Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều chỉnh cường độ sáng bóng đèn ống

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Bạn chú ý là dimmer 2 bên nhé? Nên luôn luôn tạo sườn dốc 2 bên(gần như thẳng dứng).Bạn xem hình dưới đây!
    Attached Files
    Last edited by phanbobo; 26-12-2006, 15:44.
    Cũ người mới ta!

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi thaokhau
      Hồi trước tui có đọc trong sách của ông Nguyễn Đức Ánh, cuốn "các mạch điện ứng dụng", có một cái sơ đồ dùng dimmer được bóng huỳnh quang, tui nhớ không nhầm thì nó có cái biến thế cho ra 6vac dùng đốt caí tim đèn. Ông dượng tui chế cũng thành công tốt lắm. Lâu quá không nhớ, bác nào quan tâm thì ra nhà sách coi cọp cũng được mà.
      bác này nói rất đúng ý tui.

      mạch này có đăng trong một cuốn sách của UAE,năm 1991,nguyên lý khá đơn giản:

      dùng 1 cái biến áp ra 2 bộ dây,điện áp 6 V để nung 2 tim đèn

      nếu để nguyên như vậy thì đèn sẽ sáng liên tục,vậy làm sao để chỉnh ?

      ta sẽ dùng 1 cuộn cảm để điều chỉnh dòng/áp chạy qua bộ nung tim đèn,bộ kích cho cuộn cảm chính là mạch dimmer thông thường (tụ,trở,triac,diac...)

      mạch sẽ có sau,post rồi mà không hiểu ai xóa mất tiêu,đành vẽ lại.

      sách của nguyễn đức ánh thì vẽ mạch khá rối rắm,đôi chỗ còn bị sai .chỉ có giá trị tham khảo

      Comment


      • #18
        Nhưng nếu dùng phương pháp như của bạn Voduychau nói thì dòng điện qua tim đèn luôn tồn tại và có thể làm giảm tuổi thọ dây tóc gây giảm tuổi thọ bóng đèn. Vậy khắc phục hiện tượng này thế nào?
        Cũ người mới ta!

        Comment


        • #19
          Kiểu dùng Dimer để điều chỉnh độ sáng bóng đèn ống là không hợp lý .
          Khi bạn giảm dòng điện qua đèn tới một mức nào đó thì đèn ống sẽ tắt luôn , hoặc chập chờn , nhấp nháy chứ không tối dần đến tối om được
          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
          nguyendinhvan1968@gmail.com

          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi phanbobo
            Nhưng nếu dùng phương pháp như của bạn Voduychau nói thì dòng điện qua tim đèn luôn tồn tại và có thể làm giảm tuổi thọ dây tóc gây giảm tuổi thọ bóng đèn. Vậy khắc phục hiện tượng này thế nào?
            cái gì cũng có giá của nó thôi,đã có vài hãng làm cái này nhưng chẳng thấy ai mua,có lẽ nó không hợp lý

            Comment


            • #21
              Kính chào các bác, các chú các anh. Mến chào các bạn.
              edomdom đang tìm hiểu vể nguyên lý điều chỉnh cường độ sáng của đèn huỳnh quang. Xin phép các bác các chú và các bạn cho vào tham gia với.
              Theo edomdom là để dim độ sáng của bóng huỳnh quang thì không thề dùng cách như Dim bóng đèn đốt tim được vì nguyên lý hoạt động của bóng huỳnh quang hoàn toàn khác với bóng đốt tim. Edomdom thấy người ta có bán loại chấn lưu có thể Dim độ sáng từ 1% đến 100% và tần số hoạt động của nó rất cao >40Khz so với f=50Hz thông thường. Đúng là giảm I thì không thể vì U củng giảm theo và đến một mức nào đó thì không đủ điện áp cho điện cực của đèn.R củng không được vì điện trở là của điện cực bóng đèn và thông số phụ thuộc vào nhà sản xuất đèn. vậy thì còn yếu tố nào ở đây? có phải là tần số không? edomdom mới nghỉ như vậy thôi, không biết các bác thấy thế nào?

              Comment


              • #22
                Điều chỉnh độ sáng bóng huỳnh quang như thế nào nhỉ?

                xin lỗi, không còn ai bàn luận vấn đề này nữa sao?. mình thấy chấn lưu điện tử là một thiết bị rất hay. Mình ấn tượng nhất là khả năng điều chỉnh cường độ sáng của nó.
                Last edited by edomdom; 16-03-2007, 11:16.

                Comment


                • #23
                  Chao cac bac.May bac cho em xin cai mach dieu khien den soi dot cong suat lon vao khoang 2000w.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi edomdom Xem bài viết
                    Kính chào các bác, các chú các anh. Mến chào các bạn.
                    edomdom đang tìm hiểu vể nguyên lý điều chỉnh cường độ sáng của đèn huỳnh quang. Xin phép các bác các chú và các bạn cho vào tham gia với.
                    Theo edomdom là để dim độ sáng của bóng huỳnh quang thì không thề dùng cách như Dim bóng đèn đốt tim được vì nguyên lý hoạt động của bóng huỳnh quang hoàn toàn khác với bóng đốt tim. Edomdom thấy người ta có bán loại chấn lưu có thể Dim độ sáng từ 1% đến 100% và tần số hoạt động của nó rất cao >40Khz so với f=50Hz thông thường. Đúng là giảm I thì không thể vì U củng giảm theo và đến một mức nào đó thì không đủ điện áp cho điện cực của đèn.R củng không được vì điện trở là của điện cực bóng đèn và thông số phụ thuộc vào nhà sản xuất đèn. vậy thì còn yếu tố nào ở đây? có phải là tần số không? edomdom mới nghỉ như vậy thôi, không biết các bác thấy thế nào?
                    Bác này nói đúng ý tôi đấy. Mặc dù tôi không chuyên trong mấy cái vụ này nhưng gần đây tôi có việc cần phải làm một ít bộ chấn lưu điện tử và tôi nhận thấy một điều là khi ta tăng tần số lên cao thì đèn giảm độ sáng thấy rõ. Tôi cho thay đổi tần số từ 27khz đến hơn 175khz thì thấy rằng đèn vẫn bắt sáng bình thường trong dãy tần này nhưng độ sáng thì càng giảm đi khi tăng tần số.
                    Giải thích cho việc này có lẽ là do quán tính phát sáng của bột huỳnh quang chăng?

                    Comment


                    • #25
                      Vẫn là dimmer nhưng không dùng triac để điều chỉnh góc mở mà dùng transistor + diode cầu + diode zener + mạch phụ trợ điều chỉnh góc pha. Dùng mạch như vậy thì điện áp trên 2 đầu đèn luôn luôn đủ lớn nhưng thời gian sáng của đèn ít-> gây ra đèn tối đi!


                      bác có sơ đồ nguyen lý không post chia sẻ với mọi nười đi.

                      Comment


                      • #26
                        hồi đó có người nhờ bapnik sửa 1 kiểu mạch chỉnh độ sáng tối của đèn. nhưng chỉ có hai nấc sáng trắng và mờ, do ko bận tâm nên cũng không chú ý nhiều lắm giờ nghĩ lại thấy cũng ngộ. bởi vì khi để chế độ sáng rõ thì bình sài được 3 tiếng, nhưng khi chuyển qua chế độ sáng tối thì bình dùng được đến 7 giờ.

                        vậy rõ ràng mạch này có thể tiết kiệm điện được, mà để tk đc điện thì buộc giải giảm I hoac U(ko ổn) vì bóng này thuộc loại cs nhỏ áp đặt tại đầu bóng khoảng 160v ~ (khoang đó, thì đèn sáng ). khi giãm độ sáng cho là 1/3 đi thì để tk điện áp hoặc dòng phải giảm 1/3.
                        1. nếu giảm áp. áp khi đó còn khoảng 80v( mà 80 v thì đèn làm gì sáng được ).
                        2. chỉ còn cách giảm dòng = cách dùng cuận cao tần(tăng vòng dây) cái này hợp lý hơn vì khi đó sẽ cuấn cuận cao tần có 2 đầu ra .
                        3. vậy suy ra có thể điều chỉnh độ sáng tối từ 100 % den 1% bằng cách thay cuận cao tần bằng 1 từ ngẫu kho.

                        trên đây là suy luận của bapnik . ko biết đúng ko, mong anh em chia sẻ.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi Điều chỉnh cường độ sáng bóng đèn ống
                          ________________________________________
                          Các loại đèn sợi tóc có điều chỉnh cường độ sáng thì chúng ta gặp nhiều
                          Nhưng hôm vừa rồi đi chợ LK người ta giới thiệu cho tôi loại đèn ống để bàn lại chỉnh được độ sáng mới hay chứ
                          Không biết mạch Chấn lưu của nó thế nào nhỉ ???

                          Bạn nào có cao kiến chỉ dùm tôi với ????
                          ________________________________________
                          Last edited by nguyendinhvan; 09-27-2005 at 10:46 PM.
                          Kiểu dùng Dimer để điều chỉnh độ sáng bóng đèn ống là không hợp lý .

                          Khi bạn giảm dòng điện qua đèn tới một mức nào đó thì đèn ống sẽ tắt luôn , hoặc chập chờn , nhấp nháy chứ không tối dần đến tối om được
                          __________________
                          Mọc râu vì Điện tử
                          [email
                          nguyendinhvan@walla.com[/email]


                          Chào bác NDV, cái kỹ thuật cũ xì này mà bác hỏi nhỉ???, tui thấy nó quá đơn giản so với mấy cái mà bác diễn trong 4F này= …thật tình tôi không hiểu!!!


                          Không dễ thế đâu, lưu ý là chấn lưu nó thiết kể để hoạt động với điện áp AC 50Hz hình sine thuần thúy. Các bác dùng dimmer là sửa mất dạng xung sine của nó rồi.
                          Cái này chắc phải chỉnh lưu về điện DC, lắp một mạch kích mồi ban đầu cho đèn ống, sau đó tăng giảm dòng DC nuôi cho ống để thay đổi độ sáng. Tính toán cho an toàn cũng phức tạp phết đấy, không dễ nhai đâu. Có gì các huynh tham khảo thử mạch của cái đèn ống dùng ắc qui.
                          Chắc bác Vân đã có giải pháp rồi. Nhưng mong anh em tiếp tục thảo luận để ra nhiều vấn đề.

                          Bác nầy không đúng lắm!

                          Nguyên văn bởi phanbobo
                          Góc pha điều chỉnh 2 chiều, trong một nửa chu kỳ cắt 2 bên để chừa đoạn giữa. Vậy đoạn giữa có điện áp luôn luôn là +/-300V. Điện áp này lúc nào cũng đủ sức để phóng qua đèn.
                          to opendoor2507( hai năm không nhẩy ):
                          Nếu dùng dimmer cho loại chấn lưu thông thường (dùng cuộn cảm để bù) thì kiểu dimmer này hoàn toàn được và thậm chí còn không phải dùng tăc tè nếu lắp thêm một tụ song song mạch dimmer

                          Bác nầy có ý tưởng khá đấy, vậy chúng ta hãy cùng phân tích sơ đồ sau nhé!


                          Bác nói có lý, nhưng mờ em vẫn không hiểu tại sao không dùng tac te mà vẫn khởi động được đèn ợ. Bác làm ơn giải thích rõ, em ngu cái này lắm.

                          Cái bác nầy chắc chưa học kỹ về lý thuyết… có phải k???


                          Dimmer triac không thể chỉnh được độ sáng của đèn huỳnh quang là tất nhiên rùi. Các tăng phô điện tử như trong cái đèn chữ U thì tần số vài khz, áp đỉnh khoảng 400v đó, chớ dại mà đem cái dimmer vừa chế ráp vào cái bóng này, vì bóng này đã có tăng phô nằm trong đuôi đèn rồi.

                          Rất có lý đấy!

                          Kính chào các bác, các chú các anh. Mến chào các bạn.
                          edomdom đang tìm hiểu vể nguyên lý điều chỉnh cường độ sáng của đèn huỳnh quang. Xin phép các bác các chú và các bạn cho vào tham gia với.
                          Theo edomdom là để dim độ sáng của bóng huỳnh quang thì không thề dùng cách như Dim bóng đèn đốt tim được vì nguyên lý hoạt động của bóng huỳnh quang hoàn toàn khác với bóng đốt tim. Edomdom thấy người ta có bán loại chấn lưu có thể Dim độ sáng từ 1% đến 100% và tần số hoạt động của nó rất cao >40Khz so với f=50Hz thông thường. Đúng là giảm I thì không thể vì U củng giảm theo và đến một mức nào đó thì không đủ điện áp cho điện cực của đèn.R củng không được vì điện trở là của điện cực bóng đèn và thông số phụ thuộc vào nhà sản xuất đèn. vậy thì còn yếu tố nào ở đây? có phải là tần số không? edomdom mới nghỉ như vậy thôi, không biết các bác thấy thế nào

                          Có tinh thần học hỏi tốt!

                          Mặc dù tôi không chuyên trong mấy cái vụ này nhưng gần đây tôi có việc cần phải làm một ít bộ chấn lưu điện tử và tôi nhận thấy một điều là khi ta tăng tần số lên cao thì đèn giảm độ sáng thấy rõ. Tôi cho thay đổi tần số từ 27khz đến hơn 175khz thì thấy rằng đèn vẫn bắt sáng bình thường trong dãy tần này nhưng độ sáng thì càng giảm đi khi tăng tần số.
                          Giải thích cho việc này có lẽ là do quán tính phát sáng của bột huỳnh quang chăng?

                          Đúng rồi đấy bạn ạ!
                          Theo tôi ống huỳnh quang hoạt động theo cơ chế phát xạ hạt electron… có 3 cách để bức xạ hạt:
                          1. tần số cao
                          2. diện áp cao đủ mạnh
                          3. nhiệt độ
                          Làm gì thì làm thỏa 1 trong 3 điều kiện trên thì bóng huỳnh quang bức xạ hạt… từ đó dùng diện thế để hướng các hạt đó chạy theo ý của mình (U), còn chạy nhiều hay ít thì…số lượng hạt bù vào (I)
                          Sơ đồ sau chúng ta cùng nhau phân tích nhé:
                          Attached Files
                          Last edited by donkisoft; 23-06-2008, 19:10.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi donkisoft Xem bài viết
                            Theo tôi ống huỳnh quang hoạt động theo cơ chế phát xạ hạt electron… có 3 cách để bức xạ hạt:
                            1. tần số cao
                            2. diện áp cao đủ mạnh
                            3. nhiệt độ
                            Làm gì thì làm thỏa 1 trong 3 điều kiện trên thì bóng huỳnh quang bức xạ hạt… từ đó dùng diện thế để hướng các hạt đó chạy theo ý của mình (U), còn chạy nhiều hay ít thì…số lượng hạt bù vào (I)
                            Sơ đồ sau chúng ta cùng nhau phân tích nhé:
                            mạch này chạy 2 chế độ AC-DC, tầng trên là mạch xạc , swich chuyển trạng thái chế độ dùng AC hoặc DC(có điện lưới chỉ sạc ko sáng). bạn có thể giải thích cái con q8 và p7 nó kích dẫn nhau như thế nào khi bình hết điện và đầy điện dc ko nhỉ. cò tầng dưới là tăng phô rồi và điều chỉnh thay đổi độ sáng bằng tụ có nghĩa là thay đổi tần số rồi p ko nhỉ. bạn có thể nói về cuận dây trên dc ko.chiều cuấn các vòng như thế nào .
                            thân.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi bapnik Xem bài viết
                              mạch này chạy 2 chế độ AC-DC, tầng trên là mạch xạc , swich chuyển trạng thái chế độ dùng AC hoặc DC(có điện lưới chỉ sạc ko sáng). bạn có thể giải thích cái con q8 và p7 nó kích dẫn nhau như thế nào khi bình hết điện và đầy điện dc ko nhỉ. cò tầng dưới là tăng phô rồi và điều chỉnh thay đổi độ sáng bằng tụ có nghĩa là thay đổi tần số rồi p ko nhỉ. bạn có thể nói về cuận dây trên dc ko.chiều cuấn các vòng như thế nào .
                              thân.
                              Mạch hoạt động 2 chế độ AC/DC, khi có áp lưới nó tự xạc, khi mất áp lưới nó chạy từ nguồn BT1
                              ,Q7,Q8,D9,D5,R10,R11,R3: hợp thành mạch nạp điện định mức có bảo vệ trạng thái pin đầy tự chuyển chế độ duy trì, để bảo vệ pin
                              D7 có tác dụng ngắt tải khi pin quá yếu để bảo vệ bóng NEON
                              D11 báo trạng thái đang nạp
                              D10 báo trạng thái pin đầy, và mạch hoạt động ở chế độ nạp duy trì
                              (khi pin yếu, sụt áp trên CE Q7 lớn, áp không đủ thông D5,khi pin đấ̀y sụt áp trên CE giảm, làm tăng áp trên D5 thông ZENE, Q8 hoat động, làm ngắt Q7, lúc nầy dòng duy trì rơi trên D9)
                              = 3 cái tụ ấy điều chỉnh dòng qua bóng NEON đồng thời không làm giảm áp rơi trên bóng ban ạ!
                              thân!!!!!!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X