỏ quá mức sẽ là một quan điểm sai lầm thường gặp đối với các dạng thợ tay ngang và cả đến những kỹ sư ngành Điện chưa nắm cơ bản về máy điện. Các nhà sản xuất thường thiết kế động cơ làm việc ở đoạn tuyến tính gần bảo hòa của đường cong từ hóa. Nếu điểm làm việc cao thì dòng điện không tải sẽ tăng , lỏi sắt sẽ nóng nhưng từ trường mạnh. Ngược lại khi điểm làm việc ở dưới thấp thì từ trường sẽ yếu và khi mang tải không đủ công suất còn dòng điện cũng sẽ tăng vọt và làm cháy dây.
          Từ những phân tích trên có thể chứng minh được là ai đúng ai sai không cần phải bàn cải nhiều.
          Nếu các bạn có thắc mắc gì thì chúng ta cứ tranh luận tiếp tục trong tinh thần hòa nhã chứ đừng vội cho mình là trên thiên hạ còn những người khác thì ngu dốt trong khi chỉ mới đọc được vài quyển sách về máy điện, chưa nắm hết những điều cơ bản bên trong mà đã tự cho mình là giỏi.
          Thân chào.
          Last edited by quanghien54; 19-05-2013, 13:02.

          Comment


          • #65
            Cháu chào bác quanghien.
            Cháu không có tự cao tự đại coi thường những bậc tiền bối đã có hơn 30 năm trong nghề như bác và bác Quocthaibmt như bác nói,dù đối lập tư tưởng cháu vẫn trân trọng 2 bác.
            Bác hỏi cháu học trường nào để có công thức tính P=zxixi.Cháu gỏ có phần sai chính tả đúng ra phải là:P=Zx(I X I).Đó là công thức tính công suất nhiệt của 1 điện trở.(Z đưộc xem là R).

            Thưa bác với điều kiện Z và I không đổi.Người ta gỉa sử động cơ phát ra nhiệt lớn nhất lại không tạo ra công suất hữu ích nào,động cơ bây giờ tương đương với 1 điện trở. Khi đó công suất nhiệt của cuộn dây nhỏ hơn rất nhiều so với công suất nhiệt toàn bộ động cơ.
            Chính nhờ sự việc này, trên dao động ký sẽ nhận được là hình số 8,hình ovan .v.v người ta điều chỉnh từ trường quay bằng tần số giả định để trên dao động ký có "lít sanh du" (cháu quên mất tên của nó nên ghi phiên âm ) là hình tròn.Từ đó sẽ biết startor bị hư hỏng như thế nào,chạm ở đâu?chạm nhiều hay ít.
            Cháu và bác cùng học chung trường dh spkt nên giáo trình của bác đăng, cháu cũng có học.Nếu bác Post bài quy trình kiểm nghiệm startor bằng dao động ký thì cháu cảm ơn bác nhiều lắm.
            Cái dòng cháu tô đỏ bị các bạn phản đối nhiều nhất,trong đó có bác.
            Trân trọng chào bác.
            Last edited by dcongchuc; 19-05-2013, 14:49.

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
              Cháu chào bác quanghien.
              Cháu không có tự cao tự đại coi thường những bậc tiền bối đã có hơn 30 năm trong nghề như bác và bác Quocthaibmt như bác nói,dù đối lập tư tưởng cháu vẫn trân trọng 2 bác.
              Bác hỏi cháu học trường nào để có công thức tính P=zxixi.Cháu gỏ có phần sai chính tả đúng ra phải là:P=Zx(I X I).Đó là công thức tính công suất nhiệt của 1 điện trở.(Z đưộc xem là R).

              Thưa bác với điều kiện Z và I không đổi.Người ta gỉa sử động cơ phát ra nhiệt lớn nhất lại không tạo ra công suất hữu ích nào,động cơ bây giờ tương đương với 1 điện trở. Khi đó công suất nhiệt của cuộn dây nhỏ hơn rất nhiều so với công suất nhiệt toàn bộ động cơ.
              Chính nhờ sự việc này, trên dao động ký sẽ nhận được là hình số 8,hình ovan .v.v người ta điều chỉnh từ trường quay bằng tần số giả định để trên dao động ký có "lít sanh du" (cháu quên mất tên của nó nên ghi phiên âm ) là hình tròn.Từ đó sẽ biết startor bị hư hỏng như thế nào,chạm ở đâu?chạm nhiều hay ít.
              Cháu và bác cùng học chung trường dh spkt nên giáo trình của bác đăng, cháu cũng có học.Nếu bác Post bài quy trình kiểm nghiệm startor bằng dao động ký thì cháu cảm ơn bác nhiều lắm.
              Cái dòng cháu tô đỏ bị các bạn phản đối nhiều nhất,trong đó có bác.
              Trân trọng chào bác.
              Trong bản thân hình 2 mình post lên cũng đã nói lên điều đó rồi. Tổng trở của mạch từ hóa Z2 lớn hơn tổng trở của cuộn dây Z1 rất nhiều nên công suất phát nhiệt của cuộn dây stator không đáng kể so với công suất phát nhiệt của toàn động cơ. Vì vậy mình mới khẳng định rằng nếu thay dây nhôm bằng dây đồng mà vẫn giữ nguyên số vòng và tiết diện dây thì vẫn không ảnh hưởng gì bao nhiêu như lời bác Quocthaibmt đã nói.
              Mình đã rời trường khá lâu nên không còn giữ những tài liệu như bạn đã nói mà chỉ giữ lại những tài liệu cần thiết dùng cho công việc thường ngày để tránh đi cái nạn " TẬN TÍN THƯ ". Ngay cả những tài liệu giảng dạy về máy điện của các bạn cùng trường như là Nguyễn Trọng Thắng, Ngô Quang Hà ...mình cũng có những chỗ chưa thống nhất mặc dầu học chung một thầy là Vũ Gia Hanh và các thầy khác còn sót lại sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 vì các bạn này chưa đụng chạm thực tế nhiều ở ngoài đời do được giữ lại trường sau khi tốt nghiệp.
              Bây giờ khi tính toán động cơ mình chỉ dùng công thức kinh nghiệm dựa trên thực tế chứ không dùng những công thức nặng về lý thuyết. Kết quả đó đã được kiểm nghiệm sau hơn 30 năm làm công tác giảng dạy và kỹ thuật, mình đã thực tế quấn trên hàng trăm động cơ từ vài chục W đến hàng trăm KW đủ loại từ 1 pha đến 3 pha 2 lớp nhiều tốc độ để hiệu chỉnh công thức và cho ra kết quả chính xác.
              Mình cũng có lời khuyên cho bạn đã là dân SPKT thì phải đặt tính khiêm tốn lên hàng đầu bởi vì đó là truyền thống của trường. Thế hệ đi sau tiếp thu những cái mới hơn nhưng những vấn đề cơ bản của máy điện vẫn là bất biến. Có điều là tùy theo trình độ mỗi người cảm nhận và tiếp thu nó ở mức độ nào mà thôi. Còn về từ trường quay của máy điện và từ trường phi sine mình sẽ có một bài khác nếu cần vì nó nằm trong luận án về inverter của mình các nay hơn 30 năm.
              Thân chào.
              Last edited by quanghien54; 20-05-2013, 10:12.

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
                Người ta gỉa sử động cơ phát ra nhiệt lớn nhất lại không tạo ra công suất hữu ích nào,động cơ bây giờ tương đương với 1 điện trở. Khi đó công suất nhiệt của cuộn dây nhỏ hơn rất nhiều so với công suất nhiệt toàn bộ động cơ.
                Cái dòng cháu tô đỏ bị các bạn phản đối nhiều nhất,trong đó có bác.
                Cái cậu này ăn nói thật ngược ngạo. Luồng này chỉ bàn về cuộn dây thôi. Có ai nói đến công suất nhiệt cả động cơ đâu mà cậu nói mọi người phản đối.

                Dù nhiệt do cuộn dây tỏa ra ít hơn nhưng nó rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lớp emay cách điện. Nếu động cơ quấn đủ vòng nhưng tiết diện dây không đủ, nó cháy là do nhiệt của dây tỏa ra chứ còn gì nữa.
                sau.ph

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
                  Công suất sinh nhiệt của động cơ tính theo công thức P=Z.I.I Mà Z gồm trở kháng+ điện trở cuộn dây.
                  Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
                  Bác hỏi cháu học trường nào để có công thức tính P=zxixi.Cháu gỏ có phần sai chính tả đúng ra phải là:P=Zx(I X I).Đó là công thức tính công suất nhiệt của 1 điện trở.(Z đưộc xem là R).
                  Ăn nói thế này thì gọi là gì nhỉ ?
                  sau.ph

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                    nói tóm lại là , theo ý tôi , chủ luồng cứ quấn dây đồng có đường kính và số vòng y như cũ là ổn thôi, không phải lo lắng gì cả, chắc giờ có lẽ cũng quấn xong rồi thì phải , vỉ các mem chiến dữ quá nên chủ luồng chạy mất dạng luôn....
                    Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                    Vì vậy mình mới khẳng định rằng nếu thay dây nhôm bằng dây đồng mà vẫn giữ nguyên số vòng và tiết diện dây thì vẫn không ảnh hưởng gì bao nhiêu như lời bác Quocthaibmt đã nói.
                    Nguyên văn bởi quangvinh06 Xem bài viết
                    Mình có cái máy mài 2 đá chạy rất yếu thời gian tính ra dùng chỉ được vài giờ đã đứt dây mở ra định hàn nhưng là dây nhôm không hàn được. Mình quấn lại dây đồng tiết diện và số vòng dây như cũ chạy khoẻ mà không nóng. Mình chẳng tính toán gì cả nhưng đó là thực tế nên khuyên bạn cứ thế mà áp dụng
                    Vụ này mình không có học mà chỉ có vọc thôi, làm thì liều mạng nhưng kết quả khá khả quan. Cái máy mài 2 đá này tôi mua 200k quấn lại khoảng 500gr dây đồng x 28k/100gr = 140k linh tinh gia vị khoảng 200k chưa kể thất bại thì vừa mất tiền vừa mệt người mua cái mới cho xong chuyện. Nhưng cái được là kinh nghiệm. Chủ thớt cũng tính quấn lại có mỗi cái động cơ chắc chỉ muốn chạy ổn định là OK rồi.
                    Mình nói thêm chút các bác bỏ quá cho: Kể cả học hành đến nơi đến chốn đôi khi vẫn đóng học phí do thất bại như thường

                    Comment


                    • #70
                      Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
                      Chứng minh điển hình:
                      Động cơ 220volt có dòng không tải 0,5 Ampe.. Điện trở dây quấn đo được 0,5 ohm.
                      Chú em tính thử công suất tỏa nhiệt của cuộn dây là bao nhiêu watt?Thay đổi dây nhôm sang dây đồng sẽ giảm được bao nhiêu ohm--->động cơ giảm đi bao nhiêu watt nhiệt?
                      Đọc sách mà không hiểu sách nói gì thà đừng đọc.
                      Ếch ngồi đáy giếng tự học quấn dây động cơ cho rằng động cơ nóng vì điện trở cuộn dây
                      Cũng động cơ đó quấn lại bằng dây có tiết diện giảm 10 lần (điện trở cuộn dây là 5 ôm) ---> động cơ tăng bao nhiêu watt nhiệt?
                      sau.ph

                      Comment


                      • #71
                        Trích Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
                        Chứng minh điển hình:
                        Động cơ 220volt có dòng không tải 0,5 Ampe.. Điện trở dây quấn đo được 0,5 ohm.
                        Chú em tính thử công suất tỏa nhiệt của cuộn dây là bao nhiêu watt?Thay đổi dây nhôm sang dây đồng sẽ giảm được bao nhiêu ohm--->động cơ giảm đi bao nhiêu watt nhiệt?
                        Đọc sách mà không hiểu sách nói gì thà đừng đọc.
                        Ếch ngồi đáy giếng tự học quấn dây động cơ cho rằng động cơ nóng vì điện trở cuộn dây


                        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                        Cũng động cơ đó quấn lại bằng dây có tiết diện giảm 10 lần (điện trở cuộn dây là 5 ôm) ---> động cơ tăng bao nhiêu watt nhiệt?
                        Cái này là do dcongchuc tự sáng chế ra chứ động cơ có dòng điện không tải khoảng 0,5A thì điện trở của cuộn dây stator trên thực tế cũng phải vào khoảng vài chục ohm ( ứng với công suất định mức khoảng từ 100w-150w) chứ không thể nào là 0.5 ohm được. Hay là đồng hồ VOM của bạn ấy có vấn đề ?
                        Thí dụ điện trở của stator là 20ohm, thì công suất phát nhiệt của dây quấn stator lúc không tải là P = R x I x I = 20 x 0,5 x 0,5 = 5 W. Còn công suất phát nhiệt của toàn động cơ có thể trên 20W (20% công suất định mức ).
                        Last edited by quanghien54; 20-05-2013, 18:46.

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                          Trích Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
                          Chứng minh điển hình:
                          Động cơ 220volt có dòng không tải 0,5 Ampe.. Điện trở dây quấn đo được 0,5 ohm.
                          Chú em tính thử công suất tỏa nhiệt của cuộn dây là bao nhiêu watt?Thay đổi dây nhôm sang dây đồng sẽ giảm được bao nhiêu ohm--->động cơ giảm đi bao nhiêu watt nhiệt?
                          Đọc sách mà không hiểu sách nói gì thà đừng đọc.
                          Ếch ngồi đáy giếng tự học quấn dây động cơ cho rằng động cơ nóng vì điện trở cuộn dây




                          Cái này là do dcongchuc tự sáng chế ra chứ động cơ có dòng điện không tải khoảng 0,5A thì điện trở của cuộn dây stator trên thực tế cũng phải vào khoảng vài chục ohm ( ứng với công suất định mức khoảng từ 100w-150w) chứ không thể nào là 0.5 ohm được. Hay là đồng hồ VOM của bạn ấy có vấn đề ?
                          Thí dụ điện trở của stator là 20ohm, thì công suất phát nhiệt của dây quấn stator lúc không tải là P = R x I x I = 20 x 0,5 x 0,5 = 5 W. Còn công suất phát nhiệt của toàn động cơ có thể trên 20W (20% công suất định mức ).
                          Chú lại áp đặt suy diễn của người lớn luôn luôn đúng vào vấn đề rồi.
                          Chú không biết công suất động cơ bao nhiêu? tần số 400h hay 50h? Điều khiển ra sao? biến tần hay dịch pha? 1 tốc độ hay nhiều tốc độ? đã áp đặt cho cái động cơ chỉ có 150-200w từ đó tính ra tiết diện dây nhỏ hơn tiết diện chân nhang để có điện trở là 20 ohm.

                          Cháu không muốn tranh luận với chú vấn đề nhiệt toàn động cơ chỉ có 20w,chú về thử nghiệm như sau:
                          thí nghiệm 1:Đặt nhiệt kế lên vỏ động cơ,cho động cơ 220v hoạt động đến khi nhiệt độ bảo hòa không tăng nữa,sau đó ghi lại dòng,điện thế nguồn và nhiệt độ động cơ.
                          thí nhiệm 2:Tháo rotor ra,cấp điện 220 volt vào động cơ,(cẩn thận vì dòng tăng rất cao có thể đứt cầu chỉ),điều chỉnh giảm điện thế nguồn thấp dần cho đến khi bằng dòng của thí nghiệm 1,duy trì cấp điện cho đến khi nhiệt độ động cơ bảo hòa không tăng,ghi lại diện thế nguồn,nhiệt độ động cơ.
                          Chú so sánh cùng điện trở cuộn dây,cùng dòng I tại sao nhiệt động cơ thí nghiệm 1 lớn hơn rất nhiều so với thí nghiệm 2?và so sánh 2 công suất thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2

                          Đây là bài cuối cùng của cháu,chú không cần trả lời vì sự tranh luận đôi khi bị xem là bất kính với người lớn tuổi.
                          Last edited by dcongchuc; 21-05-2013, 11:17.

                          Comment


                          • #73
                            Nhờ bác dcongchuc trả lời giúp mấy câu hỏi sau: (tương lai bác này sẽ trở thành công chức nhà nước cao cấp)

                            - Nhiệt độ chịu đựng lớp emay của dây đồng ngoài chợ là bao nhiêu? Động cơ cháy là do nhiệt lượng hay nhiệt độ? Tại sao cái cầu chì sinh ra nhiệt lượng rất ít mà nó lại thường cháy đầu tiên (kể cả khi có người thay dây chì bằng dây đồng mảnh)? Dây đồng chiếm bao nhiêu % trọng lượng của động cơ? Giữa stator và cuộn dây cái nào tỏa nhiệt ra môi trường dễ dàng hơn?

                            - Muốn động cơ bớt nóng mà vẫn giữ nguyên công suất, ngoài việc thay dây nhôm bằng dây đồng thì còn cách nào khác nữa? (tất nhiên là có nhiều cách thí dụ như dùng động cơ 400Hz )
                            sau.ph

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi dcongchuc Xem bài viết
                              Chú lại áp đặt suy diễn của người lớn luôn luôn đúng vào vấn đề rồi.
                              Chú không biết công suất động cơ bao nhiêu? tần số 400h hay 50h? Điều khiển ra sao? biến tần hay dịch pha? 1 tốc độ hay nhiều tốc độ? đã áp đặt cho cái động cơ chỉ có 150-200w từ đó tính ra tiết diện dây nhỏ hơn tiết diện chân nhang để có điện trở là 20 ohm.

                              Cháu không muốn tranh luận với chú vấn đề nhiệt toàn động cơ chỉ có 20w,chú về thử nghiệm như sau:
                              thí nghiệm 1:Đặt nhiệt kế lên vỏ động cơ,cho động cơ 220v hoạt động đến khi nhiệt độ bảo hòa không tăng nữa,sau đó ghi lại dòng,điện thế nguồn và nhiệt độ động cơ.
                              thí nhiệm 2:Tháo rotor ra,cấp điện 220 volt vào động cơ,(cẩn thận vì dòng tăng rất cao có thể đứt cầu chỉ),điều chỉnh giảm điện thế nguồn thấp dần cho đến khi bằng dòng của thí nghiệm 1,duy trì cấp điện cho đến khi nhiệt độ động cơ bảo hòa không tăng,ghi lại diện thế nguồn,nhiệt độ động cơ.
                              Chú so sánh cùng điện trở cuộn dây,cùng dòng I tại sao nhiệt động cơ thí nghiệm 1 lớn hơn rất nhiều so với thí nghiệm 2?và so sánh 2 công suất thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2

                              Đây là bài cuối cùng của cháu,chú không cần trả lời vì sự tranh luận đôi khi bị xem là bất kính với người lớn tuổi.
                              Thật tiếc cho em mặc dầu có trình độ Đại học mà vẫn không hiểu ý nghĩa của sơ đồ mạch tương đương mà tôi đã đưa ra. Trong đó nó đã bao gồm cả 2 thí nghiệm mà em mô tả. Đây cũng là tình trạng chung của thế hệ sau này sau khi thi xong thì kiến thức cũng trả lại cho thầy. Em hãy đọc kỹ bài trả lời của tôi mới nhận rõ đáp án như thế nào. Chắc chắn là em chưa học và cũng chưa hiểu rõ tình trạng phi tuyến của tổng trở cuôn dây và lỏi thép là như thế nào trong phạm vi làm việc của động cơ ? Việc tôi đưa ra điện trở của cuôn dây stator khoảng 20 ohm và công suất của động cơ khoảng 100W-150W là do kinh nghiệm đối với động cơ làm việc trong lưới điện bình thường điện áp hình sin 220V với tần số 50HZ chứ không phải xa vời gì. Tôi khuyên em nên đọc kỹ lại lý thuyết để chứng minh bằng công thức toán học hay lý luận vật lý chính xác chứ không phải bằng lý luận suôn để tránh làm trò cười cho thiên hạ.
                              Last edited by quanghien54; 21-05-2013, 13:18.

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                                Nhờ bác dcongchuc trả lời giúp mấy câu hỏi sau: (tương lai bác này sẽ trở thành công chức nhà nước cao cấp)

                                - Nhiệt độ chịu đựng lớp emay của dây đồng ngoài chợ là bao nhiêu? Động cơ cháy là do nhiệt lượng hay nhiệt độ? Tại sao cái cầu chì sinh ra nhiệt lượng rất ít mà nó lại thường cháy đầu tiên (kể cả khi có người thay dây chì bằng dây đồng mảnh)? Dây đồng chiếm bao nhiêu % trọng lượng của động cơ? Giữa stator và cuộn dây cái nào tỏa nhiệt ra môi trường dễ dàng hơn?

                                - Muốn động cơ bớt nóng mà vẫn giữ nguyên công suất, ngoài việc thay dây nhôm bằng dây đồng thì còn cách nào khác nữa? (tất nhiên là có nhiều cách thí dụ như dùng động cơ 400Hz )
                                Em T.L.M thường hỏi những câu ngớ ngẩn,tôi trả lời lần cuối cho em:

                                Lớp emay dây đồng ngoài chợ màu vàng chịu được 120 - 150 độ.Lớp emay màu nâu đậm xịn chịu được 200 độ.Lớp dây màu xanh lá cây của Mỹ chịu được 220 độ.Dây điện từ cháy vì các electron chen chúc,xô đẩy nhau trên tiết diện hẹp sinh nhiệt > sức chịu đưng của dây nên bị cháy.Nếu động cơ chạy dòng lớn,quấn dây nhỏ "được giải nhiệt an toàn thí dụ bằng máy lạnh" sẽ không thể cháy được (khi còn là sinh viên tôi đã từng là thợ quấn dây điện trên vĩa hè chợ Nhật Tảo nên em không cần đánh đố tôi vấn đề này.)

                                Giải thích rõ hơn về nhiệt sinh ra trên động cơ bằng công thức P=Zx(I X I)mà Z=R+r (R là điện trở tiêu hao bởi dòng Foucalt,r là điện trở cuộn dây )là thí dụ mà tôi đã đưa ra.

                                Nếu em nghe lời chú Quanghien cho rằng Z chỉ cộng bằng hình học không bằng con số đại số, đó là sự sai lầm to lớn mà tôi không dám tranh luận với chú Quanghien vì để quấn 1 biến thế truyền tín hiệu từ transistor A sang transistor B người ta tinh tổng trờ đầu ra của transistor A và tổng trở đầu vào của transistor B Biết được tổng trở,biết được tần số, biết được s,biết được mật độ từ của lỏi,biết được diện áp và dòng của transistor người ta tính ra số vòng cuộn sơ cấp và thứ cấp,tính ra được tiết diện dây.

                                Hiện nay tôi đang là giáo viên kỹ thuật,có nhiều học trò hỏi câu ngớ ngẩn giống như em.Không biết em có trong số học trò đó không?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hongvanlieu Tìm hiểu thêm về hongvanlieu

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X