Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chế tạo nguồn xung ổn áp ngon - bổ - rẻ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chế tạo nguồn xung ổn áp ngon - bổ - rẻ

    Nguồn điện là thứ đòi hỏi đầu tiên khi thực hành mạch điện tử. Tùy chức năng, phạm vi sử dụng khác nhau mà một bộ nguồn có yêu cầu khác nhau về công suất, kích thước, chất lượng... Bộ nguồn mình giới thiệu với các bạn ở đây là một bộ nguồn sử dụng đa mục đích cho việc thí nghiệm, thực hành mạch điện tử, đóng gói vào thiết bị cụ thể hoặc thâm chí dùng để sạc cho điện thoại di động, máy tính bảng... Do phạm vi sử dụng rộng nên nó được thiết kế dựa trên các tiêu chí sau: Kích thước nhỏ gọn, công suất đủ dùng, hiệu suất cao, giá thành rẻ, bền... Tóm lại nó chính là tiêu chí: Ngon - Bổ - nhưng phải Rẻ!
    Bộ nguồn này đã phục vụ mình thời gian dài, nay mình post sơ đồ và hướng dẫn các bạn (mới vào nghề) lắp ráp.

    Thực ra cũng không có gì phải hướng dẫn nhiều vì các thông số và các chú thích mình đều đã ghi trên mạch. Các linh kiện cũng đều sử dụng loại sẵn có, vì vậy các bạn chỉ việc .. lắp là chạy!

    Thông số bộ nguồn: Input: DC9 - 24V, có thể dùng pin, acqui, hay bộ biện áp chỉnh lưu tụ lọc...
    Output: 5V/1A ổn áp (dòng điện max có thể cung cấp của mạch này là 1A, nhưng còn phụ thuộc vào nguồn vào có đủ dòng hay không).

    Click image for larger version

Name:	Nguon_xung_gia_re_chat_luong_cao(designed_by_nauda).jpg
Views:	1
Size:	117.0 KB
ID:	1416103

    Click image for larger version

Name:	Nguon_xung_gia_re_chat_luong_cao_real_image(by_nauda).png
Views:	1
Size:	378.0 KB
ID:	1416104
    Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

  • #2
    cho tôi hỏi vài câu:
    1. tôi muốn tăng dòng lên 2A thì thay con điện trở, tran gì ? (dĩ nhiên là dòng cung cấp phải hơn hoặc bằng 2A).
    2. L1 giá trị của nó bao nhiệu hẻny/micro henry ? trong schematic bạn ghi là L1: 40-50 vòng, dây e-may 0.3, lõi ferrite 3mm.
    3. nói chơi cho vui: nếu tất cả các linh kiện dùng SMC/SMD thì board sẽ bằng 1 đâu ngón tay.
    Thanks,
    Tôi muốn dùng mạch nhỏ này để cung cấp cho 1 mạch nạp/charge 1 cục pin LI-ion 18650, hoặc charge thẳng vào con Android Nexus 7.
    Mãi đi tìm vàng.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi KVLV Xem bài viết
      cho tôi hỏi vài câu:
      1. tôi muốn tăng dòng lên 2A thì thay con điện trở, tran gì ? (dĩ nhiên là dòng cung cấp phải hơn hoặc bằng 2A).
      2. L1 giá trị của nó bao nhiệu hẻny/micro henry ? trong schematic bạn ghi là L1: 40-50 vòng, dây e-may 0.3, lõi ferrite 3mm.
      3. nói chơi cho vui: nếu tất cả các linh kiện dùng SMC/SMD thì board sẽ bằng 1 đâu ngón tay.
      Thanks,
      Tôi muốn dùng mạch nhỏ này để cung cấp cho 1 mạch nạp/charge 1 cục pin LI-ion 18650, hoặc charge thẳng vào con Android Nexus 7.
      1. Muốn tăng công suất cấp dòng lên 2A-3A thì bác chỉ cần thay đi-ốt D1 bằng loại khác chịu dòng lớn hơn, vd: 1N5822, hoặc FR3006... Cuộn cảm dùng dây 1mm hoặc lớn hơn. Tăng tụ lọc C3 lên 470-1000uF cùng với một tụ 100nF mắc song song tại đầu ra.
      2. Cuộn cảm nếu bác không thích quấn bằng tay thì mua loại 100uH
      Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

      Comment


      • #4
        Thế... nguồn này có phải nguồn xung không, tần số bao nhiêu, yếu tố nào quyết định tần số và hiệu suất...
        Nguồn xung thì giảm được tổn hao, tiết kiệm nguồn dự trữ (pin, accu)
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #5
          Làm nguồn 5v từ 9vdc, 12vdc thì dùng lm2576 5v luôn có dễ hơn kg. Dòng max 3A luôn mà.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi 2luangheo Xem bài viết
            Làm nguồn 5v từ 9vdc, 12vdc thì dùng lm2576 5v luôn có dễ hơn kg. Dòng max 3A luôn mà.
            có khi con ic chuyên dụng LM2576 không có trong tay.
            Mãi đi tìm vàng.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
              Nguồn điện là thứ đòi hỏi đầu tiên khi thực hành mạch điện tử. Tùy chức năng, phạm vi sử dụng khác nhau mà một bộ nguồn có yêu cầu khác nhau về công suất, kích thước, chất lượng... Bộ nguồn mình giới thiệu với các bạn ở đây là một bộ nguồn sử dụng đa mục đích cho việc thí nghiệm, thực hành mạch điện tử, đóng gói vào thiết bị cụ thể hoặc thâm chí dùng để sạc cho điện thoại di động, máy tính bảng... Do phạm vi sử dụng rộng nên nó được thiết kế dựa trên các tiêu chí sau: Kích thước nhỏ gọn, công suất đủ dùng, hiệu suất cao, giá thành rẻ, bền... Tóm lại nó chính là tiêu chí: Ngon - Bổ - nhưng phải Rẻ!
              Bộ nguồn này đã phục vụ mình thời gian dài, nay mình post sơ đồ và hướng dẫn các bạn (mới vào nghề) lắp ráp.

              Thực ra cũng không có gì phải hướng dẫn nhiều vì các thông số và các chú thích mình đều đã ghi trên mạch. Các linh kiện cũng đều sử dụng loại sẵn có, vì vậy các bạn chỉ việc .. lắp là chạy!

              Thông số bộ nguồn: Input: DC9 - 24V, có thể dùng pin, acqui, hay bộ biện áp chỉnh lưu tụ lọc...
              Output: 5V/1A ổn áp (dòng điện max có thể cung cấp của mạch này là 1A, nhưng còn phụ thuộc vào nguồn vào có đủ dòng hay không).

              [ATTACH=CONFIG]60797[/ATTACH]

              [ATTACH=CONFIG]60798[/ATTACH]
              nguồn này chẳng hiệu quả đã có 9vdc thì dùng con 7805 đầy rẫy ,gọn nhẹ ai cũng làm được.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi dinhvanquy09 Xem bài viết
                nguồn này chẳng hiệu quả đã có 9vdc thì dùng con 7805 đầy rẫy ,gọn nhẹ ai cũng làm được.
                [MENTION=233371]dinhvanquy09[/MENTION]: Sự hiệu quả chỉ có ý nghĩa khi nói đến một ứng dụng cụ thể nào đó. Ví dụ: Cùng là nhu cầu nguồn 5V, nhưng:
                - Một ổ cắm tự động tự chế lập trình bằng PIC, một máy quấn dây dùng motor DC tự chế, một bộ sạc đa năng cho thiết bị đi động...
                - Một nguồn thắp sáng đèn ngủ, một nguồn nuôi mạch VĐK, hay một bo mạch, thiết bị bất kỳ cần nguồn cung cấp 5V, < 100mA...

                Thì nếu lấy một cặp bất kỳ từ hai loạt thiết bị ví dụ ở trên sử dụng với bộ nguồn 7805 bác nói đến để so sánh sẽ thấy ngay tính hiệu quả nằm ở chỗ nào. Hai loạt ví dụ trên thực tế là một số mạch, thiết bị tự chế của bản thân em đã và đang sử dụng, trong đó những thứ trong loạt thứ nhất sử dụng chính bộ nguồn này, còn loạt thứ hai em sử dụng LM7805. Như thế nghĩa là em không bác bỏ ý kiến của bác đâu, nhưng chỉ lưu ý bác là, như em đã giới thiệu, bộ nguồn này em thiết kế cho việc sử dụng đa mục đích với output 5V/1A maximum. Do đó tính hiệu quả (theo em) là ở mục đích sử dụng này.


                Nguyên văn bởi 2luangheo Xem bài viết
                Làm nguồn 5v từ 9vdc, 12vdc thì dùng lm2576 5v luôn có dễ hơn kg. Dòng max 3A luôn mà.
                Nguyên văn bởi KVLV Xem bài viết
                có khi con ic chuyên dụng LM2576 không có trong tay.
                Theo tiêu chí "Ngon bổ rẻ" của riêng cá nhân em thì dùng bộ nguồn này có nhiều ưu điểm hơn sử dụng IC chuyên dụng lm2576. Nhưng cái "ngon bổ rẻ" với nhiều người khác nhau sẽ được đánh giá khác nhau, chưa kể tính phổ biến của linh kiện ở các nơi khác nhau. Và trên phương diện chế tạo hàng loạt, số lượng lớn thì sự hơn kém nhau 10k/bộ giữa hai phương án dùng IC hay mạch rời như này thì tùy mỗi sếp sẽ phán xét khác nhau. Chẳng hạn, sếp A bảo: "ối giời, hơn kém nhau có 10 ngàn thì cứ dùng IC cho nó lành, hỏng thì tháo vứt luôn IC, thay cái khác vào bụp phát xong, ngon bổ rẻ như thế ông không làm lại đi cặm cụi tự chế làm gì?". Còn sếp B thì lại bảo: "Sao cái gì ông cũng đi mua trong khi nhà đầy rẫy nguyên vật liệu nhỉ? Ông thử tính xem, sản xuất 1000 bộ mà mỗi bộ mất thêm 10k ông xem bằng bao nhiêu tiền, có bằng tháng lương của ông không?"... Ấy là em chỉ ví dụ thế thôi, chứ ý em không phải biện minh cái gì cả. Hơn nữa mục tiêu của cái mạch nguồn này của em không phải là tối ưu giá thành mà là tinh thần DIY là chính!



                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                Thế... nguồn này có phải nguồn xung không, tần số bao nhiêu, yếu tố nào quyết định tần số và hiệu suất...
                Nguồn xung thì giảm được tổn hao, tiết kiệm nguồn dự trữ (pin, accu)
                Mạch không theo "mạch chuẩn" nguồn xung nào nhưng theo khái niệm nguồn xung thì nó chính là nguồn xung đấy bác. Nhưng còn nguyên lý và cách tính tần số thì em cũng chịu, các bậc "sư phụ" thì nhìn cái biết liền xung hay tần số nó quyết định ở linh kiện nào. Còn em chỉ post theo tinh thần DIY thôi. Thực ra thì em cũng hiểu cách hoat động của nó nhưng không biết phải viết như thế nào vì viết xong mình đọc cũng chẳng hiểu Nên cái này phải nhờ "sư phụ" nào đó qua đường hạ cố giảng nguyên lý thôi bác ạ
                Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

                Comment


                • #9
                  Bạn phân tích hoạt động sơ bộ của nó xem, nhìn qua thấy giống ổn áp tuyến tính hơn là xung.
                  Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                  Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                  Comment


                  • #10
                    Em nhìn cũng thấy giống ổn áp tuyến tính ?

                    Comment


                    • #11
                      trên đời này có những thứ ngon bổ rẻ ở đâu vậy nhỉ ?

                      Comment


                      • #12
                        theo tôi thấy nguồn này xài ko an toàn lắm ,vì cuộn cảm ko cách ly được với dòng điện sơ cấp ,dể chết người đó

                        Comment


                        • #13
                          mạch này là ổn áp tuyến tính thì chính xác hơn. nếu là nguồn rung thì phải có hồi tiếp mới tạo được dao động chứ nhỉ????????????.
                          sdt: 0915971262
                          email:
                          đc: Thụy Trình Thái Thụy Thái Bình

                          Comment


                          • #14
                            Kính nhờ bác nấu-da giải thích dùm vai trò của D1 trong mạch, đặc biệt là tác động của D1 tới dòng tải với ạ.
                            Chỗ này tôi xem mãi chẳng hiểu được.

                            Comment


                            • #15
                              Ngày trước, tôi có gặp một máy VCR JVC, bị hỏng nguồn. Transistor công suất nổ banh xác, transistor C3616 (hFE > 3000) tại chân B của transistor công suất bị đứt. Thay C2535 và một transistor hoặc darlington, C2535 vẫn tiếp tục nổ. Lý do là vì C3616 chỉ có một tiếp giáp B-E. Cuối cùng tôi thay bằng 2 transistor (C1815 + A1015) lắp tương tự như cặp Q1, Q2 và R1 của bạn nauda, đã giải quyết được.
                              Ở đây Q1, Q2 thay cho một transistor có độ khuếch đại lớn và sụt áp trên B-E khoảng 0,7V. Điện trở R1 tạo điện áp mở transistor Q1. Vì vậy, theo tôi, R1 có ảnh hưởng đến dòng tải tối đa, chứ Ds1 thì chưa thấy tác dụng gì đối với dòng tải cả.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              nauda Khi còn nhỏ hay bị mời phụ huynh vì những trò nghich dại. Giờ vẫn thế! Tìm hiểu thêm về nauda

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X