Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tự làm các thiết bị Nhà thông minh

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tự làm các thiết bị Nhà thông minh

    Tôi có ý tưởng thế này (và đang thực hiện ở bước 1), các bạn góp ý bổ xung thêm nhé:
    Hệ thống điện trong Ngôi nhà thông minh hiện nay hoàn toàn có thể mua được từ các hãng SX chuyên nghiệp(VD Siemens), hoặc nếu có tiền có thể đặt hàng làm riêng (VD Bill gate).
    Nhưng chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự tay làm được - ít nhất là cho nhà mình - vì để bán được SP ra thị trường thì còn phải qua nhiều bước... dài.
    Bước 1: Thiết kế hệ thống :
    - Dự kiến hệ thống của mình sẽ gồm bao nhiêu vị trí cần điều khiển (Đèn, quạt, ĐH...) và bao nhiêu cảm biến nhận thông tin (nút bấm, ánh sáng, nhiệt độ...). toàn bộ các điểm đó sẽ là số nút của hệ thống. số nút càng nhiều-hệ thống càng phức tạp.
    - Yêu cầu về điều khiển : điều khiển chung tại trung tâm, theo từng cụm nhỏ, theo chương trình, theo lệnh trực tiếp, theo các điều kiện về môi trường, v.v. căn cứ vào đó sẽ lựa chọn bộ điều khiển trung tâm (là máy vi tính, PLC hay chip VXL ...)
    Bước 2: Thiết kế chi tiết:
    - Thiết kế hệ thống truyền thông tin - Tùy thuộc xử dụng loại VXL nào, ta có thể chọn một trong các phương thức sau đây
    + AVR : Dùng Two-wire Serial Interface (max 128 nút)
    + PIC : Dùng I2C mode (7bit addressing = 128 nút)
    + khác : dùng cách khác...
    - Thiết kế mạch điện các nút: tùy theo vị trí nút là công tắc, cảm biến hay màn hình điều khiển hay đèn, quạt, điều hòa... ta thiết kế các mạch điện tương ứng để đáp ứng chức năng đó (Mỗi nút là 01 VXL)
    Bước 3: viết phần mềm cho các VXL để chúng hoạt động tương tác với nhau và theo ý định ban đầu của TA (phần này là hay nhất đây - mỗi ngày ta có thể nạp 1 chương trình mới, và... hệ thống lại hoạt động theo 1 phương thức mới)
    Cuộc sống sẽ thú vị hơn nhiều.
    Được làm điều mình thích là Hạnh phúc
    Vì muốn Hạnh phúc - Tôi làm nghề Điện tử

  • #2
    Phần 2: Một mô hình cụ thể (Tự làm các thiết bị Nhà thông minh)
    Ví dụ thiết kế cho một ngôi nhà 3 tầng, 6 phòng, 1 sân trước và 1 sân phơi như sau:
    Hình 1- NTM-H1.PDF

    Gồm 17 vị trí đèn & Điều hòa (chưa bao gồm công tắc tại chỗ) + 9 vị trí cảm biến các loại (di chuyển, nhiệt độ...) + 3 vị trí điều khiển + 1 Vi xử lý trung tâm.
    Tổng cộng 47 nút => sơ đồ khối như sau:

    Hình 2- NTM-H2.PDF

    Chức năng điều khiển cơ bản như sau:
    - Theo chế độ đặt sẵn : VD chế độ giờ ngủ : Tắt các đèn không cần thiết, giảm độ sáng đèn P.Ngủ hoặc bật đèn ngủ,
    Các chế độ khác tùy theo nhu cầu sinh hoạt cụ thể...
    - Chức năng theo cụm : VD đèn sân sẽ bật sáng khi có người (có thể kèm theo chuông..., đèn cầu thang tự động...., điều hòa bật khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (theo ngưỡng đặt sẵn)
    - Chức năng ĐK trực tiếp : là chức năng ưu tiên, chỉ được phép thay đổi trạng thái khi có lệnh tiếp theo... Phòng trường hợp đang tiếp khách thì đèn tắt.... hì hì.
    - Điều khiển & hiển thị tại tất cả (3) các vị trí điều khiển (Modul điều khiển & hiển thị), có thể đặt các mức ưu tiên điều khiển khác nhau.
    - Tùy theo sức sáng tạo và yêu cầu cụ thể, có thể thêm các Nút báo động, cảnh báo an toàn...
    Lựa chọn bộ điều khiển:
    - VXL tại trung tâm : Lựa chọn loại có bộ nhớ chương trình lớn, có EEPROM để lưu các giá trị cài đặt,
    Có thể lựa chọn PIC 16F1939 (giá khoảng 60.000đ - 2/2011) hoặc ATmega32

    - VXL tại các nút : Lựa chọn VXL có chức năng truyền thông sử dụng 2 dây và định địa chỉ được, Tại các Nút Sensor, phải có chức năng ADC, Tại các Nút điều khiển thiết bị, nên chọn loại có chức năng PWM,

    có thể chọn loại PIC 16F723A (30.000đ – 2/2011), có chức năng truyền thông I2C, hoặc AVR ATmega8, có chức năng TWI

    Riêng tại các Nút điều khiển & Hiển thị chọn PIC16F1939 Hoặc ATmega32 (bộ nhớ lớn-giao diện đẹp & dễ sử dụng hơn)
    Màn hình LCD có thể chọn loại 2004, hoặc Graphic 128x64 sẽ có giao diện đẹp hơn.

    Đang thực hiện tiếp.... Rất mong nhận được góp ý của các bạn.
    Attached Files
    Được làm điều mình thích là Hạnh phúc
    Vì muốn Hạnh phúc - Tôi làm nghề Điện tử

    Comment


    • #3
      Đề tài của bạn theo mình là rất hay và thiết thực, mình sẽ tìm hiểu và tham gia. Thank!
      Trung Tm Điện Tử Hùng Vương
      H̃ TRỢ & ĐÀO TẠO PIC - 8051

      Địa chỉ: 161 - 165 Nguyễn Ch Thanh, Phường 12, Quận 5.
      Email :
      Phone : 0973.543.627

      Comment


      • #4
        Hiện tại em cũng đang phát triển cái này và chuẩn bị lắp đặt cho nhà mới_Hệ thống chung như sau:
        - Master( PIC6+GLCD128x64+2 nút ấn+Modul RF)
        - Slave( PIC16+Modul RF)
        Có thể đk bất cứ đèn nào thuộc ngôi nhà tại bất kì phòng nào hoặc tại vị trí đk chung của mỗi tầng. Kiểm tra đc tình trạng on/off của thiết bị.
        Hệ thống này hiện em chỉ áp dụng cho chiếu sáng và an ninh vì các thiết bị khác với nhà ở BT thấy ko cần thiết vì nó đã có đk riêng đi cùng( Điều hòa+Quạt+TV...)
        Đôi điều chia sẻ anh em.


        Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
        Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

        Comment


        • #5
          cái này mình cũng đã nghĩ đến từ nâu mình xin đóng góp ý kiến. sao chúng ta không thiết kế một mạch điện thay thế khi nguồn điện lưới bị mất bằng cách sử dụng 2 công tắc tơ một cái mình mắc vào nguồn điện lưới sau attomat bảo vệ còn cái kia thì mắc vào nguồn thay thế.nguyên lí là khi điện lưới vẫn còn thì ctt 1 có điện cấp cho mạch và khống chế ctt2 chánh 2 nguồn điện chạm nhau và khi điện lưới mất thì ctt1 mất điện nhả khống chế ctt2 thì nguồn phụ cấp điện cho ctt2 vào mạch và khi ctt2 có điện thì kc như ctt1 vì vậy chúng ta ko no bị mất điện nữa nguồn phụ ở đây là máy kích điện. vì mình học chuyên ngành điện công nghiệp lên có í tưởng này mong các bạn đóng góp có gì thì pm cho mình sdt 0982475321 hoặc email vanthanh629@gmail.com

          Comment


          • #6
            chào bạn.vanthanh629@gmail.com.mình cũng đang nghiên cứu và thiết kế những mạch điện thông minh.và những mạch điện ứng dụng trong cuộc sống.mạch điện như bạn nói mình cũng đã lắp thành công và đang được sử dụng trong một số thiết bị điện rồi.nếu bạn muốn tìm hiểu mình sẽ cho bạn sơ đồ.đây là mail của mình trongtuanvctv@yahoo.com.vn
            TRUNG TÂM ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG - TUẤN MAI
            Địa chỉ:Đội 5 kim chung - Đông anh- Hà nội
            Mobile : 0978304449
            yahoo: trongtuanvctv
            Mail:

            Comment


            • #7
              Làm 1 cái inv online là khá ổn.


              Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
              Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

              Comment


              • #8
                Hi, chào các bạn. Mình là dân điện công nghiệp và dân dụng, mình làm cho một công ty hạ tầng ở KKT Dung Quất - Quảng Ngãi.

                Mình rất thích đề tài về điều khiển điện cho một ngôi nhà thông minh, hiện tại mình đang nghiên cứu chi tiết về các sản phẩm của các hãng về ngôi nhà thông minh như Smarthome (của BKAV), LG, và vài hãng trong nước và nước ngoài nữa nhưng không nhớ rõ tên lúc viết bài này, và nghiên cứu về điện tử (do mình học điện công nghiệp mà, chỉ biết chút tí về điện tử thôi), cái này giúp chúng ta có thể giảm kích thước và giá cả của các loại thiết bị thông minh (theo nghĩa đen luôn). Tiếp đến là nghiên cứu tự chế tạo các thiết bị điều khiển rời đơn giản dùng thí nghiệm trước như: công tắc hồng ngoại (có người thì sáng, không người thì tắt), điều khiển độ sáng của đèn và điều hòa không khí (để điều khiển thích hợp theo môi trường và tâm trạng theo các kiểu trạng thái như: rự rỡ, lãng mạn, màu sắc, xem phim, ngủ...), điều khiển tốc độ quạt, điều khiển rèm cửa, máy giặc, nồi cơm nấu tự động (kiểu nồi này nhật đã sản xuất, chỉ việc hẹn giờ cấp điện cho nó là khi đi làm về bạn sẽ có cơm ăn), lò vi sóng, thiết bị sưởi, chiếu sáng sân vườn (cái này kết hợp với điện năng lượng mặt trời thì hết sẩy, vừa ích nước lợi nhà, nếu có tiền có thể đầu tư choi cả hệ thống trong nhà luôn), điều khiển nhạc tự động nổi lên chỉ với một cái chạm tay (Cái này khó àh nghen, phải trình độ lập trình kiểu hacker để đồng bộ các thiết nghe nhạc, cái này mình thì chắc làm không nổi, dành cho máy bạn bên cntt ấy), và thật nhiều cái cần nghiên cứu lắm.

                Mình có đọc vài cuốn sách và rất tâm đắt với vài lời như sau: "Để được sống với mơ ước và đam mê, bạn phải đánh đổi rất nhiều, thậm chí cả gia đình và tính mạng của bạn". Và thêm một câu này nữa nè: "Các bạn có thể nói tôi mơ mộng hão huyền nhưng xin đừng dập tắc ý tưởng của tôi". Vậy đó, tôi cũng vậy, chắc rất nhiều các bạn cũng vậy, hãy đưa ra ý tưởng của mình, có thể bạn không hoàn thành ý tưởng nhưng sẽ có người khác hoàn thành ý tưởng giúp bạn. Hãy sáng tạo, và không ngừng sáng tạo. Dù biết trên thế giới người ta đã làm ầm ầm, thì ta vẫn cứ sáng tạo, vẫn nghiên cứu để biết cái gì gì đó nó hoạt động ra sao, và đặt biệt là Made in VietNam (hàng chất lượng cao đó nghen) dù ta chỉ có vài nghìn trong tay thì vẫn cứ sáng tạo nhé (Mách nhỏ các bạn nhé, cái cảm biến thân nhiệt có 6.200 VND thôi, đủ để bạn thiết kế cái công tắc hồng ngoài tự động rồi đó). Hãy tìm kiếm sự tư vấn và giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, các công ty chuyên về lĩnh vực này, của anh bạn go...ogle nữa. hi. Họ sẽ giúp bạn hình dung thế giới tương lai sẽ như thế nào...

                Ở đây mình muốn liện kết, tập hợp chất xám của nhiều cái đầu trong từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: điện, điện tử, PLC, tự động hóa, lập trình phần mềm, web, màn hình cảm ứng, 3d... để giải quyết từng vấn đề khi thực hiện ý tưởng).

                Nếu các bạn có cùng đam mê giống mình thì chúng ta có thể cùng trao đổi kinh nghiệm chuyên môn và giúp nhau đi đến một mục đích cuối cùng: Ngôi nhà thông mình và an toàn cho mọi người với giá rẻ, dễ lắp đặt, thẩm mĩ, hiện đại, an ninh, có thể liên kết tương tác: Internet, điện thoại di động, Ipad, Rơ-mót... và tất nhiên là có thể điều khiển trực tiếp bằng tay.

                Mail của mình: nguyenngoctan2005@gmail.com

                Chúc vui.

                PS:

                Àh. Mình bổ xung thêm về ý tưởng cái đảo nguồn dự phòng của bạn vanthanh629: Chúng ta chỉ cần dùng một contactor là đủ rùi, vì nếu dùng 2 cái có một nhượt điểm rất lớn mà bạn không hình dung nỗi trước khi mình nói ra đây đâu, mình làm điện công nghiệp nên khi làm mạch mình thường tính các khả năng sự cố có thể xảy ra để khắc phục nó. Bạn hình dung nhé, trong trường hợp 2 nguồn của bạn ổn định thì chẳng nói làm gì, nhưng nếu ở nông thôn, điện áp vào thường không ổn định, khi bạn chuyển qua CTT2 (giã sử đấu vào nguồn có U thấp hơn 220V thì cuộn dây CTT2 không đủ lực để kéo tiếp điểm đóng, xảy ra hiện tượng đóng mở liên tục, gây cháy CTT. Vậy tôi mô tả khắc phục như thế này (Bạn hình dung trong đầu tiếp điểm CTT nhé, tôi không vẽ hình kịp): Bạn đấu nguồn chính U1 (chọn nguồn nào có áp ổn định làm nguồn chính) vào đầu vào cuộn dây CTT, mắc dây pha U1 vào tiếp điểm thường hở K11, dây trung tính đấu vào tiếp điểm thường hở K12. Rồi bạn lấy pha U2 đấu vào tiếp điểm thường đóng K15, dây trung tính của nguồn U2 bạn đấu vào tiếp điểm "đối diện" với tiếp điểm K12 (tôi gọi là K14). Bây giờ tôi qui định đầu ra của U1 là A, và đầu ra của U2 là B. Thì ta đấu dây pha A vào tiếp điểm đối diện tiếp điểm K11 (tôi gọi là K13), dây trung tính đầu ra A thì đấu vào tiếp điểm K14. Dây pha B thì đấu vào tiếp điểm đổi diện tiếp điểm K15 (tôi gọi là K16). Ok xong rồi đó. Tôi nói vậy chắc có bạn sẽ thắc mắc, sao không dùng mạch điện tử hay cái gì tương tự để giải quyết bài toán trên, tôi xin trả lời trước luôn: Bởi vì tiếp điểm CTT chịu được dòng qua lớn, vậy đó, nếu làm mạch điện tử hay tương tự khác thì bạn cũng phải làm sao để điều khiển Replay hoặc CTT chuyển đổi nguồn, chứ replay điện tử không chịu nổi dòng trên 10A, vậy thì ta tính thử về mặt kinh tế sẽ không đáp ứng được yêu cầu là giá rẻ nhất cho yêu cầu.

                Thôi, mình buồn ngủ quá, đi ngủ đây.

                Chúc vui.

                Comment


                • #9
                  Các bác nhớ để ý tới giá thành lắp đặt_Kẻo đắt quá thì it người dùng_QUan niệm của mình là làm sao phải để có số lượng người dùng cao nhất.


                  Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
                  Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi vanthanh629 Xem bài viết
                    cái này mình cũng đã nghĩ đến từ nâu mình xin đóng góp ý kiến. sao chúng ta không thiết kế một mạch điện thay thế khi nguồn điện lưới bị mất bằng cách sử dụng 2 công tắc tơ một cái mình mắc vào nguồn điện lưới sau attomat bảo vệ còn cái kia thì mắc vào nguồn thay thế.nguyên lí là khi điện lưới vẫn còn thì ctt 1 có điện cấp cho mạch và khống chế ctt2 chánh 2 nguồn điện chạm nhau và khi điện lưới mất thì ctt1 mất điện nhả khống chế ctt2 thì nguồn phụ cấp điện cho ctt2 vào mạch và khi ctt2 có điện thì kc như ctt1 vì vậy chúng ta ko no bị mất điện nữa nguồn phụ ở đây là máy kích điện. vì mình học chuyên ngành điện công nghiệp lên có í tưởng này mong các bạn đóng góp có gì thì pm cho mình sdt 0982475321 hoặc email vanthanh629@gmail.com
                    ý tưởng cảu bạn rất hay đấy, dễ thực hiện nhưng tốn khá nhiều phí. vì mua 2 em công tắc tơ cũng khá đấy.
                    to bạn Phuc_Tuan mình cũng rất mê và đang nghiên cứu về cái này. Mình ủng hộ bạn hai tay luon hehehe. Tuy nhiên theo ý mình thì bộ phận giám sát nên dùng máy tính vì dễ nhìn, đẹp có thể sử dụng giao diện giao tiếp có đồ họa VD labview hoặc na ná mấy cái giao diện của scada thì tuyệt vời. bổ sung thêm nữa là bộ phận giám sát hệ thống điện nước báo cháy, dòng áp của điện lưới.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi tanirac Xem bài viết
                      Hi, chào các bạn. Mình là dân điện công nghiệp và dân dụng, mình làm cho một công ty hạ tầng ở KKT Dung Quất - Quảng Ngãi.

                      Mình rất thích đề tài về điều khiển điện cho một ngôi nhà thông minh, hiện tại mình đang nghiên cứu chi tiết về các sản phẩm của các hãng về ngôi nhà thông minh như Smarthome (của BKAV), LG, và vài hãng trong nước và nước ngoài nữa nhưng không nhớ rõ tên lúc viết bài này, và nghiên cứu về điện tử (do mình học điện công nghiệp mà, chỉ biết chút tí về điện tử thôi), cái này giúp chúng ta có thể giảm kích thước và giá cả của các loại thiết bị thông minh (theo nghĩa đen luôn). Tiếp đến là nghiên cứu tự chế tạo các thiết bị điều khiển rời đơn giản dùng thí nghiệm trước như: công tắc hồng ngoại (có người thì sáng, không người thì tắt), điều khiển độ sáng của đèn và điều hòa không khí (để điều khiển thích hợp theo môi trường và tâm trạng theo các kiểu trạng thái như: rự rỡ, lãng mạn, màu sắc, xem phim, ngủ...), điều khiển tốc độ quạt, điều khiển rèm cửa, máy giặc, nồi cơm nấu tự động (kiểu nồi này nhật đã sản xuất, chỉ việc hẹn giờ cấp điện cho nó là khi đi làm về bạn sẽ có cơm ăn), lò vi sóng, thiết bị sưởi, chiếu sáng sân vườn (cái này kết hợp với điện năng lượng mặt trời thì hết sẩy, vừa ích nước lợi nhà, nếu có tiền có thể đầu tư choi cả hệ thống trong nhà luôn), điều khiển nhạc tự động nổi lên chỉ với một cái chạm tay (Cái này khó àh nghen, phải trình độ lập trình kiểu hacker để đồng bộ các thiết nghe nhạc, cái này mình thì chắc làm không nổi, dành cho máy bạn bên cntt ấy), và thật nhiều cái cần nghiên cứu lắm.

                      Mình có đọc vài cuốn sách và rất tâm đắt với vài lời như sau: "Để được sống với mơ ước và đam mê, bạn phải đánh đổi rất nhiều, thậm chí cả gia đình và tính mạng của bạn". Và thêm một câu này nữa nè: "Các bạn có thể nói tôi mơ mộng hão huyền nhưng xin đừng dập tắc ý tưởng của tôi". Vậy đó, tôi cũng vậy, chắc rất nhiều các bạn cũng vậy, hãy đưa ra ý tưởng của mình, có thể bạn không hoàn thành ý tưởng nhưng sẽ có người khác hoàn thành ý tưởng giúp bạn. Hãy sáng tạo, và không ngừng sáng tạo. Dù biết trên thế giới người ta đã làm ầm ầm, thì ta vẫn cứ sáng tạo, vẫn nghiên cứu để biết cái gì gì đó nó hoạt động ra sao, và đặt biệt là Made in VietNam (hàng chất lượng cao đó nghen) dù ta chỉ có vài nghìn trong tay thì vẫn cứ sáng tạo nhé (Mách nhỏ các bạn nhé, cái cảm biến thân nhiệt có 6.200 VND thôi, đủ để bạn thiết kế cái công tắc hồng ngoài tự động rồi đó). Hãy tìm kiếm sự tư vấn và giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, các công ty chuyên về lĩnh vực này, của anh bạn go...ogle nữa. hi. Họ sẽ giúp bạn hình dung thế giới tương lai sẽ như thế nào...

                      Ở đây mình muốn liện kết, tập hợp chất xám của nhiều cái đầu trong từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: điện, điện tử, PLC, tự động hóa, lập trình phần mềm, web, màn hình cảm ứng, 3d... để giải quyết từng vấn đề khi thực hiện ý tưởng).

                      Nếu các bạn có cùng đam mê giống mình thì chúng ta có thể cùng trao đổi kinh nghiệm chuyên môn và giúp nhau đi đến một mục đích cuối cùng: Ngôi nhà thông mình và an toàn cho mọi người với giá rẻ, dễ lắp đặt, thẩm mĩ, hiện đại, an ninh, có thể liên kết tương tác: Internet, điện thoại di động, Ipad, Rơ-mót... và tất nhiên là có thể điều khiển trực tiếp bằng tay.

                      Mail của mình: nguyenngoctan2005@gmail.com

                      Chúc vui.

                      PS:

                      Àh. Mình bổ xung thêm về ý tưởng cái đảo nguồn dự phòng của bạn vanthanh629: Chúng ta chỉ cần dùng một contactor là đủ rùi, vì nếu dùng 2 cái có một nhượt điểm rất lớn mà bạn không hình dung nỗi trước khi mình nói ra đây đâu, mình làm điện công nghiệp nên khi làm mạch mình thường tính các khả năng sự cố có thể xảy ra để khắc phục nó. Bạn hình dung nhé, trong trường hợp 2 nguồn của bạn ổn định thì chẳng nói làm gì, nhưng nếu ở nông thôn, điện áp vào thường không ổn định, khi bạn chuyển qua CTT2 (giã sử đấu vào nguồn có U thấp hơn 220V thì cuộn dây CTT2 không đủ lực để kéo tiếp điểm đóng, xảy ra hiện tượng đóng mở liên tục, gây cháy CTT. Vậy tôi mô tả khắc phục như thế này (Bạn hình dung trong đầu tiếp điểm CTT nhé, tôi không vẽ hình kịp): Bạn đấu nguồn chính U1 (chọn nguồn nào có áp ổn định làm nguồn chính) vào đầu vào cuộn dây CTT, mắc dây pha U1 vào tiếp điểm thường hở K11, dây trung tính đấu vào tiếp điểm thường hở K12. Rồi bạn lấy pha U2 đấu vào tiếp điểm thường đóng K15, dây trung tính của nguồn U2 bạn đấu vào tiếp điểm "đối diện" với tiếp điểm K12 (tôi gọi là K14). Bây giờ tôi qui định đầu ra của U1 là A, và đầu ra của U2 là B. Thì ta đấu dây pha A vào tiếp điểm đối diện tiếp điểm K11 (tôi gọi là K13), dây trung tính đầu ra A thì đấu vào tiếp điểm K14. Dây pha B thì đấu vào tiếp điểm đổi diện tiếp điểm K15 (tôi gọi là K16). Ok xong rồi đó. Tôi nói vậy chắc có bạn sẽ thắc mắc, sao không dùng mạch điện tử hay cái gì tương tự để giải quyết bài toán trên, tôi xin trả lời trước luôn: Bởi vì tiếp điểm CTT chịu được dòng qua lớn, vậy đó, nếu làm mạch điện tử hay tương tự khác thì bạn cũng phải làm sao để điều khiển Replay hoặc CTT chuyển đổi nguồn, chứ replay điện tử không chịu nổi dòng trên 10A, vậy thì ta tính thử về mặt kinh tế sẽ không đáp ứng được yêu cầu là giá rẻ nhất cho yêu cầu.

                      Thôi, mình buồn ngủ quá, đi ngủ đây.

                      Chúc vui.
                      thế mới hay nè.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi tanirac Xem bài viết
                        Hi, chào các bạn. Mình là dân điện công nghiệp và dân dụng, mình làm cho một công ty hạ tầng ở KKT Dung Quất - Quảng Ngãi.

                        Mình rất thích đề tài về điều khiển điện cho một ngôi nhà thông minh, hiện tại mình đang nghiên cứu chi tiết về các sản phẩm của các hãng về ngôi nhà thông minh như Smarthome (của BKAV), LG, và vài hãng trong nước và nước ngoài nữa nhưng không nhớ rõ tên lúc viết bài này, và nghiên cứu về điện tử (do mình học điện công nghiệp mà, chỉ biết chút tí về điện tử thôi), cái này giúp chúng ta có thể giảm kích thước và giá cả của các loại thiết bị thông minh (theo nghĩa đen luôn). Tiếp đến là nghiên cứu tự chế tạo các thiết bị điều khiển rời đơn giản dùng thí nghiệm trước như: công tắc hồng ngoại (có người thì sáng, không người thì tắt), điều khiển độ sáng của đèn và điều hòa không khí (để điều khiển thích hợp theo môi trường và tâm trạng theo các kiểu trạng thái như: rự rỡ, lãng mạn, màu sắc, xem phim, ngủ...), điều khiển tốc độ quạt, điều khiển rèm cửa, máy giặc, nồi cơm nấu tự động (kiểu nồi này nhật đã sản xuất, chỉ việc hẹn giờ cấp điện cho nó là khi đi làm về bạn sẽ có cơm ăn), lò vi sóng, thiết bị sưởi, chiếu sáng sân vườn (cái này kết hợp với điện năng lượng mặt trời thì hết sẩy, vừa ích nước lợi nhà, nếu có tiền có thể đầu tư choi cả hệ thống trong nhà luôn), điều khiển nhạc tự động nổi lên chỉ với một cái chạm tay (Cái này khó àh nghen, phải trình độ lập trình kiểu hacker để đồng bộ các thiết nghe nhạc, cái này mình thì chắc làm không nổi, dành cho máy bạn bên cntt ấy), và thật nhiều cái cần nghiên cứu lắm.

                        Mình có đọc vài cuốn sách và rất tâm đắt với vài lời như sau: "Để được sống với mơ ước và đam mê, bạn phải đánh đổi rất nhiều, thậm chí cả gia đình và tính mạng của bạn". Và thêm một câu này nữa nè: "Các bạn có thể nói tôi mơ mộng hão huyền nhưng xin đừng dập tắc ý tưởng của tôi". Vậy đó, tôi cũng vậy, chắc rất nhiều các bạn cũng vậy, hãy đưa ra ý tưởng của mình, có thể bạn không hoàn thành ý tưởng nhưng sẽ có người khác hoàn thành ý tưởng giúp bạn. Hãy sáng tạo, và không ngừng sáng tạo. Dù biết trên thế giới người ta đã làm ầm ầm, thì ta vẫn cứ sáng tạo, vẫn nghiên cứu để biết cái gì gì đó nó hoạt động ra sao, và đặt biệt là Made in VietNam (hàng chất lượng cao đó nghen) dù ta chỉ có vài nghìn trong tay thì vẫn cứ sáng tạo nhé (Mách nhỏ các bạn nhé, cái cảm biến thân nhiệt có 6.200 VND thôi, đủ để bạn thiết kế cái công tắc hồng ngoài tự động rồi đó). Hãy tìm kiếm sự tư vấn và giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, các công ty chuyên về lĩnh vực này, của anh bạn go...ogle nữa. hi. Họ sẽ giúp bạn hình dung thế giới tương lai sẽ như thế nào...

                        Ở đây mình muốn liện kết, tập hợp chất xám của nhiều cái đầu trong từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: điện, điện tử, PLC, tự động hóa, lập trình phần mềm, web, màn hình cảm ứng, 3d... để giải quyết từng vấn đề khi thực hiện ý tưởng).

                        Nếu các bạn có cùng đam mê giống mình thì chúng ta có thể cùng trao đổi kinh nghiệm chuyên môn và giúp nhau đi đến một mục đích cuối cùng: Ngôi nhà thông mình và an toàn cho mọi người với giá rẻ, dễ lắp đặt, thẩm mĩ, hiện đại, an ninh, có thể liên kết tương tác: Internet, điện thoại di động, Ipad, Rơ-mót... và tất nhiên là có thể điều khiển trực tiếp bằng tay.

                        Mail của mình: nguyenngoctan2005@gmail.com

                        Chúc vui.

                        PS:

                        Àh. Mình bổ xung thêm về ý tưởng cái đảo nguồn dự phòng của bạn vanthanh629: Chúng ta chỉ cần dùng một contactor là đủ rùi, vì nếu dùng 2 cái có một nhượt điểm rất lớn mà bạn không hình dung nỗi trước khi mình nói ra đây đâu, mình làm điện công nghiệp nên khi làm mạch mình thường tính các khả năng sự cố có thể xảy ra để khắc phục nó. Bạn hình dung nhé, trong trường hợp 2 nguồn của bạn ổn định thì chẳng nói làm gì, nhưng nếu ở nông thôn, điện áp vào thường không ổn định, khi bạn chuyển qua CTT2 (giã sử đấu vào nguồn có U thấp hơn 220V thì cuộn dây CTT2 không đủ lực để kéo tiếp điểm đóng, xảy ra hiện tượng đóng mở liên tục, gây cháy CTT. Vậy tôi mô tả khắc phục như thế này (Bạn hình dung trong đầu tiếp điểm CTT nhé, tôi không vẽ hình kịp): Bạn đấu nguồn chính U1 (chọn nguồn nào có áp ổn định làm nguồn chính) vào đầu vào cuộn dây CTT, mắc dây pha U1 vào tiếp điểm thường hở K11, dây trung tính đấu vào tiếp điểm thường hở K12. Rồi bạn lấy pha U2 đấu vào tiếp điểm thường đóng K15, dây trung tính của nguồn U2 bạn đấu vào tiếp điểm "đối diện" với tiếp điểm K12 (tôi gọi là K14). Bây giờ tôi qui định đầu ra của U1 là A, và đầu ra của U2 là B. Thì ta đấu dây pha A vào tiếp điểm đối diện tiếp điểm K11 (tôi gọi là K13), dây trung tính đầu ra A thì đấu vào tiếp điểm K14. Dây pha B thì đấu vào tiếp điểm đổi diện tiếp điểm K15 (tôi gọi là K16). Ok xong rồi đó. Tôi nói vậy chắc có bạn sẽ thắc mắc, sao không dùng mạch điện tử hay cái gì tương tự để giải quyết bài toán trên, tôi xin trả lời trước luôn: Bởi vì tiếp điểm CTT chịu được dòng qua lớn, vậy đó, nếu làm mạch điện tử hay tương tự khác thì bạn cũng phải làm sao để điều khiển Replay hoặc CTT chuyển đổi nguồn, chứ replay điện tử không chịu nổi dòng trên 10A, vậy thì ta tính thử về mặt kinh tế sẽ không đáp ứng được yêu cầu là giá rẻ nhất cho yêu cầu.

                        Thôi, mình buồn ngủ quá, đi ngủ đây.

                        Chúc vui.
                        cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến mình cũng chưa tính tới nhược điểm này mà ý tưởng thay thế cũng rất hay nhưng mà bạn viết hơi trừu tượng có thể nhiều bạn ko hiểu. nếu bạn có thời gian lên gửi hình ảnh lên cho các bạn tham khảo

                        Comment


                        • #13
                          Mình gửi cái hình của mạch đảo nguồn tự động cho các bạn xem:

                          Last edited by tanirac; 09-08-2011, 20:19.

                          Comment


                          • #14
                            Tài liệu để tự chế tạo một công tắc hồng ngoại và bộ nguồn đi kèm.

                            Các bạn đọc xong tài liệu này sẽ hiểu cặn kẽ cấu tạo của một công tắc hồng ngoại là như thế nào. Từ đó có thể kết hợp chúng lại để chế tạo một mạch công tắc hồng ngoại hoàng chỉnh.

                            Ở dưới mình đính kèm các tài liệu như sau:
                            1. Cảm biến hồng ngoại PIR và thấu kính Fresnel
                            2. Tạo một mạch nguồn 220VAC > 12 VDC mà không cần biến áp quấn dây (nhược điểm: chạm vào dễ đứng cười mãi không thôi.)
                            3. Mạch chỉnh lưu và ổn áp (để bạn nghiên cứu ổn định nguồn cấp cho mạch cảm biến PIR)

                            Cam bien hong ngoai PIR va thau kinh Fresnel.pdf
                            Mach nguon 220VAC - 12VDC khong dung bien ap.pdf
                            Mach chinh luu va on ap.pdf

                            Còn đây là một tài liệu mô hình mẫu về thiết kế công tắc hồng ngoại bán ngoài thị trường.

                            SH-D1_Part2.pdf
                            SH-D1_Part1.pdf

                            Chúc thành công.

                            Comment


                            • #15
                              sơ đồ này rất hay và đơn giản nhưng bạn nên kí hiệu các tiếp điểm thường đóng của mạch vì nếu không để ý thì sẽ rất rễ bị nhầm

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Phuc_Tuan Tìm hiểu thêm về Phuc_Tuan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X