Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đi đường dây trong điện nhà?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đi đường dây trong điện nhà?

    Cho tôi hỏi về điện nhà: Tôi định đi 3 đường dây cái trong nhà:
    * Dây số 1: đường dây sử dụng đèn chiếu sáng, cho qua 1 ổn áp.
    * Dây số 2: đường dây sử dụng cho 2 máy lạnh và các ổ ghim trong nhà.
    * Dây số 3: đường dây sử dụng 3 máy nước nóng.
    Mục đích sử dụng 3 đường dây: dây số 1 chỉ cần gắn ổn áp nhỏ đủ công suất đèn chiếu sáng, các vật dụng còn lại không cầu ổn áp, có thể sẽ gắn 1 bộ kích để khi cúp điện vẫn duy trì được đèn chiếu sáng trong thời gian chờ máy phát khởi động. Dây số 3 đi riêng do khi cúp điện sử dụng máy phát điện không cần thiết bị này (máy phát sẽ kéo không nổi).
    Cho tôi hỏi nếu lắp đặt ATS, khi cúp điện thì đấu nối sao cho máy phát chỉ cấp điện cho dây số 1 và 2 có được không? Cách đi 3 đường dây vậy liệu có khoa học? Còn cách đi dây nào đơn giản hơn ? thanks.

  • #2
    Nguyên văn bởi anhbdt Xem bài viết
    Cho tôi hỏi về điện nhà: Tôi định đi 3 đường dây cái trong nhà:
    * Dây số 1: đường dây sử dụng đèn chiếu sáng, cho qua 1 ổn áp.
    * Dây số 2: đường dây sử dụng cho 2 máy lạnh và các ổ ghim trong nhà.
    * Dây số 3: đường dây sử dụng 3 máy nước nóng.
    Mục đích sử dụng 3 đường dây: dây số 1 chỉ cần gắn ổn áp nhỏ đủ công suất đèn chiếu sáng, các vật dụng còn lại không cầu ổn áp, có thể sẽ gắn 1 bộ kích để khi cúp điện vẫn duy trì được đèn chiếu sáng trong thời gian chờ máy phát khởi động. Dây số 3 đi riêng do khi cúp điện sử dụng máy phát điện không cần thiết bị này (máy phát sẽ kéo không nổi).
    Cho tôi hỏi nếu lắp đặt ATS, khi cúp điện thì đấu nối sao cho máy phát chỉ cấp điện cho dây số 1 và 2 có được không? Cách đi 3 đường dây vậy liệu có khoa học? Còn cách đi dây nào đơn giản hơn ? thanks.
    Dây số 1 chỉ cần gắn ổn áp nhỏ đủ công suất đèn chiếu sáng, các vật dụng còn lại không cầu ổn áp, có thể sẽ gắn 1 bộ kích để khi cúp điện vẫn duy trì được đèn chiếu sáng trong thời gian chờ máy phát khởi động.
    Như vậy bác chỉ cần xữ lý dây này thôi, các dây khác giữ nguyên là được rồi, chi mà phức tạp vậy?
    Tóm lại:
    Dây số 1 ưu tiên được cấp điện liên tục. Cần đão qua lưới hoặc nguồn dự phòng.
    Dây số 2 và số 3 gộp làm một, ưu tiên dùng điện lưới, phụ thuộc hoàn toàn vào "Ngài Điện"

    Chúc vui.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi aici Xem bài viết
      Như vậy bác chỉ cần xữ lý dây này thôi, các dây khác giữ nguyên là được rồi, chi mà phức tạp vậy?
      Tóm lại:
      Dây số 1 ưu tiên được cấp điện liên tục. Cần đão qua lưới hoặc nguồn dự phòng.
      Dây số 2 và số 3 gộp làm một, ưu tiên dùng điện lưới, phụ thuộc hoàn toàn vào "Ngài Điện"

      Chúc vui.
      Do mình muốn máy lạnh sẽ sử dụng được nguồn điện từ máy đèn nên mới tách ra riêng, nghĩa là khi mất điện thì sử dụng được đèn và máy lạnh qua nguồn của máy đèn, còn bộ kích điện chủ yếu để duy trì được đèn khi chờ máy phát điện khởi động. (nếu gộp chung dây số 1, 2 thì bộ kích sẽ không đủ công suất). Mình nghe nói đối với máy lạnh Inverter dòng khởi động không cao như Non Inverter, nên mình muốn sử dụng máy đèn khoảng 5KVA theo mình nghĩ sẽ đủ cho hệ thống đèn và 02 máy lạnh.
      Last edited by anhbdt; 25-05-2010, 15:12.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi anhbdt Xem bài viết
        cho tôi hỏi về điện nhà: Tôi định đi 3 đường dây cái trong nhà:
        * dây số 1: đường dây sử dụng đèn chiếu sáng, cho qua 1 ổn áp.
        * dây số 2: đường dây sử dụng cho 2 máy lạnh và các ổ ghim trong nhà.
        * dây số 3: đường dây sử dụng 3 máy nước nóng.
        Mục đích sử dụng 3 đường dây: Dây số 1 chỉ cần gắn ổn áp nhỏ đủ công suất đèn chiếu sáng, các vật dụng còn lại không cầu ổn áp, có thể sẽ gắn 1 bộ kích để khi cúp điện vẫn duy trì được đèn chiếu sáng trong thời gian chờ máy phát khởi động. Dây số 3 đi riêng do khi cúp điện sử dụng máy phát điện không cần thiết bị này (máy phát sẽ kéo không nổi).
        Cho tôi hỏi nếu lắp đặt ats, khi cúp điện thì đấu nối sao cho máy phát chỉ cấp điện cho dây số 1 và 2 có được không? Cách đi 3 đường dây vậy liệu có khoa học? Còn cách đi dây nào đơn giản hơn ? Thanks.
        mÌnh khÔng phẢi lÀ dÂn chẠy dÂy ĐiỆn nhÀ . MÌnh suy nghĨ dÙm bẠn bẠn tham khẢo thỬ hÌnh mÀ mÌnh vẺ thỬ nha. Co sai sÓt ĐỪng buÔn mÌnh nha bẠn. NÉu cÓ sai xin bẠn sỬa lẠi dÙm mÌnh
        thÂn.

        Click image for larger version

Name:	A%CC%89nh002......jpg
Views:	1
Size:	55.1 KB
ID:	1342516
        Last edited by LongDT2A; 25-05-2010, 16:18.


        Comment


        • #5
          Cho tôi hỏi liệu có loại công tắc nào khi mất điện thì sẽ ngắt luôn, chỉ khi nào chúng ta nhấn vào mới đóng mạch trở lại. Nếu có gắn vào máy nước nóng sẽ giảm bỏ dây số 3, vì tôi sợ khi đang sử dụng máy nước nóng mà mất điện, nếu ta quên ngắt hoặc ngắt không kịp thì máy đèn sẽ kéo không nổi (vì cho an toàn thường tôi sẽ lắp cầu dao máy nước nóng ngoài nhà tắm), thanks.

          Comment


          • #6
            Có công tắc như vậy loại này có 1 nút vuông đen ở chính giữa khi dùng thì nhấn vào thay vì gạt lên xuống như loại thông dụng công tắc này có 1 cuộn dây tạo từ để hút các tiếp diểm , khi mua nhớ nhờ người bán chỉ cho cách đấu dây .

            Comment


            • #7
              Cho tôi hỏi khi mua thì gọi là công tắc gì? công suất có chịu nổi 4,5KW của máy nước nóng không ? thanks.

              Comment


              • #8
                Nó thường được gọi là áp tô mát hay khởi động từ hay dùng trong công nghiệp , các tủ điện xài thứ này bên ngoài thường có 2 nút nhấn on , off dùng trong nhà thì lắp theo kiểu tự giữ không có nút on , off , công suất thì khỏi bàn cở nào cũng có ,tính đủ tải của đường dây ra Ampe rồi mua cái lớn hơn 2 phần 10 .

                Comment


                • #9
                  -Cái đó là phần đấu mạch sao gọi là cactact dc

                  Comment


                  • #10
                    Loại công tắc khi mất điện có thể tự ngắt luôn chính là khởi động từ (công tắc tơ) hay dùng role chịu dòng lớn cũng được! Chứ không phải là attomat đâu! Với lại bác muốn dùng để đóng cắt bình nước nóng, chắc là con 2 cọc đốt thì có thể dùng luôn 1 con attotmat 32A là tốt nhất, nếu muốn đẹp thì mua công tắc bình 20A, giống hệt công tắc thường nhưng cắt 2 pha và chịu dòng lớn!
                    Em gop ý bác nên đi dây theo lộ! Tức là đừong dây chính đi đến tủ tổng, từ tủ tổng phân ra các tủ con cho các tầng! Mỗi tủ con nên chia làm 3 lộ: Lộ ánh sáng, lộ ổ cắm, lộ nhiệt độ. Đi dây nhưng thế có thể chọn tiết diện dây phù hợp, mà khi cần dùng máy phát điện cũng dễ xử lý! Em đang giảng day tại trường Cao đẳng cộng đồng Hà Nội, bác cần hỗ trợ thì gặp em, em sẽ tư vấn giúp!

                    Comment


                    • #11
                      cách đi dây như của bạn cũng hay nhưng sẽ phức tạp chút. tôi cũng vừa mới làm xong đường điện cho gd. tôi làm 2 đường riêng biệt là: 1, đường cho điện chiếu sáng và các ổ cắm vì tại các ổ cắm này ta có thể lấy điên cấp cho đèn và cho các thiêt bị gần ổ cắm để tiết kiệm dây. 2, đường điện cho các thiết bị nặng tải như điều hòa, bình nước nóng, máy giặt tủ lạnh.....vì các thiết bị này nếu lắp chung với đường chiếu sáng sẽ bị sụt áp mỗi lần chúng khởi động mà trên đường chiếu sáng lại dùng ổn áp nữa.và tôi có sử dụng thiết bị cắt tự động khi mất điện là công tắc tơ.thiết bị này cũng sẽ cắt điện khi điện áp quá yếu.thiết kế nút bấm on, off để điều khiển contactor và đặt ở vị trí hợp lý. trong nhà tôi cũng có dùng bộ kích và máy phát vẫn vô tư không vướng j cả bộ kích cũng được lắp cho điện chiếu sáng. và máy phát được lắp cho nguồn tổng ma vẫn không lo các thiết bị nặng tải làm việc ngoài y muốn. khi mua contactor thì bạn chọn theo dòng điện thui tính đơn giản thế này nhé.p=u.i 4500w/220v=20A chọn cái 30A la dùng được lớn hơn càng tốt......ok
                      Last edited by 01695858286; 27-05-2010, 23:50.

                      Comment


                      • #12
                        Cám ơn bạn CongThang rất nhiều nhưng mình ở miền nam. Vậy là thiết bị đó gọi là công tắc tơ. Như vậy nếu không dùng ổn áp, không dùng kích điện thì chỉ cần đi 01 đường dây chính, ở mỗi thiết bị công suất lớn sẽ gắn 1 công tắc tơ để không sợ máy phát quá tải khi mất điện - như vậy có được không?
                        Last edited by anhbdt; 28-05-2010, 14:37.

                        Comment


                        • #13
                          nên dùng 2 dường riêng biệt bạn ah.vi nếu bạn dùng chung trên 1 đường khi các thiết bị nặng tải đó khởi động thì mạng điện chiếu sáng sẽ bị sụt áp nếu ban để ý thì sẽ rất khó chịu. ví dụ như máy giặt, điều hòa, bình nước nóng.......những thiết bị đó làm việc có chế độ nghỉ nên khi khởi động lại điện chiếu sáng sẽ bị sụt áp đèn điện sẽ bị chập chờn khó chịu lắm.mà mạng điên chiếu sáng kiểu gì mà chẳng phải dùng đến ổn áp.

                          Comment


                          • #14
                            Sẳn đây bạn cho tôi hỏi bạn đang sử dụng máy phát điện loại nào? mình cũng đang cần 1 cái: yêu cầu công suất 5KVA, chạy dầu diezen, đề nổ để có thể lắp ATS. Mình thấy có thằng KAMA giá cả cũng tương đối nhưng sao thấy bị chê quá, còn thằng Denyo thì gần 200 tr. Xin các bạn tư vấn giúp, thanks.

                            Comment


                            • #15
                              Mình có một phương án bạn tham khảo thử xem nhé
                              Tất cả các thiết bị sử dụng điện một pha nên bạn có thể sử dụng chung một đường GND có hệ thống cọc tiếp đất và nối mát vỏ thiết bị để đảm bảo an toàn khi thiết bị hư hỏng cách điện. Vì dùng chung nên phải tính toán tiết diện GND để có thể đảm bảo khả năng dẫn dòng cần thiết mở rộng sau này khi cần lắp đặt thêm thiết bị.
                              Đường dây pha dùng riêng cho từng nhánh 1,2,3 có tiết diện phù hợp với phụ tải. Riêng nhánh dùng cho đèn chiếu sáng đi qua thiết bị ổn áp tự động và UPS. Việc lắp đặt là khó vì các thiết bị này phải xác định đúng đường pha nóng nếu không có thể xảy ra ngắn mạch một pha nhưng bạn có thể tiết kiệm được dây dẫn kha khá ở các đoạn trùng nhau.Nếu bố trí hợp lý theo thực tế lắp đặt của mình bạn có thể tiết kiêm được 1/3 tiền dây điện.
                              Thiết bị bảo vệ như cầu chì, áp tô mát, kháng điện mắc đầu vào các pha.
                              Hệ thống lắp đặt kiểu này có thể cho phép bạn lắp đặt các thiết bị bảo vệ một cách an toàn nhất là hệ thống thiết bị chống sét lan truyền cho đường dây. Ngoài ra bạn còn có thể sủ dụng các thiết bị điều khiển điện thông minh smart house một cách rất tiết kiệm và hiệu quả.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              anhbdt Tìm hiểu thêm về anhbdt

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X