Tôi có ý tưởng thế này (và đang thực hiện ở bước 1), các bạn góp ý bổ xung thêm nhé:
Hệ thống điện trong Ngôi nhà thông minh hiện nay hoàn toàn có thể mua được từ các hãng SX chuyên nghiệp(VD Siemens), hoặc nếu có tiền có thể đặt hàng làm riêng (VD Bill gate).
Nhưng chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự tay làm được - ít nhất là cho nhà mình - vì để bán được SP ra thị trường thì còn phải qua nhiều bước... dài.
Bước 1: Thiết kế hệ thống :
- Dự kiến hệ thống của mình sẽ gồm bao nhiêu vị trí cần điều khiển (Đèn, quạt, ĐH...) và bao nhiêu cảm biến nhận thông tin (nút bấm, ánh sáng, nhiệt độ...). toàn bộ các điểm đó sẽ là số nút của hệ thống. số nút càng nhiều-hệ thống càng phức tạp.
- Yêu cầu về điều khiển : điều khiển chung tại trung tâm, theo từng cụm nhỏ, theo chương trình, theo lệnh trực tiếp, theo các điều kiện về môi trường, v.v. căn cứ vào đó sẽ lựa chọn bộ điều khiển trung tâm (là máy vi tính, PLC hay chip VXL ...)
Bước 2: Thiết kế chi tiết:
- Thiết kế hệ thống truyền thông tin - Tùy thuộc xử dụng loại VXL nào, ta có thể chọn một trong các phương thức sau đây
+ AVR : Dùng Two-wire Serial Interface (max 128 nút)
+ PIC : Dùng I2C mode (7bit addressing = 128 nút)
+ khác : dùng cách khác...
- Thiết kế mạch điện các nút: tùy theo vị trí nút là công tắc, cảm biến hay màn hình điều khiển hay đèn, quạt, điều hòa... ta thiết kế các mạch điện tương ứng để đáp ứng chức năng đó (Mỗi nút là 01 VXL)
Bước 3: viết phần mềm cho các VXL để chúng hoạt động tương tác với nhau và theo ý định ban đầu của TA (phần này là hay nhất đây - mỗi ngày ta có thể nạp 1 chương trình mới, và... hệ thống lại hoạt động theo 1 phương thức mới)
Cuộc sống sẽ thú vị hơn nhiều.
Hệ thống điện trong Ngôi nhà thông minh hiện nay hoàn toàn có thể mua được từ các hãng SX chuyên nghiệp(VD Siemens), hoặc nếu có tiền có thể đặt hàng làm riêng (VD Bill gate).
Nhưng chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự tay làm được - ít nhất là cho nhà mình - vì để bán được SP ra thị trường thì còn phải qua nhiều bước... dài.
Bước 1: Thiết kế hệ thống :
- Dự kiến hệ thống của mình sẽ gồm bao nhiêu vị trí cần điều khiển (Đèn, quạt, ĐH...) và bao nhiêu cảm biến nhận thông tin (nút bấm, ánh sáng, nhiệt độ...). toàn bộ các điểm đó sẽ là số nút của hệ thống. số nút càng nhiều-hệ thống càng phức tạp.
- Yêu cầu về điều khiển : điều khiển chung tại trung tâm, theo từng cụm nhỏ, theo chương trình, theo lệnh trực tiếp, theo các điều kiện về môi trường, v.v. căn cứ vào đó sẽ lựa chọn bộ điều khiển trung tâm (là máy vi tính, PLC hay chip VXL ...)
Bước 2: Thiết kế chi tiết:
- Thiết kế hệ thống truyền thông tin - Tùy thuộc xử dụng loại VXL nào, ta có thể chọn một trong các phương thức sau đây
+ AVR : Dùng Two-wire Serial Interface (max 128 nút)
+ PIC : Dùng I2C mode (7bit addressing = 128 nút)
+ khác : dùng cách khác...
- Thiết kế mạch điện các nút: tùy theo vị trí nút là công tắc, cảm biến hay màn hình điều khiển hay đèn, quạt, điều hòa... ta thiết kế các mạch điện tương ứng để đáp ứng chức năng đó (Mỗi nút là 01 VXL)
Bước 3: viết phần mềm cho các VXL để chúng hoạt động tương tác với nhau và theo ý định ban đầu của TA (phần này là hay nhất đây - mỗi ngày ta có thể nạp 1 chương trình mới, và... hệ thống lại hoạt động theo 1 phương thức mới)
Cuộc sống sẽ thú vị hơn nhiều.
Comment