Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ghép nối tiếp 2 accu khác volt khác dung lượng,khác loại

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ghép nối tiếp 2 accu khác volt khác dung lượng,khác loại

    Chào mọi người,
    Tui là dân máy tính chứ không phải dân điện tử, nhưng đưa đẩy thế nào làm toàn bên điện tử không thôi.
    Tui đang vướng 1 chuyện rất đau đầu. Số là tui có mấy cái thiết bị đọc thẻ chạy từ 12V đến 24V. Tổng dòng tiêu thụ hết 3,5A ở 15VDC, để cấp nguồn tui sử dụng bộ nguồn switching 100W có thể điều chỉnh áp ra từ 12 đến 18VDC. Về công suất thì không có vấn đề gì, cái nguồn đó kéo dư sức. Do các thiết bị đó lắp ở những điểm cách xa nhau, cái xa nhất cách bộ nguồn đến 50m nên có bị sụt áp. Mà bọn thiết bị này khó cực, dưới 11,5V là ngỏm không thèm chạy nữa. Nên tui tăng áp cái nguồn lên 15V để đi đến thằng xa nhất còn cỡ 12-13V là vừa.
    Sau đó phát sinh ra bình accu 12V85Ah để dự phòng khi cúp điện.gắn bình song song vào ngõ ra của nguồn backup thì tui buộc lòng phải giảm áp ra còn cỡ 14V là tối đa. Nhưng với 14V thì thằng xa nhất ngỏm vì tới nó còn có 11V thôi. Dây nhợ thì âm tường hết rồi, tui đâu có đục ra mà đi lại dây to được nữa. Đó là chưa kể khi mất điện, áp từ bình ra thường chỉ được 13,5V và sụt xuống 13V nhanh chóng.
    - Tui mới tính như vầy, tui sẽ mua 1 cái bình 2V100Ah Lead Acid Kín Khí(2V85Ah thì không có) ghép nối tiếp vào cái 12V85Ah Calcium Accu có sẵn nhưng thằng bán accu cứ khăng khăng là không được do cái gì cũng khác kể cả chủng loại.
    - Tôi tính hỏi xem mắc nối tiếp 2 accu "cái gì cũng khác nhau" như vậy có ảnh hưởng gì không, dĩ nhiên lúc đó tui sẽ chỉnh cho cái nguồn xuất ra cỡ 16V là vừa xạc vừa cấp nguồn cho thiết bị. Hoặc ai đó có cách nào khác giải quyết vấn đề này không.
    Cám ơn rất nhiều
    Nguyễn Anh Quân
    Chấm công, kiểm soát ra vào
    Vân tay, thẻ cảm ứng
    Time Attendance, Access Control
    Finger print, proximity card


  • #2
    Nguyên văn bởi naquan Xem bài viết
    Chào mọi người,
    Tui là dân máy tính chứ không phải dân điện tử, nhưng đưa đẩy thế nào làm toàn bên điện tử không thôi.
    Tui đang vướng 1 chuyện rất đau đầu. Số là tui có mấy cái thiết bị đọc thẻ chạy từ 12V đến 24V. Tổng dòng tiêu thụ hết 3,5A ở 15VDC, để cấp nguồn tui sử dụng bộ nguồn switching 100W có thể điều chỉnh áp ra từ 12 đến 18VDC. Về công suất thì không có vấn đề gì, cái nguồn đó kéo dư sức. Do các thiết bị đó lắp ở những điểm cách xa nhau, cái xa nhất cách bộ nguồn đến 50m nên có bị sụt áp. Mà bọn thiết bị này khó cực, dưới 11,5V là ngỏm không thèm chạy nữa. Nên tui tăng áp cái nguồn lên 15V để đi đến thằng xa nhất còn cỡ 12-13V là vừa.
    Sau đó phát sinh ra bình accu 12V85Ah để dự phòng khi cúp điện.gắn bình song song vào ngõ ra của nguồn backup thì tui buộc lòng phải giảm áp ra còn cỡ 14V là tối đa. Nhưng với 14V thì thằng xa nhất ngỏm vì tới nó còn có 11V thôi. Dây nhợ thì âm tường hết rồi, tui đâu có đục ra mà đi lại dây to được nữa. Đó là chưa kể khi mất điện, áp từ bình ra thường chỉ được 13,5V và sụt xuống 13V nhanh chóng.
    - Tui mới tính như vầy, tui sẽ mua 1 cái bình 2V100Ah Lead Acid Kín Khí(2V85Ah thì không có) ghép nối tiếp vào cái 12V85Ah Calcium Accu có sẵn nhưng thằng bán accu cứ khăng khăng là không được do cái gì cũng khác kể cả chủng loại.
    - Tôi tính hỏi xem mắc nối tiếp 2 accu "cái gì cũng khác nhau" như vậy có ảnh hưởng gì không, dĩ nhiên lúc đó tui sẽ chỉnh cho cái nguồn xuất ra cỡ 16V là vừa xạc vừa cấp nguồn cho thiết bị. Hoặc ai đó có cách nào khác giải quyết vấn đề này không.
    Cám ơn rất nhiều
    Nguyễn Anh Quân

    Sao bạn không dùng một ups cho nó tiện hơn không? Còn nếu như phải đeo đuổi giải pháp như bạn bạn miêu tả thì cũng được chứ không đến nổi ghê gớm như cái anh bạn bán accu đấy phán đâu, nhưng có một điều là khi đó cái accu 2v100Ah được mắc nối tiếp vào sẽ không thể hiện được cái ưu việc 100Ah của nó đâu. Giải pháp này chỉ nhằm tăng áp chứ không tăng dòng được (không hơn 85Ah đâu). Bạn có thể áp dụng được ngay mà không có vấn đề lớn (Cứ gọi là chữa cháy ấy mà!)

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi Co_processor Xem bài viết
      Sao bạn không dùng một ups cho nó tiện hơn không? Còn nếu như phải đeo đuổi giải pháp như bạn bạn miêu tả thì cũng được chứ không đến nổi ghê gớm như cái anh bạn bán accu đấy phán đâu, nhưng có một điều là khi đó cái accu 2v100Ah được mắc nối tiếp vào sẽ không thể hiện được cái ưu việc 100Ah của nó đâu. Giải pháp này chỉ nhằm tăng áp chứ không tăng dòng được (không hơn 85Ah đâu). Bạn có thể áp dụng được ngay mà không có vấn đề lớn (Cứ gọi là chữa cháy ấy mà!)
      Cám ơn bác đã quan tâm giúp đỡ. Sỡ dĩ tui không dùng UPS vì cái lưu nổi 24h thì giá thành UPS và Accu cho nó cũng cỡ 5-7 triệu, trong khi chỉ cần mua cái Accu 12V85Ah có 1,5tr là có thể.
      Nếu bác gọi là chữa cháy thì nó có "thọ" cỡ 1 hay 2 năm không bác hay chỉ vài ngày là ngủm? Tớ không cần cái ưu việc 100Ah của thằng 2V chỉ cần nó đủ áp cho tớ là được rồi vì 1 mình cái 12V85Ah đủ sức cáng đáng 24h cho tải 3,5Ah có thằng 2V100Ah vào thì sẽ thêm được chút đỉnh nữa.
      Chấm công, kiểm soát ra vào
      Vân tay, thẻ cảm ứng
      Time Attendance, Access Control
      Finger print, proximity card

      Comment


      • #4
        khi ghép 2 bình accu khác dung lượng và khác chủng loại có 2 điều bạn cần lưu ý:
        1-ngyên tắc charge accu là dòng chge =1/10 điện dung của bình và nạp trong 10 giờ. Suy ra bình accu nào nhỏ thì đầy trước khi đó bình accu lớn chưa đầy điện .nếu tiếp tục nạp cho bình accu lớn đầy thì bình accu nhỏ sẽ nóng và theo thời gian sẽ làm hư bình accu nhỏ
        2.có 2 loại accu là accu acid và accu nidken ...., accu acid 1 phần tử của accu là 2volt (12volt thì 6 ngăn) còn loại nidken là 1volt2.
        Hy vọng giúp bạn giải quyết được vấn đề

        Comment


        • #5
          Thay vì để Ắc Quy ở đầu nguồn như anh dự tính, sao anh không để ở cuối nguồn? Như thế không cần gì phải mua thêm. Còn nếu tải của anh phân bố đều thì anh thử để accu ở khoảng giữa.

          Accu 12V danh định, nhưng điện áp định mức của nó khoảng 13,2V. Như vậy nếu đặt ở giữa, thì ở nơi xa nhất là 2 đầu sẽ giảm áp còn 1/4 ban đầu (do dòng qua mỗi bên còn 1/2, và điện trở dây dẫn cũng còn 1/2). Như thế hy vọng sẽ được.
          Nhóc thích nghịch điện,
          Nhóc thích xì păm,
          Nhóc thích trêu mấy anh.
          Hi hi.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
            khi ghép 2 bình accu khác dung lượng và khác chủng loại có 2 điều bạn cần lưu ý:
            1-ngyên tắc charge accu là dòng chge =1/10 điện dung của bình và nạp trong 10 giờ. Suy ra bình accu nào nhỏ thì đầy trước khi đó bình accu lớn chưa đầy điện .nếu tiếp tục nạp cho bình accu lớn đầy thì bình accu nhỏ sẽ nóng và theo thời gian sẽ làm hư bình accu nhỏ
            2.có 2 loại accu là accu acid và accu nidken ...., accu acid 1 phần tử của accu là 2volt (12volt thì 6 ngăn) còn loại nidken là 1volt2.
            Hy vọng giúp bạn giải quyết được vấn đề
            Cám ơn bạn đã quan tâm!
            1-Về dòng nạp thì không có vấn đề gì vì bộ nguồn switching được điều chỉnh chỉ out ra tối đa 100w thôi, nghĩa là tối đa 6.7A ở 15VDC, trong đó tải thiết bị đã lấy hết 3,5A chỉ còn lại 3,2A cho sạc bình (quá nhỏ so với dung lượng 85AH của nó), hơn nữa đây là bình Calcium nên cho phép dòng sạc tối đa là 25% dung lượng. Cái vụ 1/10 dung lượng là dành cho bình accu thời trước, đa số bây giờ đều hỗ trợ 1/5 trở lên. Vả lại chỉ khi đói điện bình mới nuốt hết phần công suất dôi dư của nguồn, khi nó bắt đầu đầy cỡ 13,5-14,5V thì áp chênh lệch không bao nhiêu, dòng sạc gần như bằng 0.
            2- Accu chính là loại 12V85Ah Calcium, Accu không cần bảo dưỡng nhưng có lỗ thoát hơi nước nhỏ phái trên, type CMF thường dùng trong khởi động xe. Cái này tui lỡ mua rồi, thông thường tui xài loại Accu kính khí hoàn toàn. Định mua cái 2V nữa tuy nhiên cái 2V này chỉ có loại kính khí hoàn toàn và chỉ có thằng 100Ah là có hàng. Tui đã định tìm loại accu 2V85Ah calcium để cho nó giống với thằng đã mua chí ít ở loại và dung lượng nhưng không có.
            Chấm công, kiểm soát ra vào
            Vân tay, thẻ cảm ứng
            Time Attendance, Access Control
            Finger print, proximity card

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
              Thay vì để Ắc Quy ở đầu nguồn như anh dự tính, sao anh không để ở cuối nguồn? Như thế không cần gì phải mua thêm. Còn nếu tải của anh phân bố đều thì anh thử để accu ở khoảng giữa.

              Accu 12V danh định, nhưng điện áp định mức của nó khoảng 13,2V. Như vậy nếu đặt ở giữa, thì ở nơi xa nhất là 2 đầu sẽ giảm áp còn 1/4 ban đầu (do dòng qua mỗi bên còn 1/2, và điện trở dây dẫn cũng còn 1/2). Như thế hy vọng sẽ được.
              Chào bạn!
              - Nếu chuyển sang cuối nguồn thì thằng khác sẽ dính, vì đại khái điện trở dây cũng thế cả.
              - Nếu để ở giữa thì không có chổ, vả lại phải đục tường lấy dây chổ đó, rồi còn phải thuyết phục khách hàng nữa cũng chẳng dễ dàng gì.
              Có người khuyên tui sắm 1 bộ DC-DC có thể nâng áp được, tui cũng không rành về cái bộ này lắm. Bác nào biết chổ bán, hiệu suất... tớ chỉ cần nâng lên 2-3V là OK, hiện tại phải xoay xở đủ cách tiết kiệm từng 0,1V để cho thiết bị chạy được khổ quá.
              Chấm công, kiểm soát ra vào
              Vân tay, thẻ cảm ứng
              Time Attendance, Access Control
              Finger print, proximity card

              Comment


              • #8
                Nếu thế thì đơn giản hơn, 1 bộ ắc quy đầu nguồn, một bộ cuối nguồn. Giá của bộ DC DC chắc cũng gần bằng giá cái bình rồi.

                Comment


                • #9
                  Vấn đề này khá thường xuyên xảy ra trong thực tế. Dân điện tử thì đuwong nhiên xử lý được vì có quá nhiều cách. Nhưng theo tôi, ngay cả giới thợ trong nghề điện tử cũng ưu tiên chọn giải pháp nghiên cứu chạy thêm dây, việc thương lượng với khách hàng đâu phải quá khó?! Hơn nữa việc nâng cấp thêm hệ thống ắc quy làm lợi cho khách hàng rất nhiều, anh nói rõ vấn đề với khách hàng và tư vấn 2 phương án khắc phục:
                  1. Đi thêm dây: không chỉ giải quyết vấn đề tận gốc mà còn rẻ, hiệu quả và nhanh nhất (khách hàng nào cũng thích điều này)
                  2. Nếu nhất định không thể đi thêm dây (khách hàng này hẳn là hơi "chuối") thì mới nghĩ đến giải pháp "kỹ thuật cao". Việc ghép thêm ắc quy 2v vào 12V nếu anh đã thử nghiệm và đảm bảo chắc chắn hệ thống chạy tốt thì vấn đề chỉ còn là: làm sao sạc đồng thời cả 2 ắc quy cho đúng thông số từng cái. Việc này giải quyết quá dễ dàng bằng VĐk. Ko chỉ ắc quy sẽ được sạc đúng mà còn vận hành tự động. Ngại VĐK thì dùng mạch rời cũng làm tốt. Nếu anh vẫn chưa giải quyết được liên hệ với tôi. Tất nhiên tôi có thể giúp anh tự làm hoặc làm trọn gói cho anh luôn.
                  "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                  Comment


                  • #10
                    Vẫn tăng điện áp nguồn còn bình thì chổ nào tăng ghép nối tiếp thêm từ một đến hai con diod 5A với lại dù điện áp sạc có cao nhưng khi cúp điện nó củng chỉ có 12 volt thôi

                    Comment


                    • #11
                      bài này 1 tháng rồi, chắc tác giả cũng đã xử lý xong, chỉ thắc mắc một chút với người giúp đỡ:
                      1. Ngăn ắc quy 2V là để bù điện áp cho ắc quy 12V, do vậy, nó sẽ phóng nạp theo ắc quy 12V. Vậy ắc quy 12V phóng bao nhiêu thì nó cũng phóng chừng ấy; nạp được bao nhiêu, nó cũng nạp chừng ấy. Lo gì no với đói, các bác tốn công nạp thêm cho ngăn 2V no để làm gì ? Ắc quy axit nạp đói cũng có sao đâu? Kết luận: nối tiếp ắc quy dung lượng lớn hơn là hoàn toàn hợp lý.
                      2. Không biết ắc quy calcium là loại ắc quy gì nhỉ? Liệu nó có cần nạp đầy/phóng hết như ắc quy kiềm không không ? Nếu có thì chắc khoảng chục lần phóng nạp là die ắc quy. Nếu không thì bộ ắc quy này dùng đến vài năm cũng chẳng sao.
                      3. Điện áp nạp đầy của ắc quy lớn hơn nhiều điện áp danh định , điện áp thả nổi, điện áp phóng hết. VD ắc quy 12V có điện áp phóng hết 11V, thả nổi 13,8V, no: 14,4V, nạp đầy còn lớn hơn nữa. Vậy điện áp nguồn nuôi (ứng vói chế độ thả nổi) đặt bao nhiêu là hợp lý (16V?) và thiết bị có sẽ thế nào?
                      4. Bộ nguồn bạn dùng là nguồn áp, có chế độ bảo vệ quá tải? Vậy khi nạp ắc quy luôn luôn phải làm việc ở chế độ dòng có nhanh chóng trở về với sắt vụn k0? Nên dùng bộ nạp ắc quy (n0 dòng bảo vệ áp) thì hợp lý hơn.
                      5. Giải pháp ắc quy hợp lý hơn nhiều vì UPS biến đổi DC(24V)-AC(220V)-DC(14V) phức tạp, hiệu suất thấp, thời gian lưu điện rất ngắn so với yêu cầu.
                      Tác giả báo kết quả lại cho anh em mừng.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi vinamil Xem bài viết
                        bài này 1 tháng rồi, chắc tác giả cũng đã xử lý xong, chỉ thắc mắc một chút với người giúp đỡ:
                        1. Ngăn ắc quy 2V là để bù điện áp cho ắc quy 12V, do vậy, nó sẽ phóng nạp theo ắc quy 12V. Vậy ắc quy 12V phóng bao nhiêu thì nó cũng phóng chừng ấy; nạp được bao nhiêu, nó cũng nạp chừng ấy. Lo gì no với đói, các bác tốn công nạp thêm cho ngăn 2V no để làm gì ? Ắc quy axit nạp đói cũng có sao đâu? Kết luận: nối tiếp ắc quy dung lượng lớn hơn là hoàn toàn hợp lý.
                        2. Không biết ắc quy calcium là loại ắc quy gì nhỉ? Liệu nó có cần nạp đầy/phóng hết như ắc quy kiềm không không ? Nếu có thì chắc khoảng chục lần phóng nạp là die ắc quy. Nếu không thì bộ ắc quy này dùng đến vài năm cũng chẳng sao.
                        3. Điện áp nạp đầy của ắc quy lớn hơn nhiều điện áp danh định , điện áp thả nổi, điện áp phóng hết. VD ắc quy 12V có điện áp phóng hết 11V, thả nổi 13,8V, no: 14,4V, nạp đầy còn lớn hơn nữa. Vậy điện áp nguồn nuôi (ứng vói chế độ thả nổi) đặt bao nhiêu là hợp lý (16V?) và thiết bị có sẽ thế nào?
                        4. Bộ nguồn bạn dùng là nguồn áp, có chế độ bảo vệ quá tải? Vậy khi nạp ắc quy luôn luôn phải làm việc ở chế độ dòng có nhanh chóng trở về với sắt vụn k0? Nên dùng bộ nạp ắc quy (n0 dòng bảo vệ áp) thì hợp lý hơn.
                        5. Giải pháp ắc quy hợp lý hơn nhiều vì UPS biến đổi DC(24V)-AC(220V)-DC(14V) phức tạp, hiệu suất thấp, thời gian lưu điện rất ngắn so với yêu cầu.
                        Tác giả báo kết quả lại cho anh em mừng.
                        Bạn đang ngộ nhận rằng nguồn sạc cho ắc quy là bộ nguồn đang sử dụng cho hệ thống hiện tại. Không ai dùng một bộ nguồn có dòng tối đa 7A để nạp điện cho ắc quy 185Ah, chưa kể nó là nguồn ổn áp. Tại sao các bạn vẫn cứ nghĩ rằng phải dùng bộ nguồn đó thì mới vừa cấp điện cho hệ thống vừa nạp điện cho ắc quy? Qui trình nạp để tối ưu tuổi thọ ắc quy không sử dụng các tham số "cứng" như bạn nêu. Trước đây khi VĐK còn đắt, chưa phổ biến và khó sử dụng thì bộ sạc ắc quy vẫn sử dụng các tham số thủ công và các tham số "cứng" áp dụng đại trà như vậy. Nhưng nay chỉ với 1 con VĐK với vài linh kiện rẻ tiền người ta có thể có ngay một bộ sạc thông minh, không chỉ tự tính toán tham số nạp mà còn làm luôn việc quản lý, chăm sóc và bảo dưỡng ắc quy. Tôi làm việc với ắc quy đã 5 năm nay, ngành điện lực của tôi sử dụng rất nhiều ắc quy công nghiệp có yêu cầu nạp và bảo dưỡng rất khắt khe vì mỗi bộ ắc quy có giá tới hàng tỉ. Tôi cũng đang sở hữu một bộ sạc tự chế đơn sơ với tính năng "PnL" - "Plug & Leave-cắm và ...kệ", tức là chỉ cần đặt ắc quy vào bộ sạc, nó sẽ tự ... xử mọi thứ.

                        Và bạn cũng chưa nhận ra là bộ ắc quy cùng bộ sạc tự động chính là 1 UPS theo đúng ý nghĩa của nó (Uninterruptible Power Supply)
                        "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi naquan Xem bài viết
                          Cám ơn bạn đã quan tâm!
                          1-Về dòng nạp thì không có vấn đề gì vì bộ nguồn switching được điều chỉnh chỉ out ra tối đa 100w thôi, nghĩa là tối đa 6.7A ở 15VDC, trong đó tải thiết bị đã lấy hết 3,5A chỉ còn lại 3,2A cho sạc bình (quá nhỏ so với dung lượng 85AH của nó), hơn nữa đây là bình Calcium nên cho phép dòng sạc tối đa là 25% dung lượng. Cái vụ 1/10 dung lượng là dành cho bình accu thời trước, đa số bây giờ đều hỗ trợ 1/5 trở lên. Vả lại chỉ khi đói điện bình mới nuốt hết phần công suất dôi dư của nguồn, khi nó bắt đầu đầy cỡ 13,5-14,5V thì áp chênh lệch không bao nhiêu, dòng sạc gần như bằng 0.
                          Theo mình hiểu thì bạn ấy vẫn đang dùng bộ nguồn áp cũ. Và cần lưu ý dòng rò của ắc quy 85Ah khá lớn, Khi ắc quy cũ, nó có thể nuốt luôn dòng 3A còn lại, ắc quy chẳng nạp được tí nào đâu.

                          Còn UPS. Tất nhiên là tất cả các thiết bị nguồn có dự phòng bằng ắc quy đều nhằm mục đích đảm bảo điện áp ra không gián đoạn cả. Những những thiết bị có ắc quy nối song song trực tiếp với đầu ra của bộ nguồn (DC) thì mình thường gọi là ắc quy ở chế độ nạp đệm (về độ an toàn có lẽ còn tốt hơn UPS). Còn nói UPS thường mình nghĩ đến thiết bị có đầu ra AC tương thích với điện áp lưới để tránh hiện tượng mất điện lưới đột ngột, giảm thời gian gián đoạn xuống cỡ mili giây. Trong UPS cũng thường có ắc quy ở chế độ nạp đệm (đảm bảo điện áp DC trong chuỗi biến đổi AC-DC-AC). Bạn có cách giải thích khác không?

                          Khả năng thì vô cùng, thiết bị vô số, nhưng còn tùy người sử dụng cần đến đâu chứ bạn? Các tổ ắc quy sử dụng cho máy cắt hoặc tổng đài yêu cầu độ tin cậy và chi phí cho phép khác với một trạm gác cửa cty nên đầu tư cũng khác nhau. Và không phải lúc nào cắm CPU vào cũng là giải pháp duy nhất.
                          Last edited by vinamil; 02-01-2008, 13:46.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi vinamil Xem bài viết
                            Theo mình hiểu thì bạn ấy vẫn đang dùng bộ nguồn áp cũ. Và cần lưu ý dòng rò của ắc quy 85Ah khá lớn, Khi ắc quy cũ, nó có thể nuốt luôn dòng 3A còn lại, ắc quy chẳng nạp được tí nào đâu.

                            Còn UPS. Tất nhiên là tất cả các thiết bị nguồn có dự phòng bằng ắc quy đều nhằm mục đích đảm bảo điện áp ra không gián đoạn cả. Những những thiết bị có ắc quy nối song song trực tiếp với đầu ra của bộ nguồn (DC) thì mình thường gọi là ắc quy ở chế độ nạp đệm (về độ an toàn có lẽ còn tốt hơn UPS). Còn nói UPS thường mình nghĩ đến thiết bị có đầu ra AC tương thích với điện áp lưới để tránh hiện tượng mất điện lưới đột ngột, giảm thời gian gián đoạn xuống cỡ mili giây. Trong UPS cũng thường có ắc quy ở chế độ nạp đệm (đảm bảo điện áp DC trong chuỗi biến đổi AC-DC-AC). Bạn có cách giải thích khác không?

                            Khả năng thì vô cùng, thiết bị vô số, nhưng còn tùy người sử dụng cần đến đâu chứ bạn? Các tổ ắc quy sử dụng cho máy cắt hoặc tổng đài yêu cầu độ tin cậy và chi phí cho phép khác với một trạm gác cửa cty nên đầu tư cũng khác nhau. Và không phải lúc nào cắm CPU vào cũng là giải pháp duy nhất.
                            Nếu dùng UPS rồi thì cần gì tới ắc quy nữa cho rắc rối. Nhưng bạn ta lại chọn cách dùng ắc quy, về chi phí rõ ràng tối ưu hơn và việc cần làm là phải chế bộ sạc cho nó dù bạn dùng nguồn đang sử dụng cho hệ thống hiện tại hay nguồn riêng cho sạc. Còn nói về thiết kế bộ sạc tôi chỉ mất nhiều lắm là 400k vnd cho bộ sạc có CPU. Còn một bộ sạc không có CPU với đầy đủ tính năng như bộ sạc có CPU thì giá chưa chắc thấp hơn trong khi việc thiết kế quá phức tạp mất nhiều công sức mạch cồng kềnh, dễ hư hỏng. Vậy tôi hỏi bạn cái nào tiến bộ hơn? Về giá: bộ sạc thông minh cho ắc quy từ 1Ah đến 100Ah của tôi có tổng chi phí là 500k vnd, với thiết kế riêng cho ắc quy 85AH này thì thấp hơn nhiều.

                            Về UPS tôi đồng ý với bạn, hiểu như bạn là đúng rồi, đó cũng là mặc định cho thiết bị có tên gọi này.
                            "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                            Comment


                            • #15
                              Lý thuyết cao siêu quá má làm gì mạch đã chạy đươc chỉ vướng điện áp nạp bình thôi mà .Đê nguyên thì củng có sao đâu tôi sạc 16 volt mà củng xài được hơn 1 năm nay rồi có sao đâu có mấy cái máy đọc thẻ từ mà làm như tổng đài bưu điện.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              naquan Tìm hiểu thêm về naquan

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X