Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nghiên cứu thiết bị sử dụng điện Free

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đặc điểm chung của việc dùng điện là mức tiêu thụ điện của chúng ta không đều trong mỗi thời điểm trong ngày .
    Ban ngày ta đi làm hết thì mức điện ta tiêu thụ coi như bằng 0 . Nhưng buổi tối thì mức này lại có lúc lên tới mấy Kw ( vừa thổi cơm vừa bật bình nước nóng ..... )
    Trong một khu phố cũng vậy , vào giờ cao điểm thì mức tiêu thụ điện lên cực cao .

    Cái máy của mình đang nói tới sẽ giúp giải quyết vấn đề này
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

    Comment


    • mình là dân cơ khí, lang thang trên net tìm kí hiệu của cái van khí nén thì vào được cái topic này. Cũng là con nhà nghèo nên thấy "free" thích luôn. Đọc từ đầu tới cuối thấy mỗi cái là buồn cười (Mình không dám cười về mặt kiến thức, mà cười vì mọi người nói hài hước thôi). Mình có một vài ý kiến thế này, ý kiến theo kiểu không giấu dốt thôi, các bạn điện tử đừng cười nhé.
      -thứ nhất: theo mình vào giờ cao điểm, công tơ quay nhanh hơn khi không phải giờ cao điểm, lí do là nhiều người dùng -> sụt áp. Ý là bạn sẽ mất nhiều tiền điện hơn để nấu 1 bát cháo bằng nồi cơm điện trong giờ cao điểm.
      -thứ 2: mình không rõ bây giờ acqui lưu được bao nhiêu điện rồi nên không rõ có thể tiết kiệm được bao nhiêu trong 1 ngày. mà bạn Van cũng không nói rõ thiết bị trong catalog to tới mức nào nên mình không biết nó lưu được bao nhiêu điện.
      - thứ 3: dùng tụ để bù có nguyên tắc thế này thì phải: Phải có 1 cái "van" để đóng mở các bộ tụ, không thì cái đường tạo ra góc phi ấy phi thẳng xuống dưới khi bị bù nhiều quá sẽ tạo ra cái gọi là "bằng hòa". Tiếp đến là các thiết bị điện con người phát minh ra có nhiều cuộn dây quá -> L lớn quá nên mới dùng tụ để bù cos phi, tiếc là các thiết bị dân dụng trong gia đình có L nhỏ nên có bù cos phi cũng chẳng đáng là bao. các tủ bù cos phi chỉ có tác dụng với các xưởng sản xuất thôi (theo mình biết nhà nước có luật bắt buộc điều này thì phải). nhất là các phân xưởng hàn như chỗ mình làm.
      - thứ 4: phần giải thích của bạn Van lúc nói ý này lúc nói ý khác, mình không rõ là do bạn diễn đạt kém hay do bản thân bạn chưa tìm được câu trả lời cho nguyên lí chiếc máy này.
      - thứ 5: nếu thiết bị của bạn tích điện mà không làm cho công tơ quay = ăn cắp điện.

      Mình tham gia để học hỏi thôi, có gì các bạn đừng cười.

      Comment


      • em ko tin chuyện này đâu. Thôi thì ta cứ cố gắng tiết kiệm điện hay sử dụng dụng cụ tiết kiệm điện còn để tâm vào chuyện khác

        Comment


        • Có lẽ tôi thấy đây mới chỉ là ý tưởng...Để tiết kiệm điện năng trong sử dụng thiết bị trong nhà thì được, chứ như tiết kiệm điện trong cơ quan như tôi đang làm và phụ trách về điện đây thì khó quá..(công suất trạm biến áp 2630kVA,..mỗi tháng đi đứt 1G VNĐ cho mấy ông EVN rồi).
          Nghe thấy vấn đề này có vẻ khả quan nhưng ko biết khi nào thì được tận mắt thấy cái máy đó nhỉ ??? ^.^

          Comment


          • thưởng phạt cosP

            Tôi chỉ thấy máy ông EVN phạt cosP chứ chưa hề thấy thưởng, Nhà máy tôi khi hđ cosP<= 0.85 thì phạt còn >=0.94 thì ko thấy gì hết...(*.*)

            Comment


            • Nguyên văn bởi kkinfo Xem bài viết
              Có lẽ tôi thấy đây mới chỉ là ý tưởng...Để tiết kiệm điện năng trong sử dụng thiết bị trong nhà thì được, chứ như tiết kiệm điện trong cơ quan như tôi đang làm và phụ trách về điện đây thì khó quá..(công suất trạm biến áp 2630kVA,..mỗi tháng đi đứt 1G VNĐ cho mấy ông EVN rồi).
              Nghe thấy vấn đề này có vẻ khả quan nhưng ko biết khi nào thì được tận mắt thấy cái máy đó nhỉ ??? ^.^
              Chỗ bác có máy biến áp lạ nhỉ 2630kVA?

              Comment


              • Nguyên văn bởi kkinfo Xem bài viết
                Tôi chỉ thấy máy ông EVN phạt cosP chứ chưa hề thấy thưởng, Nhà máy tôi khi hđ cosP<= 0.85 thì phạt còn >=0.94 thì ko thấy gì hết...(*.*)
                Bác ơi! bác đi xe máy ra đường, đi đúng luật, đội mũ đủ có ai thưởng ko
                Bác kẹp 3, đi ngược chiều, ko đội mũ thì có bị phạt ko?

                Comment


                • Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                  Đặc điểm chung của việc dùng điện là mức tiêu thụ điện của chúng ta không đều trong mỗi thời điểm trong ngày .
                  Ban ngày ta đi làm hết thì mức điện ta tiêu thụ coi như bằng 0 . Nhưng buổi tối thì mức này lại có lúc lên tới mấy Kw ( vừa thổi cơm vừa bật bình nước nóng ..... )
                  Trong một khu phố cũng vậy , vào giờ cao điểm thì mức tiêu thụ điện lên cực cao .

                  Cái máy của mình đang nói tới sẽ giúp giải quyết vấn đề này
                  Nếu nói vậy thì cái máy của bác Van có ích ở chổ làm giảm lượng điện tiêu thụ vào giờ cao điểm nhưng không biết có ai xài không vì mọi người thường nghĩ tới cái việc có lợi cho mình còn việc có lợi chung thì xin miễn . Với lại bác hé ra mỗi lần có một tý làm anh em có muốn góp chuyện theo cũng khó hé ra nhiều nhiều một tý đi bác Van ơi.

                  Comment


                  • Chủ đề này dài quá anh em spam hay ghê.

                    Thử tóm lại. Ý tưởng của bác Vân học được từ 1 anh tiếp thị là.
                    - Khai thác nhược điểm của cái công tơ. Vì vậy công tơ nào có nhược điểm thì có thể khai thác. Vấn đề là hiểu nhược điểm của nó.

                    - Nhược điểm ở đây theo bác Vân là: Đến một mức tiêu thụ x W nó mới bắt đầu quay.

                    - Để khai thác thì hệ thống phải chạy < x W trong 1 thời gian t h để tích điện giả sử hiệu suất là h thì sẽ tích dược: x * t * h Wh. x * t * h < Cmax (Wh). Cmax là dung lược lưu của thiết bị tích điện (accu).
                    Giả sử mỗi ngày ta tiết kiểm đc: Ct = x * t * h (Wh) với thiết bị này.

                    Giờ đến bài toán chi phí.
                    Giả sử một accu leadacid có thể nạp xả m lần trước khi đem vứt.
                    Vậy chi phí ban đầu gồm: Giá thiết bị + giá accu.
                    Sau m lần tiết kiệm được m * Ct (Wh) * số tiền 1Wh.

                    Giờ thử tính với vài số liệu:
                    50W x 15h x 80% = 600Wh / ngày (như vậy phải mua Accu 12V, 50Ah là ít nhất. Thực chất phải dùng 60 - 80Ah)

                    Nếu mạch của bác khá xịn (nạp xả OK) thì bác có thể chạy Accu được m = 500 lần (>1 năm) trước khi thay.
                    500 x 600Wh = 300 KWh điện -> tương đương tầm 170.000K VND dân dụng, 300.000 VND / năm (giá sản xuất) giá kinh doanh thì cao hơn tầm 600.000K http://tintuc.timnhanh.com/xa_hoi/20061227/35A596D6/
                    Chưa tính giá thành thiết bị giá thành Accu 50Ah là bao nhiêu (Theo em biết 12V 7.5Ah giá đã gần 150K rồi). Xin các bác cân nhắc trước khi nghiên cứu. Chưa kể hậu quả cho môi trường khi dùng accu.
                    Hiệu quả kinh tế có thể đặt đc khi m tăng. Tuy nhiên m tăng -> accu xịn -> tốn tiền.

                    - Các nhà khá giả thường chạy tủ lạnh suốt ngày thì hệ thống này không khả thi. Vì vậy hệ thống này có ích cho người nghèo (sinh viên chẳng hạn).

                    - Thiết bị này đúng là thiết bị ăn cắp điện nếu khả thi. (Lừa thiết bị đo). Ý nghĩa việc giảm tải thì có nhưng không phải mục đích của thiết bị.
                    - dù sao chỉ người nghèo mới dùng nên vẫn có ích lợi nếu giải quyết đc bài toán kinh tế (mua accu giá siêu rẻ).
                    Last edited by qmk; 01-02-2008, 13:36.
                    Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

                    Comment


                    • Nói Suông Mà Không đưa Sơ đồ Nguyên Lý Thì Có Ma Mà Biết đường Mà Mò....
                      |

                      Comment


                      • Lâu lắm rồi không vào diễn đàn, thấy bác ĐV đưa ra chủ đê này cũng rất lý thú.
                        Thực tế, việc sử dụng điện với công suất thấp đến nỗi mà không làm quay công tơ thì đúng là khả thi. Bởi bản thân đĩa cơ trong công tơ nó được nối với một kim đặt trong từ trường của nam châm. Việc làm này đê tránh trường hợp đĩa bị trôi khi không dùng điện. Chỉ khi nào dòng tải đủ lớn để thắng được lực hút của nam châm thì đĩa quay. Dựa vào tính chất này thì có thể hạn chế dòng điện nạp (ở phía sơ cấp máy biến áp) là 0.1A (giả sử dòng này đủ nhỏ để ko làm quay công tơ) thì dòng nạp ở phía thứ cấp sẽ là 1A hoặc hơn (nếu chọn hệ số máy biến áp để giảm áp từ 220V xuống 22V chẳng hạn). DÒng này sẽ được dùng để nạp cho acquy. Tuy nhiên chắc là sẽ phải mất thời gian và dùng rất nhiều acquy nối với nhau thì mới đủ điện cho gia đình.
                        Cái thứ 2 mình muốn nói là bác Văn có bảo là khi bác ngủ hay đi làm thì bật cái bộ này để nó tích tiểu thành đại. TUy nhiên, nhiều gia đình có thói quen cắm tủ lạnh, nóng lạnh liên tục hoặc thậm chí là không tắt hết các thiết bị điện trong nhà ví dụ như Tivi thì vẫn để đèn đỏ, màn hình máy tính vẫn nháy đèn vì chưa rút điện... Các trường hợp trên vẫn làm cho công tơ quay. Nếu bác có cắm cái thiết bị vào thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu muốn sử dụng, cần phải tắt hết các thiết bị điện đi. Các bạn cứ thử nghĩ, cái tủ lạnh để cả ngày không bật, thì thịt thà, rau dưa củ quả lăn ra ôi thiu hỏng hết thì tiền đi mua lại nó cũng còn hơn cả tiền mà mình tiết kiệm điện được rồi.

                        KHông biết thế có phải không nhểy?
                        Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong
                        Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi Vo_Duy_Thanh Xem bài viết
                          Lâu lắm rồi không vào diễn đàn, thấy bác ĐV đưa ra chủ đê này cũng rất lý thú.
                          Thực tế, việc sử dụng điện với công suất thấp đến nỗi mà không làm quay công tơ thì đúng là khả thi. Bởi bản thân đĩa cơ trong công tơ nó được nối với một kim đặt trong từ trường của nam châm. Việc làm này đê tránh trường hợp đĩa bị trôi khi không dùng điện. Chỉ khi nào dòng tải đủ lớn để thắng được lực hút của nam châm thì đĩa quay. Dựa vào tính chất này thì có thể hạn chế dòng điện nạp (ở phía sơ cấp máy biến áp) là 0.1A (giả sử dòng này đủ nhỏ để ko làm quay công tơ) thì dòng nạp ở phía thứ cấp sẽ là 1A hoặc hơn (nếu chọn hệ số máy biến áp để giảm áp từ 220V xuống 22V chẳng hạn). DÒng này sẽ được dùng để nạp cho acquy. Tuy nhiên chắc là sẽ phải mất thời gian và dùng rất nhiều acquy nối với nhau thì mới đủ điện cho gia đình.
                          Cái thứ 2 mình muốn nói là bác Văn có bảo là khi bác ngủ hay đi làm thì bật cái bộ này để nó tích tiểu thành đại. TUy nhiên, nhiều gia đình có thói quen cắm tủ lạnh, nóng lạnh liên tục hoặc thậm chí là không tắt hết các thiết bị điện trong nhà ví dụ như Tivi thì vẫn để đèn đỏ, màn hình máy tính vẫn nháy đèn vì chưa rút điện... Các trường hợp trên vẫn làm cho công tơ quay. Nếu bác có cắm cái thiết bị vào thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu muốn sử dụng, cần phải tắt hết các thiết bị điện đi. Các bạn cứ thử nghĩ, cái tủ lạnh để cả ngày không bật, thì thịt thà, rau dưa củ quả lăn ra ôi thiu hỏng hết thì tiền đi mua lại nó cũng còn hơn cả tiền mà mình tiết kiệm điện được rồi.

                          KHông biết thế có phải không nhểy?
                          Nếu bác đã tháo cái công tơ đó ra rồi thì cho hỏi:
                          1. Cái kim "nối" như thế nào với cái đĩa?
                          2. Cái gì làm cái đĩa quay?
                          3. Tại sao đĩa bị trôi khi ko dùng điện?
                          Nếu chưa nhìn thấy tận mắt thì cái "đỏ đỏ" ở trên có vấn đề!
                          Last edited by nsp; 27-02-2008, 14:30.

                          Comment


                          • Cái kim mà bạn Duy thanh nhắc tới chắc là cái vít để chỉnh sai số +, - cái này nó chỉnh cho 2 cục nam châm nó nằm xa hay gần dĩa điện kế để dùng lực từ kìm hãm dĩa quay mạnh hay yếu .nhưng nếu đúng vậy thì khi có dòng tải lớn thì sai số + rất lớn. Nếu muốn dĩa vẫn quay khi dòng nhỏ thì phải tăng số vòng quay/kwh lên .

                            Comment


                            • Chào các bác. Tôi hiện đang làm ở cty điện lực và phụ trách bộ phận kiểm định công tơ.
                              Thứ nhất: Cách mà bác NDV dùng theo tôi không có gì là phạm pháp, cách đó trên lý thuyết là đúng và có thể áp dụng vào thực tế. Trong thực tế khi sử dụng cách đó thì muốn có hiệu quả thì phải có đủ các điều kiện sau:
                              - Về thiết bị : cũng như ý tưởng của các bác là có bộ nạp ắc quy có thể điều chỉnh được dòng nạp, ắc quy phù hợp với công suất cần sử dụng.
                              - Về con người: biết sử dụng vận hành thiết bị(khi nào thì cần dùng qua bộ ắc quy khi nào dùng điện lưới, vận hành thiết bị đúng nếu không sẽ làm hỏng ắc quy và bộ đổi điện) và phải sử dụng đúng theo các yêu cầu kỹ thuật(dòng điện qua công tơ không được quá dòng khời chuyển của đĩa công tơ)
                              Last edited by hungvn; 02-03-2008, 20:32.

                              Comment


                              • Thứ hai: Tôi xin nói một chút về kiến thức cơ bản
                                Công tơ điện loại cảm ứng hiện nay (ở các TP lớn) chủ yếu là loại của EMIC CV140r có dòng định mức 10A và dòng max là 40A, điện áp 230V, cấp chính xác 2. Cấp chính xác 2 theo quy định chung ( ở VN và trên TG) có nghĩa là công tơ đwowcj phép chạy nhanh +2% và chạy chậm -2%, cũng có thể hiểu là nếu bạn dùng đúng 100 số điện(100kWh) thì công tơ được phép đo là từ 98 đến 102 số điện. Sai số của công tơ có thể chỉnh được nhưng nhà sản xuất EMIC sau khi lắp ráp họ đã hiệu chỉnh và kiểm định rồi kẹp chì niêm phong do đó họ cũng chẳng tội gì mà tất cả đều chỉnh chạy nhanh hay chạy chậm làm gì. Thường thì có cái sai số - cái sai số +. Dòng điện nhỏ nhất để cho công tơ bắt đầu chạy gọi là dòng khởi chuyển ( độ nhạy). Khi kiểm định phải theo quy định ĐLVN07:2003 của Tông cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng VN thì dòng khởi chuyển của công tơ cơ khí có cấp chính xác 2 là =0.5%*Iđm có nghĩa là công tơ có dòng định mức 10A thì dòng khởi chuyển = 0.5%.10A=0.05A .Nhw vậy theo quy định công tơ đạt chất lượng là công tơ mà dòng điện nhỏ nhất là 0.05A qua công tơ làm đĩa nhôm của công tơ quay ít nhất 1 vòng. Diều đó cũng có nghĩa là dòng khởi chuyển của công tơ đạt chất lượng luôn nhỏ hơn 0.05A ( còn chính xác là bao nhiêu thì phải đo thực tế tùy từng công tơ)
                                Last edited by hungvn; 02-03-2008, 20:32.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nguyendinhvan Tìm hiểu thêm về nguyendinhvan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X