Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ai giải thích giúp nguyên lý hoạt động của nồi cơm đã có sơ đồ nguyên lý!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • ai giải thích giúp nguyên lý hoạt động của nồi cơm đã có sơ đồ nguyên lý!

    Click image for larger version

Name:	Picture1.jpg
Views:	1
Size:	51.5 KB
ID:	1410383
    ai giải thích giúp em cái này với nó nói về nguyên lý hoạt động của nồi cơm trong sách của em nói:
    " Khi cấp nguồn đèn vàng sáng, điện trở chính(R1) chưa có điện. Ấn nút nhấn, qua cơ cấu truyền lực hai khối nam châm hút lại, tiếp điểm chính đóng, đèn đỏ sáng, đèn vàng tắt. Điện trở chính được đốt nóng và điện trở phụ(R2) bị nối tắt qua tiếp điểm.
    Khi cơm cạn, nhiệt độ đáy nồi đạt 125oC lực từ của nam châm yếu hơn lục kéo của lò xo nên 2 khối nam châm bị lò xo tách ra. Tiếp điểm chính mở tiếp điểm chính mở, đèn đỏ tắt, đèn vàng sáng.
    Điện trở chính và điện trở phụ nối tiếp nhau làm tăng điện trở trong mạch dẫn đến dòng điện qua các điện trở giảm xuống nhiệt lượng tạo ra cũng giảm, nhiệt độ này chỉ có tác dụng giữ nhiệt cho nồi cơm."

    tại sao khi cấp nguồn dòng điện không qua điện trở chính chưa có điện nếu không qua đường đó thì sao đèn đỏ lại không sáng cùng lúc với đèn vàng và tại sao khi tiếp điểm chính tách ra thi điện trở chính và điện trở phụ lại nối tiếp với nhau được.

  • #2
    Nồi cơm điện gồm 1 điện trở chính và 1 điện trở phụ mắc nối tiếp nhau. Đèn đỏ mắc song song với điện trở chính, đèn vàng mắc song song với điện trở phụ. Công tắc mắc song song với điện trở phụ.

    Khi mới cắm điện, công tắc hở mạch, hai điện trở mắc nối tiếp nhau nên chỉ có 1 dòng điện rất nhỏ qua 2 điện trở, nồi cơm chỉ hơi âm ấm. Do điện trở chính có công suất lớn hơn nên sụt áp trên điện trở chính nhỏ, đèn đỏ không đủ sáng. Sụt áp trên điện trở phụ lớn, đèn vàng sáng.

    Khi nhấn nút, công tắt ngắn mạch điện trở phụ và đèn vàng. Toàn bộ điện áp rơi trên điện trở chính tạo nhiệt nấu chín cơm. Khi cơm chín, công tắc hở mạch, nồi cơm trở lại trạng thái giống như ban đầu.

    Comment


    • #3
      Tại sao dòng điện lại lựa chọn đi qua điện trở ma không phai đi qua các đèn. Như trong mạch điện trở chính song song với đèn đỏ mà dòng điện ưu tiên chọn nơi có điện trở thấp hơn để đi qua. Như thế thì điện trở của đèn lớn hơn rất nhiều so với điện trở chính à? Giải thích hộ em cái này luôn

      Comment


      • #4
        Vì đèn dùng trong nồi cơm điện là đèn neon. Nó cần điện áp mồi là 70V mới sáng được. Dưới 70V thì nó tắt luôn chứ không sáng mờ như đèn dây tóc.

        Comment


        • #5
          ok. thanks pro

          Comment


          • #6
            nồi cơm điện

            Nguyên văn bởi truongthan Xem bài viết
            [ATTACH=CONFIG]33562[/ATTACH]
            ai giải thích giúp em cái này với nó nói về nguyên lý hoạt động của nồi cơm trong sách của em nói:
            " Khi cấp nguồn đèn vàng sáng, điện trở chính(R1) chưa có điện. Ấn nút nhấn, qua cơ cấu truyền lực hai khối nam châm hút lại, tiếp điểm chính đóng, đèn đỏ sáng, đèn vàng tắt. Điện trở chính được đốt nóng và điện trở phụ(R2) bị nối tắt qua tiếp điểm.
            Khi cơm cạn, nhiệt độ đáy nồi đạt 125oC lực từ của nam châm yếu hơn lục kéo của lò xo nên 2 khối nam châm bị lò xo tách ra. Tiếp điểm chính mở tiếp điểm chính mở, đèn đỏ tắt, đèn vàng sáng.
            Điện trở chính và điện trở phụ nối tiếp nhau làm tăng điện trở trong mạch dẫn đến dòng điện qua các điện trở giảm xuống nhiệt lượng tạo ra cũng giảm, nhiệt độ này chỉ có tác dụng giữ nhiệt cho nồi cơm."

            tại sao khi cấp nguồn dòng điện không qua điện trở chính chưa có điện nếu không qua đường đó thì sao đèn đỏ lại không sáng cùng lúc với đèn vàng và tại sao khi tiếp điểm chính tách ra thi điện trở chính và điện trở phụ lại nối tiếp với nhau được.
            phần bên trên thì chính xác rồi còn phần bên dưới thì , cơ bản nó thế này ta có hai cuộn dây (R1 là cuộn dùng đốt nóng) cuộn (R2 dùng dể giữ nhiệt) điện trở của hai cuôn dây này không giống nhau
            nên r1 tỏ nhiết lớn r2 tỏa nhiết bé hơn. nhưng hai cuộn này không phải nối tiếp mà là nối song song, r1 kết nối với đèn đỏ r2 kết nối với đèn vàng, còn cơ cấu nam châm cùng với lò xo sẽ như là một swich chuyển mạch cho cuộn r1 hay cho cuộn r2 hoạt động tương ứng đèn đó sẽ sáng lên
            nối tiếp con đường vẫn là một con đường
            nhưng nối tiếp mạch điện phải là cái mỏ hàn

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi kiengo1408 Xem bài viết
              nhưng hai cuộn này không phải nối tiếp mà là nối song song, r1 kết nối với đèn đỏ r2 kết nối với đèn vàng, còn cơ cấu nam châm cùng với lò xo sẽ như là một swich chuyển mạch cho cuộn r1 hay cho cuộn r2 hoạt động tương ứng đèn đó sẽ sáng lên
              Đấu song song thì 2 đầu R1 phải đấu với 2 đầu R2 chứ, mà công tắc chỉ có 1 cặp tiếp điểm (chỉ có tác dụng đóng/ngắt) thì chuyển mạch làm sao được ?!
              Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
              Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi Sơn Hà Xem bài viết
                Nồi cơm điện gồm 1 điện trở chính và 1 điện trở phụ mắc nối tiếp nhau. Đèn đỏ mắc song song với điện trở chính, đèn vàng mắc song song với điện trở phụ. Công tắc mắc song song với điện trở phụ.

                Khi mới cắm điện, công tắc hở mạch, hai điện trở mắc nối tiếp nhau nên chỉ có 1 dòng điện rất nhỏ qua 2 điện trở, nồi cơm chỉ hơi âm ấm. Do điện trở chính có công suất lớn hơn nên sụt áp trên điện trở chính nhỏ, đèn đỏ không đủ sáng. Sụt áp trên điện trở phụ lớn, đèn vàng sáng.

                Khi nhấn nút, công tắt ngắn mạch điện trở phụ và đèn vàng. Toàn bộ điện áp rơi trên điện trở chính tạo nhiệt nấu chín cơm. Khi cơm chín, công tắc hở mạch, nồi cơm trở lại trạng thái giống như ban đầu.
                Hi b ,cho mình hỏi chút khi ấn công tắc tại sao lại ko có dòng điện qua Rp và đèn vàng vậy mà chỉ có dòng qua Rc và đèn đỏ ?

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi electronic11 Xem bài viết

                  Hi b ,cho mình hỏi chút khi ấn công tắc tại sao lại ko có dòng điện qua Rp và đèn vàng vậy mà chỉ có dòng qua Rc và đèn đỏ ?
                  Vì bật công tắc sẽ nối tắt 2 đầu của đèn vàng và 2 đầu Rp, bị nối tắt thì là gì có chênh lệch điện áp (hiệu điện thế U) giữa 2 đầu nữa, do đó dòng điện là I = U/R = 0/R = 0.

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  truongthan Tìm hiểu thêm về truongthan

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X