Hì hì hì... các bác đoán già đoán non cũng phải vì mạch nguồn này rất đặc biệt. Nó đặc biệt vì nguyên lý hoạt động hơi ... "lạ" so với các mạch nguồn xung thông thường. Cái đặc biệt thứ hai là đặc tính của nó cũng hơi bị lạ. Cái đặc biệt thứ ba là: tuy đơn giản, ít linh kiện nhưng nó là một một sự kết hợp độc đáo giữa nhiều loại mạch để tạo thành một mạch vừa dao động vừa tạo công suất vừa ổn áp.
Cũng vì sự đặc biệt về kết cấu tổ hợp của nhiều loại mạch nên phân tích chi tiết về nguyên lý khá rối rắm và khó hiểu, nhưng khi hiểu rồi thì thấy nó rất đơn giản. Nên em chỉ giải thích hoạt động của mạch một cách tổng thể như sau:
- Trước hết, bác nào nói đây là nguồn ổn áp tuyến tính: Đúng! Vì đó là một phần của mạch. Nhưng chưa đủ. Về tổng thể, mạch gồm có hai phần: MỘT CHIỀU VÀ XOAY CHIỀU. Phần một chiều chính là một bộ ổn áp tuyến tính, tạo bởi Q2, R2, Dz1, và một nửa của ... Q1 (tiếp giáp B-E). Còn phần xoay chiều chính là mạch "nguồn xung" căn bản gồm có Q1, cuộn cảm L1, đi-ốt Ds1 và tụ lọc C3. Hết các linh kiện cơ bản! Chỉ còn lại 3 linh kiện chưa nhắc đến là R1, C1 và C2. Trong đó tụ C1 chính là tụ hồi tiếp dương tạo dao động. Còn R1, C2 CHỈ làm nhiệm vụ ổn định hoạt động của mạch, một cái ổn định một chiều, một cái ổn định xoay chiều.
- Cách hoạt động: Phần MỘT CHIỀU hoạt động như một bộ ổn áp tuyến tính, ngay khi nó hoạt động, Q1 sẽ dẫn bão hòa như một công tắc đóng điện áp nguồn vào đầu cuộn dây L1 khiến nó sinh ra một suất điện động ngược chiều với nguồn, suất điện động này đặt lên tiếp giáp BE của Q2 thông qua tụ C1 khiến tiếp giáp BE của Q2 phân cực ngược và ngưng dẫn, Q2 ngưng dẫn làm Q1 ngưng dẫn, cuộn L1 bị ngắt khỏi nguồn. Năng lượng tích trong cuộn L1 phóng qua tải, qua đi ốt Ds1, khi năng lượng trên L1 hết thì tiếp giáp B-E của Q2 phân cực thuận trở lại thì mạch một chiều lại hoạt động trở lại khiến Q1 lại dẫn... chu kỳ mới lặp lại...
- Tần số: từ cách hoat động trên, C1, L1 và ... tải quyết định tần số dao động.
- Đặc tính: Từ nguyên lý trên, về mặt năng lượng, tải được mắc nối tiếp với tổ hợp hai nguồn 1 chiều và xoay chiều. Do đó nếu không kể đèn LEd chỉ làm nhiệm vụ báo hiệu hoạt động thì chỉ khi nào có tải thì năng lượng mới được tiêu thụ. Do đó hiệu suất của bộ nguồn này rất cao, có thể đạt trên 90% đến rất gần 100%
Đặc tinh thứ hai là về mặt sơ đồ khối, tải được cấp nguồn bới tổ hợp: [Nguồn một chiều trở kháng lớn (tiếp giáp C-E Q2) nối tiếp với một đi-ốt (tiếp giáp B-E của Q2)] // [nguồn xoay chiều nối tiếp trở kháng nhỏ (gồm điện trở bão hòa của tiếp giáp C-E Q1, điển trở bão hòa thuận của Ds1 và điện trở cuộn dây)]. Do đó gần như toàn bộ công suất cung cấp cho tải do nguồn xoay chiều đảm nhiệm. Đây cũng là lý do khiến tổn thất trên thành phần một chiều của mạch rất thấp. Do đó linh kiện quyết định công suất của nguồn chính là Q1, L1 và đi ốt Ds1. Còn C3 (tụ 100uF) chỉ làm nhiệm vụ lọc phẳng điện áp trên tải mà thôi.
Đến đây các bác sẽ hỏi: Như nguyên lý trên mạch ổn áp tuyến tính là một phần của mạch vậy chắc chắn có tổn thất trên Q2 như đặc trưng cơ bản của ổn áp tuyến tính. Và vì thế Q2 sẽ rất nóng khi tải nặng. Câu trả lời là: Đúng là có tổn thất, nhưng phần tổn thất này rất nhỏ, chỉ ở mức đủ để duy trì dao động, do đó Q2 chỉ cần dùng loại công suất nhỏ, vì như giải thích trên, gần như toàn bộ công suất trên tải do phần "nguồn xung" cung cấp.
Phần giải thích nguyên lý của em chỉ có vậy thôi, nó dựa trên kiến thức hạn chế của em ở mức chỉ đủ hiểu để DIY thôi, do đó nếu có chỗ nào không đúng em mong các "sư phụ" chỉ cho em. còn bây giờ mời các bác .. chém!
Cũng vì sự đặc biệt về kết cấu tổ hợp của nhiều loại mạch nên phân tích chi tiết về nguyên lý khá rối rắm và khó hiểu, nhưng khi hiểu rồi thì thấy nó rất đơn giản. Nên em chỉ giải thích hoạt động của mạch một cách tổng thể như sau:
- Trước hết, bác nào nói đây là nguồn ổn áp tuyến tính: Đúng! Vì đó là một phần của mạch. Nhưng chưa đủ. Về tổng thể, mạch gồm có hai phần: MỘT CHIỀU VÀ XOAY CHIỀU. Phần một chiều chính là một bộ ổn áp tuyến tính, tạo bởi Q2, R2, Dz1, và một nửa của ... Q1 (tiếp giáp B-E). Còn phần xoay chiều chính là mạch "nguồn xung" căn bản gồm có Q1, cuộn cảm L1, đi-ốt Ds1 và tụ lọc C3. Hết các linh kiện cơ bản! Chỉ còn lại 3 linh kiện chưa nhắc đến là R1, C1 và C2. Trong đó tụ C1 chính là tụ hồi tiếp dương tạo dao động. Còn R1, C2 CHỈ làm nhiệm vụ ổn định hoạt động của mạch, một cái ổn định một chiều, một cái ổn định xoay chiều.
- Cách hoạt động: Phần MỘT CHIỀU hoạt động như một bộ ổn áp tuyến tính, ngay khi nó hoạt động, Q1 sẽ dẫn bão hòa như một công tắc đóng điện áp nguồn vào đầu cuộn dây L1 khiến nó sinh ra một suất điện động ngược chiều với nguồn, suất điện động này đặt lên tiếp giáp BE của Q2 thông qua tụ C1 khiến tiếp giáp BE của Q2 phân cực ngược và ngưng dẫn, Q2 ngưng dẫn làm Q1 ngưng dẫn, cuộn L1 bị ngắt khỏi nguồn. Năng lượng tích trong cuộn L1 phóng qua tải, qua đi ốt Ds1, khi năng lượng trên L1 hết thì tiếp giáp B-E của Q2 phân cực thuận trở lại thì mạch một chiều lại hoạt động trở lại khiến Q1 lại dẫn... chu kỳ mới lặp lại...
- Tần số: từ cách hoat động trên, C1, L1 và ... tải quyết định tần số dao động.
- Đặc tính: Từ nguyên lý trên, về mặt năng lượng, tải được mắc nối tiếp với tổ hợp hai nguồn 1 chiều và xoay chiều. Do đó nếu không kể đèn LEd chỉ làm nhiệm vụ báo hiệu hoạt động thì chỉ khi nào có tải thì năng lượng mới được tiêu thụ. Do đó hiệu suất của bộ nguồn này rất cao, có thể đạt trên 90% đến rất gần 100%
Đặc tinh thứ hai là về mặt sơ đồ khối, tải được cấp nguồn bới tổ hợp: [Nguồn một chiều trở kháng lớn (tiếp giáp C-E Q2) nối tiếp với một đi-ốt (tiếp giáp B-E của Q2)] // [nguồn xoay chiều nối tiếp trở kháng nhỏ (gồm điện trở bão hòa của tiếp giáp C-E Q1, điển trở bão hòa thuận của Ds1 và điện trở cuộn dây)]. Do đó gần như toàn bộ công suất cung cấp cho tải do nguồn xoay chiều đảm nhiệm. Đây cũng là lý do khiến tổn thất trên thành phần một chiều của mạch rất thấp. Do đó linh kiện quyết định công suất của nguồn chính là Q1, L1 và đi ốt Ds1. Còn C3 (tụ 100uF) chỉ làm nhiệm vụ lọc phẳng điện áp trên tải mà thôi.
Đến đây các bác sẽ hỏi: Như nguyên lý trên mạch ổn áp tuyến tính là một phần của mạch vậy chắc chắn có tổn thất trên Q2 như đặc trưng cơ bản của ổn áp tuyến tính. Và vì thế Q2 sẽ rất nóng khi tải nặng. Câu trả lời là: Đúng là có tổn thất, nhưng phần tổn thất này rất nhỏ, chỉ ở mức đủ để duy trì dao động, do đó Q2 chỉ cần dùng loại công suất nhỏ, vì như giải thích trên, gần như toàn bộ công suất trên tải do phần "nguồn xung" cung cấp.
Phần giải thích nguyên lý của em chỉ có vậy thôi, nó dựa trên kiến thức hạn chế của em ở mức chỉ đủ hiểu để DIY thôi, do đó nếu có chỗ nào không đúng em mong các "sư phụ" chỉ cho em. còn bây giờ mời các bác .. chém!
Comment