Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
nó là cái thủy tinh hình tròn nhìn như bóng điện ấy nó có ngieeuf chân lám như đèn hình trắng đen vây ngày xưa em có ông bác cho mấy con mà ko biết là cái gì nữa
có bác nào biết chỉ em phát
Attached Files
không có việc gì khó
chỉ sợ tiền không nhiều
đào núi và lấp biển
không làm thì đi thuê
nó là cái thủy tinh hình tròn nhìn như bóng điện ấy nó có ngieeuf chân lám như đèn hình trắng đen vây ngày xưa em có ông bác cho mấy con mà ko biết là cái gì nữa
có bác nào biết chỉ em phát
nó là đèn điện tử mà,bạn là thế hệ mấy X mà chưa biết?
Bạn đã học vật lý? Bạn đã học dòng điện trong kim loại, trong chất lỏng, trong chất khí? Bạn đã học dòng điện trong khí kém? Bạn đã học dòng điện trong chân không?
Đây là đèn điện tử chân không. Đúng là nó giống đèn hình (CRT), nhưng nhỏ hơn.
Nó, cũng như đèn hình CRT, gồm có 1 bình thủy tinh hút chân không bên trong gồm có các thành phần sau:
- Sợi đốt (H-H, hay filament) đốt nóng bởi dòng điện chạy qua.
- Sợi đốt này đặt trong một cái ống bên ngoài có phủ kim loại kiềm thổ để tăng khả năng phát xạ điện tử gọi là Ca-tốt. Điện tử từ Ca-tốt bức xạ ra tạo thành "đám mây điện tử".
- Nếu có điện trường thì điện tử sẽ bay về nơi có điện áp dương. Thế nên người ta đặt điện áp dương lên một "phiến" kim loại hình trụ bên ngoài Ca-tot, "phiến" đó được gọi là A-nốt.
Sợi đốt, Ca-tốt (K) và Anốt (A) là các thành phần mà đèn điện tử chân không nào cũng có. Không kể sợi đốt, các thành phần còn lại được tính là số "cực" của đèn.
* Đèn 2 cực gồm K-A là đèn điện tử 2 cực. Đây là diode chân không. D chỉ dẫn điện khi A+, K-, không dẫn theo chiều ngược lại.
* Đèn 3 cực gồm K-G-A với G là "lưới" (Grill), đây là một cực đặt rất gần K, được đặt "thiên áp" âm hơn K. Khi điện áp lưới thay đổi thì dòng từ điện tử từ K đến A thay đổi cùng chiều. Do đó G được gọi là lưới điều biến (Wenen).
* Đèn 4 cực: Thêm lưới thứ hai G2 nằm giữa lưới điều biến và A. Khi đó lưới điều biến được gọi là G1. G2 có điện áp dương gần bằng điện áp dương của A. có tác dụng tăng tốc dòng điện tử sau khi đi qua G1 tới A. Thường gặp với các đèn công suất.
* Đèn 5 cực: Thêm lưới thứ 3 (G3) , lưới này nằm giữa G2 và A và được nối với K. Tác dụng của nó: tôi quên mất rồi.
* Đèn 6 cực: Quên cả cấu tạo lẫn tác dụng của cực lưới G4, vì đèn này ít gặp.
* Đèn 7 cực: Thêm lưới G5, có tác dụng như lưới G1. Khi đó đèn có 2 lưới điều biến. Thường dùng trong các đèn để trộn tín hiệu. Tín hiệu vào G1 và tín hiệu vào G5 đồng thời điều biến dòng điện tử từ K đến A.
Trong một bóng thủy tinh có thể có 1 "đèn", hoặc 2, 3 "đèn". Với bóng 2 đèn, không nhất thiết 2 cái phải giống nhau.
Một vài điều viết lại theo trí nhớ, mong bạn kaka vui lòng. Mong các bạn khác bổ sung.
Bạn hỏi thêm bác Gugồ, search "Vacuum Tube" nhé.
Thân ái.
*Ngày trước nó được gọi là "bóng", "đèn", nên khi transistor bắt đầu được sử dụng, các ông thợ miền Bắc cũng gọi transistor là "đèn", là "bóng" bán dẫn, đến nay vẫn còn nhiều người có thói quen này do truyền khẩu: "đèn bán dẫn", "bóng bán dẫn".
* Trong ký hiệu đèn điện tử chân không, thường người ta dùng số đầu tiên để chỉ điện áp đốt tim (=sợi đốt), ví dụ 38HE7 là đèn công suất quét dòng, trong đó 38 là điện áp đốt của sợi đốt. Thế hệ transistor đầu tiên của châu Âu cũng được đặt tên theo kiểu đó, bắt đầu bằng số 0 để chỉ rằng linh kiện này không có sợi đốt (ví dụ 0A 90 là một diode bán dẫn Germanium. Nhớ là 0A chứ không phải là OA)
Nhưng anh em nào còn đam mê sửa nguồn thì cứ cố gắng.
Tiền số đang có giá, mà nguồn cho bọn "trâu cày" toàn vài Kw.
Làm được vẫn sống tốt. Tôi thì nghỉ hưu rồi.
Hôm trước có ku em năn nỉ tôi sửa cho nó cái nguồn 12V/170Amp. Tôi bảo đi mua cái mới.
Ngày xưa, còn làm với bên viễn thông (giờ chẳng thèm làm vì công bèo).
Tôi sửa nguồn, tối thiểu phải đủ công cụ:
- Osciloscope.
- Logic Analyzer (để làm với chuẩn truyền thông)
- Đồng hồ đo dòng. Đồng hồ đo áp. Đồng...
Loa Tầu nó đáp ứng được tiếng VN, vì mấy câu hát kiểu "oăng oẳng như sủa" Nhật nó không có. Nó chỉ hát kiểu "đục đục chạc chạc" thôi.
Nếu thấy loa Tầu hay, thì gỡ cái mác SONY gắn vào là xong. Còn cái loa Nhật thì vứt luôn, chỉnh làm quái gì.
...
Mình đào mộ xíu, cho mình hỏi là pin của bác vẫn ok chứ? Mình vừa đóng khối pin 16 cell 40135 thì khi chạy điện áp nó sụt so với khi nghỉ như video mình dẫn link, vậy cho mình hỏi là dung lượng pin sẽ tính khi áp nghỉ hay áp đang hoạt động, và pin sụt áp như vậy là bình thường hay pin kém? ht...
Dạ hông dám làm thì chắc chắn sẽ mãi ko thể làm được đâu ạ. Nguồn xung dân dụng vài kw giờ rất nhìu ạ, sạc ô tô điện, máy hàn, lò vi sóng, âm ly... tùy chất lượng mà độ phức tạp sẽ khác nhau ạ. Và cái giá phải trả về kinh tế...
Comment