Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chế tạo nguồn xung ổn áp ngon - bổ - rẻ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi thanhhaudt33 Xem bài viết
    Bác coi lại sơ đồ của bác đi,là loại NPN rồi!!Có lẽ bác nhầm???
    Sao bác ko trả lời cho em cái câu hỏi xác đáng này đi.
    Bùi Thành Hậu

    Gmail:
    Fb:

    Comment


    • #32
      Dây của L1 có đường kính 0.3 hơi khiêm tốn với dòng 1A. Nếu dòng 1A chạy qua thì mật độ dòng trên dây là ~14.2 A/mm2 -> quá nóng!

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
        Nói thêm về tần số và các ưu nhược điểm của mạch:
        Còn bác nào nói sự nguy hiểm của Q1 khi mất điều khiển thì đó là một phát biểu rất hay mà em đánh giá rất cao về sự tinh tế của bác!
        Em xin trả lời cho vấn đề này là: Cái mà bác nói nguy hiểm hay nhược điểm không phải là vấn đề riêng của mạch nguồn này, mà mọi bộ nguồn xung bất kỳ đều tiềm tàng nguy hiểm loại này, đó là vấn đề khi khi các "van" mất điều khiển. Trái lại, với riêng mạch này, chính việc sử dụng BJT lại là ưu điểm nổi trội trên phương diện an toàn khi gặp các sự cố về "mất điều khiển", "đánh thủng" của linh kiện "switching" mà ở đây là Q1. Tại sao như vậy: Vì hầu hết các bộ nguồn xung đều sử dụng MOSFET làm linh kiện chuyển mạch. Mà nhược điểm đặc trưng của MOSFET là một khi nó bị đánh thủng, kênh dẫn chính sẽ bị ...chập dính! Đây mới là sự "mất điều khiển" vô cùng nguy hiểm cho tải. Còn ở đây thì ngược lại, linh kiện switching là BJT, một BJT khi bị đánh thủng (do quá nhiệt, quá công suất) thì tiếp giáp C-E của nó lại bị ... thiêu rụi! Nghĩa là hở mạch vĩnh viễn! Mà bác nhìn xem, ở mạch này khi Q1 bị "thiêu rụi" thì tải có còn bị nguồn năng lượng nào tấn công không??!!
        Không như bạn nghĩ đâu, thực tế nhiều BJT vẫn bị chập mối nói C-E khi bị quá tải quá công suất. Như vậy, an toàn cho tải vẫn phải xem xét. Có thể thiết kế thêm một cầu chì và một diode zenner có Vz cao hơn Vout một chút. K của zenner nối với ngõ Vout, A của Zenner nối masse. Khi Q1 bị thông, Vout (thực chất là nguồn input) sẽ cao hơn Vz, Zenner sẽ thông và toàn bộ áp ngõ ra sẽ bị đưa xuống masse. Dòng tăng cao đột ngột sẽ làm đứt cầu chì ngắt hoàn toàn ngõ ra khỏi nguồn input.

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi thanhhaudt33 Xem bài viết
          Sao bác ko trả lời cho em cái câu hỏi xác đáng này đi.
          Sơ đồ đúng mà bác, Q1 là pnp A671, có lẽ hình vẽ hơi mờ bác không nhìn ra à?

          Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
          Dây của L1 có đường kính 0.3 hơi khiêm tốn với dòng 1A. Nếu dòng 1A chạy qua thì mật độ dòng trên dây là ~14.2 A/mm2 -> quá nóng!
          Vậy dòng 1A thì cỡ dây bao nhiêu thì vừa hả bác?

          Nguyên văn bởi Tuanhonglac Xem bài viết
          Không như bạn nghĩ đâu, thực tế nhiều BJT vẫn bị chập mối nói C-E khi bị quá tải quá công suất. Như vậy, an toàn cho tải vẫn phải xem xét. Có thể thiết kế thêm một cầu chì và một diode zenner có Vz cao hơn Vout một chút. K của zenner nối với ngõ Vout, A của Zenner nối masse. Khi Q1 bị thông, Vout (thực chất là nguồn input) sẽ cao hơn Vz, Zenner sẽ thông và toàn bộ áp ngõ ra sẽ bị đưa xuống masse. Dòng tăng cao đột ngột sẽ làm đứt cầu chì ngắt hoàn toàn ngõ ra khỏi nguồn input.
          Vâng, mặc dù về mặt đặc trưng, sự cố thủng tiếp giáp của BJT là đứt mạch thay vì chập mạch như ở MOSFET. Tuy nhiên vấn đề bác nói là hợp lý trên quan điểm "mọi thứ đều có thể xảy ra", vấn đề chỉ là xác suất xảy ra ở cấp độ nào. Và dĩ nhiên nếu mục đích sử dụng đòi hỏi sự an toàn cao cho tải/người dùng thì bộ nguồn này cũng như mọi bộ nguồn khác không nhất thiết cứ phải là nguồn xung đều phải có biện pháp bảo vệ thích hợp. Giải pháp của bác là rất phù hợp với bộ nguồn này.
          Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

          Comment


          • #35
            Mình mạo muội cắt lại, đảo chiều,phóng to con A671 lại nhé!Click image for larger version

Name:	488033_342761759175553_1783710786_n.jpg
Views:	1
Size:	3.8 KB
ID:	1374751
            Bùi Thành Hậu

            Gmail:
            Fb:

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
              Trái lại, với riêng mạch này, chính việc sử dụng BJT lại là ưu điểm nổi trội trên phương diện an toàn khi gặp các sự cố về "mất điều khiển", "đánh thủng" của linh kiện "switching" mà ở đây là Q1. Tại sao như vậy: Vì hầu hết các bộ nguồn xung đều sử dụng MOSFET làm linh kiện chuyển mạch. Mà nhược điểm đặc trưng của MOSFET là một khi nó bị đánh thủng, kênh dẫn chính sẽ bị ...chập dính! Đây mới là sự "mất điều khiển" vô cùng nguy hiểm cho tải. Còn ở đây thì ngược lại, linh kiện switching là BJT, một BJT khi bị đánh thủng (do quá nhiệt, quá công suất) thì tiếp giáp C-E của nó lại bị ... thiêu rụi! Nghĩa là hở mạch vĩnh viễn! Mà bác nhìn xem, ở mạch này khi Q1 bị "thiêu rụi" thì tải có còn bị nguồn năng lượng nào tấn công không??!!
              FET chết thì đúng như vậy, nhưng BJT chết theo kiểu chập CE,BE.. thì ko phải là trường hợp hiếm đâu nhé, gặp nhiều nữa là đằng khác, cần tính đến trường hợp thêm mạch bảo vệ tải ra. Dù xác suất xảy ra có thấp đến mấy đi nữa thì nó cũng không chừa 1 ai. Ngoài yếu tố hoạt động tốt, ổn định, thì tính an toàn, độ tin cậy cũng là điều tối quan trọng

              Nguyên văn bởi luccodo1983 Xem bài viết
              đây sơ đồ này bạn làm nhé linh kiện tự tính toán đi.tôi làm từ mạch này để cấp nguồn 5v và 12v cho cái nguồn HDD ở đầu fulHD của tôi chạy ok
              Đây là mạch xài con MC34063 mà, mạch này thì đã có luồng "DIY pin.. " nói đến rồi.

              Comment


              • #37
                mình có ngu ý thế này các bác xem có khả thi không nhé :thay cuộn cảm L1 bằng cuộn sơ cấp b/a xung thứ cấp mình sẽ có các điện áp theo ý muốn.mong các cao thủ chém cho mấy nhát nhé.thanks.

                Comment


                • #38
                  bạn nauda, tôi đang vẽ sơ đồ cộng với PCB, pcb khoảng 1 inch x 2 inch (25mm x 50 mm).
                  ở chỗ tôi đang ở (YVR) chắc chắn là sẽ tìm không ra 2 con BJT. Khi tôi vẽ xong, sẽ up sơ đồ + pcb. Tôi nhờ ai đó làm PCB và mua đồ về ráp thử xem pcb chạy không.
                  Tôi có thể thay con NPN, 2SD468 bằng 2N3904, con PNP, 2SA671 bằng TIP42C. Bà con nghĩ thế nào?
                  Last edited by KVLV; 23-02-2013, 15:12.
                  Mãi đi tìm vàng.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi KVLV Xem bài viết
                    bạn nauda, tôi đang vẽ sơ đồ cộng với PCB, pcb khoảng 1 inch x 2 inch (25mm x 50 mm).
                    ở chỗ tôi đang ở (YVR) chắc chắn là sẽ tìm không ra 2 con BJT. Khi tôi vẽ xong, sẽ up sơ đồ + pcb. Tôi nhờ ai đó làm PCB và mua đồ về ráp thử xem pcb chạy không.
                    Tôi có thể thay con NPN, 2SD468 bằng 2N3904, con PNP, 2SA671 bằng TIP42C. Bà con nghĩ thế nào?
                    Bác dùng TIP42 thì quá tốt, nhưng 2N3904 thì lại không "xứng tầm" với Tip42 vì 2N3904 không lái được hết công suất của nó. Nếu Q1 là Tip42 thì Q2 nên dùng với D882 hoặc loại khác tương đương. Còn nếu Q2 là 2N3904 thì Q1 nên là B772 hoặc tương đương. Các cặp trên đều rất thích hợp với nguồn switching, cho hiệu suất cao
                    Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
                      Bác dùng TIP42 thì quá tốt, nhưng 2N3904 thì lại không "xứng tầm" với Tip42 vì 2N3904 không lái được hết công suất của nó. Nếu Q1 là Tip42 thì Q2 nên dùng với D882 hoặc loại khác tương đương. Còn nếu Q2 là 2N3904 thì Q1 nên là B772 hoặc tương đương. Các cặp trên đều rất thích hợp với nguồn switching, cho hiệu suất cao
                      Cám ơn bạn, thông tin rất tốt.
                      tôi vừa ráp thử trên breadboard dùng 2n3904 và tip42c. open load thử đo ngã ra là 5,15V, input là 3 cục pin li-ion 18650, khoảng 11,75V.
                      giờ khuya rồi (nơi tôi ở), để ngày mai tôi thử với con trở công suất 5 ohm xem dòng ra có đủ 1A và tip42 có nóng không.
                      chụp vội 1 tấm hình xem chơi.
                      Attached Files
                      Mãi đi tìm vàng.

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
                        Vậy dòng 1A thì cỡ dây bao nhiêu thì vừa hả bác?
                        Bạn thiết kế mạch nguồn mà không tính được đường kính dây? Tôi sẽ chọn dây từ đk 0.5mm trở lên! Lúc đó mật độ dòng trên dây là 5A/mm2, Khi tải đủ 1A, dây chỉ hơi ấm!
                        Last edited by nsp; 23-02-2013, 17:31.

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi KVLV Xem bài viết
                          Cám ơn bạn, thông tin rất tốt.
                          tôi vừa ráp thử trên breadboard dùng 2n3904 và tip42c. open load thử đo ngã ra là 5,15V, input là 3 cục pin li-ion 18650, khoảng 11,75V.
                          giờ khuya rồi (nơi tôi ở), để ngày mai tôi thử với con trở công suất 5 ohm xem dòng ra có đủ 1A và tip42 có nóng không.
                          chụp vội 1 tấm hình xem chơi.
                          Bác làm mạch tốt quá. Nhưng cuộn dây của bác nhỏ quá, bác có lõi ferrite xuyên nên quấn tay đi cho khỏe, dùng dây 1mm quấn 30-40v
                          Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
                            Bạn thiết kế mạch nguồn mà không tính được đường kính dây? Tôi sẽ chọn dây từ đk 0.5mm trở lên! Lúc đó mật độ dòng trên dây là 5A/mm2, Khi tải đủ 1A, dây chỉ hơi ấm!
                            Bác cho thông tin tốt quá. Vâng post nguyên mạch em đang dùng với dây 0.3, theo kinh nghiệm với dòng 1A chứ chưa chú trọng vào tính toán chính xác. Thực tế sử dụng em đo dòng 1A trên tải thấy cuoinj dây chạy cũng chỉ hơi ấm nên thấy oin mà để vậy thôi. Nhưng từ ý góp ý của bác em sẽ tính lại để nâng cấp lên công suất lớn hơn. Cảm ơn bác!
                            Bạn SV nào có nhu cầu thưc tập thì pm mình nhé. Thông tin liên hệ xem của mình nhé!

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
                              Vậy dòng 1A thì cỡ dây bao nhiêu thì vừa hả bác?
                              Theo tôi được biết: Mật độ 17A/mm2 là mật độ tối đa đối với dây dẫn là đồng nguyên chất.
                              Vì vậy 14A/mm2 là mật độ khá lớn, dây sẽ nóng.
                              Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
                              Vâng, mặc dù về mặt đặc trưng, sự cố thủng tiếp giáp của BJT là đứt mạch thay vì chập mạch như ở MOSFET.
                              Thực tế công việc của tôi cho thấy transistor công suất hỏng do quá tải thì có 2 dạng phổ biến là nổ (văng miểng) và chập E-B-C. Kể cả đã văng miểng rồi mà đôi khi đo EC vẫn thấy chập.
                              Nguyên văn bởi nauda Xem bài viết
                              Tuy nhiên vấn đề bác nói là hợp lý trên quan điểm "mọi thứ đều có thể xảy ra", vấn đề chỉ là xác suất xảy ra ở cấp độ nào. Và dĩ nhiên nếu mục đích sử dụng đòi hỏi sự an toàn cao cho tải/người dùng thì bộ nguồn này cũng như mọi bộ nguồn khác không nhất thiết cứ phải là nguồn xung đều phải có biện pháp bảo vệ thích hợp. Giải pháp của bác là rất phù hợp với bộ nguồn này.
                              Cái chỗ bôi đỏ trên đây không ổn, mang tính chất chống chế.
                              Tiếc gì một con diode, cứ phải có bảo vệ cho nó an toàn, đặc biệt với nguồn nối tiếp.

                              [MENTION=149631]KVLV[/MENTION]: Bạn đo giúp xem tần số xung là bao nhiêu nhé, Tôi hồi hộp chỗ này đây.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • #45
                                bác nuada cho hỏi, bác làm sao biết được quấn cuộn dây bao nhiêu vòng, và sử dụng loại dây có đường kính bao nhiêu?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nauda Khi còn nhỏ hay bị mời phụ huynh vì những trò nghich dại. Giờ vẫn thế! Tìm hiểu thêm về nauda

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X