Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ổ Cắm điện An Toàn cho Gia đình ????

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    phàm làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó (Phật Giáo)

    cái mạch trên nếu lắp được thì có ai trong chúng ta muốn nó tác động không?(nghĩa là bị điện giật).câu trả lời là "không!" phải không nào?vậy làm mạch ra mà nó không bao giờ chạy thì kể ra cũng buồn,và cũng chả biết là bao giờ nó sẽ...hết hiệu lực

    cho nên giải pháp của bác Phanta có lẽ là....mua một cái miếng nhựa hình cái phích cắm để nhét vào cái ổ còn rỗi,tui ủng hộ ý kiến này.

    đừng cãi nhau nữa mọi người ơi!!!!!

    Comment


    • #17
      Nhân các bác bàn về ổ cắm điện an toàn các bác cho em hỏi nguyên lý của automat chống giật với ( muốn mua mọt cái về mở ra xem nhưng đắt quá)
      |

      Comment


      • #18
        Tôi thấy mạch mà Nguyendinhvan cung cấp cho mọi người cũng là một đóng góp tốt rồi. CÒn ai quan tâm hơn thì lắp mạch và nếu cố cải tiến hay hơn thì post lại thông tin cho anh em cùng học hỏi.
        Các ý kiến phản biện tuy nghe không thích nhưng cũng giúp cho nhà phát kiến ý tưởng và anh, em có cái nhìn khách quan hơn.
        Thân chào

        Comment


        • #19
          ai hỏi về aptomat vậy có tôi đây ,ta bắt đầu nhé :
          cấu tạo aptomat gồm có :2 cuộn dây quấn trên cùng 1 lõi từ 2 đầuchọt vào ổ điện 2 đầu còn lại qua tiếp điểm rờ le đi ra tải, quan trọng đây nó có cuộn dây thứ 3 quấn trên cùng lõi từ đó tác dụng là khi dòng qua 2 cuộn dây trên không đều nhau (do 1 phần đã bị đổ xuống đất theo đường vật chạm điện) sẽ sinh ra một áp cảm ứng trên cuộn thứ 3 này, mạch điện bên trong aptomat có tác dụng là nhận ra áp này và khiển cho rờ le nhả tiếp điểm ra.
          Chính thức phát hành mạch điều khiển LED FireStar1
          Yêu mến tất cả anh em dientuvietnam.net

          Comment


          • #20
            Cuộn dây chính ( dây rất to, quấn vài vòng) cho ra tải , nếu tải chập (ngắn mạch) dòng trên cuộn này rất lớn khi đó đủ làm rơle nhảy . ( khi dòng tải > dòng định mức ghi trên rơle)

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi thaithienanh
              ai hỏi về aptomat vậy có tôi đây ,ta bắt đầu nhé :
              cấu tạo aptomat gồm có :2 cuộn dây quấn trên cùng 1 lõi từ 2 đầuchọt vào ổ điện 2 đầu còn lại qua tiếp điểm rờ le đi ra tải, quan trọng đây nó có cuộn dây thứ 3 quấn trên cùng lõi từ đó tác dụng là khi dòng qua 2 cuộn dây trên không đều nhau (do 1 phần đã bị đổ xuống đất theo đường vật chạm điện) sẽ sinh ra một áp cảm ứng trên cuộn thứ 3 này, mạch điện bên trong aptomat có tác dụng là nhận ra áp này và khiển cho rờ le nhả tiếp điểm ra.
              như thế "bác dùng" nguyên tắc so lệch dòng điện

              có thể quy đổi thành mạch máy biến áp tỷ lệ 1:1,khi đó:trung tính nguồn nối đất,thứ cấp 1 sợi cũng cắm đất,trường hợp chạm đất thứ cấp thì Iprimary = Islave =>cuộn thứ 3 không tác động :>

              nếu thứ cấp không nối đất thì khi chạm đất thứ cấp,dòng điện(nếu có) chỉ là dòng rò qua điện dung ký sinh pha-đất,không biết cuộn thứ 3 có tác động không ?

              nghĩ mãi không ra,bác giúp với

              Comment


              • #22
                khi ở trạng thái bình thường dòng điện đi vào tải và dòng điện trở về dây trung tính là bằng nhau (dòng trên 2 cuộn to bằng nhau) khi có vật bị chạm giữa dây nóng và đất chắc chắn dòng đi về sẽ không đủ (sinh ra lệch dòng giữa 2 cuộn dây) ở trong các aptomat đang bày bán trên thị trường thì 2 cuộn dây đó chỉ được quấn có 1 vòng, và không có lõi từ mà dùng lõi không khí, còn cuộn thứ 3 thì đổ đặc trong vỏ hình khuyên chắc chắn là quấn rất nhiều ngàn vòng vì nội trở của nó rất lớn (đủ thấy tỉ lệ tăng áp của nó rồi)
                2 chân này nó cho vô 1 ic->....
                ừ mà này mình quên nữa nó còn có 1 cuộn thứ tư cùng quấn trên lõi không khí đó tác dụng là tạo ra một dòng lệch nhỏ để tét mạch nhưng mà trong mạch nó lắp sao thì mình quên rồi hic! tìm mãi mà chẳng thấy sơ đồ ngày trước mình vẽ tức thật, tạm dùng cách của bác Nguyễn Đức Ánh là dùng 1 button khi nhấp vào thì ngắn mạch 1 cuộn dây to (minh chứng quá rõ ràng rồi nhé)
                aptomat này có 1 cái dở là nó chả phân biệt được đâu là tải đâu là người khi chạm vào nóng lạnh cùng lúc thì có mà nhăn răng.
                Chính thức phát hành mạch điều khiển LED FireStar1
                Yêu mến tất cả anh em dientuvietnam.net

                Comment


                • #23
                  Aptomat chống giật (Safe cut)

                  Loại này (1 pha, 3 pha) hiện đã có thế hệ 4 rồi.
                  Thế hệ 1:
                  Cơ bản gồm: 2 dây nguồn qua tiếp điểm cúa Contactor (chứ không phải rơle) cái lẫy của Contactor bị hút làm nhả tiếp điểm và ngắt điện nguồn khi cuộn dây nam châm điện có điện. Cuộn này nối tiếp 1 Thyrixtor 2P4M thẳng vào điện 220V còn cực khiển G và K nối với cuộn dây lấy xung điều khiển (khoảng 2000 vòng dây 0,06 cuốn trên lõi săt Pecmaloi (lá dày ~0,2 cuộn lại. 2 dây nguồn xuyên qua xuyến pecmaloi này (có thể 1 vòng hoặc 2 vòng). Nếu dùng 2 tiếp điểm thì không cần phân biệt dây L (nóng) dây N (mát). Với loại tiết kiệm, contactor chỉ có 1 tiếp điểm thì phải đấu đúng L vào dây "lửa".
                  Khi có dòng Rò (chạm mát qua người khoảng 25-30 mA - dòng tiêu chuẩn của các TB chống giật) thì sự chênh lệch dòng điện đó cảm ứng sang cuộn 2000 vòng và kích mở Thyrixtor khiến nam châm điện hút lãy và bất nhả tiếp điểm của Contactor và ngắt điện. Muốn có điện lại, phải ấn tiếp điểm đóng lại.
                  Máy có thêm một nút (tiếp điểm thường mở) thỉnh thoảng ấn vào tức cho dây nóng nối điện qua điện trở 10K/2W xuống mát tạo dòng Rò tương tự như người bị giật để kiểm tra sự làm việc của TB Thời gian ngắt điện theo tiêu chuẩn phải <0,1 giây.

                  Thế hệ 2, cải biên cho mạch nhạy hơn, tín hiệu cảm ứng được vi phân trước khi vào cực G, đồng thời để bảo vệ SCR khi có chạm mát (chứ không phải dò mát) xung rất mạnh, giữa G và K nối cầu 4 Diot 1N4007 đảm bảo điện áp không quá 1,4 V, đồng thời Áptomat có thêm rơ le thanh lưỡng kim kiêm luôn bảo vệ quá tải và trên cuộn Nam châm điện có thêm cuôn dây khoảng 15 vòng (dây to 2,0 ) để chống ngắn mạch. Tất cả đều lệnh cho Tiếp điểm ngắt

                  Thế hệ 3, có bộ phận điều chỉnh độ nhạy dòng Rò 5mA, 10 mA, 20 mA, 25 mA (có thêm mạch khuếch đại) và thời hian phản ứng (ngắt điện ) giảm < 0,05 giây. Đồng thời có thêm bộ phận thông minh phân biệt sự chạm do cách điện kém (Rò điện qua tường ở các đường dây chôn ngầm) với sự chạm (đột ngột) của người chạm phải dây "nóng" bởi trên thực tế đã có nhiều người Việt nam phải tháo bỏ TB chống giật thế hệ 1 và 2 đã lắp bới nó cứ tự nhiên cắt điện cả nhà khi trời mưa ẩm ... mặc dù chả có ai bị chạm giật,
                  Nhưng ngay cả TB thế hệ 3 cũng chưa đủ thông minh nhất lả khi đặt độ nhạy ở mức dưới 20mA (nhạy quá hóa hại)
                  Vì lẽ đó chúng tôi đã cho ra thế hệ 4, trong đó sử dụng vi mạch và các bộ ngắt điện không tiếp điểm đủ thông minh, thậm chí còn muatem bảo hiểm của công ty bảo hiểm với mức bồi thường 50 triệu đồng , nhưng giá bán >250.000 đ rất ít người mua.
                  Hiên có xu hướng (Trung quốc) sản xuất các Phích điện chống giật (20.000 đ/c) lắp ngay vào dây nối của các thiết bị "nhạy cảm" như bình tắm nóng, bàn là, quạt ... mà không tăng giá hay SX bán Ổ cắm điện chống giật chôn tường hay ổ trung gian di động (giá cao hơn 20% so với ổ không có chức năng chống giật). Như vậy có thể tăng độ nhạy tối đa để tăng độ an toàn cho người, còn Aptomat chống giật tổng lắp đầu nguồn sau công tơ điện vào nhà trở thành thiết bị báo trạng thái tổn hao điện khi dòng dò vượt quá 100mA thì lá báo đổ, chuông kêu, đèn sáng nhưng không ngắt điện. Có thể nói đây là thế hệ 5 vừa hợp lý vừa tiện lợi vừa rẻ "Tây" cũng phải "lắc đầu bái phục".
                  Chúng tôi đầu hàng luôn vụ Aptomat chống giật ... Rút kinh nghiệm, chuyển sang làm Ozon với sự đột biến công nghệ có được khi bị dồn tới mức tận cùng... và tổ chức SX theo phương thức OEM thì cạnh tranh được, không những thế lại xuất sang TQ một vài kiểu loại.
                  Mời xem http://sachben.com/
                  Tôi vẽ kém nên mô tả bị dài dòng

                  Comment


                  • #24
                    Nguồn do ổ cắm của bác Đinh van cung cấp rờ vào vẫn bị giựt thì vẫn chưa an toàn,nếu lắp cb hay mạch chống dòng rò vào thì an toàn hơn và có thể khống chế được dòng cung nhưng có điều khó là không thể nhét gọn vào ổ âm tường được.bó tay

                    Comment


                    • #25
                      tôi có ý thế này nó vừa gọn lại rẻ tiền ;2 đường dẩn điện trong ổ cắm trước khi ra lổ cắm nó qua 1 bộ công tắt (mặt vít) thường hở khi có phít cắm vào thì nó đóng lại ; như thế là nó thỏa 2 điều kiện nêu trên; còn thiết kế như thế nào thì mọi người tự làm

                      Comment


                      • #26
                        ổ Cắm điện An Toàn cho Gia đình ????

                        Chống giựt thì có ELCB đề phòng chọc ngoáy thì có ố cắm có mặt nạ che hạn dòng thì có cầu chì hay công tắc lưỡng kim chắc là bạn Nam vn nói về giải pháp này

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi phanta
                          Xin lỗi bác tuyennhan! Do sơ suất trong lúc dọn dẹp luồng. Lỡ chuyển bài của bác vào lô không dấu.

                          PT.
                          Chúc mừng Phanta từ thành viên tích cực 4 sao. nay đã thành 5 sao.
                          và đã trở thành moderator Hôm nào gặp nhau khao 1 bữa bia đấy nhé.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi phanta
                            Xin lỗi bác tuyennhan! Do sơ suất trong lúc dọn dẹp luồng. Lỡ chuyển bài của bác vào lô không dấu.

                            PT.
                            Dạo này PHAN TA lên MOD rồi à
                            em thì đi TU rồi

                            Comment


                            • #29
                              Theo tôi bác văn nên thiết kế cái mạch này trong một tủ điện sau đó đầu ra cho ra ổ cắm thường ,anh em thấy thế nào chứ cái mạch bác văn sử dụng 2 con rơle thì mạch cũng khá lớn so với ổ cắm âm tường bây giờ.
                              Nến mà đã làm trong tủ điện thì thêm cảm biến bảo vệ ,và một số thứ linh tinh nữa cho hoành tráng
                              có gì anh em góp ý cho
                              Tư vấn thiết kế hệ thống điện-điện tử theo yêu cầu.
                              Tel: 0903 702 417. Email: web:

                              Comment


                              • #30
                                đúng là cao thủ có khác

                                bác này co ý tưởng hay wa

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X