Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế tủ điện máy bơm nước , Tổng hợp máy bơm nước tự động

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Cám ơn Mod AFH cho lời khuyên, cách này tôi đã thử rồi, vẫn chết rơ le như thường. Có lẽ do khoảng cách giữa các tiếp điểm của rơ le rất ngắn và tụ hồi đó tôi dùng (0.22uF-630V) chưa đủ lớn vì vậy tôi tính dùng contactor loại nhỏ cho chắc ăn.

    To Khungtichoi : Nếu bể dưới là bể ngầm và ở trong nhà thì tôi thành thật khuyên bạn nên sử dụng rơ le trung gian để tránh điện áp cao. Các công tắc mức nước loại bán phổ thông trên thị trường đều của TQ, độ tin cậy không cao, không có đệm cao su chống nước. Ngoài ra, độ cao tối đa của nước trong bể dưới bị khống chế bởi van phao chứ không phải của công tắc. Cái công tắc mức nước bể dưới là để tắt bơm khi bể dưới cạn. Nếu bơm dùng trong gia đình, công suất < 500W thì mua contactor loại nhỏ nhất (1KW) là đủ dùng.

    Comment


    • #17
      Cám ơn supernova. Vạy bác cho hỏi thêm cấu tạo của contactor và rơ le khác nhau cơ bản ở điểm gì mà contactor lại chịu được dòng khởi động lớn như vậy. Có phải nó có một tiếp điểm phụ nhỏ mà tốc độ cao giống như trong một số cầu dao hoặc rơ le nhiệt không.

      Trong trường hợp cảm kháng cao như vậy thì dùng Triac có an toàn không? Nếu được thì chắc chắn sẽ rẻ hơn contactor phải không các bác.
      Núi cao bởi có đất bồi
      Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
      Muôn dòng sông đổ biển sâu
      Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

      Comment


      • #18
        Contactor có dàn tiếp điểm được bố trí có khoảng cách xa hơn so với các relay cỡ nhỏ thông thường. Ngoài ra, lực hút của cuộn dây điện từ (để ép chặt tiếp điểm khi đóng mạch) rất lớn nên tránh được hồ quang và tiếp xúc kém của tiếp điểm. Về mặt lý thuyết, dùng triac hay thyristor gì đó để thay thế cũng được nhưng thực tế ứng dụng kiểu này thì contactor vẫn là tốt nhất (cả về độ tin cậy và an toàn)...

        Comment


        • #19
          Đúng vậy, và đại đa số contactor đều có bộ phận đập hồ quang, có tiếp điểm lớn hơn rơ le. Dùng Triac cũng được nhưng sẽ cần đến mạch đ/khiển phức tạp hơn là dùng contactor. Nếu chỉ đóng tắt bơm như trong ứng dụng này thì contactor đơn giản hơn và có lẽ sẽ có độ bền cao hơn.

          Comment


          • #20
            to supernova " Nếu bể dưới là bể ngầm và ở trong nhà thì tôi thành thật khuyên bạn nên sử dụng rơ le trung gian để tránh điện áp cao. Các công tắc mức nước loại bán phổ thông trên thị trường đều của TQ, độ tin cậy không cao, không có đệm cao su chống nước. Ngoài ra, độ cao tối đa của nước trong bể dưới bị khống chế bởi van phao chứ không phải của công tắc. "

            Tại sao lại cứ phải để van phao ở trong bể nước ngầm ? hết cách sử dụng van phao rồi ư ? Tôi muốn nói cách làm đơn giản, hiệu quả, mà quan trọng là ít tốn kém
            Last edited by khungtichoi; 08-02-2006, 09:34.

            Comment


            • #21
              Trước kia nhà tôi phải dùng nươc giếng khoan, bơm nươc lên cái bể lọc cũng giống như bể trên trần nhà ấy. nhưng vì độ cao nhỏ nên không lắp được rơ le phao. Toi có thiết kế một mạch điện bằng transitor điều khiển rơ le. máy bơm là cái bơm nén khí 1.5 KW ấy, dùng mãi mà có thấy nó ý kiến gì đâu? Tất nhiên là tôi không dùng rơ le loại nhỏ (1.5 x 3 x 5 cm) rồi. Giờ không dùng nữa vì có nước máy rồi. Mạch trans. tự thiết kế, khong có chống nhiễu nên thời gian đầu chạy rất OK, nhưng sau đó ít lâu nhiều khi chưa đầy đã tự ngắt. Không biết vẽ mạch, lại không có máy Scan nên không đưa lên cho các bác tham khảo đucowj. Thiết nghĩ nếu thiết kế bằng IC số có lẽ sẽ đơn giản và tin cậy hơn. Nhưng vẫn chưa biết làm thế nào.

              khungtichoi: Nếu bể ngầm không dùng van phao thì theo bác dùng cái gì thì hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn vậy?? Theo tôi, vì bể ngầm không dùng bơm (do nước tự chảy) thì van phao vẫn là phương án đơn giản hiệu quả, rẻ tiền.
              Núi cao bởi có đất bồi
              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
              Muôn dòng sông đổ biển sâu
              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

              Comment


              • #22
                Lắp 2 cái phao 1 cai trên 1 cái dưới, đấu theo kiểu mạch and ấy. Tại sao ban ftans những cái đơn gian thế nhỉ?

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi vn00730
                  Lắp 2 cái phao 1 cai trên 1 cái dưới, đấu theo kiểu mạch and ấy. Tại sao ban ftans những cái đơn gian thế nhỉ?
                  Có nhiều vấn đề, với người này thì là đơn giản, với người khác lại là phức tạp. Bạn thấy đơn giản thì thiết kế giúp mọi người và tôi nhé.

                  Cám ơn.
                  Núi cao bởi có đất bồi
                  Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                  Muôn dòng sông đổ biển sâu
                  Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                  Comment


                  • #24
                    bạn có biết cái phao loại 50.000/bộ không? Bạn mua hai bộ như vậy rồi đấu nối tiếp với 2 đầu cấp nguồn (giả sử đầu vào phao bể dưới đấu với nguồn trung tính (nôm na là mát), đầu ra của nó đấu vào một cực của máy bơm. Phao ở trên thì một đầu đấu với nguồn pha (nôm na là lửa), đầu ra đấu vào cực còn lại của máy bơm). Nhớ là mua loại có hai cặp tiếp điểm để còn chọn logic

                    Bây giờ vấn đề là chọn logic:
                    - Bể ở dưới đầy phao dưới ở trạng thái đóng điện vào bơm.
                    - Bể ở trên đầy phao trên ở trạng thái mở (ko cấp nguồn vào máy bơm)
                    Như vậy ta có các trường hợp như sau:
                    - bể trên cạn bể dưới đầy (đóng điện cho máy bơm)
                    - trên đầy hoặc bể dưới cạn (máy bơm không hoạt động)
                    Nhà tôi hiện nay vẫn sử dụng hệ thống này. Hoạt động rất tốt và rất tin cậy. Giá thành (theo tôi là rẻ nhất rồi đấy)

                    Comment


                    • #25
                      Dùng 2 van như vậy nhưng nhà tôi dùng 2 máy bơm 2 bể, hết nước vẫn tự bơm như thường!

                      Comment


                      • #26
                        bạn hỏi là để đánh đố hay là để học hỏi, nhà bạn kiểu gì tôi ko biết nhưng bạn thấy có gì là không được nếu dùng nhưng kiểu mạch như vừa rồi. Nếu bạn nói tình huống cụ thể và điều bạn muốn hỏi thì tôi sẽ giải đáp cho bạn là tại sao.

                        Comment


                        • #27
                          Mình nghĩ chúng ta có thể dùng vi điều khiển để thực hiện mạch này .
                          Mình có ý tưởng này các bạn xem có thể thực hiện được không nha .
                          Chúng ta cần ở đây là một cảm biến (Cảm biến này dc đặt trong ột ống thông hơi, ống này được đặt bên trong buồn nước).Trong ống này đặt một bộ led fát được đặt trên phao nổi "theo mức nước trong buồn" và một led thu nằm có định trên đỉnh ống .
                          Khi buồn cạn nước tức là hai led fát và thu ở xa nhau nhất "Mức A "lúc này sẽ có một mức điện thế tương ứng ở ngỏ ra của led thu,tương tự như vậy khi buồn đầy nước "Mức B" ,hay ở các mức nước khác nhau và chúng ta cũng thu đươc những mức điện áp khác nhau .
                          Vấn đề ở đây là chúng ta chọn vi xứ lý cho phù hợp và nguồn cho bộ phận fát .
                          Chúng ta có thề thiết kế thêm một bản điều khiển bằng tay (Bản điều khiển này phải thể hiện được mức nước trong buồn Ở ba trang thái A - B và C "trung bình "cho người sử dụng để họ có thể bơm bằng tay khi nước chua cạn hẳng mà sắp bị cúp điện .

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi ctt_fvnn
                            Mình nghĩ chúng ta có thể dùng vi điều khiển để thực hiện mạch này .
                            Mình có ý tưởng này các bạn xem có thể thực hiện được không nha .
                            Chúng ta cần ở đây là một cảm biến (Cảm biến này dc đặt trong ột ống thông hơi, ống này được đặt bên trong buồn nước).Trong ống này đặt một bộ led fát được đặt trên phao nổi "theo mức nước trong buồn" và một led thu nằm có định trên đỉnh ống .
                            Khi buồn cạn nước tức là hai led fát và thu ở xa nhau nhất "Mức A "lúc này sẽ có một mức điện thế tương ứng ở ngỏ ra của led thu,tương tự như vậy khi buồn đầy nước "Mức B" ,hay ở các mức nước khác nhau và chúng ta cũng thu đươc những mức điện áp khác nhau .
                            Vấn đề ở đây là chúng ta chọn vi xứ lý cho phù hợp và nguồn cho bộ phận fát .
                            Chúng ta có thề thiết kế thêm một bản điều khiển bằng tay (Bản điều khiển này phải thể hiện được mức nước trong buồn Ở ba trang thái A - B và C "trung bình "cho người sử dụng để họ có thể bơm bằng tay khi nước chua cạn hẳng mà sắp bị cúp điện .
                            Cái này là đem đại bác đi bắn ruồi!

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi vn00730
                              bạn hỏi là để đánh đố hay là để học hỏi, nhà bạn kiểu gì tôi ko biết nhưng bạn thấy có gì là không được nếu dùng nhưng kiểu mạch như vừa rồi. Nếu bạn nói tình huống cụ thể và điều bạn muốn hỏi thì tôi sẽ giải đáp cho bạn là tại sao.
                              Cách của vn00730 như vậy đương nhiên là được rồi. Đơn giản và rẻ tiền. Còn nsp chắc là do mắc nhầm đâu đó thôi, nhất là có thể dùng nhầm cặp cực ở rơle dưới.

                              Dùng rơle phao có một cái dở, hơi nước dễ đọng bên trong cai tiếp điểm dễ nóng và gây chảy nhựa (rơle-Hàn Quốc) Tôi đã phải thay 15k cái role Liên Xô vào đó rồi. Một vấn đề khác như tôi đã nói ở trên là khi độ sâu của bể trên không đủ lớn thì dùng role phao rất bị hạn chế. Do vậy tôi mới muốn thiết kế cái điều khiển dùng sensor là cặp điện cực trong nnuocws thôi mà
                              Núi cao bởi có đất bồi
                              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                              Muôn dòng sông đổ biển sâu
                              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi phanta
                                Cách của vn00730 như vậy đương nhiên là được rồi. Đơn giản và rẻ tiền. Còn nsp chắc là do mắc nhầm đâu đó thôi, nhất là có thể dùng nhầm cặp cực ở rơle dưới.

                                Dùng rơle phao có một cái dở, hơi nước dễ đọng bên trong cai tiếp điểm dễ nóng và gây chảy nhựa (rơle-Hàn Quốc) Tôi đã phải thay 15k cái role Liên Xô vào đó rồi. Một vấn đề khác như tôi đã nói ở trên là khi độ sâu của bể trên không đủ lớn thì dùng role phao rất bị hạn chế. Do vậy tôi mới muốn thiết kế cái điều khiển dùng sensor là cặp điện cực trong nnuocws thôi mà
                                Nhầm thế nào, máy bơm chạy mấy năm nay rồi, chỉ cần 02 cái van phao Dài Loan hay TQ gì đó và dây điện (tất nhiên!) - mai tôi post sơ đồ lên xem có mắc nhầm không

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X