Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tủ điện máy bơm nước Siêu đơn giản

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tủ điện máy bơm nước Siêu đơn giản

    Mạch điện điều khiển máy bơm này lợi dụng đặc tính của Thyrixto là vẫn dẫn dòng khi cực điều khiển bị cắt để giữ trạng thái .
    Máy sẽ bơm nước cho tới khi tiếp điểm KT đóng ( bể đầy nước ) thì dừng máy bơm . Khi dùng nước cạn tới khi tiếp điểm KD cắt thì máy lại bơm . Khi bể dưới ( bể ngầm ) hết nước thì máy không bơm nữa
    Tiếp điểm KT báo trạng thái bể trên đã đầy
    Tiếp điểm KD báo trạng thái bể trên hết nước
    Tiếp điểm KN báo trạng thái bể ngầm cạn nước .
    Mạch này chạy khá ngon và đơn giản

    Tuy vậy mạch này vẫn còn một nhược điểm . Đó là gì ?
    Attached Files
    Last edited by nguyendinhvan; 13-11-2006, 18:01.
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

  • #2
    Bác Vân lại đùa anh em rồi hehe. Mahcj này nhìn thì khá ngon thôi chứ chạy sao đuọc hở bác.

    Tiếp điểm KD và KN bố trí tương đương nhau. Nếu nước xuống dưới KN mà tắt bơm, thì nước bể trên xuống thấp hơn KD bơm cũng tắt chứ hở.

    PT.
    Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
    Muôn dòng sông đổ biển sâu
    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

    Comment


    • #3
      Khà khà !!!
      Chỉ đấu lại hai điểm là chạy mỹ mãn thôi mà
      Đó là điểm nào ????
      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
      nguyendinhvan1968@gmail.com

      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

      Comment


      • #4
        Đổi lại trạng thái của KT và KD.

        Nhưng mạch trên còn nhược điểm nữa, là phức tạp không cần thiết.
        Chỉ cần thay rơ le = rơ le 220, và nối như mạch số 1 dưới đây, đỡ tốn 1 cái biến áp, một Diode và 1 SCR. Trong khi rơ le bao giờ cũng có tiếp điểm dư.


        Thực tế ra, trên thị trường hiện giờ có bán loại công tắc phao 2 mức, đơn giản chỉ là 2 quả phao, tác động 1 tiếp điểm. Điều chỉnh 2 mức bằng cách điều chỉnh vị trí của 2 quả phao. Như vậy nên ráp theo sơ đồ 2, đỡ tón thêm 1 công tắc phao và 1 rơ le nữa.
        Attached Files
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #5
          Nhóc nói chẳng sai nhưng không đúng ..................... ý của anh Vân .

          Vẫn biết chỉ dùng 2 van phao và rơ le 220VAC là tối đơn giản nhưng nhóc thử tưởng tượng nếu dây dẫn 220 thò vào bể nước mà bị trầy xước thì sao nhỉ.

          Tôi thấy trên thị trường hiện nay có một số bộ điều khiển bơm an toàn (không trạm chập, không dật...) và có thể đặt thời gian bơm tránh vào lúc ta đang ngon giấc.
          Dùng hàng VN - Giữ lại USD cho đất nước.

          Comment


          • #6
            Các van phao chẳng có cái nào dòng dây xuống nước cả, anh ui. Cái nào cũng lắp trên nóc bồn, và dòng dây treo 2 quả phao xuống thôi.
            Cái này người ta xài bao nhiêu năm nay rồi, rất tin cậy.

            Nếu đã cần "siêu đơn giản" thì chẳng nên vẽ vời lắm thứ ra làm gì.
            Còn nếu đã khởi động động cơ lớn, động cơ quan trọng, nhu cầu điều khiển mạch phức tạp thì lại không nên tiếc mấy cái linh kiện con con.
            Nhóc thích nghịch điện,
            Nhóc thích xì păm,
            Nhóc thích trêu mấy anh.
            Hi hi.

            Comment


            • #7
              Có lẽ Conhoc phải dùng Rơ lay bước . Rơ lay thường thì ...hình như là không được . Vì máy chỉ bơm mấy Centimet nước là nghỉ rồi . Hoặc bể chỉ tụt mấy Centimet nước là nó lại bơm tiếp

              Mà đó chưa phải là kiểu đơn giản nhất đâu
              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
              nguyendinhvan1968@gmail.com

              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

              Comment


              • #8
                Xời ui, anh Vân này. Nhóc đã vẽ cái tiếp điểm tự giữ màu xanh lá cây đó rồi, mà anh hông chịu ngó giùm cho nhóc một cái.

                Hi hi, cái vụ tự giữ này, dân điện tụi em làm hoài à. Nhưng mà dân điện tử mấy anh ít chơi với nó thì phải.
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                  Nếu đã cần "siêu đơn giản" thì chẳng nên vẽ vời lắm thứ ra làm gì.
                  Còn nếu đã khởi động động cơ lớn, động cơ quan trọng, nhu cầu điều khiển mạch phức tạp thì lại không nên tiếc mấy cái linh kiện con con.
                  Bệnh nghề nghiệp mà nhóc
                  Núi cao bởi có đất bồi
                  Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                  Muôn dòng sông đổ biển sâu
                  Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                    Xời ui, anh Vân này. Nhóc đã vẽ cái tiếp điểm tự giữ màu xanh lá cây đó rồi, mà anh hông chịu ngó giùm cho nhóc một cái.
                    Hi hi, cái vụ tự giữ này, dân điện tụi em làm hoài à. Nhưng mà dân điện tử mấy anh ít chơi với nó thì phải.
                    Đáng ra cái hình tròn bên cạnh đường màu xanh phải vẽ nó hình chữ nhật có một gạch chéo thì dễ hiểu hơn .
                    Để vậy người ta cho đó là 2 chi tiết rời
                    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                    nguyendinhvan1968@gmail.com

                    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                    Comment


                    • #11
                      Cách 2 của CoNhoc là chuẩn+đơn giản nhất ( Đơn giản đến mức chẳng có tủ luôn ) các bác cứ bắt bẻ.
                      Hiệu quả của bộ van phao này chính là lượng nước trong mấy cái phao. Các bác thấy "Hệ thống" tự đổi hướng khi đụng vật cản của mấy cái đồ chơi chạy pin TQ chưa ? Cực kỳ đơn giản! Nếu vào tay các bác , các bác sẽ nghĩ ngay đến cảm biến, vi điều khiển.....
                      Mà em thấy hình như cũng đã có 1 bài về vấn đề này rồi thì phải.

                      Last edited by Am_IC; 12-12-2006, 01:38.

                      Comment


                      • #12
                        Đó chính là người khai thác tính 'triger' của nút nhấn - nhả. Quan trọng là điều chỉnh trọng lượng của quả phao trên sao cho đủ nhẹ để mình nó không làm đóng đc công tắc trong trạng thái hở, nhưng lại đủ nặng để mình nó giữ công tắc khi đang trong trạng thái đóng. Còn trọng lượng quả dưới thì không quan trọng lắm. Chỉ cần sao cho tổng trọng lượng hai quả đóng đc công tắc troạng thái hở và nó còn tự nổi là được. Cái này trước kia PT đã làm từ cái công tắc tháo từ con chuột máy tính. Lực nhấn công tắc nhỏ hơn nên quả phao cũng rất gọn gàng so với phao điện bán trên thì trường nên có thể diều khiển cái bể nước nhỏ, có mực nước dao động có thẻ giảm xuống đến 10cm - điều mà phao điện mua ngoài thị truờng không thể làm được. Tuy nhiên phải điều khiển bơm thông qua một cái rơ-le nữa thì mới đủ dòng.

                        PT.
                        Núi cao bởi có đất bồi
                        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                        Muôn dòng sông đổ biển sâu
                        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi Am_IC Xem bài viết
                          Cách 2 của CoNhoc là chuẩn+đơn giản nhất ( Đơn giản đến mức chẳng có tủ luôn ) các bác cứ bắt bẻ.
                          Hiệu quả của bộ van phao này chính là lượng nước trong mấy cái phao. Các bác thấy "Hệ thống" tự đổi hướng khi đụng vật cản của mấy cái đồ chơi chạy pin TQ chưa ? Cực kỳ đơn giản! Nếu vào tay các bác , các bác sẽ nghĩ ngay đến cảm biến, vi điều khiển.....
                          Mà em thấy hình như cũng đã có 1 bài về vấn đề này rồi thì phải.

                          Mình công nhận là đây chính là giải pháp chính xác và giản dị nhất. Tuy nhiên ở nhà mình hiện gặp phải 1 vấn đề. Nhà mình khi thi công trước đây làm rơ le bơm tự động trên két nước inox Sơn hà đặt trên nóc tầng 4. Tuy nhiên lại không có rơ le ngắt bơm ở bể ngầm khi cạn nước. Mùa hè nước kém đôi khi không đủ nước trong bể ngầm mà nó cứ bơm thì có ngày cháy bơm. Giờ nếu đặt rơ le bể ngầm thì mình phải đục nền và tường ra ( ặc, ặc, đục rồi kiếm đâu ra gạch men loại cũ mà vá, và lại tốn kém nữa). Vậy có bác nào có giải pháp cho mình : Tự động ngắt bơm khi bể ngầm cạn nước mà không phải đục nền và tường ra không ( hoặc đục ít thôi).

                          Comment


                          • #14
                            Cái khó là cấu tạo của cái công tắc bên trên ( mũi tên chỉ vào ) cấu tạo như thế nào nhỉ ?
                            Nếu mực nước xuống thấp > tiếp điểm đóng > máy bơm chạy > mực nước chỉ lên tý chút thôi > tiếp điểm nhả > tắt máy bơm .
                            Khi nước từ máy bơm chảy vào bể sẽ làm mặt nước sóng sánh >>tiếp điểm chập chờn >>> máy bơm chạy chập chờn ??????
                            ???????
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #15
                              Cái khó của bác Vân thì PT đã nói đến:

                              http://dientuvietnam.net/forums/show...3&postcount=12

                              và thực hiên:

                              http://dientuvietnam.net/forums/show...9&postcount=29

                              Trong hình vẽ này:



                              đã vẽ chi tiết rồi (có 2 quả phao trong bể cho mỗi ro-le). Không có chuyện "tiếp điểm chập chờn"

                              PT.
                              Núi cao bởi có đất bồi
                              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                              Muôn dòng sông đổ biển sâu
                              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X