Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ý tưởng mới về hiển thị

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ý tưởng của bác hay lắm. Em có thể hình dung được. Nó kiểu như cái màn hình CRT dùng một tụ dọc và ngang để lái chùm electron.

    Nhưng cái màn CRT còn có huỳnh quang để chùm e đập vào phát sáng, còn cái dùng 2 kính phản xạ để biến một tia sáng thành một màn hình có thể xem được thì chắc tia sáng phải có năng lượng cực lớn.

    À, em mới đọc ở đâu đó thay vì làm đèn đỏ để yêu cầu lái xe dừng lại họ lại chiếu một màn hình laze đỏ chặn trước mặt lái xe có hình người đi bộ đang qua lại. Một ý tưởng thật ngộ nghĩnh, không biết có khả thi không?
    Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
    Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

    Comment


    • #17
      Nhưng cái màn CRT còn có huỳnh quang để chùm e đập vào phát sáng, còn cái dùng 2 kính phản xạ để biến một tia sáng thành một màn hình có thể xem được thì chắc tia sáng phải có năng lượng cực lớn.

      À, em mới đọc ở đâu đó thay vì làm đèn đỏ để yêu cầu lái xe dừng lại họ lại chiếu một màn hình laze đỏ chặn trước mặt lái xe có hình người đi bộ đang qua lại. Một ý tưởng thật ngộ nghĩnh, không biết có khả thi không?[/QUOTE]

      bạn nghaiha lại nhầm lẫn một lần nữa rồi , mình đã nói từ đầu ánh sáng laser mà bạn ko cần năng lưọng nhiều đâu .. bạn đã thấy cái đèn laser màu đỏ mà con nít hay chơi chưa nó đi xa cả trăm mét mà vẫn ko bị khuếch tán, năng lưọng ư quá bèo, hai ba cục pin nút áo chơi cả tuần chưa hết. he..he bây giờ bạn chỉ việc tìm cho tôi hai loại đèn laser lục và lam nữa thế là ok... bạn còn gì để phản biện nữa ko...?

      Comment


      • #18
        Hai kính phản xạ chỉ quét được những hình đơn giản thôi ví dụ như ngôi sao đỏ thì nó chỉ cho ra được hình viền ngôi sao màu đỏ còn nều muốn đỏ cả bên trong thì quét rụng kính củng không ra vì số lượng ảnh điểm quá lớn chiếu hinh nổi trên không thì người ta đã làm được rồi nhưng công suất của nó phải vài watt mới thể hiện rỏ chứ vài ma thì ăn thua gì

        Comment


        • #19
          Mình cũng ngó nghiên vào bên trong ruột cái loại LED màn hình FullColour đó rồi .
          Để làm được nó không đơn giản chỉ là một người . Cần có 10 tới 15 người siêu nhất DTVN chụm đầu lại . Trong điều kiện xiền không thiếu .


          Còn cái vụ Lase . Làm cho tia Lase quét lên kín màn hình thì không khó . Nhưng làm sao điều khiển được nó với tốc độ 6 triệu lần đóng mở trên 1 giây thì mới có hy vọng thể hiện được hình ảnh .
          Nếu áp dụng nguyên tắc từ máy in thì .......
          Máy in hiện nay quét và điều khiển tia Lase rất chậm . Nếu có chiếu lên tường thì chỉ nhìn thấy vệt sáng chạy chạy xuống theo các mành mà thôi .

          Đừng cho là mình nói càn nhé .
          Attached Files
          Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
          nguyendinhvan1968@gmail.com

          Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

          Comment


          • #20
            máy chiếu laser:
            đồ tự chế: http://www.youtube.com/watch?v=zB6iyGD-5_Q
            đồ công ty: http://www.es.com/products/digital_t...tar3-laser.asp

            Comment


            • #21
              Hey bác Đình Văn giờ mới biết bác làm ở chỗ Cầu Diễn hả mấy cái tv bác đang đứng trước đó em nhin chán rồi từ lúc đi nôp hồ sơ đến lúc em rút hồ sơ nhìn chán roài hihi bác làm giám đốc kỹ thật hả mà bác Văn ơi công ty đã đi vào hoạt động chưa em chờ đi làm lâu quá đành rút trước bao giờ bác chỉ em một số món nhé thank bác trước
              Điện tử Nga Nhung
              Số 43 ngõ 259 Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
              ĐT 0988441961 hoặc 0979387040

              Comment


              • #22
                Ý tưởng của bác thubalamin ngừoi ta cũng đã làm rồi mà có khi bác không biết. không những thế nó còn được ứng dụng cho 2 loại máy. Một là họ dùng để chiếu hình "nhạc màu" -gọi nôm na như vậy. Tức là chiếu ánh sáng laze lên một phông màn bằng khói hoặc hơi nước để tạo ảnh động, cái này ở nước ngoài nhiều lắm, còn ở Việt nam thì có lần biểu diễn ở sân Mỹ đình hồi khai mạc Seagame. Nguyên tắc hoạt động gần giống màn hình CRT, nhưng thay vì dùng cuộn lái tia, nó dùng gương quay. Thiết bị này nghe đâu một viện nào đấy ở VN cũng đang nghiên cứu. Ứng dụng thứ 2 là họ chế tạo Lazer TV, một dạng máy phóng, loại TV này chưa có bán trên thị trường, nhưng nó nằm trong kế hoạch sản xuất của Toshiba, ưu điểm được đánh giá là chất lượng cao hơn LCD và độ dày mỏng hơn, ít tốn điện hơn và giá thành rẻ hơn LCD. Vì giá cả của LCD và Plasma liên tục giảm nên cũng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất Laze TV.

                Comment


                • #23
                  hura hôm nay đã có người làm được diều mà mình đã mơ ước... hi hi
                  Phóng tranh lên tường bằng laser - 6/5/2008 1h:46

                  Cóp nhặt những thứ bỏ đi và một nguồn sáng khác thường, một họa sĩ Australia đã tạo ra một máy chiếu, có thể "phóng" những bức ảnh lên tường ở cách xa vài chục mét.


                  Một bức ảnh kích cỡ 2,4 x 3 mét của tổng biên tập tờ PopSci Mark Jannot, được phóng lên bức tường nằm cách đó khoảng 30 mét. Loại đèn laser này rẻ tiền và sáng hơn các màu khác. (Ảnh: Popsci)


                  Bộ sưu tập từ sọt rác của Chris Poole bao gồm một cái đèn chiếu cũ, một thiết bị phát sáng laser màu xanh tí hon (dùng trong các que chỉ bảng). Tiếp đó, ông đóng một cái khung giá điện tử trên một đế gỗ dài 1 mét và đặt thiết bị phát laser ở một đầu. Đầu kia là một thấu kính lấy ra từ một cái máy ảnh cũ. Giữa hai vật này là một giá đỡ tấm chiếu tạm thời và các thấu kính của đèn chiếu. Đèn chiếu sẽ phóng to chùm laser để nó trùm lên tấm chiếu và thấu kính của máy ảnh sẽ cho phép ông điều chỉnh tiêu điểm.


                  Chiếc máy chiếu đặc biệt của Poole. (Ảnh: Popsci)

                  http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?C...&news_id=20027

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi thubalaminh Xem bài viết
                    hura hôm nay đã có người làm được diều mà mình đã mơ ước... hi hi
                    Phóng tranh lên tường bằng laser - 6/5/2008 1h:46

                    Cóp nhặt những thứ bỏ đi và một nguồn sáng khác thường, một họa sĩ Australia đã tạo ra một máy chiếu, có thể "phóng" những bức ảnh lên tường ở cách xa vài chục mét.


                    Một bức ảnh kích cỡ 2,4 x 3 mét của tổng biên tập tờ PopSci Mark Jannot, được phóng lên bức tường nằm cách đó khoảng 30 mét. Loại đèn laser này rẻ tiền và sáng hơn các màu khác. (Ảnh: Popsci)


                    Bộ sưu tập từ sọt rác của Chris Poole bao gồm một cái đèn chiếu cũ, một thiết bị phát sáng laser màu xanh tí hon (dùng trong các que chỉ bảng). Tiếp đó, ông đóng một cái khung giá điện tử trên một đế gỗ dài 1 mét và đặt thiết bị phát laser ở một đầu. Đầu kia là một thấu kính lấy ra từ một cái máy ảnh cũ. Giữa hai vật này là một giá đỡ tấm chiếu tạm thời và các thấu kính của đèn chiếu. Đèn chiếu sẽ phóng to chùm laser để nó trùm lên tấm chiếu và thấu kính của máy ảnh sẽ cho phép ông điều chỉnh tiêu điểm.


                    Chiếc máy chiếu đặc biệt của Poole. (Ảnh: Popsci)

                    http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?C...&news_id=20027
                    Em nghĩ là bác nhất vợ, nhì trời nhầm rồi. Cái này không khác gì so với máy chiếu phim nhựa thông thường. Khác ở chỗ nguồn sáng chiếu vào phim nhựa thôi.
                    Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                    Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                    Comment


                    • #25
                      Đúng như bác Nghaiha nói, chiếu kiểu này chả khác gì đèn chiếu thông thường, chỉ có thay bóng đèn thường bằng ánh sáng laze. Vấn đề quan trọng ở chỗ laze là ánh sáng đơn sắc, nên chiếu kiẻu này chỉ được ảnh đen trắng hoặc ảnh có 1 màu (đơn sắc), ảnh không thể có nhiều màu sắc như chiếu phim thông thường.

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi le70 Xem bài viết
                        Đúng như bác Nghaiha nói, chiếu kiểu này chả khác gì đèn chiếu thông thường, chỉ có thay bóng đèn thường bằng ánh sáng laze. Vấn đề quan trọng ở chỗ laze là ánh sáng đơn sắc, nên chiếu kiẻu này chỉ được ảnh đen trắng hoặc ảnh có 1 màu (đơn sắc), ảnh không thể có nhiều màu sắc như chiếu phim thông thường.
                        ok và cái máy này cũng chưa đúng với vấn dề mà mình nêu ra từ đầu là ánh sáng lazer sẽ chiếu trực tiếp lên màn chiếu... nhưng như vậy ta đã có 2 màu ánh sáng lazer đỏ và xanh lục vậy chỉ còn một ánh sáng màu xanh BLU nữa là ok ta sẽ có được hìng ảnh màu thôi mà... hãy đợi đấy, nếu có đủ ba loại đèn ánh sáng laser ba màu cần thiết thì..... tôi sẽ bắt tay vào việc.... hê hê hê ... hãy đợi đấy... hứa với các bạn luôn

                        Comment


                        • #27
                          Bác nhất vợ nhì trời lại bảo thủ nữa rồi. Lazer hiện giờ tạo ra màu nào cũng được, bác google đi khắc thấy. Một vấn đề nữa là ánh sáng màu không nhất thiết phải luôn tổng hợp từ ba màu đơn sắc RGB. RGB chỉ là một ứng dụng phổ biến thôi.
                          Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                          Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi dangnhung198 Xem bài viết
                            Hey bác Đình Văn giờ mới biết bác làm ở chỗ Cầu Diễn hả mấy cái tv bác đang đứng trước đó em....bác trước
                            Cái Ty công đó chuyển sang Hạp lĩnh Bắc ninh rồi . Mình sang đó làm mấy hôm thì bỏ việc . Bên đó rộng lắm , rộng tới mức đi uống nước chè , hút thuốc hay đi .... tè cũng phải dùng tới xe máy . Ở bên đó khi nào rỗi việc có thể đi cấy lúa cũng rất tiện .
                            Làm ở đó mấy hôm thì mình chuyển sang Ty công khác ở HN rồi .

                            Một người thiết kế ra hệ thống đó xem ra hơi kiệt sức .
                            Máy truyền hình ảnh động khác với máy chiếu ảnh khác với máy vẽ

                            Để có thể làm được món truyền hình ảnh động đó phải giải thích được cặn kẽ tối thiểu mấy con số như sau .
                            15625 và 15750 là con số gì trong truyền hình . Tại sao lại là con số đó mà không phải là con số khác .
                            3579545 Hz và 4433619Hz là con số gì trong truyền hình . Tại sao lại là con số đó mà không phải là con số khác .
                            560 nanomet là bước sóng của cái gì ?
                            64 Microgiây là khoảng thời gian của cái gì trong truyền hình ?
                            8 chu kỳ sóng hình sin được sử dụng làm gì trong truyền hình màu ?
                            và ....
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                              Để có thể làm được món truyền hình ảnh động đó phải giải thích được cặn kẽ tối thiểu mấy con số như sau .
                              15625 và 15750 là con số gì trong truyền hình . Tại sao lại là con số đó mà không phải là con số khác .
                              3579545 Hz và 4433619Hz là con số gì trong truyền hình . Tại sao lại là con số đó mà không phải là con số khác .
                              560 nanomet là bước sóng của cái gì ?
                              64 Microgiây là khoảng thời gian của cái gì trong truyền hình ?
                              8 chu kỳ sóng hình sin được sử dụng làm gì trong truyền hình màu ?
                              và ....
                              em biết tất cả các con số mà bác nói ( vì em đã từng thiết kế mạch cho TV mà ) nhưng em cũng chẳng dám nghĩ rằng mình làm đưược những thứ thubalaminh nói .
                              @ thubalaminh . có lẽ bạn chưa lường trưước được sẽ gặp những vấn đề gì . mình chỉ hỏi bạn tia laser bản chất là sóng điện từ vậy bạn định dùng phương pháp nào để lái nó quét với tốc độ 5000 dòng/s ( đây mới là tốc độ gần đủ để hiển thị tivi thôi chứ dùng làm monitor máy tính còn khủng hơn nhiều)

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi kaokuong Xem bài viết
                                em biết tất cả các con số mà bác nói ( vì em đã từng thiết kế mạch cho TV mà ) nhưng em cũng chẳng dám nghĩ rằng mình làm đưược những thứ thubalaminh nói .
                                @ thubalaminh . có lẽ bạn chưa lường trưước được sẽ gặp những vấn đề gì . mình chỉ hỏi bạn tia laser bản chất là sóng điện từ vậy bạn định dùng phương pháp nào để lái nó quét với tốc độ 5000 dòng/s ( đây mới là tốc độ gần đủ để hiển thị tivi thôi chứ dùng làm monitor máy tính còn khủng hơn nhiều)
                                Dùng gương quay đa mặt thì có thể quét tốc độ cực lớn.
                                Nếu gương có n mặt thì góc quét là 720/n độ, nếu có cái gương 36 mặt thì có thể quét được 20 độ, chiếu xa 5 mét ra được cái màn hình rộng 1.8m. gương 36 mặt kết hợp với một động cơ quay 140 vòng/giây là quét được 5040 dòng/giây rồi.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thubalaminh Tìm hiểu thêm về thubalaminh

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X