Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
nó là cái thủy tinh hình tròn nhìn như bóng điện ấy nó có ngieeuf chân lám như đèn hình trắng đen vây ngày xưa em có ông bác cho mấy con mà ko biết là cái gì nữa
có bác nào biết chỉ em phát
Attached Files
không có việc gì khó
chỉ sợ tiền không nhiều
đào núi và lấp biển
không làm thì đi thuê
nó là cái thủy tinh hình tròn nhìn như bóng điện ấy nó có ngieeuf chân lám như đèn hình trắng đen vây ngày xưa em có ông bác cho mấy con mà ko biết là cái gì nữa
có bác nào biết chỉ em phát
nó là đèn điện tử mà,bạn là thế hệ mấy X mà chưa biết?
Bạn đã học vật lý? Bạn đã học dòng điện trong kim loại, trong chất lỏng, trong chất khí? Bạn đã học dòng điện trong khí kém? Bạn đã học dòng điện trong chân không?
Đây là đèn điện tử chân không. Đúng là nó giống đèn hình (CRT), nhưng nhỏ hơn.
Nó, cũng như đèn hình CRT, gồm có 1 bình thủy tinh hút chân không bên trong gồm có các thành phần sau:
- Sợi đốt (H-H, hay filament) đốt nóng bởi dòng điện chạy qua.
- Sợi đốt này đặt trong một cái ống bên ngoài có phủ kim loại kiềm thổ để tăng khả năng phát xạ điện tử gọi là Ca-tốt. Điện tử từ Ca-tốt bức xạ ra tạo thành "đám mây điện tử".
- Nếu có điện trường thì điện tử sẽ bay về nơi có điện áp dương. Thế nên người ta đặt điện áp dương lên một "phiến" kim loại hình trụ bên ngoài Ca-tot, "phiến" đó được gọi là A-nốt.
Sợi đốt, Ca-tốt (K) và Anốt (A) là các thành phần mà đèn điện tử chân không nào cũng có. Không kể sợi đốt, các thành phần còn lại được tính là số "cực" của đèn.
* Đèn 2 cực gồm K-A là đèn điện tử 2 cực. Đây là diode chân không. D chỉ dẫn điện khi A+, K-, không dẫn theo chiều ngược lại.
* Đèn 3 cực gồm K-G-A với G là "lưới" (Grill), đây là một cực đặt rất gần K, được đặt "thiên áp" âm hơn K. Khi điện áp lưới thay đổi thì dòng từ điện tử từ K đến A thay đổi cùng chiều. Do đó G được gọi là lưới điều biến (Wenen).
* Đèn 4 cực: Thêm lưới thứ hai G2 nằm giữa lưới điều biến và A. Khi đó lưới điều biến được gọi là G1. G2 có điện áp dương gần bằng điện áp dương của A. có tác dụng tăng tốc dòng điện tử sau khi đi qua G1 tới A. Thường gặp với các đèn công suất.
* Đèn 5 cực: Thêm lưới thứ 3 (G3) , lưới này nằm giữa G2 và A và được nối với K. Tác dụng của nó: tôi quên mất rồi.
* Đèn 6 cực: Quên cả cấu tạo lẫn tác dụng của cực lưới G4, vì đèn này ít gặp.
* Đèn 7 cực: Thêm lưới G5, có tác dụng như lưới G1. Khi đó đèn có 2 lưới điều biến. Thường dùng trong các đèn để trộn tín hiệu. Tín hiệu vào G1 và tín hiệu vào G5 đồng thời điều biến dòng điện tử từ K đến A.
Trong một bóng thủy tinh có thể có 1 "đèn", hoặc 2, 3 "đèn". Với bóng 2 đèn, không nhất thiết 2 cái phải giống nhau.
Một vài điều viết lại theo trí nhớ, mong bạn kaka vui lòng. Mong các bạn khác bổ sung.
Bạn hỏi thêm bác Gugồ, search "Vacuum Tube" nhé.
Thân ái.
*Ngày trước nó được gọi là "bóng", "đèn", nên khi transistor bắt đầu được sử dụng, các ông thợ miền Bắc cũng gọi transistor là "đèn", là "bóng" bán dẫn, đến nay vẫn còn nhiều người có thói quen này do truyền khẩu: "đèn bán dẫn", "bóng bán dẫn".
* Trong ký hiệu đèn điện tử chân không, thường người ta dùng số đầu tiên để chỉ điện áp đốt tim (=sợi đốt), ví dụ 38HE7 là đèn công suất quét dòng, trong đó 38 là điện áp đốt của sợi đốt. Thế hệ transistor đầu tiên của châu Âu cũng được đặt tên theo kiểu đó, bắt đầu bằng số 0 để chỉ rằng linh kiện này không có sợi đốt (ví dụ 0A 90 là một diode bán dẫn Germanium. Nhớ là 0A chứ không phải là OA)
À, sản phẩm họ thiết kế ra, họ yêu cầu mình chứng minh là sau chỉnh sửa thì 1 là gỡ jump cắm lại không hư mạch, 2 là gỡ jump thì 220Vdc vẫn dùng được led áp thấp 20V mà không hư led như mình báo, nên họ hiểu rõ mà....
Bài học kiểu trực tuyến dù là loại đơn giản bậc nhất cũng vẫn cần chú tâm. Chỉ bật tai nghe lên thì không có loại nào thấm nổi đâu. Cách hay hơn, dễ hơn là kiếm phim tiếng Anh nào đó xem, ban đầu bật phụ đề tiếng Việt, nghe và...
Ha ha !
Thay đổi cách nghĩ thì sẽ nghĩ ra.
.
.
.
Một thứ cần kiểm soát dòng + nhiệt + công suất tiêu tán. Nhưng lại dùng tư duy ổn áp. Làm sao mà giải quyết được.
Nó là mạch ổn dòng.
Vì thế các anh nước lạ không thèm quan tâm là phải....
Vì cứ phải chỉnh sửa cho mỗi dải điện áp, quên chỉnh thì hư chíp phải bảo hành nên em thấy bất tiện, mới cần cái mạch 1 dải áp cao dùng cho tất cả loại đèn đó bác!...
Mình thỉnh thoảng cũng làm việc với người nước ngoài nói tiếng Anh thì toàn ghép nhặt từ, cộng với quơ tay quơ chân để diễn tả, hix. Nỗi khổ là không biết cách để mô tả sự việc. Tôi muốn tìm các bài giảng tiếng anh nào phù hợp...
Comment