Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chống điện giật

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    trao đổi về thiết bị chống điện giật

    Nguyên văn bởi longtcl Xem bài viết
    tôi thấy sử dụng ổ cắm 3 chấu là an toàn,phích cắm của vn chỉ có 2 chấu,muốn đút tay hay cắm phải lấy que chọc chấu kia,còn ko phải mua chấu cắm chuyển từ 3 ra 2.các thiết bị nước ngoài hay xài chấu 3 này,sao vn mình ko xài nhỉ
    thông thường trong các doanh nghiệp thì mới sài tiếp địa, còn điện áp ở nhà làm gì có tiếp địa mà sài ổ cắm 3 chấu. muốn sài ổ cắm 3 chấu bạn phải chôn một điện trở xuống đất (một thanh đồng) <4ohm trị giá bằng một CB chống giật hiện tại ngoài thị trường có bán. bạn chọn cách nào?

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi quyenpy2982 Xem bài viết
      thông thường trong các doanh nghiệp thì mới sài tiếp địa, còn điện áp ở nhà làm gì có tiếp địa mà sài ổ cắm 3 chấu. muốn sài ổ cắm 3 chấu bạn phải chôn một điện trở xuống đất (một thanh đồng) <4ohm trị giá bằng một CB chống giật hiện tại ngoài thị trường có bán. bạn chọn cách nào?
      Tại sao phải mua que đồng cho mắc tiền. Kẹp dây đất vào trong mấy ống nước (kim loại) là xong.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
        Tại sao phải mua que đồng cho mắc tiền. Kẹp dây đất vào trong mấy ống nước (kim loại) là xong.
        Ối giời ơi ơi thiện tai thiện tai!!! Để tôi kể câu chuyện này trước đã. Ngay trong xóm nhà tôi đây này có một ông thợ mộc, ông ý rất rất giỏi nghề, giỏi đến mức ông ý tưởng sắt cũng giống cũng như gỗ nhà ông ý, có thể chế tác tùy ý. Nên ống ý đi mua dây điện, về 1 đầu bắt vít vào vỏ cái tủ lạnh bị rò điện nhà ông ta (nó rò mạnh đến nỗi sờ vào giật tung người) rồi đầu kia bắt vào 1 ống nước trong nhà ông ý Kết quả cả xóm cùng được châm cứu (điện châm) không mất tiền! Ban đầu người ta sờ vào vòi nước cứ thấy buồn buồn như kiến cắn vào ngón tay (bị giật thể nhẹ), sau đó khi đi tắm thì thấy toàn thân như bị kim châm, dưới chân tê tê một cảm giác đặc trưng của ... điện Sau đó có người mang bút thử điện chạm vào nước thì hoảng hồn vì đúng là nó đỏ điện thật. Cả xóm tá hỏa nghỉ mọi sinh hoạt liên quan đến nước cả 1 ngày rồi họp, về sau ông thợ mộc hiểu ra mới tự khai ra và xin lỗi mọi người vì thiếu hiểu biết đã nối đất kiểu đó. Kỳ lạ 1 điều nhà ông ta hình như nghề mộc nó tạo ra làn da "Châu Mộc" hay thế nào mà 2 vợ chồng già với ông con giai chẳng hề cảm thấy gì khi dùng nước?

        Nối tiếp địa vào ống nước bị cấm đấy bạn nhá!!! Vì sao bị cấm thì bạn học điện người ta dạy rồi đó, môn học an toàn điện chiếm tới 4 trình đấy. Bạn có biết các đường ống nước hiện đại ngày nay chạy từ ngoài đường vào nhà bạn là ống cao su chứ không phải là ống kim loại đâu. Đa số các nhà hiện nay đều dùng hỗn hợp cả ống PVC và ống kim loại trong đó ống kim loại chỉ dùng rất hạn chế ở những chỗ đặc biệt thôi, chẳng hạn đoạn ống dùng cho bình nóng lạnh,... có chăng chỉ có nhà bạn mới dùng 100% ống kim loại thôi, mà kể cả như thế cũng không hề an toàn. Không tin bạn cứ thử lấy điện trở khoàng 300k nối từ dây lửa vào ống nước nhà bạn đi (giả lập 1 sự cố rò điện ra vỏ thiết bị nào đó), sau đó vào phòng tắm mở nước mà tắm là có trải nghiệm liền à!
        "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
          Ối giời ơi ơi thiện tai thiện tai!!! Để tôi kể câu chuyện này trước đã. Ngay trong xóm nhà tôi đây này có một ông thợ mộc, ông ý rất rất giỏi nghề, giỏi đến mức ông ý tưởng sắt cũng giống cũng như gỗ nhà ông ý, có thể chế tác tùy ý. Nên ống ý đi mua dây điện, về 1 đầu bắt vít vào vỏ cái tủ lạnh bị rò điện nhà ông ta (nó rò mạnh đến nỗi sờ vào giật tung người) rồi đầu kia bắt vào 1 ống nước trong nhà ông ý Kết quả cả xóm cùng được châm cứu (điện châm) không mất tiền! Ban đầu người ta sờ vào vòi nước cứ thấy buồn buồn như kiến cắn vào ngón tay (bị giật thể nhẹ), sau đó khi đi tắm thì thấy toàn thân như bị kim châm, dưới chân tê tê một cảm giác đặc trưng của ... điện Sau đó có người mang bút thử điện chạm vào nước thì hoảng hồn vì đúng là nó đỏ điện thật. Cả xóm tá hỏa nghỉ mọi sinh hoạt liên quan đến nước cả 1 ngày rồi họp, về sau ông thợ mộc hiểu ra mới tự khai ra và xin lỗi mọi người vì thiếu hiểu biết đã nối đất kiểu đó. Kỳ lạ 1 điều nhà ông ta hình như nghề mộc nó tạo ra làn da "Châu Mộc" hay thế nào mà 2 vợ chồng già với ông con giai chẳng hề cảm thấy gì khi dùng nước?

          Nối tiếp địa vào ống nước bị cấm đấy bạn nhá!!! Vì sao bị cấm thì bạn học điện người ta dạy rồi đó, môn học an toàn điện chiếm tới 4 trình đấy. Bạn có biết các đường ống nước hiện đại ngày nay chạy từ ngoài đường vào nhà bạn là ống cao su chứ không phải là ống kim loại đâu. Đa số các nhà hiện nay đều dùng hỗn hợp cả ống PVC và ống kim loại trong đó ống kim loại chỉ dùng rất hạn chế ở những chỗ đặc biệt thôi, chẳng hạn đoạn ống dùng cho bình nóng lạnh,... có chăng chỉ có nhà bạn mới dùng 100% ống kim loại thôi, mà kể cả như thế cũng không hề an toàn. Không tin bạn cứ thử lấy điện trở khoàng 300k nối từ dây lửa vào ống nước nhà bạn đi (giả lập 1 sự cố rò điện ra vỏ thiết bị nào đó), sau đó vào phòng tắm mở nước mà tắm là có trải nghiệm liền à!

          Thế thì nước trong ống có dẫn điện được không ? Nếu có thì nó có dẫn điện từ trong nhà ra đến ống kim loại chính chôn dưới đường không ?

          Còn cái vụ cấm: cái này là luật nhà nước hay là luật của công ty thuỷ cục ?

          cái này là dùng để nối dây mát vô ống nước đây:
          http://www.solidsignal.com/prod_display.asp?PROD=GRWP
          Last edited by Paddy; 18-06-2009, 09:44.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết
            Thông thường trong căn hộ,một số phich cắm điện nằm ngay duoi chân tường,điều này cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em (những em bé mới biết bò chẳng hạn,thấy ngộ ngộ là sờ thử cho biết).Vậy có cách nào để giảm thiểu nguy cơ điện giật này ko?
            Mua dụng cụ che chắn bằng nhựa thì ko đúng nghĩa người làm điện tử,he he
            Có loại ổ cắm đáp ứng nhu cầu này rồi các bác ạ.Nếu không cắm gì thì 2 lỗ bị che lại rất chắc ( giống khóa xe máy).Khi cắm vào nó mới mở ra.Sức trẻ em không đủ mạnh để làm cái lỗ ổ cắm mở ra nên giảm được nguy cơ điện giật.Tuy có thể giá loại ổ cắm này không được rẻ cho lắm.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
              Thế thì nước trong ống có dẫn điện được không ? Nếu có thì nó có dẫn điện từ trong nhà ra đến ống kim loại chính chôn dưới đường không ?

              Còn cái vụ cấm: cái này là luật nhà nước hay là luật của công ty thuỷ cục ?

              cái này là dùng để nối dây mát vô ống nước đây:
              http://www.solidsignal.com/prod_display.asp?PROD=GRWP
              Chắc do ông thợ mộc ở bài trên tôi kể ông ý không phải thợ điện chuyên nghiệp nên chưa biết đến cái kẹp nối đất vào ống nước được công nghệ nước ngoài phát triển mà bạn giới thiệu. Có thể vì cách đâu dây điện thô sơ vào ống nước của ông ý chưa đạt tiêu chuẩn (điện trở tiếp xúc còn cao) chăng? Nên mới gây ra dò điện vào nước hả bạn. Còn có cái kẹp chuyên dụng này thì sẽ không bị rò điện vào nước?? Chắc bạn phải tham khảo hết luật của nhà nước, quy tắc an toàn ngành điện, luật công ty thủy cục, vân vân các ngành luật khác, và còn tham khảo thêm luật tương tự của nước ngoài nữa, rồi cả công nghệ tiếp đất bằng đường ống nước của nước ngoài nữa ... rồi mới phổ biến cho people đúng không?

              Thê này vậy, để mình về phổ biến lại với ông thợ mộc về sản phẩm "nước ngoài" này, hoặc nếu ống ý nóng lòng không muốn chờ đợi nhập khẩu về thì bảo bạn ông ý ở xưởng rèn chế y hệt thậm chí làm hẳn bằng đồng cho vượt tiêu chuẩn điện trở tiếp xúc. Sau đó về đấu lại dây vào cái tủ lạnh kia xem cả xóm còn ý kiến gì nữa không (yên tâm, tôi sẽ giữ bí mật, không ai trong xóm biết được đâu, trừ khi họ lại phát hiện nước trong nhà làm đỏ đèn bút thử điện)?

              Bài của mình chỉ có tính xây dựng chứ không ra sức bảo vệ bằng được ý kiến của mình. Để chứng tỏ tôi có dẫn chứng người thật việc thật, tôi mời bạn cùng tôi và ông thợ mộc cùng làm sau đó post lại kết quả lên đây cho anh em cùng biết. Bạn OK chứ?
              "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

              Comment


              • #37
                Trên đây tôi đã kể câu chuyện có thật ở chỗ tôi ở về viêc nối đất bằng đường ống nước, vì ý kiến của Paddy tôi định giải thích bằng cả lý thuyết mà bất kỳ sinh viên ngành điện, điện tử nào cũng được học về an toàn điện, song nghĩ lại thấy một câu mà các cụ đã tổng kết luôn đúng: "Thực tiễn mà không có lý thuyết là thực tiễn mù quáng, lý thuyết mà không có thực tiễn là lý thuyết suông."[/I]. Bởi vậy tôi đã không post bài giải thích về mặt lý thuyết nữa, mà mời Paddy cùng tôi làm thực nghiệm (như post trên tôi đã nói) Sau đó nếu tôi đúng, (việc nối đất vào đường ống nước là không an toàn và bị cấm theo tiêu chuẩn ngành), thì tôi sẽ post bài giảng lý thuyết về vấn đề này. Còn nếu kết quả cho thấy Paddy nói đúng, rằng chúng ta luôn luôn có thể nối đất bằng đường ống nước an toàn, thì tôi xin ngồi nghe Paddy giảng lý thuyết. Ý của bạn thế nào Paddy? Chúng ta hãy cùng nhau đối mặt với thực tiễn trước toàn thể anh em trong forum chứ. Khoa học là phải đi với thực nghiệm mà, nếu đồng ý, tôi sẽ gửi bạn số điện thoại, địa chỉ để chúng ta cùng gặp nhau làm thực nghiệm.

                Về những vấn đề chuyên môn, tôi luôn muốn bằng cách khách quan nhất và bằng thực nghiệm để làm sáng tỏ vấn đề, chứ không nói lý thuyết suông. Không chỉ để tôi được học mà cũng để phổ biến những điều đúng đắn để mọi người cùng biết. Chúng ta không sợ sai, chỉ sợ chúng ta không dám đối diện. Các bạn có đồng ý với ý kiến của tôi không?
                "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                  Trên đây tôi đã kể câu chuyện có thật ở chỗ tôi ở về viêc nối đất bằng đường ống nước, vì ý kiến của Paddy tôi định giải thích bằng cả lý thuyết mà bất kỳ sinh viên ngành điện, điện tử nào cũng được học về an toàn điện, song nghĩ lại thấy một câu mà các cụ đã tổng kết luôn đúng: "Thực tiễn mà không có lý thuyết là thực tiễn mù quáng, lý thuyết mà không có thực tiễn là lý thuyết suông."[/i]. Bởi vậy tôi đã không post bài giải thích về mặt lý thuyết nữa, mà mời Paddy cùng tôi làm thực nghiệm (như post trên tôi đã nói) Sau đó nếu tôi đúng, (việc nối đất vào đường ống nước là không an toàn và bị cấm theo tiêu chuẩn ngành), thì tôi sẽ post bài giảng lý thuyết về vấn đề này. Còn nếu kết quả cho thấy Paddy nói đúng, rằng chúng ta luôn luôn có thể nối đất bằng đường ống nước an toàn, thì tôi xin ngồi nghe Paddy giảng lý thuyết. Ý của bạn thế nào Paddy? Chúng ta hãy cùng nhau đối mặt với thực tiễn trước toàn thể anh em trong forum chứ. Khoa học là phải đi với thực nghiệm mà, nếu đồng ý, tôi sẽ gửi bạn số điện thoại, địa chỉ để chúng ta cùng gặp nhau làm thực nghiệm.

                  Về những vấn đề chuyên môn, tôi luôn muốn bằng cách khách quan nhất và bằng thực nghiệm để làm sáng tỏ vấn đề, chứ không nói lý thuyết suông. Không chỉ để tôi được học mà cũng để phổ biến những điều đúng đắn để mọi người cùng biết. Chúng ta không sợ sai, chỉ sợ chúng ta không dám đối diện. Các bạn có đồng ý với ý kiến của tôi không?
                  Từ trước đến nay, người ta đã khuyến cáo là không được sử dụng ống nước làm dây tiếp địa. Vì vậy, bạn không cần chứng minh làm gì...

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                    Chắc do ông thợ mộc ở bài trên tôi kể ông ý không phải thợ điện chuyên nghiệp nên chưa biết đến cái kẹp nối đất vào ống nước được công nghệ nước ngoài phát triển mà bạn giới thiệu. Có thể vì cách đâu dây điện thô sơ vào ống nước của ông ý chưa đạt tiêu chuẩn (điện trở tiếp xúc còn cao) chăng? Nên mới gây ra dò điện vào nước hả bạn. Còn có cái kẹp chuyên dụng này thì sẽ không bị rò điện vào nước?? Chắc bạn phải tham khảo hết luật của nhà nước, quy tắc an toàn ngành điện, luật công ty thủy cục, vân vân các ngành luật khác, và còn tham khảo thêm luật tương tự của nước ngoài nữa, rồi cả công nghệ tiếp đất bằng đường ống nước của nước ngoài nữa ... rồi mới phổ biến cho people đúng không?

                    Thê này vậy, để mình về phổ biến lại với ông thợ mộc về sản phẩm "nước ngoài" này, hoặc nếu ống ý nóng lòng không muốn chờ đợi nhập khẩu về thì bảo bạn ông ý ở xưởng rèn chế y hệt thậm chí làm hẳn bằng đồng cho vượt tiêu chuẩn điện trở tiếp xúc. Sau đó về đấu lại dây vào cái tủ lạnh kia xem cả xóm còn ý kiến gì nữa không (yên tâm, tôi sẽ giữ bí mật, không ai trong xóm biết được đâu, trừ khi họ lại phát hiện nước trong nhà làm đỏ đèn bút thử điện)?

                    Bài của mình chỉ có tính xây dựng chứ không ra sức bảo vệ bằng được ý kiến của mình. Để chứng tỏ tôi có dẫn chứng người thật việc thật, tôi mời bạn cùng tôi và ông thợ mộc cùng làm sau đó post lại kết quả lên đây cho anh em cùng biết. Bạn OK chứ?

                    Tớ thì lúc nào cũng ok hết bác không lo bị tớ hiểu lầm đâu.

                    Một tấm hình bằng ngàn lời nói. Đây là dây đất nối vô ống nước trong nhà tớ. Tớ chưa có đo giữa nó và giây đất chỗ cắm điện nên không rõ là mấy ohm. Ống nước là hợp kim đồng, giây điện là đồng.
                    Attached Files

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
                      Từ trước đến nay, người ta đã khuyến cáo là không được sử dụng ống nước làm dây tiếp địa. Vì vậy, bạn không cần chứng minh làm gì...
                      Người ta là ai bác NSP? Là nhà nước hay mấy người thợ điện? Tớ muốn biết rõ hơn, nhất là lý do tại sao lại khuyên không làm như thế. Bởi vì nhà tớ là dây đất chạy qua ống nước hết (và một số ống nước là ống nhựa mềm).

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
                        Người ta là ai bác NSP? Là nhà nước hay mấy người thợ điện? Tớ muốn biết rõ hơn, nhất là lý do tại sao lại khuyên không làm như thế. Bởi vì nhà tớ là dây đất chạy qua ống nước hết (và một số ống nước là ống nhựa mềm).
                        Paddy, tôi có 3 câu hỏi:
                        1. Bạn hiểu khái niệm tiếp đất bảo vệ là thế nào?

                        2. Ý nghĩa của tiếp đất bảo vệ? (Làm thế để làm gì?) Rò điện là gì?

                        3. Cơ sở lý thuyết của tiếp đất bảo vệ? (Tiếp đất bảo vệ thế nào thì đạt tiêu chuẩn?)

                        Tôi tự trả lời 2 câu đầu tiên, nếu bạn đồng ý với các khái niệm này thì chúng ta mới có thể tiếp tục tranh luận ở câu hỏi thứ 3. Hoặc trước khi tranh luận đến câu hỏi thứ 3 có thể chúng ta cùng làm thí nghiệm trước sau đó mới cùng vào bàn luận.

                        1. Tiếp đất bảo vệ là gì? Tiếp đất bảo vệ (còn gọi là nối đất bảo vệ) là thuật ngữ chuyên ngành điện, là việc nối vỏ máy (shield) hoặc bộ phận bằng kim loại nào đó của một thiết bị điện với dây dẫn và nối vào cọc tiếp địa đóng sâu vào lòng đất. Cọc tiếp địa là vật bằng kim loại được chôn sâu một phần vào lòng đất, phần còn lại nhô lên khỏi mặt đất để nối dây dẫn tới các vật cần nối đất bảo vệ. Cọc tiếp địa dùng cho nối đất bảo vệ cần đựoc chôn sao cho điện trở tiếp xúc của nó đối với đất (gọi tắt là điện trở tiếp đất) không vượt quá 4 ôm. (Để xác định điện trở tiếp đất người ta dùng đồng hồ đo điện trở tiếp đất chuyên dụng)

                        2. Ý nghĩa của tiếp đất bảo vệ: Viếc nối đất bằng cọc tiếp địa nhằm mục đích làm cho vỏ máy hay các bộ phận kim loại của thiết bị điện (mà bình thường chúng vốn không mang điện) đẳng thế đối với cọc tiếp địa để làm giảm điện áp tiếp xúc khi con người chạm vào máy trong trường hợp thiết bị bị rò điện để làm giảm nguy hiêm cho con người. Việc nối dất bảo vệ cũng giúp rơ le bảo hệ thống cắt điện khi có thiết bị trong hệ thống bị sự cố rò điện.

                        Rò điện là gì?
                        Rò điện là sự cố khiến vỏ máy hay các phần bằng kim loại của thiết bị điện (mà vốn bình thường không mang điện) đột nhiên xuất hiện điện thế cao áp mà khi con người chạm phải chúng sẽ bị một phần hay toàn phần điện thế cao áp của mạng điện đặt lên người (giữa bộ phận chạm vật nhiễm điện (tay, chân,...) và phần cơ thể tiếp xúc với đất).

                        Bây giờ nếu bạn thống nhất với các khái niệm trên và không sửa chữa hay đưa thêm khái niệm gì vào nữa thì chúng ta mới tiếp tục tranh luận tiếp các vấn đề sau (nếu không sẽ ông nói gà bà nói vịt, đến tết cũng không thống nhất được kết quả gì).

                        Rất vui đựợc tranh luận với bạn
                        Last edited by hanguyen; 19-06-2009, 18:35.
                        "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                          Paddy, tôi có 3 câu hỏi:
                          1. Bạn hiểu khái niệm tiếp đất bảo vệ là thế nào?

                          2. Ý nghĩa của tiếp đất bảo vệ? (Làm thế để làm gì?) Rò điện là gì?

                          3. Cơ sở lý thuyết của tiếp đất bảo vệ? (Tiếp đất bảo vệ thế nào thì đạt tiêu chuẩn?)

                          Tôi tự trả lời 2 câu đầu tiên, nếu bạn đồng ý với các khái niệm này thì chúng ta mới có thể tiếp tục tranh luận ở câu hỏi thứ 3. Hoặc trước khi tranh luận đến câu hỏi thứ 3 có thể chúng ta cùng làm thí nghiệm trước sau đó mới cùng vào bàn luận.

                          1. Tiếp đất bảo vệ là gì? Tiếp đất bảo vệ (còn gọi là nối đất bảo vệ) là thuật ngữ chuyên ngành điện, là việc làm cho vỏ máy (shield) hoặc bộ phận bằng kim loại nào đó của một thiết bị điện đẳng thế với đất. Đi kèm với khái niệm tiếp đất bảo vệ là cọc tiếp địa. Cọc tiếp địa là vật bằng kim loại được chôn sâu một phần vào lòng đất, phần còn lại nhô lên khỏi mặt đất để nối dây dẫn tới các vật cần nối đất bảo vệ. Cọc tiếp địa dùng cho nối đất bảo vệ cần đựoc chôn sao cho điện trở tiếp xúc của nó đối với đất (gọi tắt là điện trở tiếp đất) không vượt quá 4 ôm. (Để xác định điện trở tiếp đất người ta dùng đồng hồ đo điện trở tiếp đất chuyên dụng)

                          2. Ý nghĩa của tiếp đất bảo vệ: Viếc nối đất bằng cọc tiếp địa nhằm mục đích làm cho vỏ máy hay các bộ phận kim loại của thiết bị điện (mà bình thường chúng vốn không mang điện) đẳng thế đối với đất. Từ đó bảo vệ con người không bị điện giật khi chạm vào chúng khi thiết bị gặp sự cố rò điện ra vỏ hay các bộ phận kim loại đó.

                          Rò điện là gì?
                          Rò điện là sự cố khiến vỏ máy hay các phần bằng kim loại của thiết bị điện (mà vốn bình thường không mang điện) đột nhiên xuất hiện điện thế cao áp mà khi con người chạm phải chúng sẽ bị một phần hay toàn phần điện thế cao áp của mạng điện đặt lên người (giữa bộ phận chạm vật nhiễm điện (tay, chân,...) và phần cơ thể tiếp xúc với đất).

                          Bây giờ nếu bạn thống nhất với các khái niệm trên và không sửa chữa hay đưa thêm khái niệm gì vào nữa thì chúng ta mới tiếp tục tranh luận tiếp các vấn đề sau (nếu không sẽ ông nói gà bà nói vịt, đến tết cũng không thống nhất được kết quả gì).

                          Rất vui đựợc tranh luận với bạn
                          Thống nhất, bác nói tiếp đi. Tranh luận như bác mới đem lại kết quả tốt cho tất cả mọi người.

                          Để tớ bổ túc thêm coi có đúng không nghe.

                          Trong trường hợp bị rò điện vào sườn máy hoặc vỏ máy và sườn/vỏ máy đã được nối xuống đất với cọc tiếp địa thì điện áp trên sườn/vỏ máy vẫn tại điện áp của đất. Nếu người đụng vô máy thì vẫn ở điện áp của đất. Do đó không bị điện giật.

                          Con số 4 ohm bác nói ra là từ luật của công ty điện lực hay từ trong trường học? Tớ làm trong hãng thì dưới 10 ohm từ sườn máy xuống dây đất trong chỗ cắm điện. Và dây chống tĩnh điện giữa người và máy là trên 1Mohm.

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
                            Thống nhất, bác nói tiếp đi. Tranh luận như bác mới đem lại kết quả tốt cho tất cả mọi người.

                            Để tớ bổ túc thêm coi có đúng không nghe.

                            Trong trường hợp bị rò điện vào sườn máy hoặc vỏ máy và sườn/vỏ máy đã được nối xuống đất với cọc tiếp địa thì điện áp trên sườn/vỏ máy vẫn tại điện áp của đất. Nếu người đụng vô máy thì vẫn ở điện áp của đất. Do đó không bị điện giật.
                            Sai rồi, thứ nhất phải nói chính xác là điện thế trên sườn/vỏ máy. Thứ hai khi xảy ra sự cố rò điện nơi chạm vào vỏ/sườn máy có điện thế bằng điện thế vỏ/sường máy, nhưng chân chúng ta mặc dù đướng trên đất nhưng không phải lúc nào cũng ở điện thế 0V, tức là hiệu điện thế đặt lên người chúng ta không phải lúc nào cũng bằng điện thế tại vỏ máy. Để hiểu tường tận mấy dòng rắc rối này bạn cần nắm rõ lý thuyết nối đất (xem giáo trình An Toàn Điện của TS Nguyễn Đình Thắng hoặc bất cứ tác giả khác...). Rất nhiều người đã đọc và học về kỹ thuật an toàn điện nhưng chưa chắc đã hiểu hết về vấn đề tiếp đất bảo vệ. Đây là nhận định chung chứ tôi không ám chỉ bạn đâu nhé

                            Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
                            Con số 4 ohm bác nói ra là từ luật của công ty điện lực hay từ trong trường học? Tớ làm trong hãng thì dưới 10 ohm từ sườn máy xuống dây đất trong chỗ cắm điện. Và dây chống tĩnh điện giữa người và máy là trên 1Mohm.
                            Con số 4 ÔM là tiêu chuẩn an toàn của ngành điện dùng chung cho tiếp đất bảo vệ thôi, trong những trường hợp cụ thể người ta chấp nhận con số 10 Ohms. Nhưng nếu tôi không hiểu nhầm thì bạn nói "dưới 10 ohm từ sườn máy xuống dây đất trong chỗ cắm điện" có nghĩa là điện trở của đoạn dây nối từ sườn máy xuống đến cọc tiếp địa là 10 ohm thì sai hoàn toìan theo bản chất vấn đề. Con số 4 ohm mà tôi nói là điện trở tiếp xúc giữa cọc tiếp địa với đất, giá trị này chỉ đo được bằng máy đo điện trở tiếp đất chuyên dụng. Còn dây dẫn dùng làm dây nối đất cũng được tiêu chuẩn hóa là loại dây đồng 2.5mm. Với loại dây này, độ dài 20m chỉ có điện trở dưới 0.1 ohm
                            "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
                              Người ta là ai bác NSP? Là nhà nước hay mấy người thợ điện? Tớ muốn biết rõ hơn, nhất là lý do tại sao lại khuyên không làm như thế. Bởi vì nhà tớ là dây đất chạy qua ống nước hết (và một số ống nước là ống nhựa mềm).
                              Bác thích tìm hiểu, trước hết hãy đọc Quy phạm an toàn điện cái đã
                              http://dientuvietnam.net/forums/show...572#post176572

                              Comment


                              • #45
                                @Paddy:

                                Thôi, post đi post lại dài dòng quá rồi. Tôi post lên đây phần lý thuyết tóm lược, bạn có thể tự thí nghiệm ở nhà mình, sau đó nếu vẫn không đồng ý với tôi thì anh em ta gặp nhau một chuyến vừa làm quen vừa tranh luận cho nhanh sáng tỏ vấn đề!

                                1. Bài toán 1: Vị trí đứng của người chạm vào vỏ thiết bị sự cố ở rất gần cọc tiếp địa (trong khoảng 4-5m) hoặc người đứng trên 1 mặt bằng có điện trở khá lớn (đi dép, đứng trên sàn gỗ, thảm, nhà cao tầng,...)

                                Mô tả bài toán và giải thích các ký hiệu cho trong hình vẽ.

                                Cấu trúc mạch điện như sau:
                                Ro nt (Rd // (Rt nt Rch nt Rng).

                                Trong đó:
                                Ro là điện trở cách điện giữa vỏ máy và dây lửa. Giá trị của nó nằm trong khoảng từ 0 (sự cố chạm pha 100%) đến vô cùng lớn (cách điện hoàn toàn). chúng ta không thể ước lượng được giá trị của Ro vì nó mang tính ngẫu nhiên, cũng như chúng ta không thể biết trước thiết bị bị rò điện khi nào và rò ở mức độ nào (chạm pha 100% hay chỉ bị suy giảm nhẹ điện trở cách điện).

                                Việc đấu cọc tiếp địa không chỉ nhằm mục đích bảo vệ con người mà còn để bảo vệ hệ thống điện trong nhà. Ta hãy giả sử trường hợp xấu nhất xảy ra: Vỏ thiết bị bị chạm pha 100% (Ro = 0). Khi có cọc tiếp địa, dòng điện đi từ vỏ máy xuống đất rất lớn và có giá trị là

                                Imax = 220/Rd (A).

                                Chúng ta cần thiết kế đóng cọc tiếp địa sao cho khi xảy ra sự cố này áp-tô-mát bảo vệ phải nhảy để bảo vệ hệ thống điện. Giả sử mỗi tầng nhà bạn đều lắp áp tô mát 20A (mức phổ biến dùng cho gia đình hiện nay), vậy phải có:

                                Rd = 220/20 = 11 ohm.

                                Như vây bạn cần đóng cọc tiếp địa sao cho điện trở tiếp đất của nó phải nhỏ hơn 11 ohm càng nhiều càng tốt.

                                Trường hợp rò điện một phần, nhờ có cọc tiếp địa điện áp đặt lên người sẽ được suy giảm đi rất nhiều từ mạch phân áp nói trên.

                                Khi đóng cọc tiếp địa có Rd < 4 ohm, sơ đò mạch lúc này được đơn giản hóa vì điện trở người vào cỡ 500 ohm đến 10 kohm rất lớn so với Rd = 4 ohm, do đó mạch coi như chỉ còn Ro nt Rd. Khi đó vỏ máy chỉ có điện thế cực đại là:

                                Vc = (Rd x 220)/(Rd + Ro)

                                Và điện áp đặt lên người tiếp tục được suy giảm:

                                Ung = Vc - Vch - Ut

                                Trong đó:
                                Vch là điện thế tại điểm chân người đứng
                                Ut là điện áp rơi trên điện trở tiếp xúc giữa tay người với vỏ thiết bị, trong TH xấu nhất Rt = 0 thì Ut = 0 ==> Ung = Vc - Vch

                                Với bài toán này, do điểm đứng của người rất gần với cọc tiếp địa hoặc do đứng trên 1 mặt bằng có điện trở Rch khá lớn nên Vch tiến đến xấp xỉ Vc, do đó:

                                Ung sẽ rất nhỏ (cỡ dưới 10V) thậm chí tiến đến 0. Nhờ đó người rất an toàn.

                                Từ bài toán 1 cho thấy, nếu bất kỳ thiết bị điện nào trong nhà bạn cũng đều được tiếp địa tại chỗ (nghĩa trong nhà có sẽ có nhiều cọc tiếp địa) thì người trong nhà sẽ rất an toàn dù đứng ở bất cứ vị trí nào trong nhà.
                                Cũng từ đây suy ra 1 kinh nghiệm: nếu khoảng cách giữa 2 điểm xa nhất trên mặt bằng nhà bạn đến 20m thì thì bạn chỉ cần 1 cọc tiếp đia và đóng ở khu vực chính giữa tâm nhà. Nếu mặt bằng nhà bạn rộng hơn bạn sẽ cần đóng nhiều cọc tiếp địa mỗi cọc cần cách đều nhau không quá 15m và nên rải khắp quanh nhà (tham khảo thêm tài liệu bên dưới nếu bạn cần công thức tính thật chi tiết)


                                Bài toán 2: Vị trí người đứng chạm vào thiết bị sự cố ở xa vị trí đóng cọc tiếp địa (từ 20m trở lên, cùng trên mặt đất).

                                Đây chính là trường hợp mà bạn đấu tiếp địa vào đường ống nước trong nhà bạn.
                                Trường hợp lý tưởng nhất là hệ thống ống nước trong nhà bạn đều là ống kẽm 100% và được đi chìm dưới lòng đất thì có thể người trong nhà bạn cũng được giảm bớt nguy cơ điện giật miễn là tổng trở tiếp đất của hệ thống ống kẽm nhà bạn đạt tiêu chuẩn. Thế nhưng:

                                - Bạn có chắc là hệ thống nước nhà bạn có tổng trở tiếp đất nhỏ hơn 4 ohm??
                                - Và trong trường hợp hệ thống nước nhà bạn sử dụng ống kẽm 100%, bạn có chắc là ống kẽm nhà bạn có điện trở suất tương đương với dây đồng lõi 2.5mm??
                                - Còn nếu nhà bạn chỉ sử dụng 1 vài đoạn ống kẽm còn lại là ống nhựa và bạn nói rằng "không lo, nước sẽ thay thế kim loại để dẫn điện từ vỏ máy trong nhà bạn ra đến hệ thống ống kẽm ngoài đường" Vậy có nghĩa là bạn chắc chắn rằng nước cũng dẫn điện tốt như kim loại!!??


                                Nhưng ngay cả khi tổng trở tiếp đất của nhà bạn đạt hay không đạt tiêu chuẩn < 4 ohm thì bạn cũng mang nguy hiểm đến cho hàng xóm của bạn!


                                Lý do tại sao thì bạn cần hiểu rõ về phân bố điên thế Vch trên mặt đất nơi cách điểm sự cố 1 khoảng cách x mét. Khi đó: giá trị Vch không còn xấp xỉ Vc nữa mà nó tiến đến 0, có nghĩa những người đứng ở xa mà chạm vào vòi nước, nơi có điện thế bằng với điện thế tại vỏ thiết bị sự cố trong nhà bạn, sẽ bị điện giật với xác xuất rất lớn, nguy hiểm nhất là khi họ đi tắm, lúc đó điện trở thân người rất nhỏ, điẹn trở tiếp xúc với đất nhỏ, điện trở tiếp xúc vơi nước cũng rất nhỏ...

                                Vậy có phổ biến cho cộng đồng rằng nối đất bằng đường ống nước được không hả bạn??? (hihihihi, dẫn đến thế này bạn nhận ra cái sai của mình chưa?

                                cụ thể hơn nữa tôi sẽ không phân tích thêm, bạn có thể tự giải bài toán này với tài liệu tôi cung cấp dưới đây.

                                Tranh luận sâu hơn nữa về vấn đề này xin hẹn bạn ở quán cafe
                                Attached Files
                                Last edited by hanguyen; 19-06-2009, 18:12.
                                "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                voduychau Tìm hiểu thêm về voduychau

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X