Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khắc phục lỗi xả nước máy giặt LG dùng lưới điện 60Hz ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi nhatpro Xem bài viết
    Chơi cục biến tần thì sang quá rùi bác ơi, khéo cục biến tần lại bằng cái máy giặt mới cũng nên. Vì là máy cũ nên muốn sửa lại xài thui bác ah.
    Nói vậy chứ cũng không cần phải dùng tới "biến". Mình làm một bộ nguồn sin 220V 50Hz. Với công suất nhỏ như vậy, không cần lo quá tới hiệu suất.

    Với cấu trúc như vậy, thì chiều quay của rotor không thành vấn đề, quay chiều nào nó cũng bơm thôi. Nhưng nó không có vòng chập, không tụ, theo các bác, nó khởi động bằng cái gì?
    http://www.dientuvietnam.net/forums/attachments/dien-tu-gia-dung-143/92455d1416671786-khac-phuc-loi-xa-nuoc-may-giat-lg-dung-luoi-dien-60hz-img_3178.jpg



    Bác nào sửa máy giạt rồi, có biết cái ở giữa 2 cuộn dây là cái gì không ạ?

    PT.
    Last edited by phanta; 24-11-2014, 10:35.
    Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
    Muôn dòng sông đổ biển sâu
    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi nhatpro Xem bài viết

      Để đợt sau tàu về e thử cắt bớt cánh quạt để giảm tải cho motor như bác Phanta nói xem sao. Cảm ơn bác Phanta.
      Chớ vội cắt của nó đi như thế, Buồng bơm vẫn vậy, cắt cánh đi thì khe hở lại lớn hơn, có thể bơm yếu đi đấy.

      PT.
      Núi cao bởi có đất bồi
      Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
      Muôn dòng sông đổ biển sâu
      Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
        Nói vậy chứ cũng không cần phải dùng tới "biến". Mình làm một bộ nguồn sin 220V 50Hz. Với công suất nhỏ như vậy, không cần lo quá tới hiệu suất.

        Với cấu trúc như vậy, thì chiều quay của rotor không thành vấn đề, quay chiều nào nó cũng bơm thôi. Nhưng nó không có vòng chập, không tụ, theo các bác, nó khởi động bằng cái gì?

        Bác nào sửa máy giạt rồi, có biết cái ở giữa 2 cuộn dây là cái gì không ạ?

        PT.
        Thực ra, về bản chất thì đây là một loại động cơ ĐỒNG BỘ có rotor là nam châm vĩnh cửu. Nó có phần nào đó giống với cái motor "bánh dày" mà các bác vẫn thường thấy trong bộ phận tuốc năng hay cánh gạt chia gió của quạt bàn (không có phần bánh răng-giảm tốc) nhé. Vì bản chất là động cơ đồng bộ nên nó đặc biệt "nhạy cảm' với tần số điện lưới (nguồn) cung cấp cho nó. Như câu hỏi trên của bác, thì giữa cuộn dây là lõi từ và hình thành hai cực từ của nam châm điện (AC). Các nam châm vĩnh cứu được bố trí ra sao trong rotor thì ta không nhìn thấy (vì bị đúc kín rồi).
        Trả lời câu hỏi của bác thì dài dòng, dễ bị "tẩu hỏa nhập ma", nên xin mượn cái link này để các bác tiện xem cho gọn.

        Synchronous motor - Wikipedia, the free encyclopedia


        Nguyên văn bởi nhatpro Xem bài viết
        E cũng nghĩ như bác nhưng do ko biết cách giải thích sao cho đúng kỹ thuật. Thanks bác Phanta đã giải thích giùm e. Cái vấn đề thử tải thì e đã tháo cái chụp ra, cho quay thì cũng thấy giựt giựt 2 phía, lấy 2 ngón tay giữ lại nhẹ nhẹ thì thấy nó quay tít theo 1 chiều nhưng do nóng tay nên chỉ độ 3s là e buông tay rùi, thử lâu thì e chưa thử.

        Để đợt sau tàu về e thử cắt bớt cánh quạt để giảm tải cho motor như bác Phanta nói xem sao. Cảm ơn bác Phanta.
        @bác chủ thớt: Tôi nghĩ bác cũng không nên mất công "cắt" cái cánh bơm làm gì cả. Chắc chắn là không giải quyết gì, vì nếu thế thì nhà sản xuất (bơm) lại ấu trĩ đến mức tính toán ẩu vậy sao? Trong trường hợp này, tôi vẫn "bảo thủ" với giải pháp chuyển sang bơm DC như đã nói ở trên. Có thể phải gia công tí chút, nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí NGON BỔ RẺ. Mà lại ít phải đau đầu
        Last edited by thuaimi; 24-11-2014, 11:03.

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
          Như câu hỏi trên của bác, thì giữa cuộn dây là lõi từ và hình thành hai cực từ của nam châm điện (AC). Các nam châm vĩnh cứu được bố trí ra sao trong rotor thì ta không nhìn thấy (vì bị đúc kín rồi).
          Xin lỗi các bác vì câu hỏi không rõ ràng. Cái tôi định hỏi là linh kiện nằm giữa hai cuộn dây, nối tiếp với cuộn dây, không phải trong lõi 2 cuộn dây (Hình sau rõ ràng hơn)

          http://www.dientuvietnam.net/forums/...5&d=1416806972
          http://www.dientuvietnam.net/forums/...z-img_3178.jpg


          Từ trên Board có 3 dây nối với máy bơm, không biết đây là cảm biến gì? Nếu chỉ đổi nguồn rồi thay bơm DC, e rằng máy cũng ngưng chạy khi đến chu trình xả.

          Click image for larger version

Name:	bơm xả máy giặt 1.jpg
Views:	2
Size:	355.7 KB
ID:	1400085Click image for larger version

Name:	bơm xả máy giặt 2.jpg
Views:	2
Size:	389.3 KB
ID:	1400086

          PT.
          Núi cao bởi có đất bồi
          Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
          Muôn dòng sông đổ biển sâu
          Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
            Xin lỗi các bác vì câu hỏi không rõ ràng. Cái tôi định hỏi là linh kiện nằm giữa hai cuộn dây, nối tiếp với cuộn dây, không phải trong lõi 2 cuộn dây (Hình sau rõ ràng hơn)
            Thông thường, theo ngu ý của tôi thì nó chỉ đơn giản là cái cầu chì nhiệt. Cầu chì nhiệt này thường được "kẹp" trong các cuộn dây để bảo vệ cuộn dây khi vì lý do nào đó bị quá nhiệt.

            Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
            Từ trên Board có 3 dây nối với máy bơm, không biết đây là cảm biến gì? Nếu chỉ đổi nguồn rồi thay bơm DC, e rằng máy cũng ngưng chạy khi đến chu trình xả.

            PT.
            Thứ nhất, ngoài chủ thớt ra thì không ai trong chúng ta nhìn thấy và Khẳng đình là có 3 dây nối đến cái bơm này. Vả lại, có vẻ như cái cọc đấu ở giữa cuộn dây là để "lửng"-có kích thước nhỏ hơn hai (2) cái cọc đấu dây kia.
            Thứ hai, bơm xả là thành phần "ngu" nhất trong cả hệ thống của cái máy giặt (thông minh). Nên tôi nghĩ nó chỉ là thụ động: cấp điện là chạy, ngắt điện là stop. Và chẳng cần sensor, cảm biến này nọ làm gì. Khi có sự cố (không thoát được nước) thì đã có sensor báo mức nước làm hộ rồi...

            Trong #24 bác chủ thớt đã coi cái bơm như cái bóng đèn (220V AC) rồi đó mà...
            Last edited by thuaimi; 24-11-2014, 13:04.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
              Thông thường, theo ngu ý của tôi thì nó chỉ đơn giản là cái cầu chì nhiệt. Cầu chì nhiệt này thường được "kẹp" trong các cuộn dây để bảo vệ cuộn dây khi vì lý do nào đó bị quá nhiệt.


              Thứ nhất, ngoài chủ thớt ra thì không ai trong chúng ta nhìn thấy và Khẳng đình là có 3 dây nối đến cái bơm này. Vả lại, có vẻ như cái cọc đấu ở giữa cuộn dây là để "lửng"-có kích thước nhỏ hơn hai (2) cái cọc đấu dây kia.
              Thứ hai, bơm xả là thành phần "ngu" nhất trong cả hệ thống của cái máy giặt (thông minh). Nên tôi nghĩ nó chỉ là thụ động: cấp điện là chạy, ngắt điện là stop. Và chẳng cần sensor, cảm biến này nọ làm gì. Khi có sự cố (không thoát được nước) thì đã có sensor báo mức nước làm hộ rồi...

              Trong #24 bác chủ thớt đã coi cái bơm như cái bóng đèn (220V AC) rồi đó mà...
              Bác nói có lý, cái "chân" thứ 3 kích thước nhỏ hơn đó giống cái chân kẹp đấu đầu dây và chân cầu chì nhiệt. Sở dĩ tôi có thắc mắc vậy vì cũng mới đây, cái máy giặt lồng ngang nhà bà chị tôi cũng bị lỗi bơm, do có đồ vật kẹt trong đường xả. Mình gỡ kẹt, về sinh, đường nước thông thoáng hết rồi mà vẫn không chạy (không biết cách tháo bơm thế nào). Cho đồ vào giặt, cứ đến đoạn xả là máy báo lỗi và ngưng. Mấy hôm sao thằng cháu gọi hãng đến nó thay cái bơm, chạy luôn. Nó chỉ cho thằng cháu mình là bơm hỏng ở bên trong chỗ cái rotor ấy. Mình nghĩ chỗ đấy có gì để hỏng, lấy dây điện nối vào 220V thì vẫn quay. Nhưng rõ ràng để trong máy thì bị lỗi. Nên mình mới ngờ có cái cảm biến gì báo về board không?

              PT.
              Núi cao bởi có đất bồi
              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
              Muôn dòng sông đổ biển sâu
              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                ......Cho đồ vào giặt, cứ đến đoạn xả là máy báo lỗi và ngưng. Mấy hôm sao thằng cháu gọi hãng đến nó thay cái bơm, chạy luôn. Nó chỉ cho thằng cháu mình là bơm hỏng ở bên trong chỗ cái rotor ấy. Mình nghĩ chỗ đấy có gì để hỏng, lấy dây điện nối vào 220V thì vẫn quay. Nhưng rõ ràng để trong máy thì bị lỗi. Nên mình mới ngờ có cái cảm biến gì báo về board không?

                PT.
                Về nguyên tắc (máy điện) thì động cơ ĐỒNG BỘ không tự khởi động được. Nhưng sau khi đọc lại mấy cái thông tin kia:

                Synchronous motor - Wikipedia, the free encyclopedia

                "Starting methods[edit]

                Above a certain size, synchronous motors are not self-starting motors. This property is due to the inertia of the rotor; it cannot instantly follow the rotation of the magnetic field of the stator. Since a synchronous motor produces no inherent average torque at standstill, it cannot accelerate to synchronous speed without some supplemental mechanism.[2]
                Large motors operating on commercial power frequency include a "squirrel cage" induction winding which provides sufficient torque for acceleration and which also serves to damp oscillations in motor speed in operation.[2] Once the rotor nears the synchronous speed, the field winding is excited, and the motor pulls into synchronization. Very large motor systems may include a "pony" motor that accelerates the unloaded synchronous machine before load is applied.[25] Motors that are electronically controlled can be accelerated from zero speed by changing the frequency of the stator current.[26]
                Very small synchronous motors are commonly used in line-powered electric mechanical clocks or timers that use the powerline frequency to run the gear mechanism at the correct speed. Such small synchronous motors are able to start without assistance if the moment of inertia of the rotor and its mechanical load is sufficiently small [because the motor] will be accelerated from slip speed up to synchronous speed during an accelerating half cycle of the reluctance torque."[2] Single-phase synchronous motors such as in electric wall clocks can freely rotate in either direction unlike a shaded-pole type."

                thì loại động cơ từ trở đồng bộ (Synchronous Reluctance Motor) này nhờ moment từ trở có thể khởi động với các moment cản nhỏ. Như vậy để thấy rằng khó khăn nhất đối với trường hợp này là khi khởi động nó. Và bác chủ thớt đã gặp phải thách thức lớn khi bắt nó chạy (khởi động) với tần số khác với thiết kế nguyên bản.

                Ngoài ra, để xác nhận xem nó có phải loại motor này không thì bác có thể thử với đồng hồ VOM (đồng hồ analog chỉ thị kim cho dễ nhìn). Với thang đo Volt (thấp) đo ngang qua đầu cuộn dây rồi lấy tay quay trục rotor xem nó có "phát điện" không???
                Last edited by thuaimi; 24-11-2014, 15:05.

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
                  Về nguyên tắc (máy điện) thì động cơ ĐỒNG BỘ không tự khởi động được. Nhưng sau khi đọc lại mấy cái thông tin kia:

                  Synchronous motor - Wikipedia, the free encyclopedia Starting methods[edit]


                  thì loại động cơ từ trở đồng bộ (Synchronous Reluctance Motor) này nhờ moment từ trở có thể khởi động với các moment cản nhỏ. Như vậy để thấy rằng khó khăn nhất đối với trường hợp này là khi khởi động nó. Và bác chủ thớt đã gặp phải thách thức lớn khi bắt nó chạy (khởi động) với tần số khác với thiết kế nguyên bản.

                  Ngoài ra, để xác nhận xem nó có phải loại motor này không thì bác có thể thử với đồng hồ VOM (đồng hồ analog chỉ thị kim cho dễ nhìn). Với thang đo Volt (thấp) đo ngang qua đầu cuộn dây rồi lấy tay quay trục rotor xem nó có "phát điện" không???
                  Với những hình ảnh của chủ thớt, cùng với sự "bảo thủ" của mình, tôi vẫn tin đó chính là động cơ đồng bộ. Sự quan sát của chủ thớt lúc trước, rotor rung lắc một hồi mới quay. Đó chính là sự khởi động để rotor vượt qua "điểm chết" - khi quay rotor các động cơ có nam châm vĩnh cửu, ta thấy có sự chống lại khi qua điểm đổi cực của startor.

                  Khi có tải (nước), dòng điện 60Hz lại khong khởi động được bơm. vậy là với tần số 60Hz, độ tự cảm lớn hơn, dòng qua motor nhỏ hơn => công suất giảm. Chủ thớt có thể thực nghiệm đó kiểm khi tàu về nhé! Vậy nên thử dùng biến áp 220V-250V/270V để tăng công suất cho động cơ. Tôi chỉ định tính vậy thôi nhé. Định lượng xem dùng điện áp bao nhiêu thì nhờ [MENTION=24454]HTTTTH[/MENTION] tính, hoặc đo dòng điện thực tế. Có càu chì nhiệt rồi lo gì cháy cuộn dây, nhỉ?

                  Hy vọng chút suy luận giúp được gì cho chủ thớt.

                  PT.
                  Núi cao bởi có đất bồi
                  Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                  Muôn dòng sông đổ biển sâu
                  Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                    Với những hình ảnh của chủ thớt, cùng với sự "bảo thủ" của mình, tôi vẫn tin đó chính là động cơ đồng bộ. Sự quan sát của chủ thớt lúc trước, rotor rung lắc một hồi mới quay. Đó chính là sự khởi động để rotor vượt qua "điểm chết" - khi quay rotor các động cơ có nam châm vĩnh cửu, ta thấy có sự chống lại khi qua điểm đổi cực của startor.
                    Tôi cũng đã "xác nhận" rằng đó là 1 dạng động cơ đồng bộ rồi mà. Nhưng vì động cơ đồng bộ bây giờ nó rất nhiều dạng (loại) khác nhau, nên mới suy luận (đoán) thêm rằng là loại động cơ từ trở đồng bộ (để mọi người có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về nó) nhằm dễ trao đổi thông tin hơn.

                    Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                    Khi có tải (nước), dòng điện 60Hz lại khong khởi động được bơm. vậy là với tần số 60Hz, độ tự cảm lớn hơn, dòng qua motor nhỏ hơn => công suất giảm. Chủ thớt có thể thực nghiệm đó kiểm khi tàu về nhé! Vậy nên thử dùng biến áp 220V-250V/270V để tăng công suất cho động cơ. Tôi chỉ định tính vậy thôi nhé. Định lượng xem dùng điện áp bao nhiêu thì nhờ @HTTTTH tính, hoặc đo dòng điện thực tế. Có càu chì nhiệt rồi lo gì cháy cuộn dây, nhỉ?
                    Cái này thì tôi nghĩ rằng cũng không khả thi, bởi tăng điện áp cung cấp trong trường hợp này cũng chưa chắc đã làm tăng được moment (đặc biệt là moment khởi động/lúc ban đầu). Chỗ này thì phải nhờ các chuyên gia về máy điện vào xác nhận. Tôi cũng không thể chứng minh được (vì không đủ kiến thức chuyên môn này). Và đúng như bác nói, chủ thớt hoàn toàn có thể chứng minh bằng thực nghiệm (tăng điện áp lên trong thời gian ngắn hạn).

                    Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                    Hy vọng chút suy luận giúp được gì cho chủ thớt.

                    PT.
                    Tôi nghĩ Kiến thức trong luồng này không chỉ có ích riêng với bác chủ thớt. Mà qua đó rất nhiều người khác (trong đó có tôi) cũng rút được kinh nghiệm (hiểu biết thực tế) với các trường hợp kia. Kể cả với cái kinh nghiệm mà bác đã chia sẻ trong trường hợp của bác đã gặp ở trên (#36).

                    Comment


                    • #40
                      Oái, sao cứ cần tính toán lại kêu tôi ra làm chi vậy?
                      Tôi chỉ biết tính theo định luật Ohm , mà cái này thì ai mà chẳng biết nhỉ
                      Chính vì thế mà tôi đóng vai "anh hùng Núp" suốt từ đầu luồng đến giờ
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • #41
                        Cái này tính toán chắc khó đấy bác ah. Chi bằng cứ thực nghiệm thôi, "mô phỏng tính toán kiểu CODE học" e sợ động cơ nó bốc khói rồi không kịp xử lý. Chắc các bác thấy MOD tính toán mA, mAs, Q, Cu lông v.v... bên luồng kia chuẩn quá nên rất tin tưởng đề cử MOD đó thôi. Bác chủ thớt cứ mạnh dạn lên, và mong bác nhớ report kết quả cuối cùng cho mọi người cùng chia sẻ...Nhà em lâu nay cũng đang dùng máy giặt lồng ngang (50Hz thôi nhé), trộm vía đến lúc nào có sự vụ còn biết đường mà xử lý...

                        Thân ái,
                        Last edited by thuaimi; 24-11-2014, 17:09.

                        Comment


                        • #42
                          Ngu ý của tôi là bác chủ lắp thêm vào máy giặt 1 cái UPS 50Hz pure sine, công suất bé nhất hiện có, second hand cũng được (cho nó rẻ).
                          Khéo léo chuyển đổi để chỉ khi nào máy bơm làm việc thì UPS cấp điện cho máy bơm (chỉ riêng mỗi máy bơm thôi).
                          ----> Thế là có 220V/50Hz trong lòng 220V/60Hz.
                          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                          Comment


                          • #43
                            Chủ thớt đã tháo bớt vòng dây rồi mà không được. Em nghĩ dùng biến thế tăng áp lên thì cũng vậy thôi.

                            Mô tơ bơm nước hồ cá, cánh quạt không gắn chặt vào rô to mà hơi rơ một chút nên nhẹ tải ban đầu, dễ khởi động. Bác thử dùng cách này xem sao (đằng nào cũng mua dư 1 cái bơm rồi)
                            sau.ph

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                              Chủ thớt đã tháo bớt vòng dây rồi mà không được. Em nghĩ dùng biến thế tăng áp lên thì cũng vậy thôi.

                              Mô tơ bơm nước hồ cá, cánh quạt không gắn chặt vào rô to mà hơi rơ một chút nên nhẹ tải ban đầu, dễ khởi động. Bác thử dùng cách này xem sao (đằng nào cũng mua dư 1 cái bơm rồi)
                              Motor xả này cánh cũng ko gắn chặt vào roto mọi người quay thử cánh sẽ biết , khi ở chế độ xả nó quay một lúc mới ổn định để có thể bơm nước ra . Theo ý của tôi 50 hay 60 hz cũng ko ảnh hưởng mà là do motor hỏng rồi thớt mua cái khác nhưng cũ nên vẫn vậy . Kinh nghiệm của tôi đã thay rất nhiều mặc dù vẫn quay tốt mà ko bơm được tháo ra thì bạc rất dơ(chỉ cần thay roto ko cũng được nếu vừa về mặt cơ khí nhưng hàng lô thường hơi to) , mua mới giá cũng rẻ nên thay luôn (khi mua cửa hàng bán còn bảo nếu quay mà ko bơm được thì đổi . Vài lời góp ý với thớt nếu ở hn qua tôi cho bơm cũ ( có những cái chỉ kêu to ) về thử rồi tính tiếp .
                              ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                                Nói vậy chứ cũng không cần phải dùng tới "biến". Mình làm một bộ nguồn sin 220V 50Hz. Với công suất nhỏ như vậy, không cần lo quá tới hiệu suất.

                                Với cấu trúc như vậy, thì chiều quay của rotor không thành vấn đề, quay chiều nào nó cũng bơm thôi. Nhưng nó không có vòng chập, không tụ, theo các bác, nó khởi động bằng cái gì?
                                http://www.dientuvietnam.net/forums/attachments/dien-tu-gia-dung-143/92455d1416671786-khac-phuc-loi-xa-nuoc-may-giat-lg-dung-luoi-dien-60hz-img_3178.jpg



                                Bác nào sửa máy giạt rồi, có biết cái ở giữa 2 cuộn dây là cái gì không ạ?

                                PT.
                                Chỉ là cầu chì nhiệt thôi bác.

                                DĐ : 0984 334 368

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nhatpro Tìm hiểu thêm về nhatpro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X