Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin giúp chế role kích bằng tín hiệu AV video

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ô la la... các bác ơi. Có những điều này cực mới đây, thầy tôi chưa dạy. Tôi thấy cần học hỏi ngay kẻo adm xóa luồng thì mất "kiến thức", uổng.

    1. Lần đầu tiên tôi biết là trong transistor, khi nối B với C thì vẫn có dòng Ic !
    Bởi lẽ nguyên lý hoạt động của transistor là: hạt tải chuyển động từ E tới B, vượt qua tiếp giáp BC (phân cực ngược) để tới được C là nhờ tác động của điện trường đặt lên tiếp giáp B-C. Khi nối B với C, điện trường bằng zero !?
    Khi học môn Nguyên lý mạch tích hợp, tôi được dạy rằng: Khi chế tạo vi mạch thuật toán, người ta nối B với C tạo thành diode trong mạch gương dòng điện (current mirror), để cái diode đó và cái transistor "gương" có cùng cấu trúc (matched) thì tính chất gương dòng điện được phản ánh chính xác hơn so với dùng một cái diode đơn thuần.
    Kéo tạm cái này từ wiki về tham khảo tí:
    Click image for larger version

Name:	Untitlex.png
Views:	1011
Size:	66.9 KB
ID:	1684616

    2. Cũng lần đầu tiên tôi biết là khi transitor bão hòa, (Vc < Vb) tiếp giáp B-C phân cực thuận.
    Khi B-E phân cực thuận, nếu B-C cũng phân cực thuận, thì có nghĩa là dòng từ B chia thành 2 nhánh là Ie và Ic mà Ib = Ie + Ic. Thế nhưng: Ie = Ic + Ib vẫn dẫn đến mệnh đề B-C phân cực thuận !?
    Tôi rất thắc mắc: Khi B-E và B-C cùng phân cực "thuận", dòng chảy như thế nào nhỉ ?
    Last edited by HTTTTH; 28-04-2017, 18:55.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
      Ô la la... các bác ơi. Có những điều này cực mới đây, thầy tôi chưa dạy. Tôi thấy cần học hỏi ngay kẻo adm xóa luồng thì mất "kiến thức", uổng.

      Tôi rất thắc mắc: Khi B-E và B-C cùng phân cực "thuận", dòng chảy như thế nào nhỉ ?
      Khi B-E và B-C cùng phân cực thuận, trans như 2 con diode nối lại với nhau (không tin xem hình ). Thôi đi uống trà với tôi và bác quocthai nhé? học riết tẩu hỏa nhập ma đấy.

      Comment


      • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
        Chủ đề này cũng khá dài rồi mà chưa đi đến đâu, người hỏi cũng chưa ráp được mạch chạy, thôi thì bác nào đó hãy thiết kế cho bạn này một mạch khác đơn giản hơn, đó là dùng IC so sánh LM358/393: cứ có tín hiệu DC>=0.3V thì out=1 và rơ le đóng, thế có phải đơn giản, dễ thành công và không ảnh hưởng đến tín hiệu video vì trở vào opam lớn không nào.

        Chứ về vấn đề đang tranh cãi thì chả biết sao nữa, bởi em mới test thử với rơle 6V/80mA cùng trans 9013 thì với nguồn Vc=6.54V, thế phân cực 13.4V qua trở 98 ôm cấp cho cực B thì kết quả khá bất ngờ thú vị: khi hở tải ở cực E thì Ib đi qua nối BC, khi có tải thì Ib=62.5mA, Ic=24.5mA và Ie=Ib+Ic=87mA cùng với Vce=0.03V, Vbc=0.81V và Vbe=0.85V. Như vậy tuy áp cấp Vb khá lớn hơn Vc và mối BC bị phân cực thuận với áp Vbc=0.81V thì trans vẫn chạy bình thường ( có Ic) mà không có dòng ngược qua B-C.
        Vbc=0.81<Vbe=0.85(áp phân cưc thuận lúc này) =>mối BC vẫn chưa đủ áp phân cực thuận(vẫn có dòng Ic). Bác giảm vC xuống nhỏ hơn vE là có dòng ngược

        Comment


        • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
          Ô la la... các bác ơi. Có những điều này cực mới đây, thầy tôi chưa dạy. Tôi thấy cần học hỏi ngay kẻo adm xóa luồng thì mất "kiến thức", uổng.

          1. Lần đầu tiên tôi biết là trong transistor, khi nối B với C thì vẫn có dòng Ic !
          Bởi lẽ nguyên lý hoạt động của transistor là: hạt tải chuyển động từ E tới B, vượt qua tiếp giáp BC (phân cực ngược) để tới được C là nhờ tác động của điện trường đặt lên tiếp giáp B-C. Khi nối B với C, điện trường bằng zero !?
          Khi học môn Nguyên lý mạch tích hợp, tôi được dạy rằng: Khi chế tạo vi mạch thuật toán, người ta nối B với C tạo thành diode trong mạch gương dòng điện (current mirror), để cái diode đó và cái transistor "gương" có cùng cấu trúc (matched) thì tính chất gương dòng điện được phản ánh chính xác hơn so với dùng một cái diode đơn thuần.
          Kéo tạm cái này từ wiki về tham khảo tí:
          [ATTACH=CONFIG]n1684616[/ATTACH]

          2. Cũng lần đầu tiên tôi biết là khi transitor bão hòa, (Vc < Vb) tiếp giáp B-C phân cực thuận.
          Khi B-E phân cực thuận, nếu B-C cũng phân cực thuận, thì có nghĩa là dòng từ B chia thành 2 nhánh là Ie và Ic mà Ib = Ie + Ic. Thế nhưng: Ie = Ic + Ib vẫn dẫn đến mệnh đề B-C phân cực thuận !?
          Tôi rất thắc mắc: Khi B-E và B-C cùng phân cực "thuận", dòng chảy như thế nào nhỉ ?
          1. Cháu học thấp nên những tài liệu(lại là tiếng anh) như thế đọc ko hiểu, chỉ biết sơ sơ rồi mày mò thực tế. Bác học cao lại là mod uy tín hơn bác có thể làm thí nghiệm này rồi chụp ảnh đăng lên đc ko ạ.(cháu đăg sợ có ng bảo photoshop này nọ) Click image for larger version

Name:	IMG_20170428_195312.jpg
Views:	926
Size:	83.6 KB
ID:	1684622
          Như hình có gọi là B nối với C ko ạ.
          Ampe kế ko lên tức là ko có dòng Ic đúng ko ạ, mà lên gần bằng I đèn thì có gọi là có dòng Ic ko( nếu ko phải dòng Ic thì nên gọi nó là dòng gì?)
          Attached Files

          Comment


          • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

            Khi B-E và B-C cùng phân cực thuận, trans như 2 con diode nối lại với nhau (không tin xem hình ). Thôi đi uống trà với tôi và bác quocthai nhé? học riết tẩu hỏa nhập ma đấy.
            trà nóng thơm ngon đây ! hãy uống trà để tinh thần sảng khoái các Bác ơi, đừng nên uống những thứ vô bổ , làm hỏng bộ nhớ , 2 Bác ạ .

            Comment


            • Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
              trà nóng thơm ngon đây ! hãy uống trà để tinh thần sảng khoái các Bác ơi, đừng nên uống những thứ vô bổ , làm hỏng bộ nhớ , 2 Bác ạ .
              Cám ơn Bác, Bác làm ơn cho tôi tách trà nóng, tôi cười đau bụng quá.

              Comment


              • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                Ô la la... các bác ơi. Có những điều này cực mới đây, thầy tôi chưa dạy. Tôi thấy cần học hỏi ngay kẻo adm xóa luồng thì mất "kiến thức", uổng.

                1. Lần đầu tiên tôi biết là trong transistor, khi nối B với C thì vẫn có dòng Ic !
                Bởi lẽ nguyên lý hoạt động của transistor là: hạt tải chuyển động từ E tới B, vượt qua tiếp giáp BC (phân cực ngược) để tới được C là nhờ tác động của điện trường đặt lên tiếp giáp B-C. Khi nối B với C, điện trường bằng zero !?
                Khi học môn Nguyên lý mạch tích hợp, tôi được dạy rằng: Khi chế tạo vi mạch thuật toán, người ta nối B với C tạo thành diode trong mạch gương dòng điện (current mirror), để cái diode đó và cái transistor "gương" có cùng cấu trúc (matched) thì tính chất gương dòng điện được phản ánh chính xác hơn so với dùng một cái diode đơn thuần.
                Kéo tạm cái này từ wiki về tham khảo tí:
                [ATTACH=CONFIG]n1684616[/ATTACH]

                2. Cũng lần đầu tiên tôi biết là khi transitor bão hòa, (Vc < Vb) tiếp giáp B-C phân cực thuận.
                Khi B-E phân cực thuận, nếu B-C cũng phân cực thuận, thì có nghĩa là dòng từ B chia thành 2 nhánh là Ie và Ic mà Ib = Ie + Ic. Thế nhưng: Ie = Ic + Ib vẫn dẫn đến mệnh đề B-C phân cực thuận !?
                Tôi rất thắc mắc: Khi B-E và B-C cùng phân cực "thuận", dòng chảy như thế nào nhỉ ?
                2. Chắc sẽ là dòng Ib (nếu Vb cấp dòng đủ lớn, nếu ko thì tùy tải) từ Vb chạy lên C về nguồn Vc, và chạy xuống E về tải và GND. Ie=Ic + Ib vẫn đúng chỉ là chiều thay đổi. Nói cách khác, Vb cấp dòng chính lên tải E mà áp ở E thì lại bị giới hạn vì dòng bị chia để chạy về C, có nghĩa Transistor chả phải thực hiện cái nhiệm vụ mà nó sinh ra để làm đó là khuếch đại dòng, trong trường hợp này vứt cha nó cái Trans còn khỏe hơn @@. Nguồn Vc nhận dòng kiểu này chắc cũng đi sớm. Chắc là vậy.

                Comment


                • Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
                  Vbc=0.81<Vbe=0.85(áp phân cưc thuận lúc này) =>mối BC vẫn chưa đủ áp phân cực thuận(vẫn có dòng Ic). Bác giảm vC xuống nhỏ hơn vE là có dòng ngược
                  Giảm được Vc xuống đến mức nhỏ hơn Ve. ???? Trời đất quỷ thần ơi iiiiiiiiiiii ! Chắc là PNP rồi.
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết

                    Giảm được Vc xuống đến mức nhỏ hơn Ve. ???? Trời đất quỷ thần ơi iiiiiiiiiiii ! Chắc là PNP rồi.
                    Ý cháu là giảm điện nguồn cấp vào chân C

                    Comment


                    • Mạch của quanghao sẽ không thuyết phục được các bác nắm vững vàng lí thuyết ấy đâu, vì ampe kế có nội trở, dù rất nhỏ! Hãy bảo các bác ấy ráp mạch như hình dưới đây, (hoặc mạch có áp cấp Vb gấp đôi Vc của mình trước đó), hai ampe kế như nhau hoặc hoán đổi cho nhau để có kết quả chính xác.

                      Tóm lại, các bác được đào tạo lí thuyết bài bản thì có cái nhìn khác, còn chúng em lại khác, chỉ mày mò dựa vào kết quả thực hành nên nó khác và có thể bị xem là...dở hơi nữa. Nhưng đến đây thì em cũng thành thật xin lỗi và không ngại ngần mà bác bỏ cái lí thuyết của hai bác kì cựu trên. Em chỉ kính mong các bác bớt giận và hãy bỏ chút ít thời gian lí luận mà ráp và đo thử ít nhất một mạch thực tế như của em xem kết quả thế nào, để giải thích cặn kẽ giúp những kẻ không nắm vững lí thuyết như chúng em cho hiểu rõ vấn đề. ( em sẽ test với các con BJT khác cho khách quan hơn vì có thể con S9013 của em nó bị...khùng cũng nên!).
                      Attached Files

                      Comment


                      • Tóm lại, với riêng bản thân em thì transistor nó là linh kiện khuếch đại dòng, nghĩ là cứ có dòng Ib là phải có dòng Ic bất chấp thế phân cực cho B cao thấp thế nào miễn giá trị Ib hợp lí ( trừ trường hợp Ib quá lớn hơn ngưỡng để có Ic max với hfemin), chính vì vậy mà cho dù B có nối chung và cùng áp với C thì vẫn có dòng Ic bởi Ib là nguyên nhân: dòng/ thế phân cực thuận BE làm điện tử đi từ E sang B, tức là "vùng ngèo" lúc này có nhiều các điện tử tự do hơn trước, ở đây thế dương tại cực C sẽ thừa cơ hút các điện tử này, nói cách khác là nó "cướp" dòng điện tử đang đi từ E sang B để hình thành dòng Ic. Chính vì vậy mà ở mạch em thí nghiệm, khi cực C hở thì toàn bộ điện từ đi từ E sang B tạo dòng Ib rất lớn, như khi có áp tại C, cho dù áp này bằng áp tại B thì chính cực C này do có áp mà đã cướp đi phần lớn dòng của Ib để trờ thành Ic, Kết quả là Ib bị giảm đột biến và xuất hiện Ic xấp xỉ Ib ban đầu.

                        Trên đây là lí giải củe em cho trường hợp mạch em test, còn các bác sẽ giải thích thế nào với trường hợp đó?

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
                          1. Cháu học thấp nên những tài liệu(lại là tiếng anh) như thế đọc ko hiểu, chỉ biết sơ sơ rồi mày mò thực tế. Bác học cao lại là mod uy tín hơn bác có thể làm thí nghiệm này rồi chụp ảnh đăng lên đc ko ạ.(cháu đăg sợ có ng bảo photoshop này nọ) [ATTACH=CONFIG]n1684622[/ATTACH]
                          Như hình có gọi là B nối với C ko ạ.
                          Ampe kế ko lên tức là ko có dòng Ic đúng ko ạ, mà lên gần bằng I đèn thì có gọi là có dòng Ic ko( nếu ko phải dòng Ic thì nên gọi nó là dòng gì?)
                          Lúc đầu đèn sẽ sáng do dòng Ib, do có Ib nên sẽ có Ic nhưng ko thể bão hòa vì khi đó Vb - Ve < 0,7V thì sẽ mất Ib, dẫn đến mất Ic.
                          Vậy Ic sẽ tăng đến lúc nào mà Vb - Ve = 0,7V, lúc đó đèn sáng chủ yếu do Ic, còn Ib rất nhỏ (Ib = Ic/hFE).
                          Ampe kế chắc chắn là có lên kim rồi hehe.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                            Cám ơn Bác, Bác làm ơn cho tôi tách trà nóng, tôi cười đau bụng quá.
                            Bác nín cười đi , cười hở hết răng đó Bác ạ , có một anh chàng đi chơi dạo ngoài bãi biển , tình cờ bắt được một sinh vật lạ , mà chàng ta chưa thấy trên ruộng bao giờ , thấy hay và lạ quá , chàng ta bắt lên xem , thấy có 3 chân , kỳ lạ quá , nghịch ngợm một hồi bị nó chích đau quá , chàng ta gật gù , à .. 3 chân mà biết chích đau ta , tao đặt cho mày cái tên là CON BÃO HÒA , thế là chàng ta vui vẻ vì phát hiện của mình , từ đó chàng ta cứ gọi nó là " CON BÃO HÒA" mặc kệ trước kia ai đã gọi nó là gì thì cũng mặc , Hy vọng là Bác sẽ cười thêm một trận nữa , và em mời Bác 2 tách trà , một nóng và một nguội nhá .

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                              Mạch của quanghao sẽ không thuyết phục được các bác nắm vững vàng lí thuyết ấy đâu, vì ampe kế có nội trở, dù rất nhỏ! Hãy bảo các bác ấy ráp mạch như hình dưới đây, (hoặc mạch có áp cấp Vb gấp đôi Vc của mình trước đó), hai ampe kế như nhau hoặc hoán đổi cho nhau để có kết quả chính xác.

                              Tóm lại, các bác được đào tạo lí thuyết bài bản thì có cái nhìn khác, còn chúng em lại khác, chỉ mày mò dựa vào kết quả thực hành nên nó khác và có thể bị xem là...dở hơi nữa. Nhưng đến đây thì em cũng thành thật xin lỗi và không ngại ngần mà bác bỏ cái lí thuyết của hai bác kì cựu trên. Em chỉ kính mong các bác bớt giận và hãy bỏ chút ít thời gian lí luận mà ráp và đo thử ít nhất một mạch thực tế như của em xem kết quả thế nào, để giải thích cặn kẽ giúp những kẻ không nắm vững lí thuyết như chúng em cho hiểu rõ vấn đề. ( em sẽ test với các con BJT khác cho khách quan hơn vì có thể con S9013 của em nó bị...khùng cũng nên!).
                              Đã có được cái dòng màu đỏ rồi thì "no table" (miễn bàn) tiếp. Hai cái ampe kế (ở thang đo 100mA) trở thành 2 cái điện trở Rb và Rc rồi còn gì ? Lúc đó bạn có đo Ucb xem Ucb có bằng 0,000000 V hay vẫn có sự chênh lệch ?

                              Khi điện áp C - B = 0V rồi, thì hiển nhiên điện trường giữa C và B cũng là 0V/m.
                              Tôi băn khoăn rằng điện trường nào "cướp" hạt tải từ E qua B mà hạt tải có thể vượt qua được hàng rào phân cực ngược - "depletion region" - (giữa C và B), tạo thành dòng drift để lên C ?
                              Lý thuyết mà tôi dẫn chứng không phải là lý thuyết của CHÚNG TÔI nghĩ ra, là lý thuyết cũ của người ta cả thôi; không như những "lý thuyết mới" mà các bạn đề xuất.
                              Hãy làm sao để B luôn nối trực tiếp với C (ngay tại chân của transistor càng tốt) rồi hẵng thử nghiệm, đo đạc và phát biểu cũng chưa muộn.
                              Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                              Bác nín cười đi , cười hở hết răng đó Bác ạ , có một anh chàng đi chơi dạo ngoài bãi biển , tình cờ bắt được một sinh vật lạ , mà chàng ta chưa thấy trên ruộng bao giờ , thấy hay và lạ quá , chàng ta bắt lên xem , thấy có 3 chân , kỳ lạ quá , nghịch ngợm một hồi bị nó chích đau quá , chàng ta gật gù , à .. 3 chân mà biết chích đau ta , tao đặt cho mày cái tên là CON BÃO HÒA , thế là chàng ta vui vẻ vì phát hiện của mình , từ đó chàng ta cứ gọi nó là " CON BÃO HÒA" mặc kệ trước kia ai đã gọi nó là gì thì cũng mặc , Hy vọng là Bác sẽ cười thêm một trận nữa , và em mời Bác 2 tách trà , một nóng và một nguội nhá .
                              Dù em ít uống trà, nhưng trà ngon hay dở em đều biết. Rượu cũng vậy. Em không hay làm thơ, nhưng thơ hay, thở dở em cũng có thể bình loạn được; không học nhạc nhưng cũng nhận biết bài hát nào hay bài hát nào dở...

                              Trong trường hợp này, dù em chưa đỗ tú tài, nhưng transistor hoạt động thế nào thì em cũng đã được thầy em dạy qua. Biết là mình học chưa hết, chưa được giỏi nên cố gắng học thêm, vì "học nó ấm vào thân"
                              Tuy nhiên, biển học mênh mông... lại có thêm "quay đầu là bờ"... nhưng em thấy mình đang bơi giữa biển học mà hình như đang trôi dần sang phía Phi Luật Tân, các bác ợ.
                              Các bác có rảnh ném cho em ly trà nóng, em cóng đến nơi rồi...
                              Last edited by HTTTTH; 29-04-2017, 10:50.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                                Dù em ít uống trà, nhưng trà ngon hay dở em đều biết. Rượu cũng vậy. Em không hay làm thơ, nhưng thơ hay, thở dở em cũng có thể bình loạn được; không học nhạc nhưng cũng nhận biết bài hát nào hay bài hát nào dở...

                                Trong trường hợp này, dù em chưa đỗ tú tài, nhưng transistor hoạt động thế nào thì em cũng đã được thầy em dạy qua. Biết là mình học chưa hết, chưa được giỏi nên cố gắng học thêm, vì "học nó ấm vào thân"
                                Tuy nhiên, biển học mênh mông... lại có thêm "quay đầu là bờ"... nhưng em thấy mình đang bơi giữa biển học mà hình như đang trôi dần sang phía Phi Luật Tân, các bác ợ.
                                Các bác có rảnh ném cho em ly trà nóng, em cóng đến nơi rồi...
                                khổ thân Bác quá , thôi Bác dùng tạm nguyên ấm trà này cho ấm ,chứ trôi đến Phi luật tân chứ có ít gì đâu ... có ai nói gì Bác đâu mà Bác lại thế nhỉ !

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Infinity Tìm hiểu thêm về Infinity

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X