Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có cách nào ngắt được điện áp cao >270V không các bác?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Thay CB chính sau đồng hồ bằng công tắc to mạch bảo vệ tủ lạnh hay mạch so áp kích rờ le tiếp điểm thường đóng của rờ le nối tiếp với nguồn khởi động công tắc to như thế thì khi có áp cao rờ le đóng tiếp điểm thường đóng hở cuộn dây khởi động công tắc to không có nguồn công tắc to nhả mất điện .

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi chuasonlam Xem bài viết
      Bác "vi van pham" có đường link nào cụ thể về VDR không, mà như bác thì chưa được, vì nhiều lúc nhà gần trạm biến áp nên điện áp tầm 225-230V mà, như vậy thiết bị vẫn hoạt động mà. nên ngắt ở 220V thì ko ổn, mà mỗi lần phải thay cầu chì 0,5A liên tục thì cũng ko hay lại mất công đi mua. Ý kiến đơn giản nhất là mua cục bảo vệ tủ lạnh và 1 rơle tiếp điểm lớn thì thế nào bác khi đó có ổn ko nhỉ
      Nếu quá áp ngày 2,3 lần chỉ có kêu nhà đèn đến sc. (Không lẽ 7 giờ mạch bảo vệ off , 10 giờ On. Từ 7 giờ đến 10 giờ ngồi tán dóc, xơi nước?)

      Ra chợ Nhật Tảo hỏi mua con VDR bảo vệ quá áp 240 volt là xong.
      Cục bảo vệ tủ lạnh chỉ có nhiệm vụ tạo trễ để bloc compressor hạ áp suất sau đó khởi động sẽ không cháy cuộn đề. Để bảo vệ quá ap nó không dùng mạch dò điện áp mà dò dòng. Khi áp lên cao, dòng đề lên cao cục bảo vệ tự động off không dùng cục bảo vệ tủ lạnh được đâu.

      Comment


      • #33
        Cách của bác Vị tuy đơn giản nhưng thay VDR cầu chì lích kích quá không phải ai cũng làm được với lại phải kiểm tra áp trước khi gắn cầu chì không thì gặp lúc áp còn cao lại bùm tiếp và cũng cần đến công tắc to nữa , em thấy gắn VDR và cầu chì cho các thiết bị đắt tiền như ti vi LCD hợp hơn là gắn tổng .

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
          Cách của bác Vị tuy đơn giản nhưng thay VDR cầu chì lích kích quá không phải ai cũng làm được với lại phải kiểm tra áp trước khi gắn cầu chì không thì gặp lúc áp còn cao lại bùm tiếp và cũng cần đến công tắc to nữa , em thấy gắn VDR và cầu chì cho các thiết bị đắt tiền như ti vi LCD hợp hơn là gắn tổng .
          Nếu điện tăng, mạch điện bảo vệ off rồi ngồi chơi ? chờ mạch On rồi làm việc?
          Mạch tăng giảm trong phạm vi cho phép, dùng VDR trong phạm vi đó. Là dân kỹ thuật mà không biết ráp cầu chì và VDR sao cho thay dễ dàng thì tệ quá.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
            Nếu điện tăng, mạch điện bảo vệ off rồi ngồi chơi ? chờ mạch On rồi làm việc?
            Mạch tăng giảm trong phạm vi cho phép, dùng VDR trong phạm vi đó. Là dân kỹ thuật mà không biết ráp cầu chì và VDR sao cho thay dễ dàng thì tệ quá.
            Em sửa đồ công nghiệp đụng VDR hoài ở mấy bo mạch này thường tải chung cho thiết bị khác nên cầu chì cũng lớn từ 10 A hay hơn lâu lâu cũng tự chập nổ cháy đen cả bo trong khi đèn và các thiết bị khác trong phòng không sao .

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
              Em sửa đồ công nghiệp đụng VDR hoài ở mấy bo mạch này thường tải chung cho thiết bị khác nên cầu chì cũng lớn từ 10 A hay hơn lâu lâu cũng tự chập nổ cháy đen cả bo trong khi đèn và các thiết bị khác trong phòng không sao .
              Nó không tự chập nổ đâu, trong viễn thông hay dùng nó để bảo vệ. Theo datasheet chỉ cần 1 xung vượt quá trị số là nó hư. Phiền nhất là hàng khựa không chính xác mà thôi.

              Comment


              • #37
                Nhiều phương pháp quá nhưng em thấy nếu theo bác làm qua bộ bảo vệ tủ lạnh thì cắm nối tiếp qua bộ đó thì không an toàn chút nào, vì công suất gia đình dùng lớn 7000-8000W, chạy qua bộ đó có mà nóng giãy tay. Vì sơ đồ của bác ấy là: Nguồn=> Bộ bảo vệ tủ lạnh=> Rơle. Còn bác "vi van" dùng VDR cũng sơ đồ nối tiếp thế này thì công suất lớn có nóng VDR không, dòng tổng gia đình max trên dưới 20A xoay chiều mà, hay bác lắp theo sơ đồ nào

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi chuasonlam Xem bài viết
                  Nhiều phương pháp quá nhưng em thấy nếu theo bác làm qua bộ bảo vệ tủ lạnh thì cắm nối tiếp qua bộ đó thì không an toàn chút nào, vì công suất gia đình dùng lớn 7000-8000W, chạy qua bộ đó có mà nóng giãy tay. Vì sơ đồ của bác ấy là: Nguồn=> Bộ bảo vệ tủ lạnh=> Rơle. Còn bác "vi van" dùng VDR cũng sơ đồ nối tiếp thế này thì công suất lớn có nóng VDR không, dòng tổng gia đình max trên dưới 20A xoay chiều mà, hay bác lắp theo sơ đồ nào
                  VDR là linh kiện bảo vệ quá áp, mắc trực tiếp vào lưới đèn như bóng đèn vậy. Khi vượt áp VDR nối tắt làm đứt cầu chì. Không liên quan gì đến dòng 20Ampe cả

                  Comment


                  • #39
                    còn 1 cách hiệu quả nữa ko mất nhiều tiền là viết đơn kiện lên sở điện lực báo sự cố họ phải khắc phuc

                    Comment


                    • #40
                      Nếu có sẵn người sửa thì làm theo cách của bác Vị là gọn không phải ráp mạch so sánh thay CB chính bằng công tắc to VDR mắc // với cuộn dây khởi động , cầu chỉ nối tiếp nguồn cấp cho cuộn dây khởi động công tắc to khi quá áp VDR thông dẫn đến quá dòng làm đứt cầu chì 0,5 A mất nguồn khởi động điện cắt . Dòng tiêu thụ qua tiếp điểm chính của công tắc to chứ không phải qua VDR nên không lo thiếu dòng tải .

                      Comment


                      • #41
                        Sự cố không phải là thường xuyên mà ta đang bàn đến để mình có 1 mạng lưới điện an toàn nhất cho gia đình, vì toàn thiết bị điện tử, âm thanh nhiều tiền. Ai nói như bác genius. Bác "vi van" nói dùng VDR như vậy tức là dòng nó vẫn chạy qua con cầu chì đó đúng không, cầu chì loại gì chịu được dòng lớn vậy bác, chứ mấy loại cầu chì ở bảng điện thông thường mới bật cái bình nóng lạnh đã nóng cả vỏ nhựa rồi, move, em đã vứt đi từ lâu không dùng, mà chuyển sang Attomat. Như thế nào bác chi tiết về sơ đồ đấu nối cho a e biết với

                        Comment


                        • #42
                          em vừa viết thì bác "tuyennhan" đã cho ý kiến, thanks bác để e tìm hiểu bài viết của bác!

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            Nếu quá áp ngày 2,3 lần chỉ có kêu nhà đèn đến sc. (Không lẽ 7 giờ mạch bảo vệ off , 10 giờ On. Từ 7 giờ đến 10 giờ ngồi tán dóc, xơi nước?)

                            Ra chợ Nhật Tảo hỏi mua con VDR bảo vệ quá áp 240 volt là xong.
                            Cục bảo vệ tủ lạnh chỉ có nhiệm vụ tạo trễ để bloc compressor hạ áp suất sau đó khởi động sẽ không cháy cuộn đề. Để bảo vệ quá ap nó không dùng mạch dò điện áp mà dò dòng. Khi áp lên cao, dòng đề lên cao cục bảo vệ tự động off không dùng cục bảo vệ tủ lạnh được đâu.
                            bạn thử cục bảo vệ tủ dùng lioa tăng lên 230v xem có ngắt không điện áp cao 230v không có tatir cũng ngắt.

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi chuasonlam Xem bài viết
                              Nhiều phương pháp quá nhưng em thấy nếu theo bác làm qua bộ bảo vệ tủ lạnh thì cắm nối tiếp qua bộ đó thì không an toàn chút nào, vì công suất gia đình dùng lớn 7000-8000W, chạy qua bộ đó có mà nóng giãy tay. Vì sơ đồ của bác ấy là: Nguồn=> Bộ bảo vệ tủ lạnh=> Rơle. Còn bác "vi van" dùng VDR cũng sơ đồ nối tiếp thế này thì công suất lớn có nóng VDR không, dòng tổng gia đình max trên dưới 20A xoay chiều mà, hay bác lắp theo sơ đồ nào
                              nói như thế mà bạn vẫn chưa hiểu thì mình chịu rùi bạn đấu qua cuộn hút 40a hoặc đẫuong xong 2 đến 3 cục xem chịu đuqoqcj bao nhiêu a.

                              Comment


                              • #45
                                Ngày xưa cái xiệcvôntơ lấy ngõ ra khoảng 50V qua con chuột nối tiếp với 1 cái chuông. Khi điện cao quá thì con chuột đóng mạch làm chuông kêu.

                                Nếu ai rảnh có thể làm thử: mắc contactor theo kiểu tự giữ. Ngõ ra sau contactor mắc 1 rờ le 24V nối tiếp với khoảng 5 bóng neon. Khi điện áp cao thì bóng neon dẫn điện làm rơ le ngắt điện contactor. Mỗi bóng neon nên mắc song song với 1 điện trở khoảng 100K để phân áp.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                chuasonlam Tìm hiểu thêm về chuasonlam

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X