Nguyên văn bởi hatbui
Xem bài viết
Không rõ là 3 đường R-Y, G-Y, B-Y (tạm gọi là 3 đường sắc) từ bo giải mã vẫn còn được gắn vào máy hay đã bị bạn gỡ ra rồi? Dù sao thì bạn cũng phải k/tra lại 3 đường tín hiệu này.
Nếu đã gỡ 3 đường tín hiệu sắc từ bo giãi mã thì bạn k/tra 3 đường tín hiệu sắc của máy có còn nguyên thủy không (nhiều máy khi chuyển hệ, người ta cắt bỏ hoàn toàn 3 đường sắc đến khuếch đại công suất sắc để chỉ sử dụng phần giải mã màu của bo giải mã cho cả 2 hệ PAL và NTSC).
Nếu bạn đã chắc là 3 đường sắc là tốt (bạn đo áp ở 3 đường này phải luôn bằng nhau) thì lỗi ở bo K.Đ công suất sắc (bo đuôi đèn hình). Lúc này trước hết bạn k/ tra các transistor K.Đ sắc, các linh kiện liên quan, đặc biệt lưu ý các biên trở chỉnh cân bằng trắng (tức các biến trở R.Bias, G.Bias, B.Bias). Khi các biến trở bị chỉnh sai thì sẽ dẫn đến áp trên 3 kathode sẽ không giống nhau. Lý do là khi chỉnh các biến trở này là ta đã thay đổi phân cực DC của các transistor K.Đ công suất sắc, qua đó cũng làm mức phân cực tĩnh của kathode (hay còn gọi là mức ngắt của cathode) thay đổi. Vì vậy các biến trở này được dùng để chỉnh màu nền
Trên bo còn có các biến trở drive (R.Drive, B.Drive) dùng để chỉnh mức biên độ tín hiệu Y vào kathode. Biên độ Y càng lớn thì thì dòng catode càng khỏe. Các biến trở này dùng để chỉnh mức sáng tối đa của tia.
Lưu ý bạn là điện áp DC của kathode càng cao thì dòng của nó càng thấp. Vì vậy tia mà bạn đo được trên 150V dĩ nhiên nó sẽ yếu hơn 2 tia còn lại và bị 2 tia đó lấn lướt. Như vậy gần như ta không thấy màu của tia đó.
Comment