Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Trong bộ lắp ghép của lớp 5 đó bạn! Ra ngoài nhà sách người ta có bán đó!
Giá camera ko dây mình tìm hiểu trên internet thấp nhất là 416.000 đồng. Không biết nó còn hàng ko nữa @@
Không còn cái giá đó đâu bạn ơi, chắc là giá của mấy năm về trước
Hồi nãy mới tuyển 1 em camera hồng ngoại 950k. Đem về thử ok. Chiều nay mua bộ chuyển đổi AV sang USB nữa là có thể xem video trên laptop.
Mình e là camera ko dây tần số 2.4ghz này mà lặn dưới nước là mất sóng. Nhưng vẫn mua để dùng cho mục đích khác như: gắn trên UAV bay trên không để quay hình cũng được
Cả thế giới đều nằm trong cuốn "Tự điển" do đó tôi rất thích điện tử
Không còn cái giá đó đâu bạn ơi, chắc là giá của mấy năm về trước
Hồi nãy mới tuyển 1 em camera hồng ngoại 950k. Đem về thử ok. Chiều nay mua bộ chuyển đổi AV sang USB nữa là có thể xem video trên laptop.
Mình e là camera ko dây tần số 2.4ghz này mà lặn dưới nước là mất sóng. Nhưng vẫn mua để dùng cho mục đích khác như: gắn trên UAV bay trên không để quay hình cũng được
Làm thêm cái phao nổi bạn à, dùng 1 sợi dây điện dẻo làm dây dẫn sóng đưa vào thân tàu, đầu còn lại nối với cục mút ở trên mặt nước. Chứ giờ vậy là tốn bạc triệu rồi đấy, chưa kể cái bộ ĐKTX nữa!
không khả thi đâu các bạn trẻ ạ, mạch RF các bạn lấy từ máy videogame ra chỉ phát được 0,5m với chất lượng rất thấp thôi,còn nhiếu thứ mông lung lắm,,,
Tín hiệu RF không truyền và không đủ mạnh để liên lạc trong môi truờng nước. Thông thuờng khi thiết kế phương tiện ngầm theo từng phiên bản: phiên bản 1 điều khiển bằng dây (ROV: emotely operated vehicle) và phiên bản 2 điều khiển kiểu rô bốt (AUV: autonomous underwater vehicle), ROV: dùng dây nối để lập trình và cấp nguồn cho phương tiện ngầm, AUV: tiến thêm bước nữa là lập trình để điều khiển dưới dạng AUV (autonomous underwater vehicle), giống robot không dùng dây nữa. Bước đầu nên thử dùng dây nối.
Khi thiết kế phương tiện ngầm, sẽ phải tính đến tính nổi (buoyancy) và thủy tĩnh (hydrostatics) để phương tiện ngầm cân bằng. Ngoài ra nếu thiết kế theo nguyên lý tầu ngầm thì cần phải có thêm hệ thống bơm nước và phương tiện sẽ chạy ở hai chế độ: nổi (surface) và chìm (submerge). Giữa hai chế độ hoạt động ROV (không gắn ác quy dùng nguồn ở bờ) và AUV (có gắn ác quy) thì trọng lượng của ác quy và vị trí có tác dụng đến tính nổi và lực thủy tĩnh cũng như tính ổn định của phương tiện ngầm.
Ngày 14-15/12 có Hội nghị Cơ điện tử ở Hà Nội http://uet.vnu.edu.vn/vcm2012/, tôi sẽ trình bày bày báo về thíêt kế phương tiện ngầm sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, mô hình hóa và mô phỏng phương tiện ngầm, đây là đề tài sinh viên năm cuối của tôi làm nên có lẽ rất giống với ứng dụng của các bạn đang làm, tôi sẽ cung cấp thông tin về lĩnh vực này. Một phương tiện ngầm chuyên dụng giá vài ngàn USD, nhưng cậu sinh viên của tôi làm từ những thứ mua giá rẻ, chỉ có vài trăm USD (giá ở nước ngoài). Hy vọng các bạn sinh viên và những ai quan tâm có điều kiện tham dự hội nghị này.
Tín hiệu RF không truyền và không đủ mạnh để liên lạc trong môi truờng nước. Thông thuờng khi thiết kế phương tiện ngầm theo từng phiên bản: phiên bản 1 điều khiển bằng dây (ROV: emotely operated vehicle) và phiên bản 2 điều khiển kiểu rô bốt (AUV: autonomous underwater vehicle), ROV: dùng dây nối để lập trình và cấp nguồn cho phương tiện ngầm, AUV: tiến thêm bước nữa là lập trình để điều khiển dưới dạng AUV (autonomous underwater vehicle), giống robot không dùng dây nữa. Bước đầu nên thử dùng dây nối.
Khi thiết kế phương tiện ngầm, sẽ phải tính đến tính nổi (buoyancy) và thủy tĩnh (hydrostatics) để phương tiện ngầm cân bằng. Ngoài ra nếu thiết kế theo nguyên lý tầu ngầm thì cần phải có thêm hệ thống bơm nước và phương tiện sẽ chạy ở hai chế độ: nổi (surface) và chìm (submerge). Giữa hai chế độ hoạt động ROV (không gắn ác quy dùng nguồn ở bờ) và AUV (có gắn ác quy) thì trọng lượng của ác quy và vị trí có tác dụng đến tính nổi và lực thủy tĩnh cũng như tính ổn định của phương tiện ngầm.
Ngày 14-15/12 có Hội nghị Cơ điện tử ở Hà Nội Giới thiệu | conferences, tôi sẽ trình bày bày báo về thíêt kế phương tiện ngầm sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, mô hình hóa và mô phỏng phương tiện ngầm, đây là đề tài sinh viên năm cuối của tôi làm nên có lẽ rất giống với ứng dụng của các bạn đang làm, tôi sẽ cung cấp thông tin về lĩnh vực này. Một phương tiện ngầm chuyên dụng giá vài ngàn USD, nhưng cậu sinh viên của tôi làm từ những thứ mua giá rẻ, chỉ có vài trăm USD (giá ở nước ngoài). Hy vọng các bạn sinh viên quan tâm có thể điều kiện tham dự hội nghị này.
Thank Bác đã gợi ý
Cả thế giới đều nằm trong cuốn "Tự điển" do đó tôi rất thích điện tử
Một cái tầu ngầm làm đồ chơi rẻ nhất tôi biết là Neptune Tiger SB-1 Submarine Thunder Tiger CORP. -- Neptune SB-1 Submarine SC NO.5220-F, giá khoảng 1000 USD. Ở trang web này cũng có bán một số thứ dùng cho thiết bị ngầm giá rẻ (không phải những thứ chuyên nghiệp).
Một cái tầu ngầm làm đồ chơi rẻ nhất tôi biết là Neptune Tiger SB-1 Submarine Thunder Tiger CORP. -- Neptune SB-1 Submarine SC NO.5220-F, giá khoảng 1000 USD. Ở trang web này cũng có bán một số thứ dùng cho thiết bị ngầm giá rẻ (không phải những thứ chuyên nghiệp).
Mình nghe nói tàu ngầm OpenRov giá khoảng 775 USD (chưa lắp ráp - chưa tính phí vận chuyển)
Chính xác thì hồi đó (gần 2 năm trước) định mua Neptune và một số đồ lặt vặt khác nên đã hỏi giá tổng cộng khoảng chừng 1000 USD, giá của Neptune vào khoảng gần 700 USD gì đó. Vì hết hàng nên cuối cùng không mua nữa.
các bác j màk đốt tiền thế. e lm tàu này hết 600k thuk àk
Giá tôi nói mua đồ ở nước ngoài, không phải ở VN. Nếu làm thiết bị ngầm mua những đồ chuyên dụng thì giá khá đắt, ví dụ một chân vịt của hãng Seabotix loại nhỏ không có encoder thì giá khỏang 5-700 USD, còn cùng loại có lắp thêm encoder và mạch đọc nữa thì chừng 1000 USD đến 2000 USD (1 chân vịt, thruster).
Vì vậy muốn làm phương tiện ngầm thì cần phải biết tận dụng những thứ bán rẻ ở các cửa hàng. Khó khăn nhất có lẽ vẫn là phải giải quyết sự kín nước (cho các linh kiện điện tử) và cân bằng.
Thiết bị ngầm dùng cho việc khai thác dầu khí và thăm dò đáy biển cũng như những việc khác khá đắt, do vậy không có kinh phí thì thật khó mà làm ra đuợc những sản phẩm tốt để có thể lặn đuợc sâu... VN còn phải dài dài may ra mới đuổi kịp Trung Quốc (chắc chẳng bao giờ đuổi kịp đuợc) đã có thể sản xuất thiết bị ngầm lặn ở độ sâu 7000 mét (tra từ khóa Giao Long)... và họ đang chinh phục Biển Đông và khai thác hết tài nguyên trên Biển Đông...
Nếu giá mua vật liệu ở VN rẻ khoảng 600K đến 1000K VND mà làm đuợc một thiết bị ngầm thì tôi nghĩ là ai muốn thử làm thiết bị ngầm hoặc tầu ngầm (lặn sâu đuợc tới 100 mét) sử dụng vật liệu ở VN tôi sẽ tìm cách trợ giúp tài chính đuợc, có thể tài trợ tới 5 triệu VNĐ (có thể sử dụng một bảng Arduino Uno hoặc Arduino Mega, hoặc Ardupilot + bo mạch IMU (inertial measurement unit) để làm bộ điều khiển), xin liên hệ về kamome.seagull@gmail.com trong đó cho biết đề cương thực hiện, dự kiến tài chính và ghi rõ địa chỉ liên hệ, nếu là sinh viên làm đề tài tốt nghiệp thì có thông tin liên lạc của giáo viên hướng dẫn.
Ai muốn thực sự muốn thiết kế phương tiện ngầm hoặc tầu ngầm cùng bộ điều khiển có sử dụng các thiết bị thí nghiệm chuyên dụng http://www.amc.edu.au/maritime-engineering-and-hydrodynamics/facilities, thì cần có một kế hoạch học tập: nếu đang học đại học thì học tiếng Anh giỏi (đạt TOEFL iBT trên 92 điểm, hoặc IELTS trên 6.5), làm đề tài nghiên cứu (về tầu thủy, điện điện tử, cơ điện tử, cơ khí) và cố gắng đạt điểm trung bình toàn khóa cao, có đuợc trên 2 bài báo trở lên sẽ có cơ hội xin học bổng làm nghiên cứu thiết kế chế tạo phương tiện và tầu ngầm ở www.utas.edu.au, www.amc.edu.au như tôi đã thông báo.
Bên phần mạch thu - phát đang tính đến chuyện dùng sóng LW để có thể truyền dễ dàng trong nước:
Đây là mạch của lanhuong
Mạch này có thể kết hợp với 2 con PT 2262 và 2272
còn phần thu nữa bạn ơi. mạch này dùng phát tín hiệu điều khiển thì ok
chổ ngõ vào "MOdulation Input" mình đưa các tín hiệu f1,f2,f3,f4...(vd: ứng với tần số f1 dộng cơ quay thuận, f2 quay ngược, f3..v.v)
với các tần số(f1,f2,f3,f4..) dể dàng tạo ra bởi mạch dao động dùng ic555
còn mạch thu sẽ giải điều chế ra các tần số này và đưa đến các bộ so sánh tần số, vd: nếu bằng với tần số f1 sẽ cho ra mức logic 1..vv
bộ so sánh tần số mình đọc ở đâu đó rồi là loại IC 8 chân giống con IC 555
Cả thế giới đều nằm trong cuốn "Tự điển" do đó tôi rất thích điện tử
Mình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Comment