Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quá khó với em :Hệ thống điện gia đình em có vấn đề???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Bạn cắt hết tải trong nhà , xem công tơ có quay không ?công tơ cua mấy ông điện lực nhậy lắm .
    Nếu quay thì có hiện tương chạm mát trong nhà rồi .Phải kiểm tra từng đoạn một theo từng ổ nối bằng ôm mét .Và còn khả năng át của điện lực hỏng , nếu kiểm tra trong nhà mà không chạm thì bảo thay át

    Comment


    • #17
      Không biết bạn đã khắc phục được chưa ?
      Hiện tượng dòng dò để ELCB tác động khoảng 30ma là rất nhỏ đã khó xác định nhất là không dò liên tục ( lúc thì 1h, 2h hoặc vài phút đã nhẩy át ). Theo mình kiểm tra phân đoạn để xác định điểm sự cố trong trường hợp này có thể rất mất thời gian nhất là không có đủ các dụng cụ cần thiết nên.
      1. Liên hệ với điện lực để thay át thành át thường không chống dò. (để có điện phục vụ sinh hoạt đã vì nếu dòng dò nhỏ át sẽ không nhẩy ) .
      2. Dùng ELCB này lắp vào từng nhánh để kiểm tra theo dõi. ( Nên lắp vào nhánh cấp cho phòng vệ sinh, bình nước nóng, máy bơm nước trước ).
      3. Nếu nhánh nào bị dò át sẽ nhẩy lúc này sẽ tách thiết bị, phân đoạn từng đoạn một. có thể dùng ôm kế để kiểm tra.
      Last edited by ductoanvn; 21-02-2010, 21:23.

      Comment


      • #18
        theo mô tả thì đường dây bị chạp rồi không phải chập hẳn mà chập nhẹ thôi vì trời mưa mới bị có thể kiểm tra từng bước như này tháo bỏ đừơng điện vào nhà quyệt từng dây vào dây lửa nếu thấy đánh lửa thì đường dây bị chập đất tắt hết thiết bị nối một dây vào nguồn còn một dây quyệt nếu thấy đánh lửa thì đường dây bị dỏ bạn thử làm xem kết quả như nào sẽ hướng dẫn tiếp

        Comment


        • #19
          Nếu dùng LCB thì You nên kiểm tra lại các mối nối phải siết thật chặt để giảm điện trở và kiểm tra có box âm nào bị thấm nước không. Kiểm tra và cuốn các mối nối lại bằng băng keo thật kỹ là Ok rùi.
          Bye You

          Comment


          • #20
            Ngoài nguyên nhân dây hở chạm đất thì giữa dây nóng với tường nhà, giữa cuộn dây đồng với lõi từ... luôn luôn hình thành một tụ điện ký sinh tạo ra dòng rò. Vào ngày mưa thì vỏ quạt trần, tăng phô, máy bơm nước... được tiếp đất tốt hơn nên dòng rò tăng lên làm ELCB hay bị nhảy.

            Cách khắc phục là thay bằng CB thường (chấp nhận nguy cơ điện giật) hoặc gắn riêng mỗi phòng 1 CB chống giật. Khi đó dòng rò được chia nhỏ ra nên CB không nhảy nữa.

            Comment


            • #21
              Còn một điều cũng khiến CB nhảy là lắp dây vào CB không chặt, khiến CB luôn bị nóng khi có tải kha khá, nó sẽ nhảy khi đến độ nóng nào đó mà không cần quá tải.

              Chúc vui.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi aici Xem bài viết
                Còn một điều cũng khiến CB nhảy là lắp dây vào CB không chặt, khiến CB luôn bị nóng khi có tải kha khá, nó sẽ nhảy khi đến độ nóng nào đó mà không cần quá tải.

                Chúc vui.
                -Đúng ,trong thực tế khi thi công do sự bất cẩn của những người thợ ,các đầu dây nối hoặc cá tiếp điểm khi nối đến CB hoặc thiết bị k chặt sẽ làm x hiện các tia lửa điện mà nó sẽ dẫn tới nhảy ELCB vì dòng 30mA quá nhạy ,bạn nên siết chặt các mối nối lại

                Comment


                • #23
                  ELCB là loại aptomat chống giật, hoạt động theo nguyên lý so sánh dòng điện qua lại giữa hai dây nóng và dây trung tính! Khi tải bình thường thì điện từ dây nóng sẽ qua tải về dây trung tính, điều này ai cũng biết và coi như dòng điện trong 2 dây lúc này chảy qua lại đều cân bằng nhau nên ELCB không cắt điện! Vậy nó làm thế nào để biết có người giật điện mà cứu? Chính là kiểm tra xem dòng điện chảy qua 2 dây có bằng nhau không! Giả sử có một người nào đó chạn vào dây pha sau ELCB thì dòng điện từ dây pha theo người anh ta đi xuống đất mất một phần! Như vậy là hai dây điện nóng và trung tính có dòng điện chảy qua lại ko còn bằng nhau nữa. Lúc này dòng giả sử như dòng điện chạy trong dây pha là 10 phần nhưng trong dây trung tính chỉ có 9 phần (vì một phần đã theo người bị giật kia xuống đất) và ELCB phát hiện thấy điều này thì nó ngắt điện ngay và người bị giật được cứu sống! Vậy trường hợp của bạn tạo luồng này là gì? Xin nhắc lại là ELCB chỉ ngắt điện trong 2 trường hợp đó là khi quá tải và khi điện áp bị rò xuống đất! Như vậy đã rõ! Nguyên nhân ngắt khi trời ẩm là do mối nối nào đó bị hở hoặc dây âm tường bị xước và..... tóm lại là điện áp từ dây pha bị rò xuống đất ở nơi nào đó! Tìm ra chỗ bị lỗi này thì vấn đề sẽ được giải quyết! Tham khảo một mạch bảo vệ chống giật sẽ hiểu nguyên lý ngay thôi! Ai thích tôi vẽ cho một mạch đơn giản mà ngâm cứu!

                  Comment


                  • #24
                    Chắc chắn là nhà bạn có một hay nhiều thiết bị lắp đặt ở mặt đất hay trên tường bị dò điện. Bạn dùng Megaomet để kiểm tra điện trở cách điện( nếu có) hoặc cùng lắm là dùng đồng hồ vạn năng loại tương tự. Nếu không có những thiết bị trên thì tốt nhất là nhờ người giúp đỡ.Không thì gọi chi nhánh điện vào kiểm tra chứ không nên tự làm lúc mất điện

                    Comment


                    • #25
                      nhà bạn sử dụng AT chống giật à nếu dùng loại này thì nếu trong quá trình bạn di dây không chuẩn thì khi tường ẩm hoặc tiếng sét lớn là nó cũng tự ngắt dó

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      elearn Tìm hiểu thêm về elearn

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X