Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tập hợp các Giáo trình và Tài liệu cơ bản về Truyền hình
các bác ơi co bac nao biết cách dò dài của ti vi sharp khong xin giup e voi hjx so la bà chi ben nhat gui ve cho e cai lcd 14inh ghi toan tieng nhat e loay hoay mai van khong do dai duoc cac bac giup e voi nha
Chào tất cả anh em.mình đang gặp con pANA. th-l32a10v.ko nhận điều khiển.đã kiêm tra mắt thu tốt,anh em ai bíêt xin chỉ giúp mình với.hoạc anh em có fw máy này,máy có 2 ic nhớ.một 24c16,và một 24c08.mình xin cảm ơn trước
Tổng quát về kỹ thuật truyền hình màu:
Truyền hình màu ra đời khi truyền hình đen trắng đã trưởng thành và vẫn còn đang được sử dụng rộng dãi, vì vậy khi xây dựng truyền hình màu thì toàn bộ hệ thống truyền hình đen trắng vẫn được giữa nguyên và người ta chỉ truyền thêm các tín hiệu màu. Các tín hiệu FM tiếng, tín hiệu đồng bộ dòng và đồng bộ mành không thay đổi, riêng tín hiệu Video nay được đổi thành hai tín hiệu là Y và C, Y là tín hiệu chói mang thông tin về hình ảnh đen trắng và C là sóng mang phụ mang thông tin về tín hiệu màu:
Tổng quát về kỹ thuật truyền hình màu.
Như vậy trong tín hiệu truyền hình màu thì tín hiệu Video tổng hợp bao gồm:
Tín hiệu chói ký hiệu là Y - mang thông tin về hình ảnh đen trắng, đây chính là tín hiệu Video được giữ lại khi phát triển truyền hình màu, nhằm tương thích với các máy thu hình đen trắng.
Tín hiệu C là sóng mang phụ, mang thông tin về màu sắc.
Tín hiệu FM là sóng mang điều tần của tín hiệu tiếng.
Xung H.syn là xung đồng bộ dòng.
Xung V.syn là xung đồng bộ mành.
So với truyền hình đen trắng thì tín hiệu Y là tín hiệu thị tần, xung H.syn, xung V.syn, và tín hiệu FM là không thay đổi, như vậy truyền hình màu thực chất là truyền hình đen trắng có thêm tín hiệu sóng mang màu C, điều này có nghĩa là tất cả các kiến thức về truyền hình đen trắng đều được tận dụng lại,
vì vậy hiểu được truyền hình đen trắng sẽ giúp bạn hiểu truyền hình màu dễ dàng hơn.
Phổ tín hiệu Video tổng hợp
Tín hiệu C (sóng mang màu) được tạo ra bằng cách nào? tín hiệu mầu R, G, B là gì? các câu hỏi đó sẽ được giải đáp sau khi ta tìm hiểu về bản chất ánh sáng và màu sắc cũng như một số đặc điểm của mắt người.
Tính chất của ánh sáng và màu sắc
Mục đích của bài này là để tìm hiểu nguồn gốc của tín hiệu C (Choma) là sóng mang phụ của tín hiệu màu, và tìm hiểu các tín hiệu màu.
- Bản chất khách quan của ánh sáng
Ánh sáng về phương diện vật lý khách quan chỉ là sóng điện từ có tần số từ 3,8 x 1014 đến 7,8 x 1014 Hz, hay có bước sóng từ 380nm đến 780nm như vậy ánh sáng chỉ chiếm một khoảng rất hẹp trong dải sóng điện từ, dải đó ta gọi là phổ ánh sáng.
Phổ ánh sáng nhìn thấy của mắt người
Cảm nhận chủ quan của mắt người
Màu sắc hoàn toàn là cảm giác chủ quan của con người. Trong toàn bộ phổ ánh sáng từ 380nm đến 780nm sẽ cho cảm giác ở mắt người là nguồn sáng trắng, thực tế phổ ánh sáng này là tâp hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc.
Màu phổ
Màu của vật
Thực ra một vật (không phải là nguồn sáng) thì không có màu, ví dụ một vật bất kỳ nếu ta không chiếu ánh sáng vào nó thì ta không nhìn thấy vật đó.
Thí nghiệm: Trong phòng tối, nếu ta chiếu ánh sáng trắng vào tờ giấy thì ta thấy tờ giấy màu trắng, nếu ta chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ vào tờ giấy ta lại thấy tờ giấy màu đỏ, chiếu ánh sáng xanh ta lại thấy tờ giấy màu xanh => Chứng tỏ màu của vật chỉ đúng khi có một nguồn sáng trắng chiếu vào. Một nguồn sáng trắng là tập hợp của vô số nguồn sáng đơn sắc, khi chiếu vào một vật nào đó thì một số bước sóng bị vật đó hấp thụ hoàn toàn hay một phần, phần còn lại phản chiếu đến mắt cho ta cảm giác về một màu nào đó.
Các đặc tính xác định một màu
Một màu được xác định dựa trên 3 yếu tố là:
Sắc thái của màu: yếu tố này để phân biệt các màu sắc khác nhau.
Hai màu có sắc thái khác nhau có phổ khác nhau
Độ chói của màu : độ chói mầu là cường độ sáng của màu đó mạnh hay yếu.
Hai màu cùng sắc thái nhưng có độ chói khác nhau cho ta cường độ sáng khác nhau
Độ bão hoà màu: Chỉ độ tinh khiết của màu so với màu trắng, màu trắng có độ bão hoà màu bằng 0.
Hai màu cùng sắc thái nhưng có độ bão hoà màu khác nhau, màu có độ bão hoà càng cao thì phổ càng hẹp
Cấu tạo của mắt người
Bằng các nghiên cứu về cấu tạo của mắt người, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, mắt người kém nhạy với các màu đơn sắc, khi có một nguồn sáng là tập hợp của nhiều màu đơn sắc thì mắt ngưòi không thể phân biệt được các màu đơn sắc đó mà các tế bào thần kinh của mắt cho ta cảm giác về một màu khác. Ví dụ: Nếu chiếu một chùm sáng có đầy đủ các màu đơn sắc gồm Đỏ, cam, vàng, lục, lam, lơ, tím vào mắt thì ta có cảm nhận đó là màu trắng, nếu chiếu hai màu đơn sắc là đỏ và xanh lá thì ta cảm nhận đó là màu vàng.
Ba màu sắc cơ bản trong tự nhiên.
Bằng các thực nghiệm người ta chứng minh được rằng, trong phổ ánh sáng có ba màu đơn sắc có đặc điểm , từ ba màu đó có thể tổng hợp thành một màu bất kỳ ( màu bất kỳ là cảm nhận của mắt ) và ngược lại một màu bất kỳ ta cũng có thể phân tích thành ba màu cơ bản đó, ba màu cơ bản đó là.
Màu đỏ: R ( Red )
Màu xanh lá: G ( Green )
Màu xanh lơ: B ( Blue )
Ba màu sắc này sẽ được ứng dụng trong kỹ thuật truyền hình và trong các thiết bị có hình màu như máy in màu, điện thoại di động, máy vi tính v v...
Nguyên lý trộn màu
Thí nghiệm: Có ba nguồn sáng đơn sắc phát ra ba màu: Đỏ, Xanh lá, Xanh lơ cùng chiếu lên một phông mầu trắng, ta hãy quan sát mầu sắc tại các vị trí mà các màu giao nhau:
Ba nguồn sáng trên có cường độ bằng nhau và bằng 100% R = G = B = 100%
R + G = Vàng ( Đỏ + Xanh lá = Màu vàng )
R + G + B = Trắng ( Đỏ + Xanh lá + Xanh lơ = Trắng )
R + B = Tím ( Đỏ + Xanh lơ = Tím )
G + B = Xanh dương ( Xanh lá + Xanh lơ = Xanh dương )
Trộn từ 3 màu cơ bản R, G , B với các cường độ sáng khác nhau
Nguyên tắc truyền hình ảnh màu
Tất cả các nguyên tắc của truyền hình đen trắng đều được tận dụng ở truyền hình màu, nói khác đi truyền hình màu trước hết phải làm lại các công việc đã có của truyền hình đen trắng. Điểm khác biệt giữa truyền hình đen trắng và truyền hình màu chỉ ở chỗ thay vì chỉ truyền đi cường độ sáng của từng điểm ảnh thì bây giờ truyền hình màu phải truyền đi cả tính chất về màu sắc của từng điểm ảnh đó.
3.1. Phân tích ảnh màu thành ba hình ảnh đơn sắc.
Một bức ảnh màu gồm hàng nghìn màu sắc khác nhau, nhưng truyền hình màu không truyền đi tất cả các màu sắc đó mà chỉ truyền đi ba màu cơ bản của mỗi điểm ảnh.
Mỗi hình ảnh màu đầy đủ được hệ thống lọc màu phân tích thành ba hình ảnh đơn sắc mang ba màu cơ bản như sau:
Quá trình phân tích hình ảnh màu thành 3 hình ảnh đơn sắc trong Camera
3.2. Biến đổi các bức ảnh đơn sắc thành các tín hiệu màu R - G - B
Một bức ảnh màu trong tự nhiên, sau khi tạo ảnh qua thấu kính chúng được phân tích thành 3 bức ảnh thông qua lăng kính và các gương phản xạ, ba bức ảnh đi qua ba kính lọc màu là lọc mầu đỏ, lọc màu xanh lá và lọc màu xanh lơ, khi bức ảnh đi qua kính lọc màu đỏ, các màu khác bị kính lọc hấp thụ còn lại màu đỏ đi qua và hội tụ trên màn kim loại trong xuốt một bức ảnh chỉ có thành phần màu đỏ, tương tự bức ảnh đi qua kính lọc màu xanh lá cũng cho bức ảnh hội tụ chỉ có màu xanh lá, bức đi qua kính lọc lơ cũng cho bức ảnh chỉ có màu xanh lơ , cuối cùng các bức ảnh đơn sắc này được đổi thành tín hiệu điện thông qua nguyên lý quét .
Quét bức ảnh màu xanh lá => tạo ra tín hiệu G
Sau khi phân tích thành 3 bức ảnh, các bức ảnh được đổi thành tín hiệu điện thông qua nguyên lý quét, bức ảnh được tia điện tử quét từ trái qua phải, từ trên xuống dưới với vận tốc 15625 dòng/giây, tín hiệu điện lấy ra từ lớp phim là tín hiệu Vídeo mang thông tin về độ chói của mầu sắc ảnh, bức ảnh màu đỏ cho ta tín hiệu Video đỏ gọi là tín hiệu R, bức ảnh màu xanh lá cho ta tín hiệu G, bức ảnh màu xanh lơ cho ta tín hiệu B.
3.3. Quá trình điều chế tín hiệu màu R - G - B thành tín hiệu Video tổng hợp
Ba tín hiệu R, G, B là các tín hiệu màu có cả thành phần chói, nếu truyền trực tiếp các tín hiệu này sang máy thu thì các máy thu đen trắng sẽ không nhận được tín hiệu như mong muốn, vì vậy để tương thích với các máy thu hình đen trắng vốn vẫn còn được sử dụng rộng rãi, người ta phải tách thành phần tín hiệu chói ( Y ) ra khỏi các tín hiệu màu thông qua mạch Matrix, sau khi tách tín hiệu, các tín hiệu màu trở thành tín hiệu thiếu chói và có ký hiệu là R - Y , G - Y , B - Y, các tín hiệu này tiếp tục được điều chế vào sóng mang phụ f.osc để tạo thành tín hiệu C ( Choma - sóng mang màu) cuối cùng tín hiệu C lại được trộng với tín hiệu chói thông qua mạch trộn tín hiệu Mixer để tạo ra tín hiệu Video tổng hợp.
Điều chế tín hiệu R - G - B thành tín hiệu Video tổng hợp
Mạch ma trận tách tín hiệu chói ra khỏi các tín hiệu màu, tín hiệu chói luôn luôn có các tín hiệu xung đồng bộ đi cùng và ta có tín hiệu Y + H.syn + V.syn đi theo một nhánh. Các tín hiệu màu sau khi tách thành phần chói, tín hiệu thu được là tín hiệu màu thiếu chói R - Y , G - Y , B - Y.
Ba tín hiệu R - Y, G - Y, B - Y được gói vào trong một tín hiệu duy nhất thông qua mạch điều chế ở tần số 3,58MHz ( điều chế hệ NTSC ) hoặc 4,43MHz (điều chế hệ PAL) để tạo thành sóng mang C ( Choma )
Mạch Mixer trộn tín hiệu sóng mang C vừa được điều chế vào tín hiệu Y để tạo thành tín hiệu Video tổng hợp .
Ngõ ra của tín hiệu Video tổng hợp có 4 thành phần tín hiệu là tín hiệu chói Y, sóng mang màu C, xung đồng bộ dòng H.syn, xung đồng bộ mành V.syn, đây là tín hiệu ngõ ra của Camera, tín hiệu này có thể truyền truyền trực tiếp đến máy thu hình thông qua đường AV hoặc có thể gửi tới đài phát tiếp tục điều chế vào sóng mang và phát thành sóng điện từ truyền đi xa trong không gian.
3.4. Quá trình giải mã tín hiệu màu ở máy thu hình .
Giả sử ta cắm trực tiếp tín hiệu Video tổng hơp sang máy thu theo đường AV, quá trình giải mã và tổng hợp tín hiệu để khôi phục lại hình ảnh gốc được minh hoạ như hình ảnh dưới đây .
Giải mã và tổng hợp tín hiệu màu ở máy thu hình
Tín hiệu Video đi vào máy thu hình được khuếch đại đệm qua mạch Damper sau đó tín hiệu tách làm hai đường, tín hiệu Y đi tới mạch xử lý Y, tín hiệu C đi tới mạch giải mã.
Mạch xử lý chói : khuếch đại tín hiệu Y, thay đổi độ tương phản và độ sáng của ảnh sau đó cung cấp tín hiệu Y cho mạch ma trận.
Mạch giải mã : Giải mã tín hiệu sóng mang C để tái tạo lại ba tín hiệu màu thiếu chói là R-Y, G-Y và B-Y .
Mạch ma trận : trộn tín hiệu màu thiếu chói với tín hiệu chói => để tái tạo lại tín hiệu màu đầy đủ R, G, B cung cấp cho đèn hình màu.
3.5. Quá trình tổng hợp hình ảnh màu trên đèn hình.
Đèn hình màu là thiết bị vừa làm nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh, vừa tổng hợp ba bức ảnh đơn sắc thành bức ảnh màu đầy đủ màu sắc ban đầu, đèn hình có ba katốt là KR, KG, KB phát xạ ra ba dòng tia điện tử mang thông tin về ba bức ảnh màu, ba tia điện tử quét trên cùng một màn hình => tạo thành ba bức ảnh màu chồng khít lên nhau => hình ảnh tổng hợp từ ba bức ảnh đơn sắc cho ta bức ảnh ban đầu .
Quá trình điều chế tín hiệu phát của đài truyền hình .
Điều chế tín hiệu phát của đài truyền hình
Hình ảnh được thu vào và được đổi thành tín hiệu Video tổng hợp thông qua Camera, quá trình biến đổi này đã được đề cập trong bài trước, tín hiệu Video tổng hợp gồm bốn tín hiệu là:Y ( tín hiệu chói), C (sóng mang màu) , H.syn (xung đồng bộ dòng) và V.syn (xung đồng bộ mành)
Cũng như truyền hình đen trắng, truyền hình màu phải truyền đi tín hiệu tiếng, tín hiệu âm tần được điều vào sóng FM ở tần số 6,5MHz theo kiểu điều tần, sau đó sóng FM được trộn với tín hiệu Video tổng hợp tạo thành tín hiệu có 5 thành phần là Y, C, FM, H.syn và V.syn .
Để truyền đi xa, toàn bộ 5 tín hiệu này được điều chế vào sóng siêu cao tần ở dải VHF họăc dải UHF theo phương pháp điều biên => tạo thành sóng mang, sau đó sóng mang được khuếch đại ở công suất lớn rồi đưa ra an ten phát xạ thành sóng điện từ truyền đi trong không gian với vận tốc ánh sáng.
Phổ của toàn bộ tín hiệu Video tổng hợp là từ 0 đến 6,5MHz, do đó khi điều chế vào sóng mang thì sóng mang cũng chiếm một dải tần rộng 6,5MHz và toàn bộ dải tần này được gọi làmột kênh sóng.
Sóng điện từ của đài phát sẽ truyền theo đường thẳng và cũng có một số tính chất phản xạ, khúc xạ tương tự ánh sáng.
Khái niệm về các kênh truyền hình .
Mỗi đài truyền hình thường phát trên một hoặc nhiều kênh sóng Ví dụ Đài truyền hình việt nam phát trên 4 kênh sóng là
Kênh số 9 phát chương trình VTV1
Kênh số 11 phát chương trình VTV2
Kênh số 22 phát chương trình VTV3 v v... Vậy kênh sóng là gì ?
Mỗi kênh sóng truyền hình là một giải tần có độ rộng khoảng 8MHz nằm trong khoảng tần số siêu cao tần và được chia làm hai dải, dải VHF và dải UHF, dải VHF có tần số từ 45 MHz đến 230 MHz, còn dải UHF có tần số từ khoảng 420 đến 880MHz . Vì mỗi kênh truyền hình chiếm một giải tần khá rộng vì vậy số lượng kênh truyền hình là có hạn. Sóng truyền hình do quốc tế quản lý, vì vậy các Đài truyền hình khi muốn phát ở một kênh nào đó phải tuân thủ theo các quy định chung của quốc tế
Dải tần của các kênh sóng
Đặc điểm của sóng truyền hình
Khi đài truyền hình phát sóng, các sóng điện từ bức xạ từ Anten đài phát đi thẳng theo phương nằm ngang mặt đất, sóng truyền hình có hạn chế hơn sóng phát thanh là không truyền được đi xa, chỉ giới hạn khoảng vài trăm Km theo đường chim bay, vì vậy các điểm ở xa đài phát do trái đất cong hoặc do địa hình khuất núi sẽ không thu được tín hiệu
Máy thu hình ở xa đài phát không thu được tín hiệu do chiều cong của trái đất
Chương II : Sơ đồ khối tổng quát
1 . Sơ đồ khối tổng quát của Ti vi màu
Sơ đồ khối tổng quát của Ti vi màu
Sơ đồ khối tổng quát của Ti vi màu về mặt chức năng có thể chia làm hai nhóm chính như sau:
Nhóm thứ nhất - Có chức năng tạo ánh sáng trên màn hình: Bao gồm khối nguồn nuôi, khối quét dòng và khối quét mành, nhóm này hoạt động trước.
Nhóm thứ hai - Có chức năng thu và xử lý tín hiệu hình ảnh và âm thanh: Bao gồm Bộ chọn kênh & trung tần, khối chuyển mạch AV, khối xử lý tín hiệu chói, khối giải mã màu, khối khuếch đại công suất sắc và khối đường tiếng, các khối trong nhóm này hoạt động sau nhóm thứ nhất.
Phân tích nhiệm vụ của các khối trên sơ đồ khối Ti vi màu
Khối nguồn: Có nhiệm vụ cung cấp hai điện áp một chiều ổn định là điện áp B+ = 110V - 125V cho mạch cao áp, và áp 12VDC cho mạch dao động dòng và giảm xuống 5VDC cho mạch vi xử lý, (Nguồn cấp trước) điện áp đầu vào của khối nguồn là điện xoay chiều AC.50Hz có thể thay đổi trong phạm vi rất rộng từ 90V đến 280V.
Khối nguồn nuôi
Nhiệm vụ của khối cấp nguồn là cung cấp nguồn 1chiều 12V ổn định cho máy hoạt động,điện áp vào là nguồn xoay chiều 220V AC không ổn định.
Sơ đồ khối - khối nguồn nuôi
Biến áp có nhiệm vụ đổi điện 220V AC xuống điện áp 18V AC
Mạch chỉnh lưu cầu và lọc chỉnh lưu điện áp xoay chiều AC thành điện áp một chiềuDC
Mạch ổn áp tuyến tính : có nhiệm vụ giữ cho điện áp ra cố định và bằng phẳng cungcấp cho tải tiêu thụ .
Mạch giảm áp, chỉnh lưu và mạch lọc .
Biến áp và mạch chỉnh lưu cầu, mạch lọc
Biến áp nguồn : Điện áp vào = 220V 50Hz , Điện áp ra = 18V
D1, D2, D3, D4 là mạch chỉnh lưu cầu , chỉnh lưu điện AC thành DC
Tụ C1 : 2200µF/25V là tụ lọc nguồn chính
Biến áp và mạch chỉnh lưu cầu, mạch lọc trong thực tế.
Mạch ổn áp tuyến tính :Nhiệm vụ
: Mạch ổn áp tuyến tính có nhiệm vụ => Tạo ra điện áp đầu ra ổn định và bằng phẳng, không phụ thuộc vào điện áp vào , không phụ thuộc vào dòng điện tiêu thụ
Sơ đồ tổng quát
Sơ đồ tổng quát mạch ổn áp tuyến tính
Điện áp vào là nguồn DC không ổn định và còn gợn xoay chiều.
Điện áp ra là nguồn DC ổn định và bằng phẳng
Mạch lấy mẫu là lấy ra một phần điện áp đầu ra, điện áp lấy mẫu tăng giảm tỷ lệ vớiđiện áp đầu ra .
Mạch tạo áp chuẩn : là tạo ra một điện áp cố định
Mạch dò sai : so sánh điện áp lấy mẫu với điện áp chuẩn để phát
hiện sự biến đổi điện áp ở đầu ra và khuếch đại thành điện áp điều khiển quay lại điềuchỉnh độ mở của đèn công xuất, nếu điện áp giảm thì áp điều khiển , ĐKhiển cho đèncông xuất dẫn mạnh, và ngược lại .
Đèn công xuất : khuếch đại về dòng điện và giữ cho điện áp ra cố định
Khối quét dòng: Nhiệm vụ của khối quét dòng là điều khiển cao áp hoạt động để tạo ra các mức điện áp cao cung cấp cho đèn hình như điện áp HV( Height Vol ) cung cấp cho cực Anôt khoảng 15-24KV, điện áp Pocus cung cấp cho lưới G3 khoảng 500-8KV, điện áp Screen cung cấp cho lưới G2 khoảng 400V - 1,2KV, điện áp Heater 4,5V hoặc 6,3V cung cấp cho sợi đốt, xung quét dòng cung cấp cho cuộn lái dòng. Ngoài ra cao áp Ti vi màu còn cung cấp các mức điện áp cho các khối xử lý tín hiệu như: Cung cấp áp B3 = 180V cho mạch KĐ công suất sắc, cung cấp áp B4 = 24V cho tầng công suất mành, cung cấp áp B5 = 12V cho các khối kênh, trung tần, xử lý chói, giải mã màu và khối đường tiếng.
Sơ đồ khối của khối quét dòng
Mạch so pha : So sánh giữa hai tần số là xung H.syn từ đài phát gửi tới với xung AFC từ cao áp hồi tiếp về để tạo ra điện áp điều khiển, nếu tần số AFC bằng H.syn thì áp điều khiển không đổi => tần số quét dòng không đổi, nếu tần số AFC > tần số H.Syn thì mạch so pha tạo ra điện áp điều khiển giảm => làm tần số dao đọng dòng giảm và ngược lại. ( AFC là viết tắt của Auto Frequency Control : Tự động điều chỉnh tần số dòng, H.syn là viết tăt của Horyontal Synsep : Xung đồng bộ dòng )
Mạch tạo dao động dòng : Tạo ra xung dòng có tần số bằng 15625Hz , tần số này được giữ cố định nhờ điện áp điều khiển từ mạch so pha, trường hợp hỏng mạch so pha hoặc mất xung H.syn hay xung AFC thì tần số dòng bi sai => sinh hiện tượng mất đồng bộ => ảnh bị đổ xiên hoặc trôi ngang.
Tầng kích dòng : khuếch đại xung dòng cho đủ mạnh sau đó đưa tới điều khiển đèn công xuất đóng mở
Tầng công xuất : Hoạt động ở chế độ ngắt mở để điều khiển biến thế cao áp hoạt động .
Bộ cao áp : Là biến thế hoạt động ở tần số cao 15625Hz cung cấp các mức điện áp cao cho đèn hình, như áp HV = 10.000V, áp G2 = 110V, và cung cấp xung dòng điều khiển cuộn lái ngang
Khối quét mành : Nhiệm vụ của khối quét mành là cung cấp xung mành cho cuộn lái tia, lái tia điện tử quét theo chiều dọc.
Máy còn một vạch sáng ngang do khối quét mành không hoạt động
Nhiệm vụ của khối quét mành là lái tia điện tử quét theo chiều dọc, khối quét mành bao gồm :
Mạch tạo dao động : Tạo ra xung mành có tần số 50Hz cung cấo cho tầng công xuất
Mạch tiền KĐ : Khuếch đại xung mành cho khoẻ hơn trước khi đưa vào tầng công xuất.
Tầng công xuất : Khuếch đại xung mành cho đủ lớn rồi đưa đến cuộn lái mành để lái tia tia điện tử dãn theo chiều dọc.
Xung đồng bộ : Điều khiển cho mạch dao động , dao động đúng tần số.
Sơ đồ khối - khối quét mành.
Sơ đồ chi tiết khối quét mành dùng đèn bán dẫn.
Phân tích sơ đồ mạch :
Q1 là tầng dao động, hoạt động theo nguyên lý dao động nghẹt, L1 là cuộn dây tạo dao động, VR1 là triết áp điều chỉnh tần số còn gọi là triết áp V.Hold
VR2 là triết áp đưa xung dao động sang tầng tiền KĐại, khi chỉnh VR2 sẽ làm thay đổi biên độ dao động ra => VR2 là triết áp chỉnh chiều cao màn hình.
VR3 là triết áp chỉnh tuyến tính, khi chỉnh VR3 thì dạng xung thay đổi => tuyến tính mành thay đổi, tuyến tính là độ dãn đều giữa các điểm ảnh theo chiều dọc.
Q2 là tầng tiền khuếch đại , KĐ đảo pha tín hiệu trước khi đưa vào hai đèn công xuất.
Q3 và Q4 là hai đèn KĐại công xuất, mắc theo kiểu đẩy kéo
L2 là cuộn lái mành gằn trên cổ đèn hình
Mạch hồi tiếp qua C1 có tác dụng sửa méo tuyến tính .
Xung đồng bộ mành được đưa vào một đầu của cuộn dây
Bộ kênh và trung tần: Nhiệm vụ của bộ kênh là thu tín hiệu sóng mang từ đài phát thông qua Anten, sau đó đổi tần về tín hiệu chung IF để dễ dàng khuếch đại. Nhiệm vụ của mạch KĐ trung tần là khuếch đại tín hiệu IF lên biên độ đủ lớn sau đó tách sóng để lấy ra tín hiệu Video tổng hợp.
1. Sơ đồ khối của bộ kênh.
Sơ đồ khối của bộ kênh
Mạch vào
Có nhiệm vụ chọn kênh theo nguyên lý cộng hưởng sóng, tại anten cónhiều sóng mang từ các đài phát khác nhau đi tới, sóng mang nào có tần số trùng vớitần số dao động của mạch vào sẽ được chọn để đi vào mạch khuếch đại.cao tần.
Mạch KĐ cao tần
Khuếch đại sóng mang từ đài phát sau khi được thu vào qua mạchcộng hưởng .
Mạch dao động
Có nhiệm vụ tạo dao động nội để đưa vào mạch trộn tần.
Mạch trộn tần
Có nhiệm vụ trộn tần số dao động với tín hiệu cao tần để lấy ra tần sốtrung tần IFIF = F0 - RF
F0: Là tần số dao động nội
RF: Là tín hiệu cao tần ( sóng mang )IF: Là tần số trung tần, tần số IF códải tần cố định từ 31,5MHz đền 38MHz
2. Mạch vào & K. Đại cao tần.
Mạch vào thực chất là một bẫy cộng hưởng, khi ta chuyển kênh, các cuộn dây có cảm khángkhác nhau được tiếp xúc vào mạch cộng hưởng làm thay đổi tần số cộng hưởng, nếu tần sốcộng hưởng trùng với tần số sóng mang thì tín hiệu sóng mang được thu vào và được khuếchđại qua tầng Q1 , đầu ra tầng KĐ cao tần Q1 có thêm một mạch cộng hưởng nữa để nâng biênđộ tín hiệu lên mức cao nhất.
3. Mạch dao động nội
Mạch tạo dao động
Mạch tạo dao động cung cấp dao động nội cho mạch đổi tần, khi ta chuyển kênh, cuộn L1được thay thế tạo ra mạch cộng hưởng có tần số thay đổi
4. Mạch đổi tần
Mạch đổi tần
Mạch đổi tần có tín hiệu RF và tần số dao động nội OSC cùng được đưa vào cực B của đènđổi tần, tín hiệu trung tần IF lấy ra trên cực C có giá trị bằng hiệu hai tần số đầu vào
IF = OSC – RF
Nếu tần số RF tăng thì tần số dao động OSC cũng tăng tương ứng để đảm bảo tần số IF luônluôn không đổi, tần số trung tần IF chiếm một giải tần từ 31,5MHz đến 38MHz
Giải tần của tín hiệu IF
Máy chỉ có nhiễu không thu được tín hiệu do hỏng bộ kênh
Chuyển mạch AV: Nhiệm vụ của chuyển mạch AV là tiếp nhận thêm tín hiệu Video từ bên ngoài như tín hiệu của đầu VCD.
Sơ đồ tổng quát chuyển mạch AV
Sơ đồ tổng quát chuyển mạch A - V
Tín hiệu Video của đường Tivi sau tách sóng được đưa quamạch chặn tiếng sau đó đi đến IC chuyển mạch AV
Tín hiệu thu từ đầu VCD được khuếch đại đệm sau đó đưa đến một đầu vào thứ hai của IC chuyển mạch AV
Lệnh AV từ vi xử lý đi vào IC chuyển mạch để điều khiển chọn lấy một trong hai tần số trên
Tín hiệu ra của IC chuyển mạch là tín hiệu tổng hợp của 3 tín hiệu :
+ Tín hiệu chói Y
+ Tín hiệu sóng mang mầu C
+ Xung đồng bộ dòng H.Syn và xung đồng bộ mành V.Syn
Tín hiệu trên được khuếch đại đệm cho khoẻ lên rồi được chia làm 3 đường cung cấp tín hiệu cho các mạch : xử lý chói, giải mã mầu và tách xung đồng bộ.
Mạch xử lý tín hiệu chói: Nhiệm vụ của mạch xử lý tín hiệu chói là khuếch đại tín hiệu Y, thay đổi biên độ và điện áp thềm (thành phần một chiều) của tín hiệu Y => chức năng chỉnh tương phản và chỉnh độ sáng của ảnh, khi mạch chói không hoạt động sẽ sinh hiện tượng mất hình, mất nhiễu.
Nhiệm vụ của khối xử lý tín hiệu chói
Sơ đồ tổng quát mạch xử lý tín hiệu mầu và chói
Nhiệm vụ của khối xử lý tín hiệu chói là :
Khuếch đại tín hiệu chói ( tín hiệu ảnh đen trắng )
Điều chỉnh độ sáng màn hình
Điều chỉnh độ tương phản
Xoá tia quét ngược dòng và mành
Tự động giới hạn độ sáng màn hình .
Các mạch trong khối xử lý tín hiệu chói
Các mạch trong khối xử lý tín hiệu chói
Khối xử lý tín hiệu chói thường tích hợp trong IC tổng cùng với khối giải mã mầu, khối có các mạch như sau :
Mạch Clamp là mạch gim điện áp một chiều của tín hiệu chói
Mạch Contras điều chỉnh biên độ của tín hiệu chói, khi biên độ tín hiệu chói thay đổi thì độ tương phản thay đổi .
Mạch Shapness là mạch bù tần số cao cho tín hiệu chói nhằm làm tăng đội gai sắc của ảnh
Mạch Bright là mạch điều chỉnh điện áp một chiều của tín hiệu chói, khi chỉnh Bright điện áp DC của tín hiệu chói thay đổi => điện áp DC trên 3 Katôt đèn hình thay đổi => độ sáng thay đổi .
Các lệnh Contras, Shapness, Bright được điều khiển từ IC vi xử lý
Mạch ABL( Auto Bright Limited ) từ chân ABL của cao áp được chỉnh lưu lấy chiều âm đưa về hai đường Bright và Contras có tác dụng tự động giới hạn độ sáng .
Xung dòng HP đưa về mạch chói để nâng điện áp thềm tín hiệu chói nếu mất xung này tín hiệu chói sẽ bị mất .
Trễ chói DL1 có tác dụng làm chậm tín hiệu chói 0,7μ s để chờ tín hiệu mầu có quá trình xử lý chậm hơn, trong các máy thế hệ mới trễ chói được tích hợp trong IC .
Màn ảnh không hình, không nhiễu do hỏng mạch xử lý tín hiệu chói.
Mạch giải mã mầu : Nhiệm vụ của mạch giải mã màu là giải mã tín hiệu sóng mang C ( Choma ) để lấy ra 3 tín hiệu màu thiếu chói R-Y, G-Y, B-Y , cung cấp cho mạch ma trận để khôi phục lại ba tín hiệu màu đưa vào đèn hình, nếu hỏng khối giả mã thì chỉ có tín hiệu Y ( đen trắng ) đi vào đèn hình
Hình ảnh bị mất màu do hỏng mạch giải mã
Mạch ma trận và KĐ công xuất sắc: thông thường mạch ma trận kiêm luôn KĐ công suất sắc, ma trận là mạch trộn tín hiệu chói Y vào các tín hiệu màu R-Y, G-Y, B-Y là các tín hiệu màu thiếu chói để tạo ra tín hiệu màu đầy đủ là R, G, B Mạch khuếch đại công suất sắc, khuếch đại ba tín hiệu R, G, B lên biên độ đủ lớn cung cấp cho đèn hình, trong quá trình khuếch đại tín hiệu sắc, mạch KĐ công suất sắc kiêm luôn việc xoá tia quét ngược
Màn ảnh không có hình, không nhiễu, có tia quét ngược do hỏng mạch khuếch đại công suất sắc
Khối đường tiếng: Nhiệm vụ của khối đường tiếng là tách tín hiệu FM ra khỏi tín hiệu Video tổng hợp, sau đó khuếch đại trung tần tiếng và tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần, tiếp tục khuếch đại tín hiệu âm tần qua mạch công xuất rồi đưa ra loa.
Sơ đồ khối đường tiếng
Tín hiệu điều tần FM đi cùng tín hiệu Video tổng hợp được tách qua tụ giấy => đi qua mạch cộng hưởng đầu vào đi vào tầng khuếch đại trung tần tiếng => sau khi KĐ lên biên độ đủ lớn tínhiệu đưa sang mạch tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần => sau đó tín hiệu âm tầnđược khuếch đại qua mạch công xuất rồi đưa ra loa để phát lại âm thanh
Khi hỏng khối tiếng thường sinh hiện tượng máy có hình nhưng không có tiếng hoặc tiếng bị rồ , bị nghẹt
Mạch vi xử lý : Nhiệm vụ của mạch Vi xử lý là tạo ra các điện áp điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy như: Điều khiển tắt mở nguồn từ xa, điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản, màu sắc của ảnh, điều khiển quá trình dò kênh và nhớ kênh v v...
Khi hỏng vi xử lý thường làm cho máy không hoạt động nhưng có đèn báo nguồn, một số trường hợp máy vẫn có màn sáng nhưng không có hình, điều chỉnh các phím đều vô tác dụng .
Đèn hình màu: Là linh kiện chiếm tới 50% giá thành của Ti vi, đèn hình màu có nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh và tổng hợp màu sắc để trả lại hình ảnh ban đầu. Khi hỏng đèn hình có thể gây hiện tượng không có màn sáng ( nếu đèn bị cháy ) hoặc ảnh bị mờ ( nếu đèn hình bị già ) hoặc ảnh bị sai màu , mất một màu (nếu đèn bị lệch tia)
Cấu tạo của đèn hình mầu và các điện áp phân cực .
Cấu tạo của màn hình :
Màn hình mầu được cấu tạo bới các điểm Phosphor có khả năng phát sáng ra các mầu đỏ , xanh lá , xanh lơ khi có tia điện tử bắn vào, các điểm mầu này được xếp sen kẽ để tạo thành các điểm tam RGB gọi là điểm ảnh (Pixels), một điểm mầu thì chỉ phát ra một mầu có cường độ sáng thay đổi, nhưng một điểm ảnh thì cho vô số mầu thông qua nguyên lý trộn mầu, tuy các điểm mầu chỉ đứng cạnh nhau nhưng do điểm mầu quá nhỏ và khoảng cách giữa chúng quá ngắn, mắt thường không phân biệt được hai điểm riêng biệt và có cảm giác là một mầu tổng hợp . Số điểm ảnh của màn hình mầu là khoảng 500.000 điểm, và số điểm mầu sẽ là 500.000 x 3 = 1.500.000 điểm , vì vậy một điểm mầu có kích thước rất nhỏ, để nhìn thấy rõ ba điểm mầu , ta dùng kính núp soi vào màn hình, khi đó ta sẽ nhìn thấy các điểm mầu chỉ đứng gần nhau mà thôi .
3 Katôt : KR , KG , KB
Là nơi phát xạ ra 3 dòng tia điện tử đi song song bay về phía màn hình, dòng phát xạ từ KR chỉ bắn vào các điểm R, từ KG chỉ bắn vào các điểm G, từ KB chỉ bắn vào các điểm B, ở chế độ tĩnh (không có hình - màn sáng có nhiễu trắng ) điện áp 3 Katôt được phân cực khoảng 100 đến 150V DC, để các Katot phát xạ được chúng phải được nung nóng nhờ sợi đốt. Độ phát xạ của các Katôt sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng, khi đó hình ảnh sẽ mờ dần và thiếu độ chi tiết và ta thường gọi là đèn hình già , nếu các Katốt có độ phát xạ không cân bằng, thì hình ảnh sẽ bị sai mầu và ta gọi là đèn hình bị lệch tia, trong các trường hợp trên người ta thường tăng điện áp sợi đốt lên 1 đến 2V để cho độ phát xạ tăng theo => quá trình đó gọi là kích đèn hình.
Sợi đốt Heater :
Có nhiệm vụ nung nóng giúp cho 3 Katot phát xạ ra tia điện tử, sợi đốt được cung cấp 4,5V nếu đèn cổ nhỏ hoặc 6,3V nếu là đèn cổ trung , 3 Katốt có 3 sợi đốt đấu song song, trong trường hợp đèn hình bị mất hẳn một tia thì thường do bị đứt sợi đốt => đứt sợi đốt thì ta chỉ có thể thay đèn hình.
Lưới G1 :
Còn gọi là lưới khiển có nhiệm vụ điều khiển dòng phát xạ, tuy nhiện trong Ti vi mầu thì G1 lại không sử dụng và đem đấu xuống mass .
Lưới G2 : Lưới gia tốc
Gọi là lưới gia tốc vì nó có nhiệm vụ tăng tốc tia điện tử bay về màn hình, lưới G2 được cung cấp điện áp khoảng 400V lấy từ triết áp Screen trên thân cuộn cao áp, khi chỉnh núm Screen điện áp G2 thay đổi => độ sáng màn hình thay đổi, G2 thường được điều chỉnh ở khoảng 60% giá trị núm Screen, nếu để G2 quá cao => màn ảnh sẽ quá sáng và mờ kèm theo tia quét ngược, nếu để G2 quá thấp => ảnh bị tối hoặc có thể mất ánh sáng.
Lưới G3 : Lưới hội tụ
Gọi là lưới hội tụ vì nó giúp cho ba tia điện tử phát xạ từ 3 Katôt hội tụ lại đúng trên màn hình => giúp cho hình ảnh có độ sắc nét cao nhất, điện áp G3 chỉ có một giá trị đúng cho mỗi đèn hình, giá trị G3 khoảng 5000V và còn tuỳ theo kích thước đèn hình, điện áp này lấy từ triết áp Pocus trên thân cuộn cao áp do đó có thể điều chỉnh được, nếu ta chỉnh sai áp Pocus => hình ảnh sẽ bị nhoè, các chi tiết không rõ, vì điện áp Pocus là khá cao do đó về mùa ẩm ướt , điện áp Pocus thường bị dò rỉ làm hỏng đế nhựa sau đuôi đèn => Sinh hiện tượng ảnh bị nhoè , bật máy sau một thời gian mới rõ dần.
Các chi tiết bên ngoài :
Cuộn lái tia : Cuộn lái tia được gắn vào cổ đèn hình có nhiệm vụ lái tia điện tử quét từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. có hai cuộn lái tia là cuộn lái dòng và cuộn lái mành, cuộn lái dòng được cung cấp xung dòng từ chân C đèn công xuất dòng, cuộn lái mành được cung cấp xung mành từ IC công xuất mành, nếu mất xung đi tới cuộn lái dòng thì màn hình chỉ có cột sáng dọc, nếu mất xung mành đi tới cuộn lái mành thì màn hình chỉ còn một vạch sáng ngang.
Nam châm Puryty : Nam châm Puryty là các vòng tròn gắn quanh cổ đèn hình ngay sau cuộn lái tia, Nam châm Puryty có nhiệm vụ hướng cho ba tia điện tử phát xạ từ 3 Katốt bắn đúng vào điểm mầu tương ứng ( thợ không chỉnh ) nếu ta chỉnh sai => ảnh sẽ có viền mầu, khi đó ta phải theo vết sơn đánh dấu của nhà sản xuất để chỉnh trả lại vị trí cũ.
Cuộn dây khử từ - Degauss : là các vòng dây quấn xung quanh đèn hình, cuộn khử từ có nhiệm vụ khử từ dư trên đèn hình do từ trường trái đất nhiễm vào để khắc phục hiện tượng nhiễm từ, nhiễm từ là hiện tượng màn hình bị loang mầu, sai mầu thành từng vùng, cuộn khử từ chỉ hoạt động trong khoảng 2 đến 3 giây đầu khi mới bật máy, dòng điện qua cuộn khử từ rất mạnh khoảng 1,5 đến 2Ampe, cuộn khử từ được điều khiển từ một điện trở khử từ nằm trên bộ nguồn trước cầu Diode chỉnh lưu.
Điều kiện để cho màn hình sáng lên
Khi ta sửa chữa bệnh mất ánh sáng trên màn hình , mặc dù máy đã có đèn báo nguồn, khi đó ta cần phải dựa vào các điều kiện cần thiết để cho màn hình sáng được để kiểm tra: các điều kiện đó là :
Có điện áp HV cung cấp cho Anôt
Có điện áp G2 cung cấp cho lưới G2
Có điện áp Heater cung cấp cho sợi đốt.
Điện áp trên 3 Katôt < 150V , nếu áp trên 3 katôt > 150V thì phải tăng cao G2.
Trong 3 điều kiện đầu gắn liền với sự hoạt động của cao áp vì vậy đa số hiện tượng mất ánh sáng là do cao áp không hoạt động
Nếu như các yếu tố trên đã thoả mãn mà màn hình vẫn không sáng thì kết luận => Hỏng đèn hình
Mạch cấp nguồn và các mức điện áp cung cấp cho các khối.
Khi sửa chữa một bệnh bất kỳ, ta thường quan tâm đến nguồn nuôi và tín hiệu. Nếu như ta nắm chắc được đường đi của điện áp , giá trị các mức điện áp, hiểu được bản chất của tín hiệu và đường đi của tín hiệu , chúng ta sẽ dễ dàng trong việc kiểm tra sửa chữa.
Đường đi và giá trị của điện áp cấp cho các khối.
Minh hoạ đường cung cấp nguồn nuôi cho các khối
Trong Ti vi màu thông thường khối nguồn không cung cấp điện áp cho toàn bộ máy mà chỉ cung cấp cho Vi xử lý và khối quét dòng, sau khi cao áp hoạt động, cao áp sẽ cung cấp nguồn nuôi cho các khối còn lại.
Các khối sử dụng điện áp được cung cấp từ bộ nguồn
IC vi xử lý được cung cấp 5V , điện áp này đựơc cung cấp từ nguồn 12V lấy từ bộ nguồn và được ổn áp xuống 5V thông qua IC ổn áp LA7805
Mạch dao động dòng được cung cấp điện áp 9V , điện áp này được lấy từ nguồn 12V sau khi giảm qua IC ổn áp LA7809
Tầng kích dòng và Cao áp được cung cấp nguồn từ 95V đến 130V tuỳ theo loại máy, điện áp này xuất phát từ bộ nguồn.
Các mức điện áp từ cao áp cung cấp cho đèn hình và các khối còn lại .
Điện áp HV cung cấp cho Anôt đèn hình, điện áp này khoảng 15KV
Điện áp Pocus khoảng 5KV cung cấp cho lưới G3
Điện áp Screen khoảng 400V cung cấp cho lưới G2
Điện áp 180V DC cung cấp cho mạch khuếch đại công xuất sắc
Điện áp 24V DC cung cấp cho IC công xuất mành
Điện áp 16V sau ổn áp xuống 12V cung cấp cho các mạch Kênh, trung tần, Xử lý tín hiệu chói, Giải mã mầu, đường tiếng và mạch dao động mành .
Chương III
Khối vi xử lý
Nhiệm vụ của khối vi xử lý
Các chân lệnh của vi xử lý
Nhiệm vụ các chân vi xử lý
Chân (1) : Nguồn + vcc 5v cấp nguồn cho vi xử lý hoạt động. nguồn này có thể cung cấp bởi một biến thế riêng hoặc chung với mach nguồn chinh của máy được ổn áp một cách kỹ lưỡng ổn định.thường dùng là IC ổn áp LA 7805
Chân (2), (3) : Xtal Ngõ vào và ngõ ra của mạch dao động, nối với chân thạch anh định tần số xung clock. Xung clock được tạo bởi thạch anh mắc bên ngoài IC. Chúng được sử dụng để kích các Flip –Flop bên trong khối vi xử lý hoạt động để đồng bộ hóa bên trong hoạt động các khối bên trong Ic này. Xung clock được tạo ra nhờ bộ tạo dao động thạch anh, tần số dao động khoảng vài Mhz.
Chân (4) : RESET tín hiệu được sử dụng để đặt lại tình trạng của khối vi xử lý khi mới cấp điện . Nếu tín hiệu này không tác động , sẽ sinh ra nhiều Pan lạ, khối vi xử lý sẽ không hoạt động bình thường. Khi mới cấp điện , chân Reset sẽ ở mức thấp một cách tức thời, sau đó đạt đến giá trị Vcc.
chân (5),(6),(7),(8),(9) : Key in ngõ vào tín hiệu phím lệnh .
• Hệ thống phím bấm dạng cầu phân áp khi bấm một phím, sẽ thay đổi điện áp ngõ vào“ Key in” của vi xử lý. Điện áp này được biến đổi thành tín hiệu số tương tự nhờ mạch đổi A/D, mạch này được bố trí ngay bên trong ic vi xử lý
• Hệ thống phím lệnh dùng ma trận khi bấm một lệnh, mã xung tại một ngõ “Key Out” sẽ cấp cho một ngõ “Key In” tại chân tương ứng trên khối vi xử lý. Hệ thống phím lệnh dạng ma trận hoạt động ổn định hơn dạng cầu phân áp nên sử dụng khá phổ biến trong ti vi màu.
chân (11): mắt nhận ngõ vào tín hiệu điều khiển từ xa đến từ mạch cảm biến tia hồng ngoại. Tín hiệu hồng ngoại từ bộ điều khiển từ xa đưa đến biến đổi thành tín hiệu điện. Đây là một chuỗi cung nối tiếp cấp cho vi xử lý. Bên trong IC vi xử lý tồn tại khối giải mã lệnh để nhận biết các xung nối tiếp này và các lệnh điều khiển thích hợp
chân (12) : V.P ngõ vào xung quét dọc (quét mành), xung đồng bộ mành cấp cho khối tạo chữ hiển thị nhằm ổn định vị trí các chữ và số trên màn hình
chân (13) : H.P ngõ vào xung quét ngang (quét dòng) xung đồng bộ dòng cấp cho khối tạo chữ hiển thị nhằm ổn định vị trí các chữ và số trên màn hình
chân (14) : AFT ngõ vào tín hiệu AFT từ mạch trung tần hình là một thông tin cần thiết trong việc dừng dò đài. Trong tivi màu đời mới người ta thiết kế hai chức năng dò đài theo hai chế độ ( chế độ dò bằng tay và chế độ dò tự động ). Mạch AFT hoạt động rất chuẩn xác , nếu một thành phần linh kiện trên mạch này bị hỏng sẽ gây hiện tượng “Tuột đài” không nhớ đài lệch đài.
• Chế độ dò bằng tay : Ấn trực tiếp các nút “Feni Tuning” hoặc “Manual Fine Tuning”, “Manual search”, khi bắt được tín hiệu truyền hình một cách chuẩn xác, nhả các nút trên ra, máy tự động nhớ đã xong khi ta tiến hành thao tác “Nhớ”
• Chế độ dò đài tự động sau khi bấm phím Preset, ấn tiếp phím “Auto seach”, máy sẽ tự động dò đài, khi bắt được tín hiệu truyền hình chuẩn xác, máy tự động dừng công việc dò đài và nhớ đài
chân (16) : DATA đường liên lạc dữ liệu nối tiếp (Serial Data) từ IC nhớ đến IC vi xử lý
chân (17) : Clock đường liên lạc xung nhịp nối tiếp (Serial Clock) đồng bộ hoạt động giữa IC vi xử lý và IC nhớ
chân (18), (19) : OG, OR ngõ ra của các ký hiệu hiển thị sử dụng ký tự màu G và R
chân (20), (21),(22), (23) : BL, BH , BU, VT chân điều khiển bộ kênh hoạt động
chân (24), (25) : Tint , color ,system chân điều khiển giải mã màu
chân (27), (28) : Contras ,Bright chân điều khiển chói
chân (29), (30) : Mute, volume chân điều khiển đường tiếng
=>> Các tín hiệu ngõ ra vi xử lý như Volume, Bright, Color, Tint tồn tại dưới dạng điện áp biến đổi. Thực chất đây là tín hiệu ra của mạch biến đổi DCA (Digital Analog Converter) đổi các chuỗi xung dữ liệu thành các điện áp biến thiên khi chỉnh các phím Volume, Bright, Color, Tint.Trong nhiều trường hợp, xung ra điều khiển tồn tại dưới dạng xung điều rộng. Xung điều rộng này được thay đổi ra điện áp DC nhờ các mạch LPF. Trong nhieeuuf trường hợp, người ta có thể tạo điện áp chỉnh bằng phương thức lọc thành phần DC của xung điều rộng ngõ ra khối vi xử lý.
chân (31) : AV chân điều khiển chuyển mạch AV-TV. Đây là tín hiệu H/L để mở các chuyển mạch đóng mở các tín hiệu hình hoặc âm thanh xuất phát từ T.V hoặc VIDEO đưa tới. Đường lệnh điều khiển AV/TV là đường tín hiệu không thể thiếu được trên các máy T.V màu đời mới.
Khi hoạt động ở chế độ AV : Chân lệnh điều khiển AV/TV từ vi xử lý tới là mức cao các chuyển mạch đóng để cung cấp tín hiệu VIDEO, âm thanh (L), (R) cho các tầng chức năng.
Khi hoạt đông ở chế độ T.V : lệnh điều khiển AV/TV từ vi xử lý tới là mức thấp các chuyển mạch đóng để cung cấp tín hiệu từ đài phát qua các khối tách sóng hình, tách sóng âm thanh cho các mạch chức năng về sau.
chân (32) : Power chân điều khiển lệnh mở tắt nguồn (POWER ON/OFF). Lệnh này xuất hiện sau khi bấm phím lệnh power trên Remote Control hoặc trước mặt máy.
Lệnh “POWER ON/OFF” tồn tại dưới dạng mức điện áp. Các mức điện áp này đảo ngược nhau khi bấm POWER.
Lệnh mở nguồn được dùng để .
Cung cấp nguồn cho rơle đóng mở nguồn ở ngõ vào.
Khống chế chuyển mạch đóng mở nguồn cung cấp cho dao động ngang (dòng).
Khống chế chuyển mạch (Tranzitor) mở nguồn cấp cho khối quét ngang (quét dòng).
Khống chế xung dao động điều khiển Tranzitor (bóng bán dẫn) lái ngang (lái dòng).
Nhiệm vụ chính của vi xử lý là tạo ra các lệnh điều khiển, điều khiển các hoạt động của máy như :
+ Điều khiển tắt mở cao áp
+ Điều khiển tăng giảm độ sáng, độ tương phản, âm lượng, chuyển hệ mầu hệ tiếng .
+ Điều khiển dò kênh và nhớ kênh
+ Điều khiển tạo hiển thị trên màn hình .
Điều kiện để vi xử lý hoạt động
Các yếu tố cần thiết cho vi xử lý hoạt động
Để vi xử lý hoạt động được cần có :
Điện áp Vcc 5V với sai số < 10%
Thạch anh tạo dao động
Xung Reset xuất hiện khi mới bật máy
Các phím bấm không bị dò, không bị chập .
Vì vậy trong các trường hợp sau thì vi xử lý sẽ không hoạt động .
Mất điện áp Vcc 5V hoặc điện áp này giảm < 4,5V
Lỏng chân thạch anh tạo dao động hoăch chân thạch anh bám bụi ẩm ướt
Mất xung Reset khi mới bật nguồn, xung Reset có thời gian tồn tại rất ngắn và ta không đo được
Bị dò hoặc bị chập các phím bấm trước mặt máy .
Hỏng IC vi xử lý
Hiện tượng khi hỏng mạch Vi xử lý
Hiện tượng 1
Biểu hiện của vi xử lý không hoạt động là có đèn báo nguồn không lên màn sáng, vì khi mạch vi xử lý hỏng sẽ không có lệnh Power cấp cho mạch công tắc để cấp nguồn cho mạch dao động dòng hoạt động .
Hiện tượng 2 :
Một biểu hiện khác khi vi xử lý không hoạt động, có màn sáng nhưng không hình, không có hiển thị
Trường hợp hỏng mạch vi xử lý mà vẫn có màn sáng là do ở các máy có lệnh Power là lệnh ngược tức là Power = 0V tương ứng với mở cho máy chạy, ở các máy này khi hỏng vi xử lý thì thường vẫn lên màn sáng nhưng không có hình và không có hiển thị, bấm các phím trên mặt trước máy không có tác dụng .
Nguyên nhân dẫn đến vi xử lý không hoạt động :
Mất điện áp Vcc 5V hoặc điện áp này giảm < 4,5V
Lỏng chân thạch anh tạo dao động hoăch chân thạch anh bám bụi ẩm ướt
Mất xung Reset khi mới bật nguồn, xung Reset có thời gian tồn tại rất ngắn và ta không đo được
Bị dò hoặc bị chập các phím bấm trước mặt máy .
Hỏng IC vi xử lý
Phương pháp kiểm tra sửa chữa :
Đo kiểm tra điện áp Vcc 5V
Kiểm tra các phím bấm trước mặt máy xem có bị dò không ?
Để thang x1K, hút rỗng một chân các phím bấm và đo kiểm tra , khi ta chưa bấm chúng phải cách điện hoàn toàn .
Đặt đồng hồ đo chân lệnh Power và dùng điều khiển từ xa tắt mở nguồn ( như sơ đồ dưới ) nếu điện áp thay đổi 0V -5V sau mỗi lần bấm điều khiển là vi xử lý đã hoạt động , nếu điện áp lệnh này không thay đổi là vi xử lý chưa hoạt động .
Đo kiểm tra lệnh Power để biết vi xử lý đã hoạt động hay chưa ?
Nếu sau khi đã kiểm tra các điều kiện cho vi xử lý đã có mà vẫn không có lệnh Power xuất hiện thì ta phải thay thử IC vi xử lý .
Mạch vi xử lý Analog
Mạch vi xử lý Analog là các mạch như ta đã biết, các lệnh ra là điện áp dạng Analog nghĩa là điện áp thay đổi từ 0V đến 5V hoặc điện áp trạng thái 0V và 5V, trong IC này khi đưa ra các lệnh chúng đã được đổi từ dạng số Digital thành dạng Analog thông qua mạch D-A Converter trong IC vi xử lý .
IC vi xử lý thông thường đưa ra các lệnh dạng điện áp Analog
Mạch vi xử lý Digital
Đây là mạch vi xử lý trong các máy hiện nay, mạch vi xử lý này không đưa ra các lệnh thông thường mà chỉ đưa ra hai đường tín hiệu số Data và Clock, hai tín hiệu số này sẽ đi tới các IC chức năng và tại IC chức năng sẽ thiết kế các mạch đổi D-A Converter để đổi các tín hiệu số này thành các lệnh điện áp Analog, với cách thiết kế này sẽ làm cho số lượng mạch in trên vỉ máy giảm đi đến mức tối thiểu, ngoài ra người ta có thể tăng số lượng các
lệnh lên tuỳ ý để thay thế các chức năng chỉnh phụ, do đó trong các máy có ráp IC vi xử lý này sẽ không còn xuất hiện các biến trở nữa, việc cân chỉnh như cân bằng trắng, chỉnh AGC, chỉnh chiều cao hình v .v .. ta phải thực hiện bằng phương pháp chỉnh Service ( phương pháp chỉnh Service được đề cập ở chương sau )
Mạch vi xử lý Digital trong các Ti vi hiện nay
Lưu ý : một số lệnh như lệnh Power , lệnh AV vẫn có thể ra trực tiếp từ IC vi xử lý .
Nhiệm vụ của IC nhớ Memory
IC nhớ Memory
IC nhớ Memory có nhiệm vụ nhớ lại các mức lệnh hoặc trạng thái của lệnh sau khi ta điều chỉnh, nhớ các kênh sau khi ta nhớ kênh .
Trong các trường hợp sau đây là do hỏng IC nhớ :
Không nhớ được kênh sau khi tắt nguồn
Không nhớ được các mức điều chỉnh sau khi tắt nguồn, các mức điều chỉnh thường trở về mức 0 hay mức cao nhất sau khi tắt hẳn nguồn và bật lại
Khắc phục :
Để khắc phục các trường hợp mất nhớ ta cần phải thay IC nhớ Memory
Chú ý : Với các máy sử dụng IC vi sử lý Digital thì sau khi thay IC nhớ máy có thể bị sai mầu, sai độ cao, lệch hình v v.. Khi đó ta phải vào chế độ Service để cân chỉnh lại, phương pháp vào Servise của các máy được đề cập ở chương sau .
Luồng này chỉ dành cho nhưng tài liệu lý thuyết cơ bản . Không đưa các schematic sản phẩm thương hiệu vào đây !
Nhiệt tình cũng phải đúng chỗ !
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Có lẽ bác Vân muốn nhắc AE có sơ đồ tv nên gửi tập trung ở luồng"TUYỂN TẬP SƠ ĐỒ TV...CẤM XIN CẤM HỎI..."để khi cần tìm sẽ thuận tiện hơn.Bản thân mình thấy nhiều AE rất nhiệt tình khi có bạn nào đó xin sơ đồ AE up luôn vào top đó,với diễn đàn ĐTVN chỉ sau một thời gian top đó sẽ bị đẩy xuống dưới"chìm"luôn rất phí,sau này có người khác xin AE lại mất công gửi nữa,mất thời gian và tốn tài nguyên của diễn đàn.Các File tv và các thiết bị thu phát Media cũng nên gửi vào các luồng Sticky của các thiết bị đó.
Dạ vài chục mét thì chú tính như vậy được ạ. Chứ chuẩn thì phải tính cả điện trở của toàn bộ chiều dài dây dẫn nhân với dòng điện xem sụt áp có trong khoảng chấp nhận đc hông ạ. Trong mạch điện tử khoảng cách ngắn và mạch...
Theo mình biết thì chọn dây dẫn dựa vào dòng tải. Thường thì tiết diện 1mm2 cho dòng 6A. Nhưng trong các mạch điện tử, như mạch nguồn tổ ong chẳng hạn, dòng đến vài chục Ampe mà đường mạch mỏng dính. Phải chăng điện DC nó khác với...
Em chào các anh và mọi người.
Hiện em đang có 1 con bơm màng trong thiết bị y tế đang gặp tình trạng yếu dần hoặc ngừng hoạt động sau thời gian sử dụng
Sau khi tìm hiểu về thông tin của bơm trên mạng thì em được biết...
Comment