Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tụ bù tiết kiệm điện nó làm sao vậy

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi cuking Xem bài viết
    nhưng khi nâng có tụ bù thì ampe giảm trên dây, công tơ quay chậm lại thì có lợi chứ!!!!!
    Ampere giãm do cos phi cao, chứ kW không đổi -> công tơ quay bình thường.
    Nếu bù dư thì Ampere lên cao trở lại. Cos phi = 1 -> ampere thấp nhất.
    Thật ra kW có giãm chút ít do giãm tổn thất trên dây dẫn (nhờ giãm Ampere).

    Comment


    • #17
      Như thế này :
      Thiết bị dùng điện có tính cảm sẽ nhận cả công suất P và Q, trong đó điện lực chỉ thu tiền P, còn Q thì chỉ thu đối với tải sản xuất có hệ số công suất < 0,85, lớn hơn thì không thu. Đối với tải dân dụng thì không thu Q. Như vậy khi không có tụ bù thì tải sẽ nhận Q từ nguồn. Lưới điện lực và nhà bạn sẽ tải dòng của P và Q. Do vậy sẽ hạn chế tải do mang thêm dòng Q và làm tăng tổn thất trên dây. Nếu có Q (tụ bù) tại tải thì tải sẽ nhận Q tại đây mà không nhận từ nguồn, lưới điện sẽ bớt tải Q mà chỉ còn tải P mà thôi.
      Gắn tụ bù có lợi không :
      Có, nhưng chút ít thôi. Vì khi có Q tại tải thì dây điện nhà bạn chỉ chuyên để tải P, không tải Q nữa, giảm được tổn thất do tải Q trên dây và tải thêm P cho phụ tải khác. Tuy nhiên lượng tiền trả hàng tháng không giảm nhiều nếu bạn chỉ dùng điện cho thắp sáng sinh hoạt
      Ngoài ra :
      Nếu nhà bạn ở xa trạm điện thì gắn tụ bù có lợi 1 chút nữa là do dây không tải Q nên dòng giảm, sụt áp nhỏ trên dây dẫn đến điện áp nhà bạn tăng chút đỉnh.
      Tuy nhiên :
      Khuyến cáo không mua bộ tiết kiệm điện vì khi bán họ có thử nhưng thừ ra sao :
      + Họ dùng 1 bộ điều khiển từ xa đễ bật, tắt thiết bị làm đồng hồ quay nhanh, chậm theo ý muốn, khi bán xong thì như cũ.
      + Cái mà bạn mua chỉ có 2 cực đấu vào vật liệu cách điện thôi, chả có tác dụng gì.
      + nếu là tụ thật, cắm vào điện xong, rút ra, sờ vào cực cắm sẽ bị điện giật do tụ tích điện đấy (thử bằng bút thử điện xem).
      Chào đoàn kết (Tớ là dân điện lực, có gì trao đổi thêm)
      Last edited by donglt; 07-10-2009, 12:32.

      Comment


      • #18
        Bạn nói rất đúng . Nếu lắp thêm tụ thì tiền điện có giảm chút ít thôi do giảm dc dòng Iq trên dây tải . Nhưng bù dư có hại đấy.Vi dòng kháng do tụ và kháng do cuộn dây trong mạch triệt tiêu nhau khi dòng do tụ lớn (bù dư ) thì nó gây hại như bù thiếu vả lại một số thiết bị có khi bị quá áp do hiện tượng bù dư. Nói chung điện cho gia đình tiêu thụ ít không nên bù thêm tụ

        Comment


        • #19
          Có bạn nào biết ngoài đồng hồ điện tử có đo cả P và Q thì đồng hồ 3 pha loại cơ họ đo Q khác P ở chỗ nào (Về cấu tạo , Cách mắc , nguyên lý hoạt đông ) Cám ơn nhiều

          Comment


          • #20
            the thi tại sao dòng điên( ampe)lại nhỏ đi
            tôi thấy tại các trạm điện đều có tủ bù khi tăt tủ bù đi thì công tơ hưu công quay nhanh hơn.và khi bật lên thì ngược lại. và khi kiểm tra dong điện cũng có độ sai lệch,vậy là do đau
            |

            Comment


            • #21
              Khi có tụ A nhỏ đi vì tải không dùng cspk của lưới điện nữa , mà dùng cspk do tụ , Như vậy nếu bạn đo A trước tụ thì mất dòng Iq .Khi tắt tụ (nếu có tải ) thì công tơ hữu công quay nhanh hơn vì còn tồn tại Iq gây tổn hao điên năng trên dây dẫn . khi đóng tụ thì Iq mất nên không mất thêm kw trên đường dây. Nhưng bù dư thì ngược lại

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi donglt Xem bài viết
                Như thế này :
                Thiết bị dùng điện có tính cảm sẽ nhận cả công suất P và Q, trong đó điện lực chỉ thu tiền P, còn Q thì chỉ thu đối với tải sản xuất có hệ số công suất < 0,85, lớn hơn thì không thu. Đối với tải dân dụng thì không thu Q. Như vậy khi không có tụ bù thì tải sẽ nhận Q từ nguồn. Lưới điện lực và nhà bạn sẽ tải dòng của P và Q. Do vậy sẽ hạn chế tải do mang thêm dòng Q và làm tăng tổn thất trên dây. Nếu có Q (tụ bù) tại tải thì tải sẽ nhận Q tại đây mà không nhận từ nguồn, lưới điện sẽ bớt tải Q mà chỉ còn tải P mà thôi.
                Gắn tụ bù có lợi không :
                Có, nhưng chút ít thôi. Vì khi có Q tại tải thì dây điện nhà bạn chỉ chuyên để tải P, không tải Q nữa, giảm được tổn thất do tải Q trên dây và tải thêm P cho phụ tải khác. Tuy nhiên lượng tiền trả hàng tháng không giảm nhiều nếu bạn chỉ dùng điện cho thắp sáng sinh hoạt
                Ngoài ra :
                Nếu nhà bạn ở xa trạm điện thì gắn tụ bù có lợi 1 chút nữa là do dây không tải Q nên dòng giảm, sụt áp nhỏ trên dây dẫn đến điện áp nhà bạn tăng chút đỉnh.
                Tuy nhiên :
                Khuyến cáo không mua bộ tiết kiệm điện vì khi bán họ có thử nhưng thừ ra sao :
                + Họ dùng 1 bộ điều khiển từ xa đễ bật, tắt thiết bị làm đồng hồ quay nhanh, chậm theo ý muốn, khi bán xong thì như cũ.
                + Cái mà bạn mua chỉ có 2 cực đấu vào vật liệu cách điện thôi, chả có tác dụng gì.
                + nếu là tụ thật, cắm vào điện xong, rút ra, sờ vào cực cắm sẽ bị điện giật do tụ tích điện đấy (thử bằng bút thử điện xem).
                Chào đoàn kết (Tớ làdân điện lực , có gì trao đổi thêm)
                gặp dân điện lực mừng quá,hỏi chuyện này hơi lạc đề ,khi dân điện lực tới nhà thay đồng hồ ,họ có thể chỉnh đồng hồ cho quay chậm lại không?ví dụ họ có thể mở đồng hồ ra rồi bấm chì lại

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi cuking Xem bài viết

                  Có một người sử dụng tụ bù trong gia đình như sau:
                  - dùng tụ bù 10 uF/400V gắn trực tiếp tại động cơ tủ lạnh; 4uF/400V tại các quạt bàn,... nói chung là các tải động cơ đều gắn vào hết,( khi tải hoạt động thì tụ mới hoạt động)
                  - dùng AMPE kìm kiểm tra khi các tải hoạt động cả hai trường hợp có tụ và không tụ thì thấy dòng điện hiển thị chênh lệch nhau khoảng vài Ampe ( tất nhiên có tụ thì Ampe nhỏ hơn).
                  ====> Vậy thì sử dụng tụ bù kiểu này có lợi chứ các bạn?
                  Xin cho nhận xét càng nhiều càng tốt
                  cảm ơn các thành viên!
                  Mình cung đã thử như bạn nói! cường độ ampe có giảm xuống đáng kể nhưng đồng hồ đo chạy vẫn thế. Mình đứng canh số vòng /1 phút.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi nguyen_thanh Xem bài viết
                    gặp dân điện lực mừng quá,hỏi chuyện này hơi lạc đề ,khi dân điện lực tới nhà thay đồng hồ ,họ có thể chỉnh đồng hồ cho quay chậm lại không?ví dụ họ có thể mở đồng hồ ra rồi bấm chì lại
                    Tất nhiên họ làm được, nhưng như vậy là tiếp tay cho phường ăn cắp. Đồng hồ mới sản xuất đã được hiệu chỉnh chính xác rồi.
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi lêđại Xem bài viết
                      Mình cung đã thử như bạn nói! cường độ ampe có giảm xuống đáng kể nhưng đồng hồ đo chạy vẫn thế. Mình đứng canh số vòng /1 phút.
                      Đúng vậy. Gắn thêm tụ bù chỉ giảm công suất phản kháng Q, chứ không giảm công suất tác dụng P. Đồng hồ đo điện thông thường đo P, nên dù gắn tụ bù hay không thì nó vẫn chạy như thế. Gắn tụ bù làm giảm Q, qua đó giảm công suất tổng S một ít, và gián tiếp giảm hao phí đường dây một tý tẹo, nhưng không đáng kể đối với hộ gia đình (chắc mỗi tháng giảm được 0,01 KWh điện).

                      Bù hệ số công suất là việc của nhà đèn, họ được trả tiền - cả tiền điện lẫn tiền ngân sách lấy từ thuế để làm việc này. Người dân đừng làm thay họ.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #26
                        Các bác cho em hỏi, tại sao người ta thiết kế hệ thống bù cos đến 0.95 mà sao lại không thiết kế lên cos =1. Em nghe nói nếu cos =1 thì sảy ra hiện tượng bão hòa gì đó vì khi đó góc phi = 0. Mong các bác giải thích giùm em cái.

                        Comment


                        • #27
                          Cos phi =1 là trường hợp cộng hưởng rất khó xảy ra. Khi đó dòng toàn mạch = 0. Nó là lý tưởng.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                            Cos phi =1 là trường hợp cộng hưởng rất khó xảy ra. Khi đó dòng toàn mạch = 0. Nó là lý tưởng.
                            Dòng toàn mạch =0 là sao bác, bác có nhầm ko nhỉ, lúc này phi =0, dòng và áp cùng pha với nhau chứ.

                            0988467839

                            Comment


                            • #29
                              nói túm lại là dùng điện là phải mất tiền rồi , nhưng só tiền mình phải trả có chính xác với lượng điện tiêu thụ hay ko thì chỉ có mấy bác điện lực biết thôi . Ai mà biết dc công tơ của mấy bác ấy có chính xác hay ko chứ
                              NẾU CÓ TIỀN BẠN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHIỀU VIÊC HƠN!!!!!!!!!!!!!

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi nhiquanchu Xem bài viết
                                nói túm lại là dùng điện là phải mất tiền rồi , nhưng só tiền mình phải trả có chính xác với lượng điện tiêu thụ hay ko thì chỉ có mấy bác điện lực biết thôi . Ai mà biết dc công tơ của mấy bác ấy có chính xác hay ko chứ
                                Tờ 1 trăm ngàn tỉ của bác xài biết bao giờ mới hết điện đc chứ

                                0988467839

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyen_thanh Tìm hiểu thêm về nguyen_thanh

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X