xin chào các bạn, lang thang trên web tình cờ gặp thầy hạnh ở tiền giang viết tài liệu này rất bổ ích,,,,
Nhận thấy màn hình Monitor CRT hiện tại hư rất nhiều và nó rất khó sửa so với Tivi, giá thành cái Monitor rất rẻ.
Nếu bạn nào muốn sửa mình xin hướng dẫn cho các bạn những điều cơ bản cần phải biết khi sửa Monitor nhe bạn.
I/Về mặt Lý thuyết:
*/Bạn phải nắm vững về mặt Lý thuyết Căn Bản Tivi vì mạch nó tương đối giống Tivi.
*/Bạn phải có kinh nghiệm đánh Pan Tivi tương đối vững.
Tài liệu tham khảo:
Lê Quang Vinh – lqv77 | Downloads
Lê Quang Vinh – lqv77 | Downloads
II/Về mặt Thực Hành:
Bạn đã trải wa sửa Tivi,tháo máy ra thì rất đơn giản nhưng wa Monitor CRT có nhiều bạn ko biết chổ nào tháo vỏ máy ra đc.
Để mình hướng dẫn cho bạn cách tháo vỏ máy và tư thế để máy,board mạch chuẩn bị sửa máy nhe:
Cách mỡ vỏ máy:
1/ Chân Máy: Bạn lấy con vit đè vào cái nghàm khóa rồi đẩy chân nghươc lên trên .
2/ Vỏ máy: Nếu máy gài bằng Óc thì dể rồi,mình chỉ cho bạn cách mở máy gài bằng nghàm mũ nhe:
Bạn tháo hết các óc nhìn thấy đc nhưng ko lấy vỏ máy ra đc,chứng tỏ vỏ máy đã gài bằng nghàm đó nhe bạn:
Sau khi tháo các óc ra hết bạn để máy tư thế lại bình thường nhìn trên thân máy có 2 or 3 cái lổ nhỏ,1 tay kéo vỏ ra ,1 tay lấy con vít dẹp thọt vào các lổ ấy cho hở ra từng nghàm thì OK ngay.
3/ Tư thế để máy: nếu Board mạch có gắn các dá đở bắng sắt thì bạn phải tháo hết ra ngoài rồi lấy riêng cái board mạch .
Úp màn hình xuống mặt bàn,gắn board mạch trở lại Và chỉ gắn dây Yoke và 1 dây max của đèn thì đc rồi.Nhớ lấy giấy hay tập cách ko cho sườn máy chạm mass.
Lúc bấy giờ bạn có thể ghim điện và mở nguồn đc rồi đó.
Chú ý quan trọng:
Đến đây mình chỉ cho các bạn đánh pan nhanh và các pan thường hư nhất nhe bạn:
1/ Bạn kiểm tra thẳng con sò ngang liền:
Dùng đồng đo Rx1 đo 2 chiều 2 cực EC liền:
*/ Nếu Kim 1 chiều lên Ohm và 1 chiều Ko lên kim thi chứng tỏ sò ngang tốt.
*/ Nếu 2 chiều đều lên Ohm :
Thì bạn phải tháo sò ngang ra liền kiểm tra nguội sò ngang:
- Đo EC và BCE Chạm: bạn khoang thay sò vô nhe, bạn phải kiểm tra các phần khác trước như nguồn cấp sò ngang,dao động,Flyback...
- Đo BE và BC bị rỉ :Bạn kiểm tra dao động và các mạch quay về từ Flyback.
2/ Cuộn Flyback monitor có cái tụ trong ruột dùng nắn siêu cao thế thường bị chạm or rỉ (gần 90%) Bạn kiểm tra cái tụ nầy liền nhe!
Để thang đo Rx1k or 10k đo từ núm ** siêu cao thế với mas or ABL.
*/ Chổ nầy tuyệt đối 2 chiều kim ko lên chứng tỏ khả năng tụ còn tốt(Chi còn trường hợp lúc rỉ, lúc ko rỉ cái nầy cũng dể biết là khi lên màn hinh ánh sáng tắt rồi có ?)
*/ Nếu kim lên chút ít thì chắc cú hư tụ.Phải đem cho thợ thay tụ trong Flyback thôi.
Sau khi kiểm tra 2 cái trên,nếu OK hết :
- Một tay mở nguồn,một tay đo Volt tại đầu dương or âm của 1 con diod nào đó sau Flyback nếu có ra Volt :chứng tỏ Playback đã chạy.
Đến đây có 2 trường hợp xảy ra:Số Volt nầy còn hoài và có volt rồi mất.
a/ Nếu còn hoài:bạn kiểm tra tiếp đ/t G2 coi có ko?.Nếu có khoảng 1 trăm mấy chục Volt,mà chưa ra sáng thì bạn phải đánh pan trên board đèn hình.(Kiểm tra cây IC công suất sắc).
b/ Nếu có rồi mất:Bạn kiểm tra đường hồi tiếp từ Playback quay về dao động ngang, khuyếch đại công suất sắc,IC vert...Tìm lý do vi sao Vi xử lý ko cho mở nguồn.
A/Phần Nguồn:
Muốn biết nguồn đã chạy chưa bạn chỉ cần đo bên thứ cấp có nguồn 5 Volt cấp trước chưa?
1/ Nếu chưa có 5 Volt cấp cho xử lý:Bạn đánh bên phần sơ cấp bộ nguồn.
Bộ nguồn monitor đa số gồm 2 phần rỏ ràng (Dao động và công suất) và phần bảo vệ (đa dạng).
Dao động và công suất bạn cò thể cô lập ra để đánh pan từng phần đc.
*/Công Suất: Bạn tháo Cây Feet or Transitor đo nguội đc. Kiểm tra các điện trở xung quanh cây công suất nầy.
*/Dao động: Có 2 cách cấp nguồn 12V trước cho Ic dao Động:
- Cách đơn giản là gắn 1 điện trở vài trăm KOhm từ nguồn B+ 300VDC vào chân Vin của Ic dao động.(Cách nầy dể hư IC dao động lắm)
-Cách 2 thường cấp nguồn cho Ic dao động wa cây Tr or Feet nối tiếp với nguồn khoảng 50VDC trở lên.(Cách nầy nếu máy có sợ cố mạch bảo vệ làm việc ko cấp nguồn cho dao động).
Chú ý:Muốn biết dao động chạy chưa ban xem bên chủ đề Kinh nghiệm Sửa Tivi nhe mình đã viết rồi đó.
*/Bảo Vệ:Rất đa dạng minh ko tập hợp đc các bạn tự nghiên cứu nhe.
2/Nếu có 5Volt rồi :
Bạn kiểm tra tiếp B+ khoảng 50VDC>80VDC(cái nầy tùy mạch) cấp cho sò ngang or B+ cấp cho sò Yoke.
a/Nếu ko có B+ nầy:Bạn cô lập sò ngang và sò Yoke ra:
Mở nguồn:
*/ nếu có điện thế B+ nầy thì bạn đánh Pan trên đường B+ dài tới Play Back và Yoke.(Phần nầy mình sẻ nói sau).
*/Nếu ko có B+ nầy:Bạn cô lập tiếp nguồn cấp cho IC giải mã màu và IC công suất Vert.
*/Đến đây nếu vẫn ko có điện thế ra bạn phải kiểm tra nguội các linh kiện xung quanh coi nơi nào bi chập tải.
b/Nếu có ra B+ nhưng ko đủ Volt Bạn phải đánh pan trên mạch dò sai của bộ nguồn.
Chú ý:Khi bạn thay các linh kiện sai cũng sinh ra bệnh thiếu Volt nửa đó nhe bạn.
Đến đây máy bạn đã ra đầy đủ điện thế bên thứ cấp rồi đó.Đèn nguồn màu vàng đã cháy.
B/Phần Mở Nguồn Từ CPU wa Monitor:
Đối với Tivi đến đây bạn sửa phần Flyback trước nhưng Monitor thì bạn nên kiễm tra chế độ mở nguồn từ CPU wa Monitor trước vì giai đoạn nầy bạn có thể xác định đc nhiều IC có làm việc ko?như IC Vi xử lý, Dao động ngang..v.v..
1/Bạn gắn dây cáp tín hiệu từ CPU wa Monitor xem thử coi đèn Vàng có đổi wa màu xanh ko?
*/Nếu có thì Ok bỏ wa phần nầy.
*/Nếu đèn vàng vẫn ko thay đổi thì bạn nên kiểm tra phần nầy trước nhe bạn.
Phần nầy nhiệm vụ chính là lấy xung SV và SH từ CPU đưa vào Ic xử lý để làm nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Như mở nguồn chính,Điều khiển lệnh Sub Bost B+(Cấp cho sò ngang),Lệnh mở dao động ngang....
Mình hướng dẫn cho bạn kiểm tra phần nầy nhe:
a/Bạn nên tháo sò ngang và cây Feet điều khiển Sub Bost B+ cho sò ngang ra:
Nhanh nhất: Mở nguồn Monitor trước,dùng đồng hồ thang đo 50VDC đo tại chân G cây Feet(sub Bost), Mở CPU cho chạy từ chế độ Dos vào tới Win tại chân G có thay đổi và đèn vàng đổi sang mau xanh chứng tỏ mạch nầy đã ổn.
Tới đây bạn gắn sò ngang vào đc rồi đấy.
b/Nếu ko:Bạn kiểm tra lại mạch nầy nhe,Bắt đầu:
*/Tư thế khởi động CPU thường xuyên để lấy xung SH va SV Nhớ đừng tắt ngang (coi chừng hư Ổ cứng) mà xử dụng bàn phím bấm nút Có lá cờ,U và R.Đo trên Board đuôi đèn hình tại 2 vi trí SH và SV phải có điện thế thay đổi khoảng 0,5VDC .Nếu có thay đổi chứng tỏ dây dẫn tín hiệu còn tốt.
*Nếu ko bạn kiểm tra dây nhe:
Tháo dây tín hiệu ra đo Ohm:
Lật đít Socket gắn CPU lên bạn thấy 5 chân trên 1 hàng ngắn chưa? Chân giữa là chân SH đó nhe bạn và 2 chân kế bên có 1 chân là SV .Như vậy muốn biết chân SV và SH ở đâu bạn nhìn 5 chân 1 hàng ngắn:Chân giữa và 1 trong 2 chân kế bên nó chính là chân SV đó nhe bạn.Sợi dây nầy bạn chỉ cần chú ý 2 chân nầy thôi Còn các chân khác nếu đứt tính sau.
*/Kiểm tra điện thế 5V or 12V Cấp cho các IC có liên quan đến đường nầy.
*/Bạn phải phăng cho ra đường in của 2 xung SH và SV vào IC Vi Xử Lý.Nếu lệnh nầy tới chân in IC VXL xem như đã ổn.
Đến đây bạn kiểm tra phần sau Xử lý.
C/Kiểm tra Xử Lý:
*/Xem nguồn 5VDC cấp trước có chưa?.
*/Đo tại chân thạch Anh có 1 đến 2,5 chưa?.
*Bấm Power xem coi có lệnh mở nguồn chưa?.
*/Thay thử IC nhớ trước nhe bạn vì nếu con nầy hư thì xử lý cũng liệt luôn.
Đến đây nếu mọi thứ đều Ok thì hư IC xử lý rồi.
Tâm sự tí nhé:Nếu mình gặp máy mà kiểm tra tới đây ko ra pan thì cho nó bái bay vì giá trị cái monitor ko bao nhiêu tiền ngồi mò hoài chán lắm.
C/Phần Flyback:
Tới đây khó nhe bạn.Tạm thời mình chia phần nầy ra lam 3 phần: Phần sò ngang, Phần méo gói và phần Sau Flyback:
I/Phần Sò Ngang:
Monitor khác với Tivi điện thế B+ cấp cho sò ngang luôn thay đổi tùy theo chế độ,độ phân giải Card Màn hình. Để tạo B+ thay đổi nầy Monitor có mạch khoảng giữa nguồn và sò ngang một mạch Sub Bost.
a/ Mạch Sub Bost:Lấy lệnh điều khiển từ dao động ngang wa 2 cây transitor thuận nghịch phối hợp trở kháng đưa vào cực G con Feet cho ra điện thế B+ thay đổi tùy theo chế độ phân giải Card màng hình.(Lệnh nầy đc điều khiển bởi 2 xung SH và SV)
Bạn muốn biết lệnh nầy có chưa?Tháo Feet ra,đo tại cực G thấy có Volt AC(dùng tụ Pi cô lập DC nhe bạn nếu bạn có kinh nghiệm đo DC cũng đóan ra đc lệnh nầy có chưa) thay đổi khi mở CPU chạy từ Dos vào Win.
*Tại đây Feet có 2 loại thuận và nghịch:
-Feet nghịch (IRF 640):Bạn nhìn thấy cực D xuống max (or wa điện trở vài Ohm xuống max) và điện thế từ nguồn ra <110VDC(khoảng 50V>75V) thì đó là Feet nghịch(mình gọi Feet nghịch).
-Bạn gặp Feet loại nầy nếu hư tháo nó ra bên cực S vẫn có B+ cấp cho sò ngang.
-Bạn cứ đóng sò ngang vào nhớ kiểm tra coi dao động ngang có chưa nhe bạn.(Đo AC tai cuộn Driver).
Ko cần quan tâm tới cây Feet nầy sẻ làm sau.
Các thứ phía sau nếu tốt nó phải ra ánh sáng và hình nhưng thiếu 2 bên chiều ngang và ánh sáng hơi tối.
- Gắn Feet vào thấy điện thế cực S sau cây Diod nắn xung B+ có Volt cao hơn thì mạch nầy đã ổn.
Chú ý đánh Pan:
Đóng sò ngang vào máy chạy bình thường.Bây giờ bạn phải gắn cây Feet vào.Chạy thử và thay đổi độ phân giải CPU nếu bình thường thì OK 100%.Bắt đầu suy nghỹ tính tiền(nhớ chia mình tỷ lệ phần trăm với nhé! Hi Hi ) nếu ko hút thêm 1 điếu thuốc suy nghỹ làm tiếp.
- Chạy chút nếu chết sỏ ngang lý do tai B+ cấp sò cao Volt rồi.(cái nầy thường xảy ra lắm nhe bạn)
Bây giờ bạn phải sửa mạch Sub Bost trước.:
kiểm tra ngược từ cực G cây Feet về cây dao động:Thường hư 2 tr thuận nghịch,các điện trở.
- Feet Thuận:
Gặp loại nầy bạn phải sửa mạch Sub Bost trước vì nguồn cấp B+ khi chưa tải lên tới >150V(Ko xác định đc cây Feet có regu đc chưa)
Bạn lấy bóng đèn 60W or 100W làm tải giả.
Nếu sụt áp xuống khoảng < 110VDC thì bạn mới gắn sò ngang vào nhe.
Còn ko thì nó ăn sỏ ngang nhanh lắm nhe bạn.
II/Phần Méo Gói:
Cái nầy chua lắm bạn ơi!Đối với Tivi cái nầy wa dễ nhưng monitor thì rất khó nhe bạn vì monitor nó có chế độ điều khiển độ phân giải màn hình tự động
Tới đây nhiều bạn cứ đè đầu thay các tụ Pi cao Volt Và cập thêm or bớt trị số điện dung của tụ.Cách làm giống như sửa tivi.
Nếu bạn nào sửa theo ý trên là bạn đánh pan sai phương hướng rổi nhe bạn(?). Bạn chỉ giải quyết ép thoi chứ thật sự chưa đúng.
Thuông thường nếu gặp pan sai méo gói,thiếu or dư ngang,thiếu or dư dọc Bạn phải kiểm tra các phím bấm trước coi nút nào còn tác dụng ,nút nào ko tác dụng.
Mình hướng dẫn cho bạn kiểm tra từng phần nhe:
1/Thiếu or Dư ngang:
*/Dư Ngang: Màng hình bẹt 2 bên mất chữ Start mặt dù chỉnh vẫn có ấp phê ra vô đc nhưng ko đạt theo ý muốn.
-bạn biết điện thế nển của các cây Feet dùng để điều khiển méo gói ko?(mình gọi nó là điện thế nền vì tại đây giống như max của các cây feet chỉnh méo gói nối chung các cực D với nhau).
Chú Ý Quan trọng: Tại đây điện thế phải có từ 12V>45VDC nhe bạn.
Nếu bạn đo tại đây sai điện thế nầy thì bạn chỉnh bun ngang ko bao giờ đc kết wa tốt.
Chổ nầy sai điện thế có rất nhiều nguyên nhân:
1/Playback bị rỉ siêu cao thế làm cho siêu cao thế chạy mạnh wa.(cái nầy mình gặp rồi trả giá cái máy nầy khoảng 1/2 tháng)
nó hư cây Típ 122 hoài.mình cho nó chạy ép vài ba ngày đến khi Flyback phình bụng ra sau đó thay cục Flyback khác mới hết bịnh.
2/B+ cấp sò ngang or sò yoke cao wa or thấp wa cũng làm cho chổ nầy sai Volt.
3/Thay sò ngang mạnh wa.
*/Thiếu ngang:
Thông thường do B+ cấp cho sò ngang thiếu Volt or cây Tip dãn ngang rỉ mất chất lượng,Các tụ Pi cao Volt rỉ.
2/Sai méo gói:
Nếu bạn chỉnh nút H.size(chỉnh bun ngang) lên xuống thấy màn hình dản ra ngoài và thụt vô trong được nhưng vẫn còn bị méo gói.Xem như phần dãn ngang đã OK.Nhưng máy bị méo gói sai convergen.
Bây giờ bạn chỉ cần kiểm tra lệnh sửa méo gói từ IC Vi xử lý đến các cây Feet sửa méo gói thôi nhe bạn.
Các cây Feet nầy chỉ là phần phụ giúp cho cây Tip dản ngang mà thôi nhằm chỉnh cho màng hình ngay thẳng trên khung ảnh
Đến đây nếu có gỉ ko đúng các bạn thông cảm bỏ wa cho.
xin chào!
--------------------
LA VĂN HOẠNH - CAI LẬY,Tiền Giang
Email:lahoanh2009@yahoo.com - Phone : (84) 073.3826028 & 073.3710472
CHUYÊN SỬA TIVI,MONITOR,RADIO-CASSETTE-TIVI,DVD,VCD, LẤP RÁP CÀI ĐẶT MÁY VI TÍNH VÀ BÁN LINH KIỆN THAY THẾ.
Sự khác nhau giữa TiVi và Monitor:
1. Màn hình vi tính về cơ bản gần giống tivi, so với tivi nó không có khối kênh, trung tần, mạch AV, giải mã màu và hầu hết không có mạch khuếch đại âm thanh. Nhưng nó khó sửa hơn vì tính chính xác cao, đòi hỏi độ ổn định cao, mà khác biệt lớn nhất là mạch quét ngang và vấn đề HV.ADJ.
2. Vài khác biệt phụ khác:
- Công suất mành không dùng tụ suất mà nối thẳng (vì tần số mành phải thay đổi theo tần số làm tươi)
- Sợi đốt đèn hình dùng nguồn DC 6,3v lấy từ nguồn chứ không dùng xung từ cao áp
- Điện áp cho mạch KĐCS RGB khoảng 75v (ở tivi thường là 180v)
- G1 khi máy chạy khoảng -25v đến -70v, khi tắt máy -150v (mạch dập tia đưa vào G1, ở tivi mạch dập tia đưa vào K hoặc tự trong cao áp).
- Có mạch điều chỉnh dãn ngang và sửa méo gối ngoài (ở tivi sửa méo gối bằng chính cuộn lái tia).
3. Khác biệt lớn chính là mạch quét ngang. B+ không cố định mà thay đổi theo tần số (khi thay đổi độ phân giải, thay đổi bit màu, thay đổi tần số làm tươi thì tần số dòng cũng thay đổi theo), theo dòng tải cao áp (ảnh sáng hoặc tối, ảnh co vào dãn ra). Việc này thực hiện nhờ mạch bost nguồn.
Nguyên tắc của mạch này là từ cao áp có mạch phản hồi về ic dao động để điều khiển mạch bost hoạt động tăng hoặc giảm B+ sao cho cao áp ra luôn ổn định trong mọi trường hợp.
Vì vậy tuyệt đối không tùy tiện thay đổi tụ nhụt
Lý thuyết soi sáng thực tế.
Nếu không có lý thuyết mà chỉ học "võ" thì chỉ làm được bệnh quen máy quen, mà cũng không phải 100% đúng, sang máy lạ bệnh lạ hoặc phát sinh thêm là tịt.
Thực tế tỷ lệ bệnh méo gối ít gặp.
Méo gối thường đi kèm với dãn ngang không chỉnh được hoặc co ngang không chỉnh được.
Với trường hợp co ngang méo gối kiểm tra loại trừ do B+ yếu, nối tắt C-E đèn dãn ngang mà ảnh dãn ngoác ra là đích thực do đèn dãn ngang chưa dẫn, kiểm tra đèn và mạch cực B
Với trường hợp dãn ngang méo gối cũng loại trừ lỗi B+ trước, tháo đèn dãn ngang ra: -nếu ảnh co lại nhiều là do đèn dãn ngang dẫn bão hòa, kiểm tra đèn và mạch cực B
-nếu ảnh vẫn dãn không co tý nào là do chập LK // với đèn dãn ngang xuống mát, hoặc do cao áp sắp chết cũng gây dãn ngang (đi kèm ăn dòng nóng sò)
Một vài trường hợp đặc biệt lỗi IC nhớ cũng gây méo gối.
CÁCH KIỂM TRA PHẦN NGUỒN MONITOR CRT;
Xin chào tất cả các bạn!:
Về vấn đề về monitor CRT mình ko biêt nhiều lẳm nhưng cũng xin mạo muội đỏng góp 1 sổ ý kiến như sau:
THỨ NHẤT chúng ta phải hiểu màn hình CRT có 2 loại, 1 loại có màn hình chờ (ON SCREEN), VÀ 1 loài không có màn hình chờ (NO SCREEN).
- Đối với loại có màn hình chờ (On Screen), thì ko cần CPU máy vẫn chạy trên màn hình sẽ nổi Logo của máy hoặc bảng chuẩn sọc mầu.
- Còn đối với loại ko có màn hình chờ thì khi bật máy ,đèn báo nguồn mầu xanh sáng vài s sau đó chuyển sang mầu vàng. (MÁY Ở CHẾ ĐỘ OFF STANBY). LOẠI MÁY NÀY PHẢI GẮN CPU VÀO THÌ MỚI CHẠY.
VỀ vấn đề khi sửa chữa thì bác La Hoạnh và mấy anh em ở trên đã nói tương đối kĩ. Ở đây mình chỉ xin bổ sung mấy vấn đề như sau"
1: Về phần nguồn: Một số máy dùng ic có dao động và công suất luôn. Loại nguồn này sửa chữa thì dễ rồi, mình không nói thêm. Một số máy sử dụng MOSFET làm công suất, sẽ có 1 ic dao động riêng. IC dao động thường sử dụng KA3842 HOẶC TEA1504. Đối với loại nguồn này, khi sửa chữa ta lưu ý:
1.1 Phải gỡ bỏ MOSFET ra khỏi mạch trước khi sửa. Đo nguội mấy con R và D từ cực G của công suât tới chân dao động ra của IC.
Lưu ý: Nếu máy dùng 3842 làm dao động, thì khi chêt MOSFET thường chết cả IC dao động luôn.[/i]
1.2 Thay KA3842 vào và đo điện áp tại chân số 7 phải có 12-14v DC. Điện áp ở đây thấp hơn 12v, IC ko làm việc (chân này thường lấy từ nguồn 300V qua R khoảng vài trăm K đưa về)
1.3 Nếu IC đã làm việc tốt thì tại chân 6 phải có điện áp nhấp nháy từ 1,6 đến 2,3 v (chân này là chân dao động ra điều khiển cực G của MOSFET). Nếu mất điện áp này ta kiểm tra điện trở và đi ôt trên đường đi của nó.
1.4 Đo tại chân 3 phải có điện áp 0,1v. Chân này có 1 R = 1k nối về S của MOSFET công suất qua R 0,22 ôm xuống mát (2 R này rât hay chết)
1.5 Khi đã có điện áp dao động trên dưới 2v tại chân G của công suất, ta gắn MOSFET vào là ok.
1.6 VỀ PHẦN THỨ CẤP: các điện áp ra
* 50-200v (tùy từng máy) cấp cho boot và cao áp
* +14 và -14v cấp cho ic mành
* 12v và 5v cấp cho ic dao động và VXL và 1 số mạch khác
* 70-80V CẤP CHO Khuyếch đại công suất sắc (KDCSS)
* 6v cấp cho đôt tim (H)
CHẠM CHẬP BẤT CỨ ĐƯỜNG NGUỒN NÀO. NGUỒN NGỪNG HOAT ĐỘNG. (chỉ còn tiếng lách tách bên sơ cấp)
2: Về phần BOST:
CÓ 2 DẠNG: BOST NÂNG ÁP VÀ BOST HẠ ÁP
* BOST HẠ ÁP: thì MOSFET thường dùng j449, j512 vv điện áp từ 180-200v từ nguồn qua quộn dây L tới S và lấy ra ở D,qua đi ôt tới chân B+ của cao áp. (Tại chân B+ của cao áp điện áp khoảng 130-150v)
*BOST NÂNG ÁP: thì MOSFET thường dùng IRF630, IRF640, IRF740... . Điện áp 50v từ nguồn qua 1 quộn dây L tới D của mosfet bost S nối mát. tại D có khoảng 75v qua 1 di ôt tới chân b+ của cao áp (chân B+ của cao áp có khoảng 85-110v, tùy từng máy).
2.1 Đường dao động dòng có thể là 1 hoặc 2 đường riêng (có nghĩa là xung dao động cấp cho tầng bost và công suất dòng có thể chung nhau hoặc là 2 đường khác nhau).
2.2 Điện áp cấp cho bost phải có chênh lệch giữa G-D hoặc G-S (CÁI NÀY LIÊN QUAN TỚI XUNG MỞ TẠI G)
2.3. Đối với Bost hạ áp: nếu như tầng này hoạt động tốt, thì điện áp tại chân B+ của cao áp sẽ = 2/3 nguồn. Nếu tầng này không hoạt động thì tại chân B+ của cao áp, điện áp sẽ rất thấp hoặc = 0v
2.3.2 Còn với bost nâng áp: thì tại chân B+ của cao áp, điện áp sẽ gấp 2 hoặc 3 lần điện áp nguồn. Nếu tầng này không hoạt động thì chân B+ của cao áp điện áp chỉ = nguồn
2.4 Cần phải để ý tới cực S của bost nâng áp, tại đây có 1 đường chạy về VXL và dao động (đường này gọi là xung hồi) nhằm tự điều chỉnh dẵn nở tùy theo độ phân dải. Đường này còn có chức năng PROTECTOR.
Một số cách thử và chú ý với mạch bost nguồn:
1- với mạch bost từ nguồn thấp lên cao ( nâng áp từ 50v lên)
- Loại mạch này khi sửa an toàn hơn, mạch bost không chạy B+ vẫn = 50v, nếu chập đèn bost chỉ mất nguồn mà không chết sò dòng
- Tháo đèn bost ra ngoài vẫn có B+ = 50v, khi đó cao áp chạy yếu hơn bình thường, màn tối co ngang dãn dọc nhưng vẫn có thể thử để loại trừ được hỏng cao áp, lái tia, đèn hình, dao động ngang ... mà đỡ phải trả giá chết sò, chỉ còn mạch bost và HV.ADJ
- Một số màn đời mới nhất bỏ đèn bost ra không chạy mà chỉ cập cạch chạy ngắt do hồi tiếp về không đủ mức làm khiển ngắt mở liên tục.
- Không được để mạch bost chạy không tải hoặc dùng tải giả vì B+ sẽ vọt rất cao do mất hồi tiếp cho mạch HV.ADJ, để lâu lâu có thể nổ tụ lọc B+ chết đèn bost.
2- với mạch bost từ nguồn cao xuống (hạ áp từ 180v xuống)
- Loại mạch này khi mạch bost không chạy B+ = 0, để không tải B+ cũng chỉ = 180v.
- Nếu chập đèn bost sẽ chết sò dòng ngay tức khắc
- Muốn thử chạy cao áp chế độ yếu để loại trừ tìm bệnh thì có thể tháo đèn bost ra ngoài, câu B+ từ nguồn 75v (nguồn cho KĐ RGB)
Nói chung dù mạch bost loại nào cũng cần chú ý đặc biệt đến mạch HV.ADJ vì nó điều khiển mức B+ (điều khiển mạch bost chạy khỏe hay yếu)
PHÂN TÍCH MẠCH MONITOR CRT HIỆU DELL D1025TM
Link Download lược đồ:
DELL D1025TM.pdf
DELL_D1025TM.pdf ( 514.63k ) Số lượng tải: 33
A/ BỘ NGUỒN:
1/ Linh kiện liên quan bộ nguồn:
*/ IC601-MC44603( SW-REG-CONTROL): Giao động nguồn chính. (Mạch ví dụ)
*/ Q602-BC40: Feet nguồn.
*/ T601 Tranfor nguồn.
*/ IC605 TDA8138: IC Reg tạo 5V và 12V cấp trước (Mạch ví dụ)
*/Q601 và Rơle RY601:Khử từ.
2/ Phân tích bộ nguồn:
a/ Phần sơ cấp:
*/ Ghim điện vào mở công tắc:
-Nguồn cấp cho giao động: wa trở R610(47k) vào Pin1,2 con IC 601.Nhiệm vụ tạo dao động nguồn trước.
Nếu IC chạy(Cô lập Feet Q602) thì Pin3 phải ra xung nhịp từ 2-3VDC.
-Nguồn 300VDC được chỉnh lưu bởi Diod D601 wa trở hạn dòng R605 vào chân số 9 Tranfor nguồn ra chân số 5 cấp cho cực D con Fet Q602(BC40).
-Khi nguồn chạy tại chân số 2 Tranfor nguồn có điện thế hồi tiếp AC tần số bằng với tần số dao động của nguồn,tại đây nó chia ra 3 đường:
*/ 1 đường wa diod D610 ra DC phối hợp với trở R615(180k) , trở R643(15k) xuống mas và Pin5 của IC 601 Tạo ra điện thế ổn định cấp cho Pin1,2 IC (601)giao động.
*/ 1 đường wa D611 ra DC,R619,R618 vào Pin 6(IC601): Dò sai.
*/ 1 đường wa trở R620 (22k) lấy xung AC của tranfor nguồn vào Pin8 (IC601): Ổn định tần số dao động nguồn.
-Tại chân 9 tranfor nguồn có mạch R609,C613 và Diod D607:Mạch dập xung bảo vệ Feet.
-Tại Pin S của Fet có mạch R617,C617 vào Pin7(IC601) là mạch bảo vệ.
-R614=0,2 Ohm là điện trở phân cực tự động.Nghĩa là khi cường độ wa Fet bị thay đổi (do tải lúc mạnh lúc yếu) nhờ mạch bảo vệ tại Pin7 Điều chỉnh làm cho cường độ wa Fet đc ổn định.
Chú ý: Điện trở chỉ có 0,2 Ohm thôi nhưng bạn ko thể nối tắc đc.Nếu nối tắc thì mạch bảo vệ ko còn tác dụng.
-Tại Pin13 (IC601) nhận điện thế dò sai từ bên thứ cấp.
b/ Phần thứ cấp:
Khi nguồn đã chạy bên thứ cấp có các điện thế:
*/Chân số 10 wa Diod D612 lấy ra điện thế 185VDC,tại đây chia làm 2 đường:
-1 đường cấp cho cực S con fet D518 vào mạch sub bost tạo ra điện thế B+ cấp cho sò ngang.
-1 đường wa trở R628=270K vào mạch dò sai .
*/ Chân số 11 wa Diod D613 lấy ra 80VDC cấp cho con IC khuyếch đại công suất sắc(IC002-LM2045).
*/ Chân số 12 wa 2 Diod D614// D604 lấy ra 15VDC+ ,tại đây chia làm 2 đường:
-1 đường wa R601 vào Pin1,2 của IC605 (TDA8138A) tạo ra nguồn 5VDC cấp cho IC vi xử lý và 12VDC cấp cho các bộ phận khác.
-1 đường wa trở R631 vào mạch do sai.
*/ Chân số 14 wa D615 lấy ra 6,3VDC cấp cho tim đèn.
*/ Chân 15 wa D616 lấy ra 15VDC âm vào Pin1 con IC Vert IC401-LA7840.
*/ Chân 16 wa D617 tại đây chia làm 2 đường:
-1 đường wa trở R572 vào Pin1 IC503-LA6500 (H-CENTER-AMP): Ổn định tâm quét ngang của đèn hình.(Phần nầy mình nói sau)
-1 đường vào chân số 11 của tranfor T503 và các tụ Pi: làm nhiệm vụ điện thế nền cho bộ phận chỉnh méo gói ( Mình dùng từ điện thế nền giống như Tivi trong mạch méo gói nó là đường mass).
*/ Chân số 17 vào Pin5 IC503 dùng làm đường mass riêng cho IC 503.
*/ Chân số 18 wa Diod D618 lấy điện áp Âm vào chân 3 con IC 503.
Chú ý quan trọng:
1/Phân tích mạch dò sai:
*/ Mạch dò sai: Nhiệm vụ ổn định điện thế toàn bộ mạch nguồn.
Mạch nó gồm có: Con Optron IC 603 (so quang),Con Reg IC604-TL431,Transitor Q604 (bảo vệ) và các trở tụ liên quan.
*/ Cách hoạt động của mạch dò sai:
-Điện thế 185VDC wa 2 trở R628=270k và R630=4,7K lấy điện thế phân cực và cố định cho toàn bộ mạch vào Pin1 con Reg TL431..ra chân số 3 con TL431 cũng cố định.
Tại đây nếu 2 trở nầy thay đổi sẻ làm điện thế ra toàn bộ mạch thay đổi theo.
Bạn muốn nâng hoặc hạ áp cho toàn bộ mạch thì bạn thay đổi 2 trở nầy.
Điện thế 15VDC wa R631,D654,R626 vào Pin1 con Optron: nhiệm vụ dò sai nghỉa là khi điện thế tải bị thay đổi thì đường nầy có điện thế thay đổi theo, lúc bấy giờ điện thế thay đổi nầy wa con Diod quang bên trong con Optron cũng thay đổi .
Điều nầy làm cho 2 cực E và C của con Optron thay đổi trở kháng kéo theo Giao động nguồn thay đổi ==> điện thế ra bên thứ cấp thay đổi đến khi nguồn ổn định .
*/ Mạch bảo vệ:
Vì lý do nào đó tải nguồn bị chập or ăn cường độ cao thì IC Vi xử lý ra lệnh Remote ON/OFF wa trở R643// Diod D624 vào cực B transitor Q604.
Tại đây:
Nếu Remote OFF=cao Volt: cực B cao Volt làm cho Transitor Q604 dẫn ,nghĩa là EC chập xuống mass ==> D631 dẩn điều nầy làm cho điện thế phân cực tại chân số1 con TL431 wa trở R629(5k) xuống mass.
Lúc bấy giờ xem như R630 bắt //R629 thì điện thế phân cực tại chân số 1 con TL431 bị thay đổi==>làm cho toàn bộ điện thế ra bên thứ cấp bị thay đổi theo.
- Nếu Remote ON=0V: cực B của Q604 ko dẫn thì mạch chạy bình thường.
Dẫn chứng: Bạn sửa Monitor thường gặp Pan nguồn B+ cấp sò ngang có điện thế ra nhấp nhái lên volt rồi xuống thì máy đã có sự cố trở ngai phần nào đó làm cho lệnh Remote xuất hiện, nó điểu khiển tại đây đó ban ơi!
2/ Phân tích mạch tim đèn: Để bảo vệ tuổi thọ của đèn, Monitor có mạch điều khiển tim đèn vì Monitor sử dụng lâu dài hơn Tivi:
*/ Mạch gồm có 2 Transitor Q626 , Q606 và các trở tụ liên quan:
-Khi CPU ở chế độ tắc màn hình thì lệnh từ Vi Xử lý đưa ra Volt cao vào cực B của Transitor Q606 làm cho Transitor nầy dẩn==>điện thế ra tim đèn thấp hơn 6,3V Volt .Đèn vẫn còn cháy nhưng mờ thôi ko phải tắc luôn nhe bạn.
-Ngược lại tim đèn bình thường.
Kinh nghiệm: Khi đèn yếu bạn có thể nối tắc điện trở R637=1,5 Ohm.
B/ Phần dao động ngang,Flyback , Yoke và Sửa méo gói,Convergence (Hội tụ):
I/ Phần giao động ngang:
Sử dụng IC902-CXA8071 và thạch anh X902.
Nhiệm vụ các chân IC902:
*/ Pin16 nhận 12VDC từ Pin6 của IC605 (TDA8138A) wa diod D903 và tụ lọc C926(470MF/16V):Điện thế Vcc.
*/ Pin1 nhận 5VDC từ Pin7 của IC605 wa R709=100 Ohm và tụ lọc C902. Điện thế Vcc.
Khi kiểm tra dao động ngang bạn phải kiểm tra 2 điện thế nầy trước.
*/ Pin2 nhận xung Clock (xung nhịp) từ Vi xử lý tại Pin23 của IC901 (CPU).
*/ Pin3 (SDA) và Pin4 (SCL) nhận lệnh điều khiển từ PC thông wa tại chân số 5 và số 7 Socket CN902 nối với chân số 6 và số 4 socket CN306.
*/ Pin8 lấy ra tín hiệu dao động dọc
*/ Pin9 nhận tín hiệu méo gói hồi tiếp từ Pin2 của IC 501 (PC5021-109-PWW-cont) để điều khiển Fa của xung dao động ngang.(Chỉnh méo gói nghĩa là chỉnh fa của tần số dao động,tần số ko đổi nhưng fa thì thay đổi)
*/ Pin12 lấy ra tín hiệu dao động ngang wa R501 và C501 vào cực B của Q505 cấp cho sò tạo xung sửa méo gói
*/ Pin 14 nhận xung xóa hồi ngang.
*/ Pin17 lấy ra tín hiệu dao động ngang vào cực B của Q903 ra C tới cực B của 2 transitor đệm Q501,Q502 (Phối hơp trở kháng in/out) ra cực E.Tại đây chia làm 3 đường:
-1 đường wa tụ C576 và R583 vào Pin8 của IC501:Lấy tần số dao động ngang để điều khiển cho mạch Sub bost.
-1 đường wa C502 và R508 vào cực G của Feet Q511(H-Drive Out):Cấp tín hiệu dao động cho Feet Q511làm nhiệm vụ liên lạc(Drive) cho sò yoke
-1 đường wa R704//D704 vào Pin14 của IC701 (CXA8070P): ?
*/ 3 Pin18,21,25 phối hợp các tụ và trở bên ngoài tạo và ổn định tần số dao động ngang.
*/ Pin 26 và Pin28 nhận xung đồng bộ ngang dọc từ Pin26 và Pin27 của IC901(CPU):Đường nầy dùng để điều chỉnh bảng menu lên xuống và wa trái,wa phải trên màng hình.
II/Phần Flyback:
Monitor khác với Tivi,trong phần Flyback nó có mạch Sub bost điều khiển nguồn B+ cấp cho sò ngang vì Monitor có sử dụng chế độ phân giải màng hình.
Cá biệt máy nầy nó sử dụng con IC501(PC5021-109-PWM-CON) làm trung gian giữa dao động ngang và sò công suất.
Con IC501 điều khiển nguồn Sub bost cấp cấp cho sò ngang và sò Yoke.
1/ Phân tích IC501:
*/ Pin1,17 nhận điện thế nguồn 12VDC.
*/ Pin8 nhận tín hiệu dao động ngang.
*/ Pin18 Điều khiển mạch Sub Bost của sò ngang.
*/ Pin20 Điều khiển mạch Sub Bost cho sò Yoke.
*/ Pin19 Cấp tín hiệu dao động ngang cho sò ngang.
*/ Pin13 đưa ra điện thế ổn định (REF) vào chân 11 Flyback để điều khiển mạch ABL ??.
*/ Pin12 nhận tín hiệu hồi tiếp từ chân 14 của Flyback: Nghĩa là vì lý do nào đó siêu cao thế vọc lên cao wá or thấp wá nó sẻ đưa điện thế hồi tiếp về Pin12 IC501 để điều khiển mạch dao động ngang làm cho siêu cao thế ổn định lại.
Chú ý: 2 Pin12,13 rất quan trọng làm nhiệm vụ ổn định tần số dao động ngang khi bạn thay đổi độ phân giải của card màng hình.
Các linh kiện liên quan với 2 mạch nầy thường hay hư trở or diod.
*/ Pin3 nhận tín hiệu hồi tiếp xung sửa méo gói: Ổn định xung sửa méo gói,lấy từ cực E của Q521 wa tụ C543// R551.
Bạn chú ý đường nầy tôi sẻ nói kỷ hơn cách hoạt động như thế nào trong phần sửa méo gói!.
*/ Pin2 nhận lệnh thay đổi xung méo gói từ Pin8 của IC902: Lệnh nầy đc điều khiển từ bên ngoài.
2/ Phân tích mạch hoạt động sò ngang và các điện thế cung cấp từ Flyback:
a/ Hoạt động sò ngang:
*/ Mạch Sub bost ngang:
Mạch Sub bost ngang sử dụng cây Fet Q503-2SJ449 Cực S nhận 185VDC từ nguồn,Trở R527(10k) phân cực cho cực G,Diod zener D509 ổn định cho phân cực GS.
Tín hiệu dao động ngang lấy từ Pin18 IC501 wa trở R534 và tụ C527(0.01) vào cực G cây Fet Q503:Tín hiệu nầy điều khiển Fet Q503 mạnh hay yếu tùy theo biên độ của tầh số dao động ngang.Để lấy ra 1 điện thế thích hợp tại cực D cây Fet Q503 và đc lọc DC bởi con diod D513 cấp cho chân số 2 Flyback lấy ra chân số 1 cấp cho cực D cây Fet Q510 (sò ngang).
Chú ý: Nếu mạch Sub Bost chạy tốt thì tại đây phải ra điện thế khoảng 100VDC(Bạn có thể cô lập Feet ngang ra trước để kiểm tra nguồn nầy).
Có thể sử dụng bóng đèn để kiểm tra cường độ.
*/ Nếu máy bạn sử dụng mạch Sub Bost hạ áp thì bắt buộc phải kiểm tra phần hạ áp nầy trước vì mạch nầy ko chạy gắn Fet vô là chết liền.
*/ Nếu Mạch Sub Bost tăng áp thì bạn có thể tháo Feet ra lúc bấy giờ tại đây điện thế cấp cho Feet ngang có khoảng 5-70VDC. Bạn có thể gắn Feet ngang vào để kiểm tra phần Flyback trước.
(• Nguồn 50V lấy ra từ nguồn sau khi chỉnh lưu và lọc thành điện áp một chiều (B1) được đưa qua cuộn dây L1 sau đó cho đóng mở xuống Mass qua đèn công suất Q1 để tạo thành điện áp dạng xung có biên độ > B1 , sau đó điện áp này được chỉnh lưu và lọc thông qua D2 và C2 tạo thành điện áp một chiều B+ đưa vào cao áp .
• Điện áp B+ thu được có giá trị cao hơn điện áp B1, giá trị B+ phụ thuộc vào mức độ hoạt động của đèn công suất Q1, nếu Q1 không hoạt động thì B+ = B1, khi Q1 hoạt động càng mạnh thì áp B+ càng tăng, mức tối đa B+ có thể tăng gấp 5-6 lần áp B1.
• Người ta sẽ điều khiển mức độ hoạt động của đèn Q1 bằng cách điều khiển biên độ xung dao động ra từ IC : OSC thông qua lệnh từ CPU, khi tần số H.syn tăng => thông qua CPU điều khiển cho biên độ xung dao động tăng => Q1 hoạt động tăng => áp B+ tăng , điện áp B+ được khống chế trong phạm vi từ 70V đến 120V và tăng tỷ lệ thuận với tần số quét dòng .
• Mạch OSC có nhiệm vụ tạo ra dao động đưa đến điều khiển đèn công suất Q1 đóng mở, dao động tạo ra được khuếch đại đệm qua hai đèn Q2 và Q3 trước khi đưa vào chân G đèn Mosfet Q1, mạch OSC có thể là một IC độc lập nhưng thông thường được tích hợp chung với IC dao động dòng mành .
• Mạch hồi tiếp từ cao áp về qua R2, D3 và triết áp HV.ADJ có nhiệm vụ giữ cho điện áp B+ ổn định khi dòng tiêu thụ của cao áp thay đổi, điện áp hồi tiếp này tỷ lệ nghịch với áp B+ .
- Khi dòng tiêu thụ của cao áp tăng => B+ sụt áp => điện áp HV và áp hồi tiếp có xu hướng giảm => thông qua mạch hồi tiếp đưa về IC điều chỉnh cho biên độ dao động ra tăng => kết quả là áp B+ tăng về vị trí cũ .
• => Trường hợp mất hồi tiếp từ cao áp về mạch Regu => sẽ dẫn đến điện áp B+ tăng cao làm hỏng đèn công suất dòng và có thể gây nguy hiểm cho đèn hình .
• Triết áp HV.ADJ được thiết kế để thay đổi điện áp B+ khoảng 10% (dành cho thợ chỉnh), nếu triết áp này tiếp xúc kém cũng là một nguyên nhân gây hỏng sò dòng.
[b]Trích từ dientuvietnam.net .Cám ơn bạn : binhltv)
*/ Mạch sò ngang:
Sử dụng Fet Q510-STP5NA80F1:
Cực D nhận điện thế từ chân số1 Flyback sau khi wa mạch Sub Bost.
Cực S xuống mass.
Cực G nhận tín hiệu tín hiệu dao động ngang từ Pin19 IC501 wa trở R520.
Diod D504 bảo vệ ko cho biên độ dao động vượt wa mức cho phép.
Đối với mạch của máy nầy phần sò ngang ko có sử dụng quyét Yoke mà chỉ tạo ra các điện thế cấp cho đèn hình thôi.
b/ Các điện thế cấp từ Flyback:
Nếu sò ngang chạy tốt thì Flyback sẻ tạo ra các điện thế:
*/ Tại chân 1 wa bộ nắn Diod lấy ra điện thế 1,2KVDC cấp cho G2 của đèn hình.Điện thế G2 nầy đc điều chỉnh tự động bởi cây Transitor Q001.
Cách hoạt động của mạch tự động điều chỉnh G2:
Như ta đã biết G2 dùng để điều chỉnh độ sáng của đèn hình.
Khi đèn hình có vấn đề sáng wá or tối wá thì tại Pin28 của IC001-CXA2005P sẻ có tín hiệu điều khiển G2(Phát hiện như thế nào thì mình ko biết), wa R029 vào Pin 5 IC005, tín hiệu nầy đc khuyếch đại và xuất ra Pin 7 đến cực E Q001Làm cho điện thế cực C thay dổi theo.Nghĩa là G2 đã đc điều chỉnh.
*/ Tại chân 5 wa trở cầu chì R543 và diod D515 tạo điện thế DC(Điện thế nầy đc ổn định bởi 2 Diod D924 và D925) wa 2 trở R565=330K và R506=330K lấy ra điện thế DC cấp cho Transitor Q504 tạo xung điều chỉnh méo gói.
Tại đây điện thế rất cao khoảng vài trăm Volt vì mình nhìn thấy tụ lọc C540=10000P/630V và 2 trở 330K.
*/ Chân 11 ABL(tự động điều khiển ánh sáng) đc đều khiển tự động từ Pin13 IC501.(Đường nầy giống như đường 110 or 24V của Tivi phối hợp ABL tạo ra 9 or 12v cấp cho Videi Amply).
Riêng ở mạch nầy nó lấy lệnh điều khiển ABL đưa vào Pin 16 ICVi xử lý (IC901) để IC vi xử lý làm nhiệm vụ tự động điều khiển ánh sáng.
*/ Chân 17 lấy xung Flyback về mạch sửa méo gói để ổn định và đồng bộ với xung méo gói.
*/ Pin 13 đường mass của tụ lọc siêu cao thế.
Chú ý: tụ lọc siêu trong Flyback thường hư (90% ).
*/ Pin 14 dằn tải siêu cao thế:Đường nầy có 1 biến trở VR501=100K.
Theo kinh nghiệm của mình thấy biến trở nầy dán keo kín từ nhà sản xuất nghĩa là ko cho những người chưa có kinh nghiệm chỉnh biến trở nầy.
Nhưng khi bạn gặp trình trạng máy đang chạy tốt khoảng vài 3 phút tắc,rồi bấm mở máy lên chút tắc nửa (ko phải tự động lên trở lại nhe bạn mà phải bấm mở nguồn nó mới lên) thì bạn có thể chỉnh biến trở nầy (nhớ chỉnh nhít wa ,nhít lại tí xúi thôi ,ko đc chỉnh nhiều wá).
III/ Phần Yoke:
Bạn thấy ko 2 mối của cuồn Yoke ngang (Socket CN501,cuồn Yoke chính nhiều dây nhất): 1 mối vào C sò yoke Q507 và 1 mối vào bộ phận sửa méo gói.
1/ Phân tích mạch cấp tín hiệu Yoke cho mối 1,2 Socket CN501của Yoke ngang:
*/Tín hiệu dao động ngang lấy từ cực E chung của 2 transitor đệm Q501 và Q502 wa C502 và R508 vào G cây Fet Q511 lấy ra tín hiệu dao động ngang có biên độ và cường độ mạnh hơn tại chân 6 và 8 (T504) để cung cấp cho sò Yoke.(phần chi tiết các bạn tự nhiên cứu nhé!)
Mạch nầy làm nhiệm vụ liên lạc, phối hợp trở kháng cấp cho cực B (Q507-BU2527AX) sò Yoke.
Trong phần công suất sò Yoke có con Fet Q520 làm nhiệm vụ Sub Bost (giống như Sub Bost ngang ko nói nửa).
*/ Đặc biệt tại cực D Fet Q520 có 1 đường lấy tín hiệu từ Pin4 IC503 wa 2 trở R538//R539 và L510 dùng để điều chỉnh tâm của tia quyét ngang.
*/ Tại chân 5(C sò Yoke) của L503 có 2 đường:
- 1 đường wa tụ C579 và Diod D525 lọc lấy xung dương wa Diod D524 và R585 : Làm nhiệm vụ xóa hồi ngang.
-1 đường wa C521 nối tiếp C522 lấy ra điểm giữa wa R526 vào chân 9 (HRTRC) của Socket CN902 nối tiếp chân số 2 Socket CN306 wa R006 và R052//C005 vào cực B transitor Q004 lấy ra cực C cấp cho Pin 5 của IC003-CXD8688P(OSD): Nhiệm vụ lấy xung ngang cấp cho IC003 để đồng bộ theo chiều ngang của bảng Menu.(?)
2/ Phân tích mạch sửa méo gói:
Nhắc lại tí lý thuyết căn bản về hàm số sin của dòng điện:
Điện thế dòng điện xoay chiều có hàm số : V=V(zero) Sin(wt+phi)
V(zero) là biên độ
W là tần số .
T là thời gian thay đổi tại thời điểm nào đó.
Phi là Fa (hằng số).
(mình ko biết đánh ký tự V(zero) kiểu chử V và số 0 dưới chữ V.Ký tự phi ko tìm thấy trên bàn phím. Hi hi!!!.Đường cười nhe các bạn)
Mạch sửa méo gói là nó thay đổi thông số phi đó các bạn.
Như vậy toàn bộ mạch sửa méo gói nầy chỉ nhiệm vụ thay đổi Fa của dòng điện quyét ngang.
*/Mạch tạo ra dòng điện sửa méo gói:
-Tín hiệu lấy ra từ Pin12 (V.ĐF) của IC 902(Tín hiệu nầy mình ko biết có phải nó có tần số =bằng tần số dao động ngang hay 1 tần số khác ?) wa R501 và C501 vào cực B Q505 ra E cấp cho Cực B Q504 ra C phối hợp với tranfor T503 để tạo ra dòng điện thứ cấp tại chân số 7(8,9) và 10(11,12)
Như vậy hiệu điện thế tại chân 8 và 11 có tần số và fa ko đổi để lấy chuẩn cấp cho bộ phận của mạch sửa méo gói.
-Bên sơ cấp của tranfor T503 tại chân 5 có 1 đường về chân số 7 của Flyback: Đường nầy nhiệm vụ phối hợp tần số méo gói với tần số Flyback cho đồng bộ.
- 2 cây Transitor Q504 và Q505 lấy điện thế phân cực các bạn tự phân tích nhé(từ đây trở về sau mình ko nói nửa).
*/ Cách hoạt động của mạch méo gói:
Toàn bộ tín hiệu sửa méo gói đưa vào chân4(5) của Soc ket CN501.
-Hoạt động IC503 chỉnh tâm màng hình:
Pin5 nhận điện thế dương từ nguồn tại chân16 wa D617(Vcc+< or =12V)
Pin3 nhận điện thế âm từ nguồn tại chân18 wa Diod D618.(Vcc+<or=12V).
Bạn nhìn thấy ko IC503 có lấy 2 điện thế âm và dương nhưng ko có đường mass từ nguồn,mà đường mass nầy đc điều khiển bởi con IC503,dùng làm điện thế nền để cung cấp cho mạch sửa méo gói.
Khi bạn thay đổi độ phân giải chế độ card màng hình thì:
-mạch sub bost sò ngang thay đổi kéo theo các điện thế cung cấp từ Flyback thay đổi theo.
-mạch sub bost sò quét ngang thay đổi kéo theo màn ảnh bị thung vào or nở ra.
Lúc bấy giờ CPU đưa ra lệnh điều chỉnh tâm(tự động) của màng ảnh tại Pin9 IC901wa R510 vào cực B Q517 ra C wa R573 vào Pin2 IC503 xuất ra tại Pin1 wa R527 làm thay đổi điện thế nền: Nghĩa là đã điều chỉnh tâm quét ngang.
Chú ý: Tại đây đối với những máy khác là đường ra của con Tip đó nhe bạn.
-Còn 1 đường nửa chỉnh tâm màng ảnh lấy lệnh ra tại Pin4 IC901(CPU) wa R514 vào cực B Q506 ra E vào B Q518 ra C wa R573 vào Pin2 IC503.Như vậy mạch chỉnh tâm màng ảnh nầy có 2 lệnh: 1 cái tự động và 1 cái chỉnh bằng tay.
-Hoạt động mạch chỉnh Fa của mạch méo gói:
Điện thế nền cung cấp vào chân 10(11,12) và nối vào 1 đầu của 4 tụ Pi (C516=0.36, C523=0.12, C525=0.082, C529=0.047).Còn đầu kia 4 tụ Pi nối vào cực D của 4 cây Fet (Q513,Q512,Q515,Q516).
Các cây Fet nầy dùng để điều chỉnh điện dung của các tụ Pi trên.
Xem như các tụ Pi nầy nối // với 1 tổng trở Z( Tổng trở Z nầy= cuộn dây trong ruột tranfor T503 tại 2 chân11,8 nối tiếp với tụ Pi C507=0.3) xuống mass.
Ko biết các bạn con nhớ ko khi 1 dòng điện xoay chiều đi wa cuộn dây thì chậm fa hơn và wa tụ thì nhanh Fa hơn.Còn tần số thì ko đổi.
Như vậy khi điều chỉnh các cây Fet trên thì điện dung của các tụ thay đổi làm cho tổng trở tại chân 11 T503 thay đổi theo.Nghĩa là Fa của dòng điện sửa méo gói thay đổi theo nhưng tần số ko đổi.
(Mình giải thích theo cách hiểu của mình các bạn đường cười nhé,nếu có cười thì cười miếm chi thôi).
-Tại chân 11 có dòng điện sửa méo gói wa L508 vào chân 2 ra chân 1 của tranfor T505 tạo ra 1 dòng điện cảm ứng tại chân 5 và 3 wa diod Q512 lấy ra bán kỳ dương (có tần số và Fa =tần số và Fa của dòng điện sửa méo gói) cấp cho cực B Q521 ra E wa C543// R511 vào Pin3 IC 501: Đường nầy lấy tín hiệu sửa méo hồi tiếp về IC501 để báo là mạch méo gói có thay đổi nhẳm ổn định Fa của dòng điện quét ngang cho thích hợp.
Còn mổi cây Fet làm nhiệm vụ thay đổi phần nào trên màng ảnh thì mình ko biết.
-Hoạt động mạch Quay màn hình:
Bạn đã sửa wa monitor khi mở máy ra thấy có 1 sợi dây đôi rời nối từ Yoke xuống mạch in đó là dây điều chỉnh quay màng hình đó nhe bạn đồng nghĩa với khi bạn sửa máy xong ko gắn dây nầy vào thì chức năng quay màng hình ko chỉnh đc.
Mạch nầy sử dụng con IC502-LA6500 nó đc cấp tới 3 nguồn Vcc+-=15V và 5V nhưng ko có đường mass.
Lệnh quay màng hình lấy từ Pin3 IC901(CPU) wa R560 vào Pin1 IC502 ra Pin2 và 4 để điều chỉnh cuồn dây rộng nhất trên Yoke.
Chú ý: Lệnh quay nầy chỉ điều chỉnh quay wa quay lại ít thôi chứ ko quay tới 180 độ đâu nhe bạn.
IV/ Phần Convergence (Độ hội tụ):
Độ hội tụ do chỉnh Focus khác với độ hội tụ do chỉnh Convergence nhe bạn:
-Chỉnh Focus là thay đổi điện thế cấp cho lưới G3 đèn hình để điều chỉnh tia phát xạ từ Katod tập trung tối đa tại các lổ của lưới chắn bên trong đèn hình.
-Chỉnh Convergence là điều khiển đường đi của 3 tia RGB phát ra từ Katod để rơi đúng vào các lổ dành riêng cho mỗi tia của lưới chắn bên trong đèn hình.
1/ Các linh kiên liên quan Convergence:
*/ IC702-STK392-91DA(CONV-AMP):Con STK nầy bự tổ bố nằm kế bên Flyback đó bạn.
Sửa máy bạn ko cần để ý con nầy khi nào màng ảnh lên sai Convergence bạn mới nghỹ tới nó.
Pin7,9 nhận nguồn 15V+-- ,Pin8 mass.Bên trong nó chỉ là những mạch khuyếch đại công suất ko liên quan gì tới các mạch khác.
*/ IC701-CXA8070P(CON-CONTROL):
- Pin16,17 nhận lệnh điều khiển từ Vi xử lý.Lệnh nầy đc save vào IC nhớ(IC905-CAT24C08P).
- Pin14 nhận tần số dao động ngang.
- Pin3 nhận tần số dao động dọc.
- Pin10 Vcc=12V.
- Pin13 nhận nguồn 5V và tần số dao động dọc đã đc ổn định từ Pin6 và Pin7 của IC902(?).
- Pin6 cấptín hiệu điều khiển chiều ngang.
- Pin7 cấp tín hệu điều khiển chiều dọc.
- Pin 8 và Pin9 Cấp tín hiệu ngang và dọc chuẩn
(Khúc nầy mình giải thích như thế ko biết đúng ko? Nhờ các bạn góp ý).
2/ Hoạt động mạch Convergence:
Muốn điều chỉnh đường đi của các Electron đc phát ra từ Katod đèn hình thì tại vùng không gian các electron đi wa phải có 1 từ trường thay đổi.
Như vậy mạch nầy tạo ra 1 dòng điện đủ mạnh để cấp các cuộn dây để tạo ra 1 từ trường thích hợp điều chỉnh hội tụ 3 tia RGB rơi vào đúng tại các lổ dành riêng cho mỗi tia của lưới chắn trong đèn hình (còn tần số thì mình ko biết).
C/ Phần Vertical:
1/ Phần nầy xử dụng IC902 làm dao động dọc và IC402-LA7840 làm công suất dọc.
Tín hiệu dao động dọc lấy từ Pin8 IC902 wa trở R406 vào Pin5 IC402 xuất ra tại Pin2 cấp trực tiếp đến chân 6 socket CN501 của Yoke Vert.
Mối còn lại Yoke vert wa trở R403// R405 =1,5 Ohm xuống mass.
Chú ý: Monitor khác với Tivi :
*/Tín hiệu dọc xuất ra Yoke ko wa tụ,nó xuất ra Yoke trực tiếp vì Monitor có chế độ điều chỉnh độ phân giải cho cho phần Vert.
*/ Bạn thấy ko? Nguồn cấp cho IC công suất Vert Vcc+-=15V Nhưng ko có lấy mass trực tiếp mà nó bắt nối tiếp wa Yoke thông wa trở R403//R405=1,5 Ohm.
2/ Tại Pin4 IC 402 nhận tín hiệu V-REF từ Pin5 IC701 wa R410: Tín hiệu nầy đc điều khiển từ PC dùng để đồng bộ với lệnh do PC đưa ra.
3/ Pin7 IC402 lấy ra xung đồng bộ Vert (V Fly) hồi tiếp về Pin19 IC901(?).
D/ Phân tích đường đi của các tín hiệu từ PC wa Monitor:
1/ Tín hiệu H.Sync và V.Sync:
Khi ta mở máy PC(CPU) thì:
*/ Tín hiệu H.Sync vào chân 9 của Socket CN307 nối tiếp chân 7 Socket CN309 tới chân 7 CN 903 wa R937//C933 vào Pin1,2 của IC900 ra Pin4 vào Pin30 của IC901(CPU):
*/ Tín hiệu V.Sync vào chân 8 của Socket CN 307 nối tiếp chân 5 Socket CN309 tới chân 5 CN 903 wa R936 vào Pin20 IC901(CPU)
Nếu 2 tín hiệu đến đây tốt thì CPU ra lệnh mở nguồn tại Pin6 (Remote ON/OFF),Pin 6 IC 901=0V:
- Tín hiệu nầy về điều khiển IC605 tại Pin3 tạo ra nguồn 12V(Chổ nầy mình nghỹ nó chỉ điều khiển nguồn ra 12V thôi, còn nguồn 5V cấp trước phải có hoài khi mở máy để cấp cho IC Vi xử lý trong trạng thái chờ đợi tín hiệu mở nguồn từ PC).
- wa R643 //D624 vào cực B Q604(B=0V=>Q604 ko dẫn) mạch dò sai hoạt động bình thường
*/ Bạn nghỹ thế nào khi mở nguồn Monitor hiện ra màng hình chờ đợi CPU có chử No Sicnal?.
Còn mình nghỹ: Ta mở máy chưa gắn cáp tín hiệu CPU,mọi thứ đều tốt thì nguồn chạy bình thường lúc ấy tại Pin6 (Remote ON/OFF) có điện thế OV.
IC 901(Vi xử lý) chờ đợi 2 tín hiệu H.Sync và V.sync : Nếu ko có thì tại Pin6 chuyển sang trạng thái cao Volt đưa về:
- Pin3 IC605 làm cho IC nầy ko suất ra 12V nên màng hình tắc,Lúc bấy giờ nguồn 5V vẫn còn để nuôi con IC xử lý trong trạng thái chờ đợi.
- Wa R643//D624 vào cực B Q604 làm cho Q604 dẫn=>xem như R629//630 =>điện thế phân cực cho TL431 thay đổi=>nguồn chạy yếu lại:Nghĩa là các điện thế ra bên thứ cấp thấp Volt hơn.
2/ Tín hiệu màu RGB:
Tín hiệu màu RGB lấy từ CPU cấp các chân 2,4,6 Socket CN307 wa các tụ C101,201,301 và trở R112,212,312 vào Pin1,3,5 IC006-CXA2093AS khuyếch đại xuất ra 21,19,17 wa 3 tụ C102,202,302 vào Pin6,8,10 của IC001 ra Pin25,22,18 wa R104,204,304 vào Pin8,9,11 của IC002 ra Pin1,3,5 Cấp cho 3 Katod của Đèn hình.
Như vậy tín hiệu màu RGB nầy vào và ra wa 3 con IC006,001,002 nhưng khi vào và ra mỗi con IC còn có các nghiệm vụ khác nửa:
a/ phân tích IC006:
*/ Pin6,16,18 nhận nguồn 5V.
*/ Pin7 nhận tín hiệu màu đỏ từ CPU để hiện màu đỏ của bảng Menu điều chỉnh(?).
*/ Pin12 thay đổi độ mịn của màu:
Khi ta điều khiền CPU thay đổi chế độ 16 bit or 32 bit thì lệnh ra từ CPU vào 2 chân 3 (DDC SDA=điều khiển dữ liệu) và chân 2 (DDC SCL=điều khiển xung clock) của Socket CN310 nối tiếp socket CN311 tới chân 2,1 của CN902.lệnh nầy wa R957,R958 vào Pin34,35 của IC901(vi xử lý) xuất ra tại Pin 5(SHARP1=độ nét).
Wa R919 vào chân 2 CN903 nối tiếp chân 2 CN309 wa R054 vào Pin12: Đường nầy có nhiệm vụ làm thay đổi độ mịn của màu.
*/ Pin 14 nhận tín hiệu đồng bộ màu xuất ra từ Pin28 của IC901(CPU).
*/ Pin 13 (CLAMP=kẹp) nhận tín hiệu kẹp màu từ Pin 22 của IC901(CPU):Nghĩa là khi ta thay đổi chế độ độ phân giải card màng hình thì Vi xử lý đưa ra lệnh ON/OFF tại Pin22 IC901 để tắc và mở tín hiệu RGB.
b/ Phân tích IC001:
*/ Pin1,2 nhận lệnh điều khiển chỉnh độ cân bằng trắng RGB từ Pin36,37 của IC901(CPU) kết hợp với IC nhớ tại Pin5,6 của IC905 (24C08P) để sau khi chỉnh xong ghi vào bộ nhớ 1 cách tự động.
Nghĩa là sau khi ta chỉnh cân bằng trắng RGB xong thì vị trí ấy đã ghi vào bộ nhớ.
*/ Pin3,4,5 lấy ra xung xóa hồi RGB cấp cho Pin1,2,3 của IC004-TDA6103Q tại đây IC004 nhiệm vụ lọc lấy ra xung xóa hồi thật sạch( nhờ mạch hồi tiếp tại Pin 7,8,9 wa 3 trở R310,210,110) cấp xung âm( sau khi wa 3 diod D306,206,106) cho 3 katod đèn hình.
Bài này đã được tách thành chủ đề riêng, xem tiếp tại đây:
PHÂN TÍCH MẠCH MONITOR HIỆU DELL,MODEL: D1025TM và CÁCH ĐÁNH PAN - Diễn đàn Phần cứng
--------------------
LA VĂN HOẠNH - CAI LẬY,Tiền Giang
Email:lahoanh2009@yahoo.com - Phone : (84) 073.3826028 & 073.3710472
CHUYÊN SỬA TIVI,MONITOR,RADIO-CASSETTE-TIVI,DVD,VCD, LẤP RÁP CÀI ĐẶT MÁY VI TÍNH VÀ BÁN LINH KIỆN THAY THẾ.
Như vậy chú đã phân tích bên phần sơ cấp
Với phần thứ cấp và mạch hồi tiếp so quang dùng MDC8105TV kết hợp TL431 lấy áp mẫu, áp mẫu này sẽ thay đổi phụ thuộc vào tín hiệu remote on/off từ vi xử lý CXD986925-CYL điều khiển con Q604. Như vậy thì điện áp thứ cấp sẽ thay đổi phụ thuộc vào tín hiệu remote on/off?
Vì lý do nào đó tải nguồn bị chập or ăn cường độ cao thì IC Vi xử lý ra lệnh Remote ON/OFF wa trở R643// Diod D624 vào cực B transitor Q604"
Vậy thì MẠCH PHÁT HIỆN báo về vi xử lý để ra lệnh remote on/off nó hoạt động ra sao vậy chú?
còn khi vi xử lý ra lệnh remote on, thì Q604 dẫn, lúc này ta có thể xem R629 như là song song với R630, áp rơi trên R630 sẽ thay đổi, tức là áp ở chân số 1 của TL431, áp hồi tiếp thay đổi. suy ra điện áp thứ cấp thay đổi. Như vậy thì tại sao chú nói mạch nguồn bị cúp?(cái này cháu chưa hiểu lắm???)Cháu ko phải là thợ, chỉ là đam mê điện tử thôi nên trình độ phân tích mạch hạn chế lắm, mong chú giúp đỡ
Còn mạch bảo vệ tim đèn thì đơn giản
-Mạch phát hiện báo vi xử lý ra lệnh ON/OF: Mình ko tìm ra.
Sở vỉ mình đoán mạch nầy là vỉ khi sửa máy trong thực tế mình đã gặp trường hợp điện thế B+ cấp cho sò ngang ra Volt lúc cao lúc thấp,Kim đồng hồ dao động lên xuống hoài.
Khi ấy mình tháo con IC công suất sắc or con IC công suất Vert or đèn hình yếu thì điện thế tại B+ hết nhấp nhái.
Còn giải thích lý thuyết mình ko hiểu.
Vậy nếu bạn hiệu như thế nào có thể góp ý mình để sửa lại bài viết hoàn hảo hơn.
-Còn ý 2: Xin lỗi mình ko để ý thấy con trở R629=5k.
Mình đã sửa lại rồi.
cháu cũng ko rõ nữa, nhưng xét về phần bảo vệ thì có những mạch bảo vệ như sau:
1-bảo vệ quá dòng cho Fet nguồn, lấy áp từ chân S của Fet nguồn qua điện trở R617 về chân 7 IC dao động
2-bảo vệ quá áp, lấy điện áp từ chân 2 của biến áp nguồn cuộn hồi tiếp, qua diod nắn và qua trở R619 về chân 6 IC dao động chân này nếu áp lớn hơn 2,5 V sẽ ngắt dao động
Còn tín hiệu remote on/off từ vi xử lý nhằm điều chỉnh áp mẫu hồi tiếp, điều chỉnh điện áp thứ cấp hay sao đó, chứ cháu ko nghĩ đó gọi là mạch bảo vệ, và thực sự nó cũng không ngắt dao động. còn phân tích cụ thể cháu ko rõ?có ai nhào vô giúp sức giùm chú Hoạnh và e với?
Nhận thấy màn hình Monitor CRT hiện tại hư rất nhiều và nó rất khó sửa so với Tivi, giá thành cái Monitor rất rẻ.
Nếu bạn nào muốn sửa mình xin hướng dẫn cho các bạn những điều cơ bản cần phải biết khi sửa Monitor nhe bạn.
I/Về mặt Lý thuyết:
*/Bạn phải nắm vững về mặt Lý thuyết Căn Bản Tivi vì mạch nó tương đối giống Tivi.
*/Bạn phải có kinh nghiệm đánh Pan Tivi tương đối vững.
Tài liệu tham khảo:
Lê Quang Vinh – lqv77 | Downloads
Lê Quang Vinh – lqv77 | Downloads
II/Về mặt Thực Hành:
Bạn đã trải wa sửa Tivi,tháo máy ra thì rất đơn giản nhưng wa Monitor CRT có nhiều bạn ko biết chổ nào tháo vỏ máy ra đc.
Để mình hướng dẫn cho bạn cách tháo vỏ máy và tư thế để máy,board mạch chuẩn bị sửa máy nhe:
Cách mỡ vỏ máy:
1/ Chân Máy: Bạn lấy con vit đè vào cái nghàm khóa rồi đẩy chân nghươc lên trên .
2/ Vỏ máy: Nếu máy gài bằng Óc thì dể rồi,mình chỉ cho bạn cách mở máy gài bằng nghàm mũ nhe:
Bạn tháo hết các óc nhìn thấy đc nhưng ko lấy vỏ máy ra đc,chứng tỏ vỏ máy đã gài bằng nghàm đó nhe bạn:
Sau khi tháo các óc ra hết bạn để máy tư thế lại bình thường nhìn trên thân máy có 2 or 3 cái lổ nhỏ,1 tay kéo vỏ ra ,1 tay lấy con vít dẹp thọt vào các lổ ấy cho hở ra từng nghàm thì OK ngay.
3/ Tư thế để máy: nếu Board mạch có gắn các dá đở bắng sắt thì bạn phải tháo hết ra ngoài rồi lấy riêng cái board mạch .
Úp màn hình xuống mặt bàn,gắn board mạch trở lại Và chỉ gắn dây Yoke và 1 dây max của đèn thì đc rồi.Nhớ lấy giấy hay tập cách ko cho sườn máy chạm mass.
Lúc bấy giờ bạn có thể ghim điện và mở nguồn đc rồi đó.
Chú ý quan trọng:
Đến đây mình chỉ cho các bạn đánh pan nhanh và các pan thường hư nhất nhe bạn:
1/ Bạn kiểm tra thẳng con sò ngang liền:
Dùng đồng đo Rx1 đo 2 chiều 2 cực EC liền:
*/ Nếu Kim 1 chiều lên Ohm và 1 chiều Ko lên kim thi chứng tỏ sò ngang tốt.
*/ Nếu 2 chiều đều lên Ohm :
Thì bạn phải tháo sò ngang ra liền kiểm tra nguội sò ngang:
- Đo EC và BCE Chạm: bạn khoang thay sò vô nhe, bạn phải kiểm tra các phần khác trước như nguồn cấp sò ngang,dao động,Flyback...
- Đo BE và BC bị rỉ :Bạn kiểm tra dao động và các mạch quay về từ Flyback.
2/ Cuộn Flyback monitor có cái tụ trong ruột dùng nắn siêu cao thế thường bị chạm or rỉ (gần 90%) Bạn kiểm tra cái tụ nầy liền nhe!
Để thang đo Rx1k or 10k đo từ núm ** siêu cao thế với mas or ABL.
*/ Chổ nầy tuyệt đối 2 chiều kim ko lên chứng tỏ khả năng tụ còn tốt(Chi còn trường hợp lúc rỉ, lúc ko rỉ cái nầy cũng dể biết là khi lên màn hinh ánh sáng tắt rồi có ?)
*/ Nếu kim lên chút ít thì chắc cú hư tụ.Phải đem cho thợ thay tụ trong Flyback thôi.
Sau khi kiểm tra 2 cái trên,nếu OK hết :
- Một tay mở nguồn,một tay đo Volt tại đầu dương or âm của 1 con diod nào đó sau Flyback nếu có ra Volt :chứng tỏ Playback đã chạy.
Đến đây có 2 trường hợp xảy ra:Số Volt nầy còn hoài và có volt rồi mất.
a/ Nếu còn hoài:bạn kiểm tra tiếp đ/t G2 coi có ko?.Nếu có khoảng 1 trăm mấy chục Volt,mà chưa ra sáng thì bạn phải đánh pan trên board đèn hình.(Kiểm tra cây IC công suất sắc).
b/ Nếu có rồi mất:Bạn kiểm tra đường hồi tiếp từ Playback quay về dao động ngang, khuyếch đại công suất sắc,IC vert...Tìm lý do vi sao Vi xử lý ko cho mở nguồn.
A/Phần Nguồn:
Muốn biết nguồn đã chạy chưa bạn chỉ cần đo bên thứ cấp có nguồn 5 Volt cấp trước chưa?
1/ Nếu chưa có 5 Volt cấp cho xử lý:Bạn đánh bên phần sơ cấp bộ nguồn.
Bộ nguồn monitor đa số gồm 2 phần rỏ ràng (Dao động và công suất) và phần bảo vệ (đa dạng).
Dao động và công suất bạn cò thể cô lập ra để đánh pan từng phần đc.
*/Công Suất: Bạn tháo Cây Feet or Transitor đo nguội đc. Kiểm tra các điện trở xung quanh cây công suất nầy.
*/Dao động: Có 2 cách cấp nguồn 12V trước cho Ic dao Động:
- Cách đơn giản là gắn 1 điện trở vài trăm KOhm từ nguồn B+ 300VDC vào chân Vin của Ic dao động.(Cách nầy dể hư IC dao động lắm)
-Cách 2 thường cấp nguồn cho Ic dao động wa cây Tr or Feet nối tiếp với nguồn khoảng 50VDC trở lên.(Cách nầy nếu máy có sợ cố mạch bảo vệ làm việc ko cấp nguồn cho dao động).
Chú ý:Muốn biết dao động chạy chưa ban xem bên chủ đề Kinh nghiệm Sửa Tivi nhe mình đã viết rồi đó.
*/Bảo Vệ:Rất đa dạng minh ko tập hợp đc các bạn tự nghiên cứu nhe.
2/Nếu có 5Volt rồi :
Bạn kiểm tra tiếp B+ khoảng 50VDC>80VDC(cái nầy tùy mạch) cấp cho sò ngang or B+ cấp cho sò Yoke.
a/Nếu ko có B+ nầy:Bạn cô lập sò ngang và sò Yoke ra:
Mở nguồn:
*/ nếu có điện thế B+ nầy thì bạn đánh Pan trên đường B+ dài tới Play Back và Yoke.(Phần nầy mình sẻ nói sau).
*/Nếu ko có B+ nầy:Bạn cô lập tiếp nguồn cấp cho IC giải mã màu và IC công suất Vert.
*/Đến đây nếu vẫn ko có điện thế ra bạn phải kiểm tra nguội các linh kiện xung quanh coi nơi nào bi chập tải.
b/Nếu có ra B+ nhưng ko đủ Volt Bạn phải đánh pan trên mạch dò sai của bộ nguồn.
Chú ý:Khi bạn thay các linh kiện sai cũng sinh ra bệnh thiếu Volt nửa đó nhe bạn.
Đến đây máy bạn đã ra đầy đủ điện thế bên thứ cấp rồi đó.Đèn nguồn màu vàng đã cháy.
B/Phần Mở Nguồn Từ CPU wa Monitor:
Đối với Tivi đến đây bạn sửa phần Flyback trước nhưng Monitor thì bạn nên kiễm tra chế độ mở nguồn từ CPU wa Monitor trước vì giai đoạn nầy bạn có thể xác định đc nhiều IC có làm việc ko?như IC Vi xử lý, Dao động ngang..v.v..
1/Bạn gắn dây cáp tín hiệu từ CPU wa Monitor xem thử coi đèn Vàng có đổi wa màu xanh ko?
*/Nếu có thì Ok bỏ wa phần nầy.
*/Nếu đèn vàng vẫn ko thay đổi thì bạn nên kiểm tra phần nầy trước nhe bạn.
Phần nầy nhiệm vụ chính là lấy xung SV và SH từ CPU đưa vào Ic xử lý để làm nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Như mở nguồn chính,Điều khiển lệnh Sub Bost B+(Cấp cho sò ngang),Lệnh mở dao động ngang....
Mình hướng dẫn cho bạn kiểm tra phần nầy nhe:
a/Bạn nên tháo sò ngang và cây Feet điều khiển Sub Bost B+ cho sò ngang ra:
Nhanh nhất: Mở nguồn Monitor trước,dùng đồng hồ thang đo 50VDC đo tại chân G cây Feet(sub Bost), Mở CPU cho chạy từ chế độ Dos vào tới Win tại chân G có thay đổi và đèn vàng đổi sang mau xanh chứng tỏ mạch nầy đã ổn.
Tới đây bạn gắn sò ngang vào đc rồi đấy.
b/Nếu ko:Bạn kiểm tra lại mạch nầy nhe,Bắt đầu:
*/Tư thế khởi động CPU thường xuyên để lấy xung SH va SV Nhớ đừng tắt ngang (coi chừng hư Ổ cứng) mà xử dụng bàn phím bấm nút Có lá cờ,U và R.Đo trên Board đuôi đèn hình tại 2 vi trí SH và SV phải có điện thế thay đổi khoảng 0,5VDC .Nếu có thay đổi chứng tỏ dây dẫn tín hiệu còn tốt.
*Nếu ko bạn kiểm tra dây nhe:
Tháo dây tín hiệu ra đo Ohm:
Lật đít Socket gắn CPU lên bạn thấy 5 chân trên 1 hàng ngắn chưa? Chân giữa là chân SH đó nhe bạn và 2 chân kế bên có 1 chân là SV .Như vậy muốn biết chân SV và SH ở đâu bạn nhìn 5 chân 1 hàng ngắn:Chân giữa và 1 trong 2 chân kế bên nó chính là chân SV đó nhe bạn.Sợi dây nầy bạn chỉ cần chú ý 2 chân nầy thôi Còn các chân khác nếu đứt tính sau.
*/Kiểm tra điện thế 5V or 12V Cấp cho các IC có liên quan đến đường nầy.
*/Bạn phải phăng cho ra đường in của 2 xung SH và SV vào IC Vi Xử Lý.Nếu lệnh nầy tới chân in IC VXL xem như đã ổn.
Đến đây bạn kiểm tra phần sau Xử lý.
C/Kiểm tra Xử Lý:
*/Xem nguồn 5VDC cấp trước có chưa?.
*/Đo tại chân thạch Anh có 1 đến 2,5 chưa?.
*Bấm Power xem coi có lệnh mở nguồn chưa?.
*/Thay thử IC nhớ trước nhe bạn vì nếu con nầy hư thì xử lý cũng liệt luôn.
Đến đây nếu mọi thứ đều Ok thì hư IC xử lý rồi.
Tâm sự tí nhé:Nếu mình gặp máy mà kiểm tra tới đây ko ra pan thì cho nó bái bay vì giá trị cái monitor ko bao nhiêu tiền ngồi mò hoài chán lắm.
C/Phần Flyback:
Tới đây khó nhe bạn.Tạm thời mình chia phần nầy ra lam 3 phần: Phần sò ngang, Phần méo gói và phần Sau Flyback:
I/Phần Sò Ngang:
Monitor khác với Tivi điện thế B+ cấp cho sò ngang luôn thay đổi tùy theo chế độ,độ phân giải Card Màn hình. Để tạo B+ thay đổi nầy Monitor có mạch khoảng giữa nguồn và sò ngang một mạch Sub Bost.
a/ Mạch Sub Bost:Lấy lệnh điều khiển từ dao động ngang wa 2 cây transitor thuận nghịch phối hợp trở kháng đưa vào cực G con Feet cho ra điện thế B+ thay đổi tùy theo chế độ phân giải Card màng hình.(Lệnh nầy đc điều khiển bởi 2 xung SH và SV)
Bạn muốn biết lệnh nầy có chưa?Tháo Feet ra,đo tại cực G thấy có Volt AC(dùng tụ Pi cô lập DC nhe bạn nếu bạn có kinh nghiệm đo DC cũng đóan ra đc lệnh nầy có chưa) thay đổi khi mở CPU chạy từ Dos vào Win.
*Tại đây Feet có 2 loại thuận và nghịch:
-Feet nghịch (IRF 640):Bạn nhìn thấy cực D xuống max (or wa điện trở vài Ohm xuống max) và điện thế từ nguồn ra <110VDC(khoảng 50V>75V) thì đó là Feet nghịch(mình gọi Feet nghịch).
-Bạn gặp Feet loại nầy nếu hư tháo nó ra bên cực S vẫn có B+ cấp cho sò ngang.
-Bạn cứ đóng sò ngang vào nhớ kiểm tra coi dao động ngang có chưa nhe bạn.(Đo AC tai cuộn Driver).
Ko cần quan tâm tới cây Feet nầy sẻ làm sau.
Các thứ phía sau nếu tốt nó phải ra ánh sáng và hình nhưng thiếu 2 bên chiều ngang và ánh sáng hơi tối.
- Gắn Feet vào thấy điện thế cực S sau cây Diod nắn xung B+ có Volt cao hơn thì mạch nầy đã ổn.
Chú ý đánh Pan:
Đóng sò ngang vào máy chạy bình thường.Bây giờ bạn phải gắn cây Feet vào.Chạy thử và thay đổi độ phân giải CPU nếu bình thường thì OK 100%.Bắt đầu suy nghỹ tính tiền(nhớ chia mình tỷ lệ phần trăm với nhé! Hi Hi ) nếu ko hút thêm 1 điếu thuốc suy nghỹ làm tiếp.
- Chạy chút nếu chết sỏ ngang lý do tai B+ cấp sò cao Volt rồi.(cái nầy thường xảy ra lắm nhe bạn)
Bây giờ bạn phải sửa mạch Sub Bost trước.:
kiểm tra ngược từ cực G cây Feet về cây dao động:Thường hư 2 tr thuận nghịch,các điện trở.
- Feet Thuận:
Gặp loại nầy bạn phải sửa mạch Sub Bost trước vì nguồn cấp B+ khi chưa tải lên tới >150V(Ko xác định đc cây Feet có regu đc chưa)
Bạn lấy bóng đèn 60W or 100W làm tải giả.
Nếu sụt áp xuống khoảng < 110VDC thì bạn mới gắn sò ngang vào nhe.
Còn ko thì nó ăn sỏ ngang nhanh lắm nhe bạn.
II/Phần Méo Gói:
Cái nầy chua lắm bạn ơi!Đối với Tivi cái nầy wa dễ nhưng monitor thì rất khó nhe bạn vì monitor nó có chế độ điều khiển độ phân giải màn hình tự động
Tới đây nhiều bạn cứ đè đầu thay các tụ Pi cao Volt Và cập thêm or bớt trị số điện dung của tụ.Cách làm giống như sửa tivi.
Nếu bạn nào sửa theo ý trên là bạn đánh pan sai phương hướng rổi nhe bạn(?). Bạn chỉ giải quyết ép thoi chứ thật sự chưa đúng.
Thuông thường nếu gặp pan sai méo gói,thiếu or dư ngang,thiếu or dư dọc Bạn phải kiểm tra các phím bấm trước coi nút nào còn tác dụng ,nút nào ko tác dụng.
Mình hướng dẫn cho bạn kiểm tra từng phần nhe:
1/Thiếu or Dư ngang:
*/Dư Ngang: Màng hình bẹt 2 bên mất chữ Start mặt dù chỉnh vẫn có ấp phê ra vô đc nhưng ko đạt theo ý muốn.
-bạn biết điện thế nển của các cây Feet dùng để điều khiển méo gói ko?(mình gọi nó là điện thế nền vì tại đây giống như max của các cây feet chỉnh méo gói nối chung các cực D với nhau).
Chú Ý Quan trọng: Tại đây điện thế phải có từ 12V>45VDC nhe bạn.
Nếu bạn đo tại đây sai điện thế nầy thì bạn chỉnh bun ngang ko bao giờ đc kết wa tốt.
Chổ nầy sai điện thế có rất nhiều nguyên nhân:
1/Playback bị rỉ siêu cao thế làm cho siêu cao thế chạy mạnh wa.(cái nầy mình gặp rồi trả giá cái máy nầy khoảng 1/2 tháng)
nó hư cây Típ 122 hoài.mình cho nó chạy ép vài ba ngày đến khi Flyback phình bụng ra sau đó thay cục Flyback khác mới hết bịnh.
2/B+ cấp sò ngang or sò yoke cao wa or thấp wa cũng làm cho chổ nầy sai Volt.
3/Thay sò ngang mạnh wa.
*/Thiếu ngang:
Thông thường do B+ cấp cho sò ngang thiếu Volt or cây Tip dãn ngang rỉ mất chất lượng,Các tụ Pi cao Volt rỉ.
2/Sai méo gói:
Nếu bạn chỉnh nút H.size(chỉnh bun ngang) lên xuống thấy màn hình dản ra ngoài và thụt vô trong được nhưng vẫn còn bị méo gói.Xem như phần dãn ngang đã OK.Nhưng máy bị méo gói sai convergen.
Bây giờ bạn chỉ cần kiểm tra lệnh sửa méo gói từ IC Vi xử lý đến các cây Feet sửa méo gói thôi nhe bạn.
Các cây Feet nầy chỉ là phần phụ giúp cho cây Tip dản ngang mà thôi nhằm chỉnh cho màng hình ngay thẳng trên khung ảnh
Đến đây nếu có gỉ ko đúng các bạn thông cảm bỏ wa cho.
xin chào!
--------------------
LA VĂN HOẠNH - CAI LẬY,Tiền Giang
Email:lahoanh2009@yahoo.com - Phone : (84) 073.3826028 & 073.3710472
CHUYÊN SỬA TIVI,MONITOR,RADIO-CASSETTE-TIVI,DVD,VCD, LẤP RÁP CÀI ĐẶT MÁY VI TÍNH VÀ BÁN LINH KIỆN THAY THẾ.
Sự khác nhau giữa TiVi và Monitor:
1. Màn hình vi tính về cơ bản gần giống tivi, so với tivi nó không có khối kênh, trung tần, mạch AV, giải mã màu và hầu hết không có mạch khuếch đại âm thanh. Nhưng nó khó sửa hơn vì tính chính xác cao, đòi hỏi độ ổn định cao, mà khác biệt lớn nhất là mạch quét ngang và vấn đề HV.ADJ.
2. Vài khác biệt phụ khác:
- Công suất mành không dùng tụ suất mà nối thẳng (vì tần số mành phải thay đổi theo tần số làm tươi)
- Sợi đốt đèn hình dùng nguồn DC 6,3v lấy từ nguồn chứ không dùng xung từ cao áp
- Điện áp cho mạch KĐCS RGB khoảng 75v (ở tivi thường là 180v)
- G1 khi máy chạy khoảng -25v đến -70v, khi tắt máy -150v (mạch dập tia đưa vào G1, ở tivi mạch dập tia đưa vào K hoặc tự trong cao áp).
- Có mạch điều chỉnh dãn ngang và sửa méo gối ngoài (ở tivi sửa méo gối bằng chính cuộn lái tia).
3. Khác biệt lớn chính là mạch quét ngang. B+ không cố định mà thay đổi theo tần số (khi thay đổi độ phân giải, thay đổi bit màu, thay đổi tần số làm tươi thì tần số dòng cũng thay đổi theo), theo dòng tải cao áp (ảnh sáng hoặc tối, ảnh co vào dãn ra). Việc này thực hiện nhờ mạch bost nguồn.
Nguyên tắc của mạch này là từ cao áp có mạch phản hồi về ic dao động để điều khiển mạch bost hoạt động tăng hoặc giảm B+ sao cho cao áp ra luôn ổn định trong mọi trường hợp.
Vì vậy tuyệt đối không tùy tiện thay đổi tụ nhụt
Lý thuyết soi sáng thực tế.
Nếu không có lý thuyết mà chỉ học "võ" thì chỉ làm được bệnh quen máy quen, mà cũng không phải 100% đúng, sang máy lạ bệnh lạ hoặc phát sinh thêm là tịt.
Thực tế tỷ lệ bệnh méo gối ít gặp.
Méo gối thường đi kèm với dãn ngang không chỉnh được hoặc co ngang không chỉnh được.
Với trường hợp co ngang méo gối kiểm tra loại trừ do B+ yếu, nối tắt C-E đèn dãn ngang mà ảnh dãn ngoác ra là đích thực do đèn dãn ngang chưa dẫn, kiểm tra đèn và mạch cực B
Với trường hợp dãn ngang méo gối cũng loại trừ lỗi B+ trước, tháo đèn dãn ngang ra: -nếu ảnh co lại nhiều là do đèn dãn ngang dẫn bão hòa, kiểm tra đèn và mạch cực B
-nếu ảnh vẫn dãn không co tý nào là do chập LK // với đèn dãn ngang xuống mát, hoặc do cao áp sắp chết cũng gây dãn ngang (đi kèm ăn dòng nóng sò)
Một vài trường hợp đặc biệt lỗi IC nhớ cũng gây méo gối.
CÁCH KIỂM TRA PHẦN NGUỒN MONITOR CRT;
Xin chào tất cả các bạn!:
Về vấn đề về monitor CRT mình ko biêt nhiều lẳm nhưng cũng xin mạo muội đỏng góp 1 sổ ý kiến như sau:
THỨ NHẤT chúng ta phải hiểu màn hình CRT có 2 loại, 1 loại có màn hình chờ (ON SCREEN), VÀ 1 loài không có màn hình chờ (NO SCREEN).
- Đối với loại có màn hình chờ (On Screen), thì ko cần CPU máy vẫn chạy trên màn hình sẽ nổi Logo của máy hoặc bảng chuẩn sọc mầu.
- Còn đối với loại ko có màn hình chờ thì khi bật máy ,đèn báo nguồn mầu xanh sáng vài s sau đó chuyển sang mầu vàng. (MÁY Ở CHẾ ĐỘ OFF STANBY). LOẠI MÁY NÀY PHẢI GẮN CPU VÀO THÌ MỚI CHẠY.
VỀ vấn đề khi sửa chữa thì bác La Hoạnh và mấy anh em ở trên đã nói tương đối kĩ. Ở đây mình chỉ xin bổ sung mấy vấn đề như sau"
1: Về phần nguồn: Một số máy dùng ic có dao động và công suất luôn. Loại nguồn này sửa chữa thì dễ rồi, mình không nói thêm. Một số máy sử dụng MOSFET làm công suất, sẽ có 1 ic dao động riêng. IC dao động thường sử dụng KA3842 HOẶC TEA1504. Đối với loại nguồn này, khi sửa chữa ta lưu ý:
1.1 Phải gỡ bỏ MOSFET ra khỏi mạch trước khi sửa. Đo nguội mấy con R và D từ cực G của công suât tới chân dao động ra của IC.
Lưu ý: Nếu máy dùng 3842 làm dao động, thì khi chêt MOSFET thường chết cả IC dao động luôn.[/i]
1.2 Thay KA3842 vào và đo điện áp tại chân số 7 phải có 12-14v DC. Điện áp ở đây thấp hơn 12v, IC ko làm việc (chân này thường lấy từ nguồn 300V qua R khoảng vài trăm K đưa về)
1.3 Nếu IC đã làm việc tốt thì tại chân 6 phải có điện áp nhấp nháy từ 1,6 đến 2,3 v (chân này là chân dao động ra điều khiển cực G của MOSFET). Nếu mất điện áp này ta kiểm tra điện trở và đi ôt trên đường đi của nó.
1.4 Đo tại chân 3 phải có điện áp 0,1v. Chân này có 1 R = 1k nối về S của MOSFET công suất qua R 0,22 ôm xuống mát (2 R này rât hay chết)
1.5 Khi đã có điện áp dao động trên dưới 2v tại chân G của công suất, ta gắn MOSFET vào là ok.
1.6 VỀ PHẦN THỨ CẤP: các điện áp ra
* 50-200v (tùy từng máy) cấp cho boot và cao áp
* +14 và -14v cấp cho ic mành
* 12v và 5v cấp cho ic dao động và VXL và 1 số mạch khác
* 70-80V CẤP CHO Khuyếch đại công suất sắc (KDCSS)
* 6v cấp cho đôt tim (H)
CHẠM CHẬP BẤT CỨ ĐƯỜNG NGUỒN NÀO. NGUỒN NGỪNG HOAT ĐỘNG. (chỉ còn tiếng lách tách bên sơ cấp)
2: Về phần BOST:
CÓ 2 DẠNG: BOST NÂNG ÁP VÀ BOST HẠ ÁP
* BOST HẠ ÁP: thì MOSFET thường dùng j449, j512 vv điện áp từ 180-200v từ nguồn qua quộn dây L tới S và lấy ra ở D,qua đi ôt tới chân B+ của cao áp. (Tại chân B+ của cao áp điện áp khoảng 130-150v)
*BOST NÂNG ÁP: thì MOSFET thường dùng IRF630, IRF640, IRF740... . Điện áp 50v từ nguồn qua 1 quộn dây L tới D của mosfet bost S nối mát. tại D có khoảng 75v qua 1 di ôt tới chân b+ của cao áp (chân B+ của cao áp có khoảng 85-110v, tùy từng máy).
2.1 Đường dao động dòng có thể là 1 hoặc 2 đường riêng (có nghĩa là xung dao động cấp cho tầng bost và công suất dòng có thể chung nhau hoặc là 2 đường khác nhau).
2.2 Điện áp cấp cho bost phải có chênh lệch giữa G-D hoặc G-S (CÁI NÀY LIÊN QUAN TỚI XUNG MỞ TẠI G)
2.3. Đối với Bost hạ áp: nếu như tầng này hoạt động tốt, thì điện áp tại chân B+ của cao áp sẽ = 2/3 nguồn. Nếu tầng này không hoạt động thì tại chân B+ của cao áp, điện áp sẽ rất thấp hoặc = 0v
2.3.2 Còn với bost nâng áp: thì tại chân B+ của cao áp, điện áp sẽ gấp 2 hoặc 3 lần điện áp nguồn. Nếu tầng này không hoạt động thì chân B+ của cao áp điện áp chỉ = nguồn
2.4 Cần phải để ý tới cực S của bost nâng áp, tại đây có 1 đường chạy về VXL và dao động (đường này gọi là xung hồi) nhằm tự điều chỉnh dẵn nở tùy theo độ phân dải. Đường này còn có chức năng PROTECTOR.
Một số cách thử và chú ý với mạch bost nguồn:
1- với mạch bost từ nguồn thấp lên cao ( nâng áp từ 50v lên)
- Loại mạch này khi sửa an toàn hơn, mạch bost không chạy B+ vẫn = 50v, nếu chập đèn bost chỉ mất nguồn mà không chết sò dòng
- Tháo đèn bost ra ngoài vẫn có B+ = 50v, khi đó cao áp chạy yếu hơn bình thường, màn tối co ngang dãn dọc nhưng vẫn có thể thử để loại trừ được hỏng cao áp, lái tia, đèn hình, dao động ngang ... mà đỡ phải trả giá chết sò, chỉ còn mạch bost và HV.ADJ
- Một số màn đời mới nhất bỏ đèn bost ra không chạy mà chỉ cập cạch chạy ngắt do hồi tiếp về không đủ mức làm khiển ngắt mở liên tục.
- Không được để mạch bost chạy không tải hoặc dùng tải giả vì B+ sẽ vọt rất cao do mất hồi tiếp cho mạch HV.ADJ, để lâu lâu có thể nổ tụ lọc B+ chết đèn bost.
2- với mạch bost từ nguồn cao xuống (hạ áp từ 180v xuống)
- Loại mạch này khi mạch bost không chạy B+ = 0, để không tải B+ cũng chỉ = 180v.
- Nếu chập đèn bost sẽ chết sò dòng ngay tức khắc
- Muốn thử chạy cao áp chế độ yếu để loại trừ tìm bệnh thì có thể tháo đèn bost ra ngoài, câu B+ từ nguồn 75v (nguồn cho KĐ RGB)
Nói chung dù mạch bost loại nào cũng cần chú ý đặc biệt đến mạch HV.ADJ vì nó điều khiển mức B+ (điều khiển mạch bost chạy khỏe hay yếu)
PHÂN TÍCH MẠCH MONITOR CRT HIỆU DELL D1025TM
Link Download lược đồ:
DELL D1025TM.pdf
DELL_D1025TM.pdf ( 514.63k ) Số lượng tải: 33
A/ BỘ NGUỒN:
1/ Linh kiện liên quan bộ nguồn:
*/ IC601-MC44603( SW-REG-CONTROL): Giao động nguồn chính. (Mạch ví dụ)
*/ Q602-BC40: Feet nguồn.
*/ T601 Tranfor nguồn.
*/ IC605 TDA8138: IC Reg tạo 5V và 12V cấp trước (Mạch ví dụ)
*/Q601 và Rơle RY601:Khử từ.
2/ Phân tích bộ nguồn:
a/ Phần sơ cấp:
*/ Ghim điện vào mở công tắc:
-Nguồn cấp cho giao động: wa trở R610(47k) vào Pin1,2 con IC 601.Nhiệm vụ tạo dao động nguồn trước.
Nếu IC chạy(Cô lập Feet Q602) thì Pin3 phải ra xung nhịp từ 2-3VDC.
-Nguồn 300VDC được chỉnh lưu bởi Diod D601 wa trở hạn dòng R605 vào chân số 9 Tranfor nguồn ra chân số 5 cấp cho cực D con Fet Q602(BC40).
-Khi nguồn chạy tại chân số 2 Tranfor nguồn có điện thế hồi tiếp AC tần số bằng với tần số dao động của nguồn,tại đây nó chia ra 3 đường:
*/ 1 đường wa diod D610 ra DC phối hợp với trở R615(180k) , trở R643(15k) xuống mas và Pin5 của IC 601 Tạo ra điện thế ổn định cấp cho Pin1,2 IC (601)giao động.
*/ 1 đường wa D611 ra DC,R619,R618 vào Pin 6(IC601): Dò sai.
*/ 1 đường wa trở R620 (22k) lấy xung AC của tranfor nguồn vào Pin8 (IC601): Ổn định tần số dao động nguồn.
-Tại chân 9 tranfor nguồn có mạch R609,C613 và Diod D607:Mạch dập xung bảo vệ Feet.
-Tại Pin S của Fet có mạch R617,C617 vào Pin7(IC601) là mạch bảo vệ.
-R614=0,2 Ohm là điện trở phân cực tự động.Nghĩa là khi cường độ wa Fet bị thay đổi (do tải lúc mạnh lúc yếu) nhờ mạch bảo vệ tại Pin7 Điều chỉnh làm cho cường độ wa Fet đc ổn định.
Chú ý: Điện trở chỉ có 0,2 Ohm thôi nhưng bạn ko thể nối tắc đc.Nếu nối tắc thì mạch bảo vệ ko còn tác dụng.
-Tại Pin13 (IC601) nhận điện thế dò sai từ bên thứ cấp.
b/ Phần thứ cấp:
Khi nguồn đã chạy bên thứ cấp có các điện thế:
*/Chân số 10 wa Diod D612 lấy ra điện thế 185VDC,tại đây chia làm 2 đường:
-1 đường cấp cho cực S con fet D518 vào mạch sub bost tạo ra điện thế B+ cấp cho sò ngang.
-1 đường wa trở R628=270K vào mạch dò sai .
*/ Chân số 11 wa Diod D613 lấy ra 80VDC cấp cho con IC khuyếch đại công suất sắc(IC002-LM2045).
*/ Chân số 12 wa 2 Diod D614// D604 lấy ra 15VDC+ ,tại đây chia làm 2 đường:
-1 đường wa R601 vào Pin1,2 của IC605 (TDA8138A) tạo ra nguồn 5VDC cấp cho IC vi xử lý và 12VDC cấp cho các bộ phận khác.
-1 đường wa trở R631 vào mạch do sai.
*/ Chân số 14 wa D615 lấy ra 6,3VDC cấp cho tim đèn.
*/ Chân 15 wa D616 lấy ra 15VDC âm vào Pin1 con IC Vert IC401-LA7840.
*/ Chân 16 wa D617 tại đây chia làm 2 đường:
-1 đường wa trở R572 vào Pin1 IC503-LA6500 (H-CENTER-AMP): Ổn định tâm quét ngang của đèn hình.(Phần nầy mình nói sau)
-1 đường vào chân số 11 của tranfor T503 và các tụ Pi: làm nhiệm vụ điện thế nền cho bộ phận chỉnh méo gói ( Mình dùng từ điện thế nền giống như Tivi trong mạch méo gói nó là đường mass).
*/ Chân số 17 vào Pin5 IC503 dùng làm đường mass riêng cho IC 503.
*/ Chân số 18 wa Diod D618 lấy điện áp Âm vào chân 3 con IC 503.
Chú ý quan trọng:
1/Phân tích mạch dò sai:
*/ Mạch dò sai: Nhiệm vụ ổn định điện thế toàn bộ mạch nguồn.
Mạch nó gồm có: Con Optron IC 603 (so quang),Con Reg IC604-TL431,Transitor Q604 (bảo vệ) và các trở tụ liên quan.
*/ Cách hoạt động của mạch dò sai:
-Điện thế 185VDC wa 2 trở R628=270k và R630=4,7K lấy điện thế phân cực và cố định cho toàn bộ mạch vào Pin1 con Reg TL431..ra chân số 3 con TL431 cũng cố định.
Tại đây nếu 2 trở nầy thay đổi sẻ làm điện thế ra toàn bộ mạch thay đổi theo.
Bạn muốn nâng hoặc hạ áp cho toàn bộ mạch thì bạn thay đổi 2 trở nầy.
Điện thế 15VDC wa R631,D654,R626 vào Pin1 con Optron: nhiệm vụ dò sai nghỉa là khi điện thế tải bị thay đổi thì đường nầy có điện thế thay đổi theo, lúc bấy giờ điện thế thay đổi nầy wa con Diod quang bên trong con Optron cũng thay đổi .
Điều nầy làm cho 2 cực E và C của con Optron thay đổi trở kháng kéo theo Giao động nguồn thay đổi ==> điện thế ra bên thứ cấp thay đổi đến khi nguồn ổn định .
*/ Mạch bảo vệ:
Vì lý do nào đó tải nguồn bị chập or ăn cường độ cao thì IC Vi xử lý ra lệnh Remote ON/OFF wa trở R643// Diod D624 vào cực B transitor Q604.
Tại đây:
Nếu Remote OFF=cao Volt: cực B cao Volt làm cho Transitor Q604 dẫn ,nghĩa là EC chập xuống mass ==> D631 dẩn điều nầy làm cho điện thế phân cực tại chân số1 con TL431 wa trở R629(5k) xuống mass.
Lúc bấy giờ xem như R630 bắt //R629 thì điện thế phân cực tại chân số 1 con TL431 bị thay đổi==>làm cho toàn bộ điện thế ra bên thứ cấp bị thay đổi theo.
- Nếu Remote ON=0V: cực B của Q604 ko dẫn thì mạch chạy bình thường.
Dẫn chứng: Bạn sửa Monitor thường gặp Pan nguồn B+ cấp sò ngang có điện thế ra nhấp nhái lên volt rồi xuống thì máy đã có sự cố trở ngai phần nào đó làm cho lệnh Remote xuất hiện, nó điểu khiển tại đây đó ban ơi!
2/ Phân tích mạch tim đèn: Để bảo vệ tuổi thọ của đèn, Monitor có mạch điều khiển tim đèn vì Monitor sử dụng lâu dài hơn Tivi:
*/ Mạch gồm có 2 Transitor Q626 , Q606 và các trở tụ liên quan:
-Khi CPU ở chế độ tắc màn hình thì lệnh từ Vi Xử lý đưa ra Volt cao vào cực B của Transitor Q606 làm cho Transitor nầy dẩn==>điện thế ra tim đèn thấp hơn 6,3V Volt .Đèn vẫn còn cháy nhưng mờ thôi ko phải tắc luôn nhe bạn.
-Ngược lại tim đèn bình thường.
Kinh nghiệm: Khi đèn yếu bạn có thể nối tắc điện trở R637=1,5 Ohm.
B/ Phần dao động ngang,Flyback , Yoke và Sửa méo gói,Convergence (Hội tụ):
I/ Phần giao động ngang:
Sử dụng IC902-CXA8071 và thạch anh X902.
Nhiệm vụ các chân IC902:
*/ Pin16 nhận 12VDC từ Pin6 của IC605 (TDA8138A) wa diod D903 và tụ lọc C926(470MF/16V):Điện thế Vcc.
*/ Pin1 nhận 5VDC từ Pin7 của IC605 wa R709=100 Ohm và tụ lọc C902. Điện thế Vcc.
Khi kiểm tra dao động ngang bạn phải kiểm tra 2 điện thế nầy trước.
*/ Pin2 nhận xung Clock (xung nhịp) từ Vi xử lý tại Pin23 của IC901 (CPU).
*/ Pin3 (SDA) và Pin4 (SCL) nhận lệnh điều khiển từ PC thông wa tại chân số 5 và số 7 Socket CN902 nối với chân số 6 và số 4 socket CN306.
*/ Pin8 lấy ra tín hiệu dao động dọc
*/ Pin9 nhận tín hiệu méo gói hồi tiếp từ Pin2 của IC 501 (PC5021-109-PWW-cont) để điều khiển Fa của xung dao động ngang.(Chỉnh méo gói nghĩa là chỉnh fa của tần số dao động,tần số ko đổi nhưng fa thì thay đổi)
*/ Pin12 lấy ra tín hiệu dao động ngang wa R501 và C501 vào cực B của Q505 cấp cho sò tạo xung sửa méo gói
*/ Pin 14 nhận xung xóa hồi ngang.
*/ Pin17 lấy ra tín hiệu dao động ngang vào cực B của Q903 ra C tới cực B của 2 transitor đệm Q501,Q502 (Phối hơp trở kháng in/out) ra cực E.Tại đây chia làm 3 đường:
-1 đường wa tụ C576 và R583 vào Pin8 của IC501:Lấy tần số dao động ngang để điều khiển cho mạch Sub bost.
-1 đường wa C502 và R508 vào cực G của Feet Q511(H-Drive Out):Cấp tín hiệu dao động cho Feet Q511làm nhiệm vụ liên lạc(Drive) cho sò yoke
-1 đường wa R704//D704 vào Pin14 của IC701 (CXA8070P): ?
*/ 3 Pin18,21,25 phối hợp các tụ và trở bên ngoài tạo và ổn định tần số dao động ngang.
*/ Pin 26 và Pin28 nhận xung đồng bộ ngang dọc từ Pin26 và Pin27 của IC901(CPU):Đường nầy dùng để điều chỉnh bảng menu lên xuống và wa trái,wa phải trên màng hình.
II/Phần Flyback:
Monitor khác với Tivi,trong phần Flyback nó có mạch Sub bost điều khiển nguồn B+ cấp cho sò ngang vì Monitor có sử dụng chế độ phân giải màng hình.
Cá biệt máy nầy nó sử dụng con IC501(PC5021-109-PWM-CON) làm trung gian giữa dao động ngang và sò công suất.
Con IC501 điều khiển nguồn Sub bost cấp cấp cho sò ngang và sò Yoke.
1/ Phân tích IC501:
*/ Pin1,17 nhận điện thế nguồn 12VDC.
*/ Pin8 nhận tín hiệu dao động ngang.
*/ Pin18 Điều khiển mạch Sub Bost của sò ngang.
*/ Pin20 Điều khiển mạch Sub Bost cho sò Yoke.
*/ Pin19 Cấp tín hiệu dao động ngang cho sò ngang.
*/ Pin13 đưa ra điện thế ổn định (REF) vào chân 11 Flyback để điều khiển mạch ABL ??.
*/ Pin12 nhận tín hiệu hồi tiếp từ chân 14 của Flyback: Nghĩa là vì lý do nào đó siêu cao thế vọc lên cao wá or thấp wá nó sẻ đưa điện thế hồi tiếp về Pin12 IC501 để điều khiển mạch dao động ngang làm cho siêu cao thế ổn định lại.
Chú ý: 2 Pin12,13 rất quan trọng làm nhiệm vụ ổn định tần số dao động ngang khi bạn thay đổi độ phân giải của card màng hình.
Các linh kiện liên quan với 2 mạch nầy thường hay hư trở or diod.
*/ Pin3 nhận tín hiệu hồi tiếp xung sửa méo gói: Ổn định xung sửa méo gói,lấy từ cực E của Q521 wa tụ C543// R551.
Bạn chú ý đường nầy tôi sẻ nói kỷ hơn cách hoạt động như thế nào trong phần sửa méo gói!.
*/ Pin2 nhận lệnh thay đổi xung méo gói từ Pin8 của IC902: Lệnh nầy đc điều khiển từ bên ngoài.
2/ Phân tích mạch hoạt động sò ngang và các điện thế cung cấp từ Flyback:
a/ Hoạt động sò ngang:
*/ Mạch Sub bost ngang:
Mạch Sub bost ngang sử dụng cây Fet Q503-2SJ449 Cực S nhận 185VDC từ nguồn,Trở R527(10k) phân cực cho cực G,Diod zener D509 ổn định cho phân cực GS.
Tín hiệu dao động ngang lấy từ Pin18 IC501 wa trở R534 và tụ C527(0.01) vào cực G cây Fet Q503:Tín hiệu nầy điều khiển Fet Q503 mạnh hay yếu tùy theo biên độ của tầh số dao động ngang.Để lấy ra 1 điện thế thích hợp tại cực D cây Fet Q503 và đc lọc DC bởi con diod D513 cấp cho chân số 2 Flyback lấy ra chân số 1 cấp cho cực D cây Fet Q510 (sò ngang).
Chú ý: Nếu mạch Sub Bost chạy tốt thì tại đây phải ra điện thế khoảng 100VDC(Bạn có thể cô lập Feet ngang ra trước để kiểm tra nguồn nầy).
Có thể sử dụng bóng đèn để kiểm tra cường độ.
*/ Nếu máy bạn sử dụng mạch Sub Bost hạ áp thì bắt buộc phải kiểm tra phần hạ áp nầy trước vì mạch nầy ko chạy gắn Fet vô là chết liền.
*/ Nếu Mạch Sub Bost tăng áp thì bạn có thể tháo Feet ra lúc bấy giờ tại đây điện thế cấp cho Feet ngang có khoảng 5-70VDC. Bạn có thể gắn Feet ngang vào để kiểm tra phần Flyback trước.
(• Nguồn 50V lấy ra từ nguồn sau khi chỉnh lưu và lọc thành điện áp một chiều (B1) được đưa qua cuộn dây L1 sau đó cho đóng mở xuống Mass qua đèn công suất Q1 để tạo thành điện áp dạng xung có biên độ > B1 , sau đó điện áp này được chỉnh lưu và lọc thông qua D2 và C2 tạo thành điện áp một chiều B+ đưa vào cao áp .
• Điện áp B+ thu được có giá trị cao hơn điện áp B1, giá trị B+ phụ thuộc vào mức độ hoạt động của đèn công suất Q1, nếu Q1 không hoạt động thì B+ = B1, khi Q1 hoạt động càng mạnh thì áp B+ càng tăng, mức tối đa B+ có thể tăng gấp 5-6 lần áp B1.
• Người ta sẽ điều khiển mức độ hoạt động của đèn Q1 bằng cách điều khiển biên độ xung dao động ra từ IC : OSC thông qua lệnh từ CPU, khi tần số H.syn tăng => thông qua CPU điều khiển cho biên độ xung dao động tăng => Q1 hoạt động tăng => áp B+ tăng , điện áp B+ được khống chế trong phạm vi từ 70V đến 120V và tăng tỷ lệ thuận với tần số quét dòng .
• Mạch OSC có nhiệm vụ tạo ra dao động đưa đến điều khiển đèn công suất Q1 đóng mở, dao động tạo ra được khuếch đại đệm qua hai đèn Q2 và Q3 trước khi đưa vào chân G đèn Mosfet Q1, mạch OSC có thể là một IC độc lập nhưng thông thường được tích hợp chung với IC dao động dòng mành .
• Mạch hồi tiếp từ cao áp về qua R2, D3 và triết áp HV.ADJ có nhiệm vụ giữ cho điện áp B+ ổn định khi dòng tiêu thụ của cao áp thay đổi, điện áp hồi tiếp này tỷ lệ nghịch với áp B+ .
- Khi dòng tiêu thụ của cao áp tăng => B+ sụt áp => điện áp HV và áp hồi tiếp có xu hướng giảm => thông qua mạch hồi tiếp đưa về IC điều chỉnh cho biên độ dao động ra tăng => kết quả là áp B+ tăng về vị trí cũ .
• => Trường hợp mất hồi tiếp từ cao áp về mạch Regu => sẽ dẫn đến điện áp B+ tăng cao làm hỏng đèn công suất dòng và có thể gây nguy hiểm cho đèn hình .
• Triết áp HV.ADJ được thiết kế để thay đổi điện áp B+ khoảng 10% (dành cho thợ chỉnh), nếu triết áp này tiếp xúc kém cũng là một nguyên nhân gây hỏng sò dòng.
[b]Trích từ dientuvietnam.net .Cám ơn bạn : binhltv)
*/ Mạch sò ngang:
Sử dụng Fet Q510-STP5NA80F1:
Cực D nhận điện thế từ chân số1 Flyback sau khi wa mạch Sub Bost.
Cực S xuống mass.
Cực G nhận tín hiệu tín hiệu dao động ngang từ Pin19 IC501 wa trở R520.
Diod D504 bảo vệ ko cho biên độ dao động vượt wa mức cho phép.
Đối với mạch của máy nầy phần sò ngang ko có sử dụng quyét Yoke mà chỉ tạo ra các điện thế cấp cho đèn hình thôi.
b/ Các điện thế cấp từ Flyback:
Nếu sò ngang chạy tốt thì Flyback sẻ tạo ra các điện thế:
*/ Tại chân 1 wa bộ nắn Diod lấy ra điện thế 1,2KVDC cấp cho G2 của đèn hình.Điện thế G2 nầy đc điều chỉnh tự động bởi cây Transitor Q001.
Cách hoạt động của mạch tự động điều chỉnh G2:
Như ta đã biết G2 dùng để điều chỉnh độ sáng của đèn hình.
Khi đèn hình có vấn đề sáng wá or tối wá thì tại Pin28 của IC001-CXA2005P sẻ có tín hiệu điều khiển G2(Phát hiện như thế nào thì mình ko biết), wa R029 vào Pin 5 IC005, tín hiệu nầy đc khuyếch đại và xuất ra Pin 7 đến cực E Q001Làm cho điện thế cực C thay dổi theo.Nghĩa là G2 đã đc điều chỉnh.
*/ Tại chân 5 wa trở cầu chì R543 và diod D515 tạo điện thế DC(Điện thế nầy đc ổn định bởi 2 Diod D924 và D925) wa 2 trở R565=330K và R506=330K lấy ra điện thế DC cấp cho Transitor Q504 tạo xung điều chỉnh méo gói.
Tại đây điện thế rất cao khoảng vài trăm Volt vì mình nhìn thấy tụ lọc C540=10000P/630V và 2 trở 330K.
*/ Chân 11 ABL(tự động điều khiển ánh sáng) đc đều khiển tự động từ Pin13 IC501.(Đường nầy giống như đường 110 or 24V của Tivi phối hợp ABL tạo ra 9 or 12v cấp cho Videi Amply).
Riêng ở mạch nầy nó lấy lệnh điều khiển ABL đưa vào Pin 16 ICVi xử lý (IC901) để IC vi xử lý làm nhiệm vụ tự động điều khiển ánh sáng.
*/ Chân 17 lấy xung Flyback về mạch sửa méo gói để ổn định và đồng bộ với xung méo gói.
*/ Pin 13 đường mass của tụ lọc siêu cao thế.
Chú ý: tụ lọc siêu trong Flyback thường hư (90% ).
*/ Pin 14 dằn tải siêu cao thế:Đường nầy có 1 biến trở VR501=100K.
Theo kinh nghiệm của mình thấy biến trở nầy dán keo kín từ nhà sản xuất nghĩa là ko cho những người chưa có kinh nghiệm chỉnh biến trở nầy.
Nhưng khi bạn gặp trình trạng máy đang chạy tốt khoảng vài 3 phút tắc,rồi bấm mở máy lên chút tắc nửa (ko phải tự động lên trở lại nhe bạn mà phải bấm mở nguồn nó mới lên) thì bạn có thể chỉnh biến trở nầy (nhớ chỉnh nhít wa ,nhít lại tí xúi thôi ,ko đc chỉnh nhiều wá).
III/ Phần Yoke:
Bạn thấy ko 2 mối của cuồn Yoke ngang (Socket CN501,cuồn Yoke chính nhiều dây nhất): 1 mối vào C sò yoke Q507 và 1 mối vào bộ phận sửa méo gói.
1/ Phân tích mạch cấp tín hiệu Yoke cho mối 1,2 Socket CN501của Yoke ngang:
*/Tín hiệu dao động ngang lấy từ cực E chung của 2 transitor đệm Q501 và Q502 wa C502 và R508 vào G cây Fet Q511 lấy ra tín hiệu dao động ngang có biên độ và cường độ mạnh hơn tại chân 6 và 8 (T504) để cung cấp cho sò Yoke.(phần chi tiết các bạn tự nhiên cứu nhé!)
Mạch nầy làm nhiệm vụ liên lạc, phối hợp trở kháng cấp cho cực B (Q507-BU2527AX) sò Yoke.
Trong phần công suất sò Yoke có con Fet Q520 làm nhiệm vụ Sub Bost (giống như Sub Bost ngang ko nói nửa).
*/ Đặc biệt tại cực D Fet Q520 có 1 đường lấy tín hiệu từ Pin4 IC503 wa 2 trở R538//R539 và L510 dùng để điều chỉnh tâm của tia quyét ngang.
*/ Tại chân 5(C sò Yoke) của L503 có 2 đường:
- 1 đường wa tụ C579 và Diod D525 lọc lấy xung dương wa Diod D524 và R585 : Làm nhiệm vụ xóa hồi ngang.
-1 đường wa C521 nối tiếp C522 lấy ra điểm giữa wa R526 vào chân 9 (HRTRC) của Socket CN902 nối tiếp chân số 2 Socket CN306 wa R006 và R052//C005 vào cực B transitor Q004 lấy ra cực C cấp cho Pin 5 của IC003-CXD8688P(OSD): Nhiệm vụ lấy xung ngang cấp cho IC003 để đồng bộ theo chiều ngang của bảng Menu.(?)
2/ Phân tích mạch sửa méo gói:
Nhắc lại tí lý thuyết căn bản về hàm số sin của dòng điện:
Điện thế dòng điện xoay chiều có hàm số : V=V(zero) Sin(wt+phi)
V(zero) là biên độ
W là tần số .
T là thời gian thay đổi tại thời điểm nào đó.
Phi là Fa (hằng số).
(mình ko biết đánh ký tự V(zero) kiểu chử V và số 0 dưới chữ V.Ký tự phi ko tìm thấy trên bàn phím. Hi hi!!!.Đường cười nhe các bạn)
Mạch sửa méo gói là nó thay đổi thông số phi đó các bạn.
Như vậy toàn bộ mạch sửa méo gói nầy chỉ nhiệm vụ thay đổi Fa của dòng điện quyét ngang.
*/Mạch tạo ra dòng điện sửa méo gói:
-Tín hiệu lấy ra từ Pin12 (V.ĐF) của IC 902(Tín hiệu nầy mình ko biết có phải nó có tần số =bằng tần số dao động ngang hay 1 tần số khác ?) wa R501 và C501 vào cực B Q505 ra E cấp cho Cực B Q504 ra C phối hợp với tranfor T503 để tạo ra dòng điện thứ cấp tại chân số 7(8,9) và 10(11,12)
Như vậy hiệu điện thế tại chân 8 và 11 có tần số và fa ko đổi để lấy chuẩn cấp cho bộ phận của mạch sửa méo gói.
-Bên sơ cấp của tranfor T503 tại chân 5 có 1 đường về chân số 7 của Flyback: Đường nầy nhiệm vụ phối hợp tần số méo gói với tần số Flyback cho đồng bộ.
- 2 cây Transitor Q504 và Q505 lấy điện thế phân cực các bạn tự phân tích nhé(từ đây trở về sau mình ko nói nửa).
*/ Cách hoạt động của mạch méo gói:
Toàn bộ tín hiệu sửa méo gói đưa vào chân4(5) của Soc ket CN501.
-Hoạt động IC503 chỉnh tâm màng hình:
Pin5 nhận điện thế dương từ nguồn tại chân16 wa D617(Vcc+< or =12V)
Pin3 nhận điện thế âm từ nguồn tại chân18 wa Diod D618.(Vcc+<or=12V).
Bạn nhìn thấy ko IC503 có lấy 2 điện thế âm và dương nhưng ko có đường mass từ nguồn,mà đường mass nầy đc điều khiển bởi con IC503,dùng làm điện thế nền để cung cấp cho mạch sửa méo gói.
Khi bạn thay đổi độ phân giải chế độ card màng hình thì:
-mạch sub bost sò ngang thay đổi kéo theo các điện thế cung cấp từ Flyback thay đổi theo.
-mạch sub bost sò quét ngang thay đổi kéo theo màn ảnh bị thung vào or nở ra.
Lúc bấy giờ CPU đưa ra lệnh điều chỉnh tâm(tự động) của màng ảnh tại Pin9 IC901wa R510 vào cực B Q517 ra C wa R573 vào Pin2 IC503 xuất ra tại Pin1 wa R527 làm thay đổi điện thế nền: Nghĩa là đã điều chỉnh tâm quét ngang.
Chú ý: Tại đây đối với những máy khác là đường ra của con Tip đó nhe bạn.
-Còn 1 đường nửa chỉnh tâm màng ảnh lấy lệnh ra tại Pin4 IC901(CPU) wa R514 vào cực B Q506 ra E vào B Q518 ra C wa R573 vào Pin2 IC503.Như vậy mạch chỉnh tâm màng ảnh nầy có 2 lệnh: 1 cái tự động và 1 cái chỉnh bằng tay.
-Hoạt động mạch chỉnh Fa của mạch méo gói:
Điện thế nền cung cấp vào chân 10(11,12) và nối vào 1 đầu của 4 tụ Pi (C516=0.36, C523=0.12, C525=0.082, C529=0.047).Còn đầu kia 4 tụ Pi nối vào cực D của 4 cây Fet (Q513,Q512,Q515,Q516).
Các cây Fet nầy dùng để điều chỉnh điện dung của các tụ Pi trên.
Xem như các tụ Pi nầy nối // với 1 tổng trở Z( Tổng trở Z nầy= cuộn dây trong ruột tranfor T503 tại 2 chân11,8 nối tiếp với tụ Pi C507=0.3) xuống mass.
Ko biết các bạn con nhớ ko khi 1 dòng điện xoay chiều đi wa cuộn dây thì chậm fa hơn và wa tụ thì nhanh Fa hơn.Còn tần số thì ko đổi.
Như vậy khi điều chỉnh các cây Fet trên thì điện dung của các tụ thay đổi làm cho tổng trở tại chân 11 T503 thay đổi theo.Nghĩa là Fa của dòng điện sửa méo gói thay đổi theo nhưng tần số ko đổi.
(Mình giải thích theo cách hiểu của mình các bạn đường cười nhé,nếu có cười thì cười miếm chi thôi).
-Tại chân 11 có dòng điện sửa méo gói wa L508 vào chân 2 ra chân 1 của tranfor T505 tạo ra 1 dòng điện cảm ứng tại chân 5 và 3 wa diod Q512 lấy ra bán kỳ dương (có tần số và Fa =tần số và Fa của dòng điện sửa méo gói) cấp cho cực B Q521 ra E wa C543// R511 vào Pin3 IC 501: Đường nầy lấy tín hiệu sửa méo hồi tiếp về IC501 để báo là mạch méo gói có thay đổi nhẳm ổn định Fa của dòng điện quét ngang cho thích hợp.
Còn mổi cây Fet làm nhiệm vụ thay đổi phần nào trên màng ảnh thì mình ko biết.
-Hoạt động mạch Quay màn hình:
Bạn đã sửa wa monitor khi mở máy ra thấy có 1 sợi dây đôi rời nối từ Yoke xuống mạch in đó là dây điều chỉnh quay màng hình đó nhe bạn đồng nghĩa với khi bạn sửa máy xong ko gắn dây nầy vào thì chức năng quay màng hình ko chỉnh đc.
Mạch nầy sử dụng con IC502-LA6500 nó đc cấp tới 3 nguồn Vcc+-=15V và 5V nhưng ko có đường mass.
Lệnh quay màng hình lấy từ Pin3 IC901(CPU) wa R560 vào Pin1 IC502 ra Pin2 và 4 để điều chỉnh cuồn dây rộng nhất trên Yoke.
Chú ý: Lệnh quay nầy chỉ điều chỉnh quay wa quay lại ít thôi chứ ko quay tới 180 độ đâu nhe bạn.
IV/ Phần Convergence (Độ hội tụ):
Độ hội tụ do chỉnh Focus khác với độ hội tụ do chỉnh Convergence nhe bạn:
-Chỉnh Focus là thay đổi điện thế cấp cho lưới G3 đèn hình để điều chỉnh tia phát xạ từ Katod tập trung tối đa tại các lổ của lưới chắn bên trong đèn hình.
-Chỉnh Convergence là điều khiển đường đi của 3 tia RGB phát ra từ Katod để rơi đúng vào các lổ dành riêng cho mỗi tia của lưới chắn bên trong đèn hình.
1/ Các linh kiên liên quan Convergence:
*/ IC702-STK392-91DA(CONV-AMP):Con STK nầy bự tổ bố nằm kế bên Flyback đó bạn.
Sửa máy bạn ko cần để ý con nầy khi nào màng ảnh lên sai Convergence bạn mới nghỹ tới nó.
Pin7,9 nhận nguồn 15V+-- ,Pin8 mass.Bên trong nó chỉ là những mạch khuyếch đại công suất ko liên quan gì tới các mạch khác.
*/ IC701-CXA8070P(CON-CONTROL):
- Pin16,17 nhận lệnh điều khiển từ Vi xử lý.Lệnh nầy đc save vào IC nhớ(IC905-CAT24C08P).
- Pin14 nhận tần số dao động ngang.
- Pin3 nhận tần số dao động dọc.
- Pin10 Vcc=12V.
- Pin13 nhận nguồn 5V và tần số dao động dọc đã đc ổn định từ Pin6 và Pin7 của IC902(?).
- Pin6 cấptín hiệu điều khiển chiều ngang.
- Pin7 cấp tín hệu điều khiển chiều dọc.
- Pin 8 và Pin9 Cấp tín hiệu ngang và dọc chuẩn
(Khúc nầy mình giải thích như thế ko biết đúng ko? Nhờ các bạn góp ý).
2/ Hoạt động mạch Convergence:
Muốn điều chỉnh đường đi của các Electron đc phát ra từ Katod đèn hình thì tại vùng không gian các electron đi wa phải có 1 từ trường thay đổi.
Như vậy mạch nầy tạo ra 1 dòng điện đủ mạnh để cấp các cuộn dây để tạo ra 1 từ trường thích hợp điều chỉnh hội tụ 3 tia RGB rơi vào đúng tại các lổ dành riêng cho mỗi tia của lưới chắn trong đèn hình (còn tần số thì mình ko biết).
C/ Phần Vertical:
1/ Phần nầy xử dụng IC902 làm dao động dọc và IC402-LA7840 làm công suất dọc.
Tín hiệu dao động dọc lấy từ Pin8 IC902 wa trở R406 vào Pin5 IC402 xuất ra tại Pin2 cấp trực tiếp đến chân 6 socket CN501 của Yoke Vert.
Mối còn lại Yoke vert wa trở R403// R405 =1,5 Ohm xuống mass.
Chú ý: Monitor khác với Tivi :
*/Tín hiệu dọc xuất ra Yoke ko wa tụ,nó xuất ra Yoke trực tiếp vì Monitor có chế độ điều chỉnh độ phân giải cho cho phần Vert.
*/ Bạn thấy ko? Nguồn cấp cho IC công suất Vert Vcc+-=15V Nhưng ko có lấy mass trực tiếp mà nó bắt nối tiếp wa Yoke thông wa trở R403//R405=1,5 Ohm.
2/ Tại Pin4 IC 402 nhận tín hiệu V-REF từ Pin5 IC701 wa R410: Tín hiệu nầy đc điều khiển từ PC dùng để đồng bộ với lệnh do PC đưa ra.
3/ Pin7 IC402 lấy ra xung đồng bộ Vert (V Fly) hồi tiếp về Pin19 IC901(?).
D/ Phân tích đường đi của các tín hiệu từ PC wa Monitor:
1/ Tín hiệu H.Sync và V.Sync:
Khi ta mở máy PC(CPU) thì:
*/ Tín hiệu H.Sync vào chân 9 của Socket CN307 nối tiếp chân 7 Socket CN309 tới chân 7 CN 903 wa R937//C933 vào Pin1,2 của IC900 ra Pin4 vào Pin30 của IC901(CPU):
*/ Tín hiệu V.Sync vào chân 8 của Socket CN 307 nối tiếp chân 5 Socket CN309 tới chân 5 CN 903 wa R936 vào Pin20 IC901(CPU)
Nếu 2 tín hiệu đến đây tốt thì CPU ra lệnh mở nguồn tại Pin6 (Remote ON/OFF),Pin 6 IC 901=0V:
- Tín hiệu nầy về điều khiển IC605 tại Pin3 tạo ra nguồn 12V(Chổ nầy mình nghỹ nó chỉ điều khiển nguồn ra 12V thôi, còn nguồn 5V cấp trước phải có hoài khi mở máy để cấp cho IC Vi xử lý trong trạng thái chờ đợi tín hiệu mở nguồn từ PC).
- wa R643 //D624 vào cực B Q604(B=0V=>Q604 ko dẫn) mạch dò sai hoạt động bình thường
*/ Bạn nghỹ thế nào khi mở nguồn Monitor hiện ra màng hình chờ đợi CPU có chử No Sicnal?.
Còn mình nghỹ: Ta mở máy chưa gắn cáp tín hiệu CPU,mọi thứ đều tốt thì nguồn chạy bình thường lúc ấy tại Pin6 (Remote ON/OFF) có điện thế OV.
IC 901(Vi xử lý) chờ đợi 2 tín hiệu H.Sync và V.sync : Nếu ko có thì tại Pin6 chuyển sang trạng thái cao Volt đưa về:
- Pin3 IC605 làm cho IC nầy ko suất ra 12V nên màng hình tắc,Lúc bấy giờ nguồn 5V vẫn còn để nuôi con IC xử lý trong trạng thái chờ đợi.
- Wa R643//D624 vào cực B Q604 làm cho Q604 dẫn=>xem như R629//630 =>điện thế phân cực cho TL431 thay đổi=>nguồn chạy yếu lại:Nghĩa là các điện thế ra bên thứ cấp thấp Volt hơn.
2/ Tín hiệu màu RGB:
Tín hiệu màu RGB lấy từ CPU cấp các chân 2,4,6 Socket CN307 wa các tụ C101,201,301 và trở R112,212,312 vào Pin1,3,5 IC006-CXA2093AS khuyếch đại xuất ra 21,19,17 wa 3 tụ C102,202,302 vào Pin6,8,10 của IC001 ra Pin25,22,18 wa R104,204,304 vào Pin8,9,11 của IC002 ra Pin1,3,5 Cấp cho 3 Katod của Đèn hình.
Như vậy tín hiệu màu RGB nầy vào và ra wa 3 con IC006,001,002 nhưng khi vào và ra mỗi con IC còn có các nghiệm vụ khác nửa:
a/ phân tích IC006:
*/ Pin6,16,18 nhận nguồn 5V.
*/ Pin7 nhận tín hiệu màu đỏ từ CPU để hiện màu đỏ của bảng Menu điều chỉnh(?).
*/ Pin12 thay đổi độ mịn của màu:
Khi ta điều khiền CPU thay đổi chế độ 16 bit or 32 bit thì lệnh ra từ CPU vào 2 chân 3 (DDC SDA=điều khiển dữ liệu) và chân 2 (DDC SCL=điều khiển xung clock) của Socket CN310 nối tiếp socket CN311 tới chân 2,1 của CN902.lệnh nầy wa R957,R958 vào Pin34,35 của IC901(vi xử lý) xuất ra tại Pin 5(SHARP1=độ nét).
Wa R919 vào chân 2 CN903 nối tiếp chân 2 CN309 wa R054 vào Pin12: Đường nầy có nhiệm vụ làm thay đổi độ mịn của màu.
*/ Pin 14 nhận tín hiệu đồng bộ màu xuất ra từ Pin28 của IC901(CPU).
*/ Pin 13 (CLAMP=kẹp) nhận tín hiệu kẹp màu từ Pin 22 của IC901(CPU):Nghĩa là khi ta thay đổi chế độ độ phân giải card màng hình thì Vi xử lý đưa ra lệnh ON/OFF tại Pin22 IC901 để tắc và mở tín hiệu RGB.
b/ Phân tích IC001:
*/ Pin1,2 nhận lệnh điều khiển chỉnh độ cân bằng trắng RGB từ Pin36,37 của IC901(CPU) kết hợp với IC nhớ tại Pin5,6 của IC905 (24C08P) để sau khi chỉnh xong ghi vào bộ nhớ 1 cách tự động.
Nghĩa là sau khi ta chỉnh cân bằng trắng RGB xong thì vị trí ấy đã ghi vào bộ nhớ.
*/ Pin3,4,5 lấy ra xung xóa hồi RGB cấp cho Pin1,2,3 của IC004-TDA6103Q tại đây IC004 nhiệm vụ lọc lấy ra xung xóa hồi thật sạch( nhờ mạch hồi tiếp tại Pin 7,8,9 wa 3 trở R310,210,110) cấp xung âm( sau khi wa 3 diod D306,206,106) cho 3 katod đèn hình.
Bài này đã được tách thành chủ đề riêng, xem tiếp tại đây:
PHÂN TÍCH MẠCH MONITOR HIỆU DELL,MODEL: D1025TM và CÁCH ĐÁNH PAN - Diễn đàn Phần cứng
--------------------
LA VĂN HOẠNH - CAI LẬY,Tiền Giang
Email:lahoanh2009@yahoo.com - Phone : (84) 073.3826028 & 073.3710472
CHUYÊN SỬA TIVI,MONITOR,RADIO-CASSETTE-TIVI,DVD,VCD, LẤP RÁP CÀI ĐẶT MÁY VI TÍNH VÀ BÁN LINH KIỆN THAY THẾ.
Như vậy chú đã phân tích bên phần sơ cấp
Với phần thứ cấp và mạch hồi tiếp so quang dùng MDC8105TV kết hợp TL431 lấy áp mẫu, áp mẫu này sẽ thay đổi phụ thuộc vào tín hiệu remote on/off từ vi xử lý CXD986925-CYL điều khiển con Q604. Như vậy thì điện áp thứ cấp sẽ thay đổi phụ thuộc vào tín hiệu remote on/off?
Vì lý do nào đó tải nguồn bị chập or ăn cường độ cao thì IC Vi xử lý ra lệnh Remote ON/OFF wa trở R643// Diod D624 vào cực B transitor Q604"
Vậy thì MẠCH PHÁT HIỆN báo về vi xử lý để ra lệnh remote on/off nó hoạt động ra sao vậy chú?
còn khi vi xử lý ra lệnh remote on, thì Q604 dẫn, lúc này ta có thể xem R629 như là song song với R630, áp rơi trên R630 sẽ thay đổi, tức là áp ở chân số 1 của TL431, áp hồi tiếp thay đổi. suy ra điện áp thứ cấp thay đổi. Như vậy thì tại sao chú nói mạch nguồn bị cúp?(cái này cháu chưa hiểu lắm???)Cháu ko phải là thợ, chỉ là đam mê điện tử thôi nên trình độ phân tích mạch hạn chế lắm, mong chú giúp đỡ
Còn mạch bảo vệ tim đèn thì đơn giản
-Mạch phát hiện báo vi xử lý ra lệnh ON/OF: Mình ko tìm ra.
Sở vỉ mình đoán mạch nầy là vỉ khi sửa máy trong thực tế mình đã gặp trường hợp điện thế B+ cấp cho sò ngang ra Volt lúc cao lúc thấp,Kim đồng hồ dao động lên xuống hoài.
Khi ấy mình tháo con IC công suất sắc or con IC công suất Vert or đèn hình yếu thì điện thế tại B+ hết nhấp nhái.
Còn giải thích lý thuyết mình ko hiểu.
Vậy nếu bạn hiệu như thế nào có thể góp ý mình để sửa lại bài viết hoàn hảo hơn.
-Còn ý 2: Xin lỗi mình ko để ý thấy con trở R629=5k.
Mình đã sửa lại rồi.
cháu cũng ko rõ nữa, nhưng xét về phần bảo vệ thì có những mạch bảo vệ như sau:
1-bảo vệ quá dòng cho Fet nguồn, lấy áp từ chân S của Fet nguồn qua điện trở R617 về chân 7 IC dao động
2-bảo vệ quá áp, lấy điện áp từ chân 2 của biến áp nguồn cuộn hồi tiếp, qua diod nắn và qua trở R619 về chân 6 IC dao động chân này nếu áp lớn hơn 2,5 V sẽ ngắt dao động
Còn tín hiệu remote on/off từ vi xử lý nhằm điều chỉnh áp mẫu hồi tiếp, điều chỉnh điện áp thứ cấp hay sao đó, chứ cháu ko nghĩ đó gọi là mạch bảo vệ, và thực sự nó cũng không ngắt dao động. còn phân tích cụ thể cháu ko rõ?có ai nhào vô giúp sức giùm chú Hoạnh và e với?
Comment