Mình đang làm đề tài có liên quan đến bộ chấn lưu điện tử dùng trong các loại bóng đèn tuýp.Các bạn có sơ đồ cũng như nguyên lý hoạt động của nó thì cho mình xin với.Xin cảm ơn nhiều.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
chấn lưu điện tử
Collapse
X
-
Tags: None
-
Ballast điện tử
.
Ballast dùng cho đèn ống huỳnh quang (Fuorescent Lamp) có loại điện tử. Cơ bản nó là một mạch chỉnh lưu + nghịch lưu để tạo ra xung điện xoay chiều tần số từ 20 đến 50 KHz đặt lên hai đầu đèn dưới sự cộng hưởng. Do đó, khi kích khởi thì xung điện đặt lên hai đầu đèn ống rất cao (khỏang 800 Vpp) nên không cần "tắc te" như ballast điện từ.
1/. Mạch đèn có rất nhiều dạng, nhưng Lan Hương chỉ đưa một dạng mạch mà Lan Hương thấy khá hiệu quả như sau :
Trong đó ta thấy :
- Tụ hóa 10 MF + 4 x diod 4007 là mạch chỉnh lưu cung cấp điện áp 305 VDC cho mạch điện tử.
- Khi đóng điện, điện áp chỉnh lưu qua 1M // 222 tạo xung kích dẫn cho Q1, xung điện áp ở H -> 305V. Điện áp này lại qua 1M Ohm nạp cho tụ tantalium 223 với thời hằng. Khi trên tụ tantal đạt 30V thì diac 30 Dv10r dẫn thành một xung vào B của Q2, làm nó dẫn mạnh, điện áp ở H -> 0V. Diod K dẫn làm nối tắt điện áp trên tụ tantal. Đây là mạch kích khởi dao động.
- Xung điện ở H kín mạch qua T1 – T2 – đèn – 104 – 1 ohm – V+, nên ở thứ cấp T1 có xung + cảm ứng, thông qua 10 ohm mà kích một xung vào B/Q1, xung điện tại H -> 305 V.
- Với cách bố trí này thì thứ cấp của biến áp xung T1 luân phiên tạo xung , duy trì dao động cho Q1 và Q2 khoảng 20 – 50 KHz suốt thời gian cấp điện.
- Biến áp lõi sắt bụi (hay lõi không khí) T2 cộng hưởng với 472/2KV khi kích khởi dao động, và hạn dòng xoay chiều 20 – 50 KHz cho đèn.
- Q1 = Q2 = 2SC 2331 hoặc 2335, hay K13003, K13005, có Vcebo = 700V trở lên. Có thể thêm các diod nối E-C và E-B để bảo vệ dòng ngược cho Q1 và Q2.
-T1 là xuyến tròn D10mm, d2mm, f= 0,25, mỗi cuộn 3 vòng. T2 nếu là lõi không khí thì D= 10 mm, h= 20mm, số vòng 350 - 370, f= 0,25 mm (cỡ dây).
2/. Tiêu chẩn :
- Quang năng trên đèn phải đạt 14.000 / chuẩn đèn 1200 mm.
- Hiệu suất >90 %.
- Nhiệt độ vận hành thường trực của ballast không quá 55 độ C.
Lan HươngLast edited by lanhuong; 19-11-2007, 09:22.
- 2 yêu thích
-
Mình cảm ơn bạn nhiều nha.Cho minh hỏi thêm là: mình co thể dùng vi điều khiển để tạo ra xung được không?và đề bài của minh chỉ cần tạo ra xung xoay chiều có tần số là 200Hz thôi,với tần số như vậy liệu có kích khởi và duy trì cho đèn sáng không?
Comment
-
. . .dùng vi điều khiển . . .
.
Dùng vi điều khiển thì còn làm được những việc . . . trên tàu vũ trụ nữa cơ mà, sá gì cái ... ballast. Vì mạch ballast điện tử dùng SW transistor, kích bằng xung có thời hằng rất ngắn là ... xong tất.
Tuy nhiên, việc dùng tần số 200 Hz đối với ballast điện tử rất không khả thi do tần số khá thấp, điều này cho thấy những cuộn dây và các tụ điện (điện thế cao) phải lớn hơn rất nhiều --> sự gọn nhẹ của ballast không còn nữa.
Lan Hương ráp thử mạch chạy 200 Hz từ ballast của Fusheng thì thấy cuộn dây T2 phải tăng lên hơn 1200 vòng, tụ cộng hưởng 472/1KV tăng lên 104/1KV, phải đấu nối tiếp 4 con (2 cặp song song) 104/600V, con cách nguồn là 104/400V phải thay thành 1MF/ 600V. Kết quả là .... vẫn chạy nhưng transistor công suất rất nóng, đèn sáng nhưng cứ cuộn thành bó sáng chạy dọc theo chiều dài của đèn. Cuối cùng sau 20 phút thì . . . 2 transistor công suất - C2335 đều chết (chạm tắt EC), 4 con diod nắn nguồn 1N4007 nứt toác ra (!).
Một chút thực tế, mong là có ích chút nào cho anh chăng.
Lan Hương.
Comment
-
Đề bài của mình là yêu cầu :"Nghiên cứu và tìm hiểu cấu tạo,chức năng,yêu cầu công nghiệp của nguồn điện tần số cao dùng trong dân dụng cấp cho đèn tuýp.Thiết kế phần cứng,phần mềm,phần động lực,điều khiển và bảo vệ nguồn điện tần số cao 200Hz.Sử dụng vi điều khiển.Thi công mô hình thực tế công suất nhỏ".Mình nghỉ về nguyên tắc chắc nó tương tự như cái ballast điện tử thôi,không biết đúng không nữa tại mình chưa gặp được thầy hướng dẫn nữa.Bạn hãy cho ý kiến về đề tài này nha.Thanks nhiều!
Comment
-
chấn lưu điện tử - Electronic Ballast
viết cho chủ đề chấn lưu điện tử của Nothing31 ngày 18.11.2007
tôi có 1 số ý về đề tài chấn lưu điện tử nầy, tất cả về điện tử là đều do tôi tự học ở thôn quê, nên có điểm gì sai mong các bạn chỉ giáo thêm :
bạn lanhuong là nữ mà quá giỏi điện tử, tôi không biết vẽ mà tôi lại có rât nhiều loại mạch “chấn lưu điện tử”, nếu các bạn tìm cách hướng dẫn tôi vẽ như bạn lanhuong thì tôi sẽ vẽ và gởi lên rất nhiều mạch.
1. cái mà các bạn và rất nhiều nhà khoa học không nghĩ đến là cùng 1 công suất ánh sáng trên 1 bóng đèn so với ballast xài chuột thì nó tiết kiệm 1 công suất điện tiêu thụ cực lớn :
a. 70 ~ 80% trên bóng 0,6m
b. 50 ~ 60% trên bóng 1,2m
2. còn tần số hoạt động của mạch phải thấp nhất là ở biên cao của tần số âm thanh, thông thường thì người ta sẽ chọn thiết kế trong khoảng từ 16kHz ~ 35kHz
3. thực tế thì các loại “chấn lưu điện tử” rất kém mà giá lại cao, người tiêu dùng chỉ chấp nhận mua xài vì lưới điện không ổn đình và quá yếu nên nếu ta đưa vi mạch vào thì nó sẽ không chạy ở nguồn yếu, ta có thể tạo mạch ổn áp nhưng giá sẽ đội lên nữa thì không bán được.
4. phải có công suất Out đốt bóng cụ thể là 16/18/20W hay 32/38/40W
5. còn Transistor là loại chạy switch mà 2 loại C2335 và MJE 13005 nếu là loại tốt thì công suất mỗi con # 40W, còn …13003 thì công suất mỗi con có P # 3W thôi. Riêng 2335 và 13005 trên thị trường thì đang có trên 10 thứ, mỗi thứ là 1 hfe khác nhau... = nghĩa là điện dung ngõ vào và ra rất đa dạng, vì đây là 1 mạch dao động...
6. các bạn phải có hfe của Q để tính ra P kích chân B đảo và không đảo đủ cung cấp P cho P của bóng đèn.
7. tụ 223 j là loại mylar # 100VDC chứ tụ tantan cao tiền lắm không đáng xài ở đây.
8. 30Dv 10r thực tế là Thyristor có tên là DB3 giá # 600đ/ 1 cái.
9. điện trở 1M thì 1 con là gánh tải giả, 1con dùng phân cực để mở cho thyristor chạy kích Q2 chạy
ở thiết kế của tôi thì điện trở 1M nầy là từ 4,7M đến 10M và tôi tối ưu hoá bằng phân cưc tự động chứ không sử dụng cầu chia thế như mạch của bạn vẽ vì rất nhiều lý do theo yêu cầu của thiết kế đặt ra vì khi Thyristor DB3 đóng [mở] thì nó chỉ ngắt trở lại khi mất nguồn hay ta kéo chân B của Q2 về mass, do đó 1M được xem như phân cực của Q2 [đáng lẽ bạn lanhuong phải đặt tên cho con Q2 nầy là Q1 mới hợp lý vì nó là con ách chủ mà ]
10. còn tụ 222 / 1kv ở đây làm nhiệm vụ gì ? nó đòi hỏi bắt buột là loại PP nếu sử dụng sai mạch sẽ chết, tụ nầy có hại hay có lợi cho mạch ? xác định giá trị của tụ chính xác căn cứ từ đâu ?
11. bộ RLC ngõ ra được tính để đáp ứng rất nhiều điều kiện…
12. cuộn dây T2 được tính rất kỹ để để đáp ứng rất nhiều điều kiện…chứ quấn như bạn lanhuong thì hết tiền !!! mà chưa chắc tốt.
13. cần có cuộn lọc + bù cos φ và cắt nhiễu của bên mạch ra nguồn AC và cắt tất cả các xung nhiễu của tất cả các thiết bị khác từ ngoài nguồn AC len vào mạch có thể giết chết transistor.
14. phải có diod mắc ngược chân EB của Q1, Q2 để cắt xung ngược có VAC rất lớn tạo ra từ T2 vì các Q nầy chỉ chịu được xung ≤ -7VDC.
15. nếu không có diod mắc ngược 2 đầu tụ 10μF / 400V thì xung ngược có VAC rất lớn tạo ra từ T2 sẽ đánh nổ luôn tụ hoá nầy.
nếu chúng ta tính toán T2 tối ưu thì xung tạo ra sẽ cực lớn, trị số xung thiết kế sẽ phụ thuộc vào tải ngỏ ra là bóng đèn loại gì ?
16. 1N4007 bị nứt là bị đoãn mạch do tiếp xúc EC của Q1,Q2 đoãn mạch do chết
17. đây là 1 mạch đổi tần số trên cơ sơ mạch dao động mà gánh ra lại là RLC sẽ có cộng hưởng có đáp tuyến tần số ra rất giới hạn, mà điện nguồn thay đổi thì tần số ra toàn mạch thay đổi thì mất cộng hưởng ra…, theo các bạn chuyện gì sẽ xảy ra ?
18. theo tôi nghiên cứu thì 1 thùng bóng đèn 25 cái thì hầu như 25 bóng nầy đều khác nhau, như vậy bộ Zr ngõ ra lại bị thay đổi … do đó thiết kế phải có công suất lẫn tần số ra phải ổn định trước sự thay đổi của nguồn điện lưới AC mà phải đương đầu thậy tốt với sự không đồng đều của tải ra là bóng đèn...
Chưa kể là quá trình cháy [phóng điện] của bóng đèn thì viết ra gần 1 trang giấy, tóm tắt như sau : bóng xem như ổn định sau 25~30 phút vận hành, điện trở trong của bóng sẽ phụ thuột rất nhiều vào nhiệt độ của bóng và nhiệt độ môi trường và lại phụ thuột rất nhiều vào thời gian sử dụng, từ phân nửa tuổi thọ của bóng trở đi thì công suất ánh sáng [quang thông] sẽ chỉ còn ½ so với lúc bóng còn mới và cứ tiếp tục giãm dần : đây chính là lý do tại sao 1 số công xưởng của ngoại quốc lại thay toàn bộ bóng đèn định kỳ đã định trước sau 1 thời gian sử dụng.
19. do đó để có 1 mạch “chấn lưu điện tử” tốt khắc phục được tất cả mọi khuyết điểm của các “chấn lưu điện tử” đang lưu hành trên thị trường mà vừa túi tiền người tiêu dùng thì chúng ta cần phải tính toán từng linh kiện một.
ngoài ra các mạch cao cấp hơn sẽ có mạch "Protect" : là mạch bảo vệ, mạch nầy rất quan trọng cho “chấn lưu điện tử” và rất nhiều điểm vướng mắc, và khó khăn khi đưa mạch nầy vào “chấn lưu điện tử” nên sẽ có nhiều điều lý thú khi muốn đưa mạch nầy vào ..., nếu các bạn muốn tìm hiểu tôi sẽ tiếp ở các bài sau.
tóm lại : nếu có 1 thiết kế “chấn lưu điện tử” chất lượng, vừa túi tiền, để cho cả nước sử dụng thì chúng ta sẽ tiết kiệm được hơn 50% lượng điện thắp sáng cả nước, rất thiết thực với tình trạng thiếu hụt tổng công suất tiêu thụ cả nước hiện nay.
Xin được làm quen các bạn, tôi : maihoanglong, maihoanglong_bt@yahoo.com.vn, vì không hiểu lý do gì mà tôi không đăng ký được nên đành mượn 1 nick khác.Last edited by rongngusay; 12-12-2007, 12:12.
Comment
-
Nguyên văn bởi rongngusay Xem bài viếtchấn lưu điện tử - Electronic Ballast
viết cho chủ đề chấn lưu điện tử của Nothing31 ngày 18.11.2007
tôi có 1 số ý về đề tài chấn lưu điện tử nầy, tất cả về điện tử là đều do tôi tự học ở thôn quê, nên có điểm gì sai mong các bạn chỉ giáo thêm :
bạn lanhuong là nữ mà quá giỏi điện tử, tôi không biết vẽ mà tôi lại có rât nhiều loại mạch “chấn lưu điện tử”, nếu các bạn tìm cách hướng dẫn tôi vẽ như bạn lanhuong thì tôi sẽ vẽ và gởi lên rất nhiều mạch.
1. cái mà các bạn và rất nhiều nhà khoa học không nghĩ đến là cùng 1 công suất ánh sáng trên 1 bóng đèn so với ballast xài chuột thì nó tiết kiệm 1 công suất điện tiêu thụ cực lớn :
a. 70 ~ 80% trên bóng 0,6m
b. 50 ~ 60% trên bóng 1,2m
2. còn tần số hoạt động của mạch phải thấp nhất là ở biên cao của tần số âm thanh, thông thường thì người ta sẽ chọn thiết kế trong khoảng từ 16kHz ~ 35kHz
3. thực tế thì các loại “chấn lưu điện tử” rất kém mà giá lại cao, người tiêu dùng chỉ chấp nhận mua xài vì lưới điện không ổn đình và quá yếu nên nếu ta đưa vi mạch vào thì nó sẽ không chạy ở nguồn yếu, ta có thể tạo mạch ổn áp nhưng giá sẽ đội lên nữa thì không bán được.
4. phải có công suất Out đốt bóng cụ thể là 16/18/20W hay 32/38/40W
5. còn Transistor là loại chạy switch mà 2 loại C2335 và MJE 13005 nếu là loại tốt thì công suất mỗi con # 40W, còn …13003 thì công suất mỗi con có P # 3W thôi. Riêng 2335 và 13005 trên thị trường thì đang có trên 10 thứ, mỗi thứ là 1 hfe khác nhau... = nghĩa là điện dung ngõ vào và ra rất đa dạng, vì đây là 1 mạch dao động...
6. các bạn phải có hfe của Q để tính ra P kích chân B đảo và không đảo đủ cung cấp P cho P của bóng đèn.
7. tụ 223 j là loại mylar # 100VDC chứ tụ tantan cao tiền lắm không đáng xài ở đây.
8. 30Dv 10r thực tế là Thyristor có tên là DB3 giá # 600đ/ 1 cái.
9. điện trở 1M thì 1 con là gánh tải giả, 1con dùng phân cực để mở cho thyristor chạy kích Q2 chạy
ở thiết kế của tôi thì điện trở 1M nầy là từ 4,7M đến 10M và tôi tối ưu hoá bằng phân cưc tự động chứ không sử dụng cầu chia thế như mạch của bạn vẽ vì rất nhiều lý do theo yêu cầu của thiết kế đặt ra vì khi Thyristor DB3 đóng [mở] thì nó chỉ ngắt trở lại khi mất nguồn hay ta kéo chân B của Q2 về mass, do đó 1M được xem như phân cực của Q2 [đáng lẽ bạn lanhuong phải đặt tên cho con Q2 nầy là Q1 mới hợp lý vì nó là con ách chủ mà ]
10. còn tụ 222 / 1kv ở đây làm nhiệm vụ gì ? nó đòi hỏi bắt buột là loại PP nếu sử dụng sai mạch sẽ chết, tụ nầy có hại hay có lợi cho mạch ? xác định giá trị của tụ chính xác căn cứ từ đâu ?
11. bộ RLC ngõ ra được tính để đáp ứng rất nhiều điều kiện…
12. cuộn dây T2 được tính rất kỹ để để đáp ứng rất nhiều điều kiện…chứ quấn như bạn lanhuong thì hết tiền !!! mà chưa chắc tốt.
13. cần có cuộn lọc + bù cos φ và cắt nhiễu của bên mạch ra nguồn AC và cắt tất cả các xung nhiễu của tất cả các thiết bị khác từ ngoài nguồn AC len vào mạch có thể giết chết transistor.
14. phải có diod mắc ngược chân EB của Q1, Q2 để cắt xung ngược có VAC rất lớn tạo ra từ T2 vì các Q nầy chỉ chịu được xung ≤ -7VDC.
15. nếu không có diod mắc ngược 2 đầu tụ 10μF / 400V thì xung ngược có VAC rất lớn tạo ra từ T2 sẽ đánh nổ luôn tụ hoá nầy.
nếu chúng ta tính toán T2 tối ưu thì xung tạo ra sẽ cực lớn, trị số xung thiết kế sẽ phụ thuộc vào tải ngỏ ra là bóng đèn loại gì ?
16. 1N4007 bị nứt là bị đoãn mạch do tiếp xúc EC của Q1,Q2 đoãn mạch do chết
17. đây là 1 mạch đổi tần số trên cơ sơ mạch dao động mà gánh ra lại là RLC sẽ có cộng hưởng có đáp tuyến tần số ra rất giới hạn, mà điện nguồn thay đổi thì tần số ra toàn mạch thay đổi thì mất cộng hưởng ra…, theo các bạn chuyện gì sẽ xảy ra ?
18. theo tôi nghiên cứu thì 1 thùng bóng đèn 25 cái thì hầu như 25 bóng nầy đều khác nhau, như vậy bộ Zr ngõ ra lại bị thay đổi … do đó thiết kế phải có công suất lẫn tần số ra phải ổn định trước sự thay đổi của nguồn điện lưới AC mà phải đương đầu thậy tốt với sự không đồng đều của tải ra là bóng đèn...
Chưa kể là quá trình cháy [phóng điện] của bóng đèn thì viết ra gần 1 trang giấy, tóm tắt như sau : bóng xem như ổn định sau 25~30 phút vận hành, điện trở trong của bóng sẽ phụ thuột rất nhiều vào nhiệt độ của bóng và nhiệt độ môi trường và lại phụ thuột rất nhiều vào thời gian sử dụng, từ phân nửa tuổi thọ của bóng trở đi thì công suất ánh sáng [quang thông] sẽ chỉ còn ½ so với lúc bóng còn mới và cứ tiếp tục giãm dần : đây chính là lý do tại sao 1 số công xưởng của ngoại quốc lại thay toàn bộ bóng đèn định kỳ đã định trước sau 1 thời gian sử dụng.
19. do đó để có 1 mạch “chấn lưu điện tử” tốt khắc phục được tất cả mọi khuyết điểm của các “chấn lưu điện tử” đang lưu hành trên thị trường mà vừa túi tiền người tiêu dùng thì chúng ta cần phải tính toán từng linh kiện một.
ngoài ra các mạch cao cấp hơn sẽ có mạch "Protect" : là mạch bảo vệ, mạch nầy rất quan trọng cho “chấn lưu điện tử” và rất nhiều điểm vướng mắc, và khó khăn khi đưa mạch nầy vào “chấn lưu điện tử” nên sẽ có nhiều điều lý thú khi muốn đưa mạch nầy vào ..., nếu các bạn muốn tìm hiểu tôi sẽ tiếp ở các bài sau.
tóm lại : nếu có 1 thiết kế “chấn lưu điện tử” chất lượng, vừa túi tiền, để cho cả nước sử dụng thì chúng ta sẽ tiết kiệm được hơn 50% lượng điện thắp sáng cả nước, rất thiết thực với tình trạng thiếu hụt tổng công suất tiêu thụ cả nước hiện nay.
Xin được làm quen các bạn, tôi : maihoanglong, maihoanglong_bt@yahoo.com.vn, vì không hiểu lý do gì mà tôi không đăng ký được nên đành mượn 1 nick khác.
Comment
-
Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết.
Ballast dùng cho đèn ống huỳnh quang (Fuorescent Lamp) có loại điện tử. Cơ bản nó là một mạch chỉnh lưu + nghịch lưu để tạo ra xung điện xoay chiều tần số từ 20 đến 50 KHz đặt lên hai đầu đèn dưới sự cộng hưởng. Do đó, khi kích khởi thì xung điện đặt lên hai đầu đèn ống rất cao (khỏang 800 Vpp) nên không cần "tắc te" như ballast điện từ.
1/. Mạch đèn có rất nhiều dạng, nhưng Lan Hương chỉ đưa một dạng mạch mà Lan Hương thấy khá hiệu quả như sau :
Trong đó ta thấy :
- Tụ hóa 10 MF + 4 x diod 4007 là mạch chỉnh lưu cung cấp điện áp 305 VDC cho mạch điện tử.
- Khi đóng điện, điện áp chỉnh lưu qua 1M // 222 tạo xung kích dẫn cho Q1, xung điện áp ở H -> 305V. Điện áp này lại qua 1M Ohm nạp cho tụ tantalium 223 với thời hằng. Khi trên tụ tantal đạt 30V thì diac 30 Dv10r dẫn thành một xung vào B của Q2, làm nó dẫn mạnh, điện áp ở H -> 0V. Diod K dẫn làm nối tắt điện áp trên tụ tantal. Đây là mạch kích khởi dao động.
- Xung điện ở H kín mạch qua T1 – T2 – đèn – 104 – 1 ohm – V+, nên ở thứ cấp T1 có xung + cảm ứng, thông qua 10 ohm mà kích một xung vào B/Q1, xung điện tại H -> 305 V.
- Với cách bố trí này thì thứ cấp của biến áp xung T1 luân phiên tạo xung , duy trì dao động cho Q1 và Q2 khoảng 20 – 50 KHz suốt thời gian cấp điện.
- Biến áp lõi sắt bụi (hay lõi không khí) T2 cộng hưởng với 472/2KV khi kích khởi dao động, và hạn dòng xoay chiều 20 – 50 KHz cho đèn.
- Q1 = Q2 = 2SC 2331 hoặc 2335, hay K13003, K13005, có Vcebo = 700V trở lên. Có thể thêm các diod nối E-C và E-B để bảo vệ dòng ngược cho Q1 và Q2.
-T1 là xuyến tròn D10mm, d2mm, f= 0,25, mỗi cuộn 3 vòng. T2 nếu là lõi không khí thì D= 10 mm, h= 20mm, số vòng 350 - 370, f= 0,25 mm (cỡ dây).
2/. Tiêu chẩn :
- Quang năng trên đèn phải đạt 14.000 / chuẩn đèn 1200 mm.
- Hiệu suất >90 %.
- Nhiệt độ vận hành thường trực của ballast không quá 55 độ C.
Lan Hương
Chấn lưu điện tử ở nước ngoài chế tạo mới chuẩn
chứ mấy ông China, QUốc Phòng, Cầu Diễn cũng tương tự kiểu trên
0 bền bằng chấn lưu sắt từ của bọn comex
ngày xưa nhà tớ có cái chấn lưu Hung
dùng 6-7 năm mới cháy đèn
Comment
-
Nguyên văn bởi Nothing31 Xem bài viếtMình đang làm đề tài có liên quan đến bộ chấn lưu điện tử dùng trong các loại bóng đèn tuýp.Các bạn có sơ đồ cũng như nguyên lý hoạt động của nó thì cho mình xin với.Xin cảm ơn nhiều.
Mình giới thiệu ở đây để các bạn tham khảo .Last edited by nguyenmau; 21-01-2008, 02:29.
Comment
-
Mình cảm ơn vì những đóng góp của các bạn.Mình định làm một ballast điện tử,vì đây là một đề án nên mình định thực hiện như sau: ban đầu mình sẽ chỉnh lưu AC thành DC sau đó qua mạch nghịch lưu lên tần số cao khoảng 20-40KHz để cấp cho đèn.Ballast này có các mạch lọc tần số cao tránh gây tác dụng xấu cho các thiết bị điện tử ngoài ra nó còn có các bảo vệ quá áp và thấp áp.Về công suất thì nó có thể cấp nguồn cho một hoặc hai bóng 1,2m và yêu cầu về hệ số công suất là từ 0.9 trở lên. Đây là ý định của mình mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn.
Comment
-
Nguyên văn bởi hvtlth Xem bài viếtBạn muốn làm Ballast điện tử công suất bao nhiêu, phải nói rõ chứ? Mà bạn để lam gì vây? Bạn muốn thiết kế Ballast có hệ số công suất cao ko?
Comment
-
Cảm ơn về cái sơ đồ ballast bạn đã gửi, nhưng bạn có thể giải thích rõ hơn về nguyên lý hoạt động của nó không? ta co thể cải tiến lại bằng cách sử dụng các con VĐK để phát xung cũng như điều khiển quá trình nghịch lưu.Trong sơ đồ của bạn chưa có các thành phần bảo vệ như mình đã nói phải không?Dù sao cũng cảm ơn sự đóng góp của bạn.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi bqvietNói một cách xây dựng thì kiểu đồng hồ kiêm kẹp dòng NJTY3266 mà bạn Mèo đề cập là đúng nhu cầu người hỏi rồi. Một số cửa hàng bán trên 200ng, vài sàn thương mại điện tử bán dưới - thế là đúng nhu cầu về giá. Nếu khéo săn...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 20:02 -
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi nhathung1101Đa năng còn chưa dùng hết, nếu không biết cách dùng.
200k thì hơi khó mua, nhưng 50k chắc là có. Cứ bảo bán cho tôi cái đồng hồ hỏng.-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
26-01-2025, 23:21 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi nhathung1101Lão Đinh Vặn học giải phương trình hồi đi trẻ mà. Mẫu giáo học lập trình AI rồi. Lớp lão ấy gần lớp em nên em biết....
-
Channel: Điện tử công suất
26-01-2025, 23:11 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Vậy chú đã hỏi hãng SIEMEN chưa? Tại sao cái PLC S7-200 cổ lỗ mà họ vẫn thiết kế riêng cho thị trường TQ với chữ SMART? Thậm chí phần mềm riêng để đọc file ngu.smart?
Vấn đề không còn là công nghệ "cốt lõi" nữa, mà là giá thành quyết định. Ham rẻ là trả giá mà....-
Channel: Điện tử công suất
26-01-2025, 23:01 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi vi van phamĐồng ý với Bqv.
50 năm làm nghề, tôi đã chứng kiến 3 lần máy x quang mới nhập từ nước ngoài về bị lỗi.
- Lần thứ 1 máy xq của Pháp được ks Pháp lằp đặt bị lỗi 1 con didode, đưa cho ks Pháp con didode khác cùng mã số, ông...-
Channel: Điện tử công suất
26-01-2025, 08:09 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi mèomướpDạ chú dinh... muốn sửa lỗi cho hãng thì chú cứ gửi những hình ảnh, video cho họ đi ạ, chú có thể tìm thông tin của những lãnh đạo bên ấy để gửi thì sẽ hiệu quả hơn ạ. Về tổng quan thì họ sẽ ko phản hồi rõ ràng đâu ạ, vì nhận...
-
Channel: Điện tử công suất
26-01-2025, 06:19 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi bqvietCuối năm bàn thêm chuyện to hơn chút, đấy là 2 vụ rơi đám 737 đời mới và trục trặc ở cả tá chiếc khác. Ngay cả những thứ tưởng như cao siêu sang xịn thật thì vẫn có thể gặp trường hợp oái oăm như thường. Từ hồi đó bqv đã thấy khó hiểu làm sao lại đẻ ra đám MCAS quái thai đến thế được. Rồi...
-
Channel: Điện tử công suất
24-01-2025, 19:40 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi bqvietBqv phải vào ngay để tán đồng với bài viết trên của bạn. Chỉ bàn về kỹ thuật, thiết bị máy móc của hãng dù danh tiếng vẫn có thể xảy ra những chuyện ngoài dự kiến, thậm chí những chuyện tưởng như không bao giờ có thể xảy ra....
-
Channel: Điện tử công suất
24-01-2025, 19:31 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80(ĐT chia sẻ MPPT này, với mong muốn rằng, chúng ta hãy tự tin lên, hãy tự hào là người VN, đừng quá tin vào người khác, đừng quá thần tượng họ, cần kiểm tra thực chứng chứ không nên cứ cho các thiết bị thông minh, cao siêu là hoàn hảo)
-
Channel: Điện tử công suất
24-01-2025, 12:08 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Dưới đây là hình ảnh thực:
(bị phạm con tụ pi C17 (phía trên IC U3/DIP08: văng mất xác!)
(hàn vào vị trí C17 tụ pi 27nF ( giá trị phỏng đoán từ 10-100nF!), mạch vẫn chạy như trước khi cạy keo)...-
Channel: Điện tử công suất
24-01-2025, 12:05 -
Comment