Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Công tắc đèn " TIẾT KIỆM "

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Không biết thiết bị điều khiển đèn như thế bạn NDV đề xuất ra giới hạn ở mức chi phí bao nhiêu? Nếu chấp nhận đắt hơn thì tôi đề xuất theo cách sau:
    1 bộ PIR sensor + 1 sensor quang + 1 vài cổng logic --> điều khiển đèn.
    Sản phẩm này đã được bán thương mại (hôm nọ trên TV có giới thiệu rồi đó, không nhớ của cty nào đó sản xuất...)
    Tuy nhiên, nếu muốn tự lắp ráp cũng dễ thôi:
    - Mua 1 bộ PIR sensor (bán sẵn-có cả vỏ và "gương" Fresnel hoàn chỉnh) vì nếu mua riêng PIR sensor thì cũng khó mua và lắp cũng rất vất vả. Loại này trước đây tôi mua lẻ còn khá đắt (22USD-của Israel gì đó). Bây giờ thì Taiwan và China đã có bán nhiều rồi
    - Sensor quang điện sẵn có ngoài chợ rồi
    - 1 vài cổng logic và mạch điều khiển
    - lắp ráp tất cả gọn trong cụm đèn trên trần hoặc tường nhà, khỏi cần công tắc làm gì cho mệt.
    - Hiệu chỉnh để mạch hoạt động đủ nhạy và chuẩn
    Như vậy khi có người đi lại, hoạt động trong tầm tác dụng của PIR sensor thì phần điều khiển (relay, triac...) sẽ kích cho đèn sáng.
    Kết hợp với mấy cổng logic và sensor quang để kiểm soát theo ánh sáng môi trường xung quanh, nếu đã đủ sáng rồi thì khỏi bật đèn nữa để tiết kiệm điện.
    Khi người sử dụng đi ra khỏi thì sau bao nhiêu lâu đó đèn lại tắt (tự chỉnh theo yêu cầu).

    Tổng chi phí thì không phải là rẻ, nhưng cũng là ứng dụng tốt cho kỹ năng thực hành. Nếu ai lười thì xin mời mua sẵn cho nhanh.

    Tìm được cái sơ đồ này trên mạng để mọi người tham khảo cho tiện:
    (File attach)

    Mong được tìm hiểu thêm nhiều giải pháp khác nữa...
    Last edited by thuaimi; 12-05-2006, 14:39.

    Comment


    • #17
      bạn hiểu nhầm rồi,anh NDV đang muốn làm 1 cái mạch để thay cho công tắc cơ khí,nhấn 1 phát là mở đèn, sau 1 thời gian nó sẽ tự tắt

      khó 1 cái là nó ko dùng nguồn riêng,và dễ lắp đặt nữa(khui hộp công tắc ra rồi ráp vào 2 dây đó thôi)

      Comment


      • #18
        Minh co y nay nha, muon den sang ta chi viec so vao la den sang thoi gian den tat dieu chinh theo y nguoi su dung mach dien chi co vai con tranistor, tu dien, dien tro ,relay . Minh da lam cho cty nhung dang cong tac nhu vay hieu qua rat tot (vi ban cu nghi xem mot ngay ma ban ngoi tren may test ma phai nhan vai nghan lan thi ngon tay cua ban se ra sao nhi?).Ban co the ung dung vao de dieu khien bong den

        Comment


        • #19
          Tuổi nhỏ nhiều khi háo thắng sinh ra vô lễ, em rất rất thành thật xin lỗi. Xin lỗi bác NDV và bác VDC.

          Comment


          • #20
            Em có 1 loại công tắc, mà pác có thể điều khiển được bằng cái Mobile của bác! Nếu mobile của bác có nối GPRS để vô mạng! Bác có thể dùng ngay cái công tắc đó qua hệ thống mạng, nó giúp bác quản lý luôn hệ thống điện ạ!

            Comment


            • #21
              Nếu bàn nghiêm túc về vấn đề này để giải quyết theo cách làm mạch để thay thế cho công tắc cơ khí (loại 2 cực thông thường) theo tôi không khả thi vì các lý do sau:
              1- Nếu chỉ có 2 cực công tắc, khi hở mạch công tắc thì có thể cấp nguồn cho mạch (nối tiếp qua đèn). Vậy khi đóng công tắc (đèn sáng) thì lấy nguồn đâu ra cho mạch hoạt động (vì điện áp rơi trên tiếp điểm đóng ~0V). Chẳng lẽ lại phải lắp thêm điện trở Shunt để cấp nguồn cho mạch??? Hoặc câu thêm dây trung tính (N) để nuôi mạch??
              2- Nếu giải quyết được các yếu tố trên thì chắc mạch cũng không còn "nhỏ gọn" và khó có thể lắp gọn trong đế công tắc được.

              Vậy vẫn chỉ còn cách giải quyết theo hướng "cơ khí" hoặc "nhiệt" là thích hợp hơn, nhưng như vậy thì không còn gì để giải quyết theo yêu cầu đề ra nữa.

              Cơ khí: Tháo lấy 1 cái công tắc Timer (dùng dây cót) hay có ở quạt...lắp vào - > quá nhanh

              Nhiệt: Kiếm lấy một cơ cấu gì đó hoạt động như kiểu hộp nháy cơ khí ở đèn signal (xe máy...) nhưng cải tiến để công tắc có khả năng hồi vị. Khi công tắc hở -> không có dòng điện. Khi nhấn (mồi) công tắc -> có dòng chạy qua đèn và qua phần tử gia nhiệt -> nóng lên, giãn nở và tác động-> đẩy công tắc về vị trí nghỉ, chờ lần khởi động tiếp theo. Thời gian giãn nở, tác động chính là thời gian trễ.

              cả 2 cách này thoả mãn yêu cầu (đấu nối, thay thế 2 cực của công tắc cơ khí thông thường), nhưng vẫn lại chỉ là cơ khí -> chán.

              Nếu không ai có giải pháp gì khác thì đề nghị chấm dứt luồng này ở đây để chuyển sang các ý tưởng khác, hoặc cách giải quyết (đề bài) khác.

              Comment


              • #22
                theo em thì làm bộ hẹn giờ giống như ở quạt cũng rất đơn giản mà

                Comment


                • #23
                  vậy bạn lấy nguồn ở đâu để cấp cho nó?yêu cầu ở đây là mạch ko xài nguồn riêng,cắm vào 2 dây công tắc và xài thôi!

                  Comment


                  • #24
                    Bạn nên chú ý rằng công tắc hẹn giờ ở quạt thường là loại sử dụng bằng dây cót cơ khí (như đồng hồ) và tiếp điểm đơn. Như vậy nó chỉ có 2 đầu dây ra và vận hành hoàn toàn bằng tay: vặn cót-> tuỳ theo thời gian nhiều hay ít->cót chạy sẽ nhả dần-> nhả hết thì tắt. Hoàn toàn không dùng nguồn cung cấp điện, và cũng rất gọn để lắp thay cho công tắc.
                    Loại này khác hẳn với kiểu định thời gian bằng motor điện (như trong các máy giặt cũ chẳng hạn). Vì thế nên cứ yên tâm sử dụng mà không cần cấp nguồn.
                    Nhưng giải quyết kiểu này thì "củ chuối" quá. Không biết thực tế có ai chấp nhận không???

                    Comment


                    • #25
                      Thế này liệu có được không ?
                      A và B là hai đầu dây của công tắc đèn
                      Attached Files
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • #26
                        Bạn NDV đùa vui thế. Tôi thấy dây nối A-B của bạn được "hàn" chắc quá nên xin phép cắt mạch 1 chút cho hợp lý. Nếu hàn chắc như vậy thì đèn sáng quanh năm (trừ khi Sở Điện lực cúp điện). Mời mọi người phân tích tiếp.

                        Có điều cần bàn ở đây:
                        - Tụ C1 sẽ được nạp để duy trì dòng kích mở SCR và cấp năng lượng để nuôi chính cho cuộn hút của relay nên chắc phải có điện dung và điện áp khá lớn (nếu yêu cầu delay với thời gian lớn- vài phút chẳng hạn). Có thể là 100-220 uF/300V chăng??? Tụ này kích thước khá lớn nhưng chắc cũng đủ để lắp vào không gian ở đế của công tắc đèn thông thường. Có thể tận dụng tụ lọc nguồn ở các bộ nguồn Switch cũ chẳng hạn (để có chất lượng tốt), mua tụ mới ở ngoài chợ dễ bị toi vì bây giờ hàng đểu nhiều quá.

                        Vẫn còn chút nhược điểm:
                        - Khi mạch đã được kích hoạt, (đèn sáng) nếu muốn kéo dài thêm thời gian delay thì không có cách gì vì tụ đã bị cắt ra khỏi mạch nạp (qua tiếp điểm relay). Vậy nên nếu muốn "ép" cho mạch có thời gian lâu hơn phải đợi cho khi tụ xả hết, relay nhả rồi lại nhấn thêm 1 lần nữa thì mới được. Đây cũng là một tình huông thực tế, ví dụ như khi tìm gì đó trong gầm cầu thang mà chưa tìm thấy đèn đã tắt, lại nhấn đi nhấn lại nhiều lần, đèn nhấp nháy vui ra phết...
                        Last edited by thuaimi; 26-05-2006, 11:46.

                        Comment


                        • #27
                          lại một lần nữa âm mưu của bác NDV bị lộ tẩy rồi nhé!!!!!

                          con tụ này nạp bán kỳ,nên điện áp chịu đựng của nó chỉ cần chọn là 150V là đủ!đó là giả sử điện áp đặt trên nó là 220V,chứ chưa tính cái đèn!nếu gắn đèn vào thì nó sẽ còn thấp hơn nữa.

                          trị số của tụ,theo kinh nghiệm 1 người đã lắp,nếu dùng 100uF thì định được 15giây

                          trong quá trình tụ nạp,đèn sẽ sáng loé lên rồi mờ dần,rồi tắt hẳn

                          nói chung về tổng quan thì đây là mạch ứng dụng khá hay,nếu không quá so đo về những nhược điểm của nó.

                          bác NDV post mạch này lên bảo đảm sẽ làm nhiều anh em buồn lắm,he he,đúng là "không có gì khó tưởng tượng"!
                          Last edited by voduychau; 27-05-2006, 10:57.

                          Comment


                          • #28
                            Đúng là tôi có nhầm khi kẻ thêm một đường cho thật ... thẳng . Nhưng câu nói này :
                            con tụ này nạp bán kỳ,nên điện áp chịu đựng của nó chỉ cần chọn là 150V là đủ!đó là giả sử điện áp đặt trên nó là 220V,chứ chưa tính cái đèn!nếu gắn đèn vào thì nó sẽ còn thấp hơn nữa.
                            Cậu này có bị làm sao không đấy ?
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #29
                              ặc ặc,xin lỗi bác NDV,đ1ung là em nhầm thật,tụ được nạp với điện áp đúng theo công thức chỉnh lưu bán kỳ

                              khi nó chưa nạp đủ điện thì đèn vẫn sáng,độ sáng sẽ giảm dần,điện áp nạp cho tụ tuân theo công thức của chỉnh lưu bán kì

                              nhưng khi tụ nạp đầy thì điện áp trên tụ sẽ bằng điện áp nguồn,đèn ngưng sáng,tụ điện phải chọn loại có áp chịu đựng lớn hơn hoặc bằng 250V

                              hic,toi rồi,phải cẩn thận hơn vậy......

                              chỗ A-B nếu thích các bác nên giữ lại cái contact cơ khí,để phòng khi ....hkông thích tự tắt nữa,ta có thể tự tắt cho vừa ý
                              Last edited by nguyendinhvan; 31-05-2006, 16:46.

                              Comment


                              • #30
                                ặc ặc,xin lỗi bác NDV

                                Lỗi nghĩa cái gì ? Làm sao bỏ được cái rơ lay đi hả VDC ? Vì Rơ lay ăn dòng lớn quá .
                                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                                nguyendinhvan1968@gmail.com

                                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X