có bác nào nhận đc nén file , share lại cho ae đi
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tìm hiểu về Tivi Plassma và LCD
Collapse
X
-
-
Nguyên văn bởi duyphongnd Xem bài viếtTôi đang có tài liệu về Tivi-Plassma và LCD. Bác nào có nhu cầu thì liên hệ nhé? Vì File này lớn quá Tôi không Port được
Email : tdphong@dehaco.dwe.co.kr
DD : 0983521268
Màn hình tinh thể lỏng - LCD
Máy tính sổ tay (notebook) khác với máy để bàn ở nhiều điểm: chúng nhỏ gọn, cơ động, làm việc với pin. Chúng thường được trang bị BXL kém mạnh hơn, có ít bộ nhớ hơn và ít có khả năng mở rộng. Tuy nhiên, một trong những khác biệt cơ bản là màn hình hiển thị. Trong khi các hệ máy để bàn sử dụng loại màn hình CRT (Cathode Ray Tube - ống phóng tia điện tử) kềnh càng, thường lớn và nặng hơn cả bản thân máy thì notebook lại được trang bị màn hình mỏng, nhẹ - LCD (Liquid Crystal Display - màn hình tinh thể lỏng).
Cho đến hiện nay, màn hình LCD đều thua kém trước CRT về tất cả các đặc tính cơ bản về hiển thị. Trước tiên, màn hình LCD màu chỉ trở nên thông dụng khoảng 2 năm trước đây. Đó là những loại ma trận thụ động (passive - matrix) có độ phân giải thấp (640 x 480) so với CRT (1600 x 1200), độ tương phản (contrast) và độ nét (sharpness) kém, thậm chí cả khi sử dụng màn hình LCD TFT (Thin Film Transistor - transistor loại mỏng). Mặc dù có những hạn chế như vậy, màn hình LCD loại VGA màu 640 x 480 vẫn đắt hơn nhiều so với màn hình CRT SVGA màu 800 x 600.
Tuy nhiên, những bước phát triển công nghệ và sự cạnh tranh gay gắt đã dẫn đến những thay đổi. Bạn được chứng kiến màn hình LCD TFT 800 x 600 chất lượng tốt đi kèm với những máy mức trung, trong khi màn hình LCD dual-scan rẻ tiền cũng cho chất lượng chấp nhận. Và cơ bản là giá thành cũng giảm nhiều.
Các loại màn hình LCD
Những màn hình LCD bạn thấy hiện nay, về cơ bản có thể được hình dung như hệ thống van điều tiết lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng phía sau. bản thân LCD không tự phát sáng như màn hình CRT. Trong màn hình LCD, ánh sáng đi qua một vài lớp cực mỏng được cấu tạo từ vật liệu tinh thể lỏng có tính phân cực. Chất tinh thể lỏng nằm giữa hai mặt kính mỏng tạo nên màn hình. Hình ảnh hiển thị trên màn hình được xác định bởi một hệ thống lưới (ma trận) bao gồm nhiều điện cực, điều tiết lượng ánh sáng đi qua mổi điểm của lưới (pixel).
Hiện nay, màn hình LCD được phân ra làm hai loại chính: thụ động (passive, bao gồm cả dual-scan) và tích cực (active - TFT). Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại là cách thức diều khiển mổi điểm (pixel) riêng biệt. Trong màn hình ma trận thụ động, mổi hàng điểm (pixel) ngang do một transistor điều khiển. Vì vậy, mổi điểm được điều khiển một cách thụ động. Trong khi đó, đối với màn hình LCD tích cực, mổi điểm có một transistor riêng để điều khiển, và đối với màn hình màu thì có đến 3 transistor cho mổi điểm (mổi transistor cho một màu cơ bản). Màn hình thực chất là một tập hợp (array) hình chữ nhật bao gồm nhiều transistor ở dạng lớp mỏng (thin film). Vì vậy còn có tên gọi là TFT (Thin film transistor).
Màn hình LCD ma trận tích cực cho hình ảnh nhanh và đẹp hơn nhiều so với màn hình thụ động bởi khả năng điều khiển lượng ánh sáng đi qua mổi điểm tốt hơn. Bạn có thể nhận sự khác biệt ở đường nét, độ tương phản, tính trung thực màu cũng như khả năng phản ứng nhanh của màn hình đóng vai trò rất quan trọng trong hiển thị video chuyển động thực. Trong khi các loại màn hình ma trận tích cực mới nhất có khả năng tái hiện video với tốc độ 20 - 30 khung hình trong một giây thì màn hình ma trận thụ động, kể cả loại dual-scan chỉ đạt tới mức 5 khung hình một giây. Bởi vậy, nếu muốn chơi video MPEG trên máy notebook, bạn không nên chọn màn hình thụ động. Tuy nhiên, do công nghệ phức tạp trong quy trình sản xuất, cũng như tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng không cao (chỉ cần 3 trong số hàng trăm nghìn transistor bị hỏng, màn hình coi như bị loại bỏ), màn hình ma trận tích cực đắt hơn rất nhiều so với màn hình thụ động.
Công nghệ Dual - scan là một cố gắng nhằm tăng cường hiệu năng của màn hình thụ động mà không làm tăng giá thành. Về cơ bản, theo công nghệ này, màn hình được chia thành hai nửa, với hai transistor cho mổi hàng. Như vậy, thời gian phản ứng, cũng như độ tương phản và độ sáng có tăng lên một ít. Tuy nhiên, so với màn hình tích cực, màn hình thụ động vẫn còn kém một khoảng xa.
Hiện tại, các loại màn hình dual - scan hay TFT có độ phân giải 640 x 480 hay 800 x 600. Màn hình 640 x 480 thường có kích thước 9,5 hay 10,4 inch (theo đường chéo). Loại 800 x 600 có kích thước từ 10,4 đến 12 inch. Giá của màn hình 800 x 600 đắt hơn loại 640 x 480 không quá 50 USD.
Tương lai
Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai gần. Nhiều dấu hiệu cho thấy thậm chí các máy notebook bình thường nhất cũng sẽ được trang bị màn hình LCD 800 x 600 chỉ trong vài tháng tới bởi giao diện đồ họa tăng cường của phần lớn các hệ điều hành hiện nay. Về kích thước màn hình, loại 10,4 hay 11,3 inch cho phép thể hiện tốt văn bản và đồ họa thậm chí khi font chữ nhỏ, sẽ trở nên thông dụng.
Trong khi đó, màn hình có độ phân giải 1024 x 768 sẽ được trang bị cho các máy cấp cao hơn với kích cỡ màn hình 12,3 đến 13,3 inch. Chẳng hạn như máy thế hệ kế tiếp của IBM, ThinkPad siêu mỏng và nhiều sản phẩm khác của các nhà sản xuất có tên tuổi. Loại màn hình này không cho cho độ phân giải cao, mà còn trở nên mỏng hơn, còn khoảng 8 mm và không nặng hơn bao nhiêu so với loại 11,3 hay 11,8 inch hiện có.
Do phần lớn người sử dụng độ phân giải 1024 x 768 sẽ chuyển sang dùng font màn hình lớn (120 dpi), màn hình 12,3 inch sẽ thích hợp với độ phân giải này. Trong khi font lớn có thể hạn chế số lượng ký tự thể hiện trên màn hình (với số ký tự tương đương trên màn hình 800 x 600 với font nhỏ), độ phân giải và độ chính xác của ký tự sẽ giống với bản in ra máy in. Việc tăng kích thước của ký tự trên màn hình cũng sẽ cho phép đạt được sự hiển thị tốt hơn khi sử dụng độ phân giải cao trên màn hình nhỏ. Đó là tại sao màn hình "nhỏ" 12,3 inch vẫn sẽ cho sự hiển thị tốt ngay với cả độ phân giải 1024 x 768.
Một yếu tố quan trọng khác nữa là bảng màu hiển thị (color palette). Cho đến cuối năm ngoái, phần lớn các loại máy notebook trên thị trường đều hạn chế ở 256K màu cùng lúc, hoặc 512K (dual-scan) và 4096K cho TFT. Việc thay đổi tín hiệu vào thành 8 bit cho mổi màu dẫn đến khả năng thể hiện đến 16 triệu màu. Tuy nhiên hiện nay, không loại màn hình LCD nào có thể sánh được với màn hình CRT.
Trong năm nay, 64K out of 256K màu sẽ là tối thiểu cho các máy notebook mức trung, trong nhiều máy cao cấp sẽ cho 16 triệu màu (màu thực) đồ họa trên màn hình LCD TFT. Tuy nhiên, 64K (high color) màu cũng đủ đáp ứng phần đông người dùng notebook, kể cả những ai cần xem phim MPEG-2 ghi trên đĩa DVD dung lượng lớn (DVD - Digital Video Disk, xem thêm bài đăng trên PC World VN số 5/1996, trang 20).
Về mặt công nghệ, bạn sẽ chứng kiến sắp tới một đối thủ mới giữa màn hình thụ động và tích cực. Được biết với tên gọi: màn hình "active-addressing", loại LCD này có các hàng điểm được cập nhật một cách ngẫu nhiên dưới sự điều khiển của một chip được thiết kế chuyên cho mục đích này. Chất lượng màu, tốc độ tái hiện, độ tương phản, cũng như giá thành của loại mới này nằm ở mức giữa hai công nghệ đã biết.
Ngoài ra, đã có những công nghệ vật liệu silicon mới dùng cho màn hình ma trận tích cực, cho phép giảm giá thành, tăng hiệu năng và độ tin cậy của màn hình. Với công nghệ này, các loại màn hình LCD siêu mịn có thể đạt tới độ phân giải 2560 x 2048 điểm trên màn hình 21 inch.
Cả hai loại, màn hình tích cực và thụ động sẽ được cải tiến về những phương diện khác. Một trong những vấn đề quan trọng là màu sắc của màn hình sẽ được tăng cường để cho độ tương phản và độ sáng tốt hơn, dẫn đến tốc độ cập nhật từng điểm của màn hình sẽ nhanh hơn, hổ trợ tốt hơn cho video chuyển động thật.
Nói tóm lại, công nghệ LCD sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong vài năm tới. Bạn sẽ được chứng kiến những màn hình LCD đầu tiên cho chất lượng hiển thị tương đương với màn hình CRT, nhưng lại trở nên mỏng hơn, nhẹ hơn.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ được biết tới những đối thủ mới của LCD: công nghệ màn hình tấm dẹt (plat-panel), chẳng hạn như FED (Field Emission Display - màn hình phát xạ trường: một loại CRT phẳng) và AM-EL (Active-Matrix Electroluminescent - Phát quang điện tử ma trận tích cực). Thay vì phải có nguồn sáng phía sau, loại màn hình AM-EL, giống như CRT và FED tự tạo ra nguồn sáng. Tuy nhiên, màn hình AM-EL sử dụng chất phát quang (phosphor) và điện áp để tạo ra ánh sánh, không giống như FED sử dụng lưới bao gồm các phần tử phát xạ (emitter) trên nền phẳng. Hai loại màn hình này sẽ được đưa ra thị trường trong đầu năm tới.
Các tinh thể lỏng điều khiển các điểm ảnh màu như thế nào?
1.Màn hình được phủ một lớp ánh sáng trắng từ ánh sáng nền
2.Hệ thống lọc sẽ chỉ cho phép các tia sáng trắng có chiều thẳng đứng đi qua
3.Lớp tinh thể lỏng
4.Dòng điện sẽ làm cho các tinh thể này liên kết và xoắn lại với nhau hoặc phân tách ra
5.Các tinh thể liên kết với nhau sẽ làm các tia sáng đi qua lớp lọc bị biến đổi
6.Lớp lọc màu sẽ biến ánh sáng trắng thành ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương
7.Lớp lọc thứ ba sẽ cho phép các tia sáng theo chiều nằm ngang và đã được biến đổi đi qua
8.Ánh sáng chiếu qua màn hình gương sẽ trình diễn những điểm ảnh phụ nhỏ. Và cứ 3 điểm ảnh phụ sẽ hình thành nên 1 điểm ảnh hoàn chỉnh
9.Các điểm ảnh phụ sẽ bị tối nếu như ánh sáng không tới được gương
10.Mắt người sẽ nhìn thấy được sự kết hợp phức tạp của các tia sáng và tạo thành các màu khác nhau
Một màn hình LCD được cấu thành bởi hàng triệu các ô vuông cực nhỏ mà chúng ta gọi là các điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh đó bao gồm 3 điểm ảnh phụ mang 3 màu: đỏ, xanh dương và xanh lục. Mỗi điểm ảnh phụ được điều khiển bởi một nhóm tinh thể lỏng cực nhỏ nằm đằng sau nó. Các mạch điện bên trong TV làm nhiệm vụ bật hay tắt cho các điểm ảnh để tạo nên hình ảnh cuối cùng. Sự hoạt động của các tinh thể lỏng xảy ra cả trong điều kiện lỏng và rắn. Trong điều kiện rắn, các phân tử giữ nguyên tại vị trí của chúng. Nhưng trong điều kiện lỏng, chúng có thể di chuyển tự do. Khi dòng điện đi qua các tinh thể, các phân tử sẽ xoắn lại với nhau hoặc tách rời nhưng vẫn giữ nguyên vị trí của chúng. Sự xoắn lại của chúng được điều khiển một cách chính xác bằng cách tăng giảm lượng điện đi qua. Và đây chính là phương thức hoàn hảo để làm chủ và điều khiển các điểm ảnh của một TV LCD.
Nhà thực vật học người Áo Friedrich Reinitzer đã phát hiện ra các tinh thể lỏng vào năm 1888. Còn màn hình LCD đầu tiên được sử dụng vào đầu những năm 70, ứng dụng trong máy tính điện tử và quan sát phân tử.
Hiển thị tinh thể lỏng trong tương lai có thể được lắp đặt trong cửa sổ để thay thế cho rèm cửa. Trong trường hợp cần thiết, chúng sẽ giúp "khoá" ánh sáng từ bên ngoài một cách hiệu quả, để căn phòng hoàn toàn tối.
Phối hợp ánh sáng
Bằng cách trộn ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương với nhau, chúng ta có thể tạo nên bất cứ loại màu sắc nào. Đỏ và xanh dương trộn với nhau sẽ tạo nên một màu tía sáng hơn gọi là magenta. Xanh dương và xanh lục có thể tạo nên một màu xanh dương sáng hơn có tên cyan. Màu vàng là sự kết hợp giữa đỏ và xanh lục. Khi cả ba màu kết hợp với nhau, người ta có ánh sáng trắng hoặc màu xám (tuỳ thuộc vào độ sáng của chúng). Màu đen sẽ được tạo nên nếu không có ánh sáng đi qua.
Trộn ba màu xanh lục, xanh dương và đỏ
Độ phân giải (Resolution)
Độ phân giải tối đa tùy thuộc vào kích thước màn hình. Đối với màn hình 15 inch là 1024 x 768, đối với LCD 17inch là 1280 x 1024. Và bạn nên biết rằng đây cũng là độ phân giải tối ưu nhất. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh độ phân giải này theo hướng thấp hơn (không thể điều chỉnh độ phân giải vượt qua độ phân giải tối đa của LCD). Và đương nhiên, chất lượng hình ảnh sẽ giảm sút đáng kể, hình ảnh không mịn và tạo cho người sử dụng có cảm giác như màn hình bị chia thành các điểm nhỏ rời rạc (tình trạng này càng thể hiện rõ khi màn hình LCD được đặt độ phân giải càng thấp).
Góc nhìn (Viewing angle)
Góc nhìn chính là một yếu điểm của LCD so với màn hình CRT truyền thống. Nếu như màn hình CRT có thể nhìn ở mọi góc độ với màu sắc không đổi, thì đối với LCD hình ảnh mà bạn thấy được sẽ có thay đổi đáng kể khi nhìn với góc nhìn lệch. Sự thay đổi về hình ảnh bắt đầu bằng sự thay đổi màu sắc. Đối với góc nhìn khác nhau thì màn hình sẽ bị biến đổi theo những màu khác nhau. Một số màn hình có góc nhìn thật hẹp thì có thể bạn sẽ chỉ thấy một màn sáng không hơn không kém. Màn hình chỉ thể hiện màu sắc rõ nhất khi người sử dụng ngồi trực diện với LCD.
Góc nhìn của LCD được xác định theo chiều dọc và chiều ngang. Góc nhìn tối thiểu cho màn hình LCD thông dụng hiện nay là 120 độ ngang và 100 độ dọc
Comment
-
ANH GUI? EM XIN VOI NHE codonminhanh_langletrongdem@yahoo.comĐIỆN TỬ: HÙNG MẠNH 01233165888
DƯỜNG TRẦN PHÚ - TP CẨM PHẢ - QUẢNG NINH
Comment
-
Nguyên văn bởi chdthdt Xem bài viếtcó bác nào nhận đc chưa nén file rồi gửi lại cho ae với
Comment
-
mail của em đây ah.bác cho e xin với long_sex_81@yahoo.com.vnDỊCH VỤ ĐIỆN TỬ THÀNH LONG
Địa chỉ: iaphìn_chưprông_gia lai
Sdt : 09**.940.080 : 09**.940.080
Email :
Comment
-
tivi plasma
không bít anh duyphongnd còn theo giỏi topic này không....mong anh có thể gửi giúp cho em với....em đang cần gấp
cảm ơn anh nhiều
mail: linux19911@gmail.com
Comment
-
Nguyên văn bởi quangnguyenk Xem bài viếtkhông bít anh duyphongnd còn theo giỏi topic này không....mong anh có thể gửi giúp cho em với....em đang cần gấp
cảm ơn anh nhiều
mail: linux19911@gmail.comĐIỆN TỬ IT NINH BÌNH UY TÍN LÀ VÀNG
không biết phải hỏi...muốn giỏi phải học
Email:dientuit@gmail.com
Web:
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi davidcopyChỉ cần dùng R C mắc vô phím power là ok....
-
Channel: Điện tử gia dụng
Hôm qua, 20:47 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi davidcopydùng mach khuếch opamp...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
Hôm qua, 20:42 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về hạ áp cho adapter laptopbởi davidcopy
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 18:56 -
-
bởi bqvietĐấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
17-01-2025, 21:36 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Vâng, em cũng nghĩ thế khi search được hãng ấy là SRNE, nên em test luôn những cái còn lại, và kết quả đều như nhau.
Nhận thấy kết quả khó chấp nhận, em cũng phân vân có nên mail cho họ để họ thử kiểm tra mã đó không; giữa...-
Channel: Điện tử công suất
17-01-2025, 11:33 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi dinhthuong80Xin cảm ơn bác bqviet luônnhiệt tình cho biết nhiều thông tin quí báu, cảm ơn bạn mèomướp có ví dụ đơn giản và dễ hiểu, cảm ơn tất cả đã bớt chút thời gian quí báu vào đây đọc bài.
Cảm ơn bác nhathung1101 cho thông tin và chúc mừng bác mua được những tấm pin NLMT cực tốt theo...-
Channel: Điện tử công suất
17-01-2025, 11:22 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi mèomướpDạ chú nhat... cứ coi pin mặt trời như 1 cái ắc qui nhìu ngăn mắc nối tiếp ấy ạ. Khi 1 ngăn yếu thì cả cái ắc qui yếu luôn ạ. Nó có nhìu bộ nối tiếp mắc song song nên bị che 1 khoảng nhỏ ảnh hưởng nhìu nhưng chắc ko đến nỗi mất 50% đâu ạ...
-
Channel: Điện tử công suất
17-01-2025, 06:36 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Nếu nói bị cái lá che sáng mà giảm 50% thì tôi càng không tin, bởi trên vườn tôi mặc kệ ông trời làm vệ sinh.
Tức là lá tự rụng, gió tự dọn. Ai hơi đâu mà leo lên dọn. Nếu phải như thế thì tôi dek thèm lắp làm gì.-
Channel: Điện tử công suất
16-01-2025, 21:44 -
-
Trả lời cho Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?bởi nhathung1101Chả hiểu ý cậu nói gì. Cái diode bypass quan trọng thế ư???
Cái giàn của tôi chả thấy cái diode nào mà vẫn hoạt động hơn 3 năm rồi.
Nhưng nó không có kiểu nối dây với bấm cốt như của cậu.
Tóm lại là tiền nào của nấy, đừng hoang tưởng kỹ thuật hóa. Kẻo ô tô điện đua nhau lắp diode.-
Channel: Điện tử công suất
16-01-2025, 21:31 -
-
Trả lời cho Dùng biến áp tự ngẫu 110V có tốn điện không?bởi nhathung1101Tôi dùng 4 cái điều hòa Fujitsu hàng bãi Nhật, nên phải dùng 4 cục đổi nguồn 220 xuống 100V. Để bật quanh năm, chả thấy bằng bữa bia. Chứ tắt đi là mất mấy bữa luôn.
-
Channel: Điện tử gia dụng
16-01-2025, 21:24 -
Comment