Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin giúp chế role kích bằng tín hiệu AV video

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Em chưa làm. Mấy bữa giờ bận quá... mai rãnh em làm rồi báo mấy anh nhé

    Comment


    • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

      Theo hình vẽ đây là mạch giảm áp , không phải mất điện thế vào biến trở như em đã nói.
      Biến trở này thay đổi góc dịch pha của tụ để thay đổi áp ra. Nếu TRIAC hư dạng nối tắt thì điện áp ra sẽ là 220volt. Nếu TRIAC hư dạng đứt mạch thì không có điện thế ra. Trong hình vẽ thiếu tụ và trở dập xung ngược khi tải là động cơ sẽ làm TRIAC tự kích dẫn.
      Nhưng nếu triac bị bức điện thế ra 220 thì toi hả a, z trường hợp nào xảy ra nhiều nhất a?

      Comment


      • Xin lỗi các bác nhé, vì em lại ...đào mộ cái sự tranh luận này, cũng bởi ngày xưa trải qua 60 tiết điện tử căn bản mà không được biết đến vấn đề áp phân cực Vb phải nhỏ hơn Vc !

        Thực tiễn là thước đo chân lí, em sẽ mô phỏng thử mạch đa hài dùng C1815 tần số cỡ 150kHz ( chắc đủ lớn để xảy ra sự cố, sẽ cho chạy 24h nêú chạy được) với áp cấp cho Rc=5V, áp cấp cho Rb=12V. Nếu mạch của em gặp sự cố thì chúng ta phải tuân theo giáo huấn của bác vi van pham vì đó là chân lí mà chúng ta đã bỏ qua, còn nếu mạch của em chạy mượt mà thì chúng ta lại tiếp tục tranh luận để tìm ra sự thật nhé! Em đi thực hiện ngay đây...

        Comment


        • Xin lỗi các bác vì vấn đề linh kiện nên mạch ráp chỉ đạt trên 83kHz, không như dự tính ban đầu là 150kHz, và áp cấp Vc là 7.5V do không có zenner 5V. Mô phỏng nó cũng chạy mà mạch thực cũng chạy, em sẽ để nó 24/24 xem sao.

          Dưới đây là kết quả thí nghiệm, mong các bác ở cả 3 bên-chiến tuyến và trung lập-nhiệt tình vô chém tiếp với tinh thần tích cực để làm sáng tỏ vấn đề ạ, chứ tới giờ theo em thì BJT vẫn chỉ ảnh hưởng bởi dòng điện phân cực chứ không phụ thuộc áp phân cực ạ!
          ( có thể là chủ quan duy ý chí, nhưng tần số trên 80kHz cũng xem như là cao rồi, và các mạch ráp thực tế của em chưa phủ định quan niệm đó)
          Attached Files

          Comment


          • ...và kết quả trên máy hiện sóng:
            Attached Files

            Comment


            • Thưa các bác,
              Với trình độ của một người chưa đỗ tú tài, vẫn còn đang đi học, tôi xin mạn phép có ý kiến về việc phân cực cho chân B transisror NPN-Si như thế này ạ:
              - Trong sơ đồ BAN ĐẦU để giải thích hoạt động của transistor, người ta cấp cho C-E một nguồn Vc gọi là nguồn chính, cấp cho diode B-E một nguồn Vb gọi là nguồn điện áp phân cực. Khi chưa có Vb, không có dòng chảy qua C-E. Khi có Vb, có dòng chảy qua C-E... Và từ đó người ta giải thích hoạt động của transistor, rằng là dòng Ib chảy qua B-E "sinh ra" dòng Ic chảy qua C-E, blah blah... Tính toán một hồi thì Ic = (beta)Ib, với "beta" được gọi là hệ số khuếch đại dòng điện của transistor.

              - Chẳng lẽ mỗi khi lắp transistor trong mạch thì mỗi transistor lại cần có 1 nguồn Ib ? Vì vậy người ta "sáng tạo" ra cách phân cực bằng điện trở nối từ Vc xuống. Giá trị của điện trở này (mà ta hay gọi là "điện trở phân cực") được tính trên cơ sở tính DÒNG Ib cho chân B của transistor. Nhờ vậy khỏi cần nguồn Vb nữa.
              Mà cũng phải thôi. Cứ mỗi transistor cần 1 nguồn Vb thì có mà... . Thử xét 1 IC có hàng ngàn transistor mà xem ?

              - Bây giờ giả sử transistor cần phân cực bằng điện áp Vbe = 0,65V. Ta dùng Vb = 0,65V để phân cực thì thực ra, về nguyên lý thì nó cấp dòng Ib cho cực B.
              Nếu (giả sử) chúng ta có 1 nguồn pin 0,65V để phân cực cho chân B thì tín hiệu vào B chạy đi đâu? Nó sẽ chạy qua trở nội cực bé của pin, và transistor chẳng làm được gì nữa ngoài việc đã phân cực !
              Như vậy là nhờ điện trở phân cực mà transistor đã may mắn có được tổng trở kháng lối vào đủ lớn để tín hiệu còn có chỗ "nhảy nhót" trên trở kháng đó, từ đó thay đổi dòng (tín hiệu) ib dẫn đến thay đổi dòng ic để mà chứng tỏ năng lực khuếch đại của nó chứ ?

              Vì vậy, thiển ý của tôi là điện áp phân cực Vb cho transistor phải nhỏ hơn nguồn Vc cấp cho chân C là đúng.
              Các bác phân cực từ nguồn lớn hơn Vc, ... nhưng cuối cùng điện áp 1 chiều tại chân B (bây giờ là "Vb") vẫn nhỏ hơn nguồn cấp cho transistor (là Vc) chứ có bao giờ lớn hơn đâu nào ?

              Vì vậy, các bác tranh luận hoài mà không ngã ngũ, làm những người trình độ thấp như tôi cũng chóng mặt theo.

              Trình thấp, sách mỏng,... mong các bác đừng ném đá ạ. Xin trân trọng cám ơn.
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                Thưa các bác,
                Với trình độ của một người chưa đỗ tú tài, vẫn còn đang đi học, tôi xin mạn phép có ý kiến về việc phân cực cho chân B transisror NPN-Si như thế này ạ:
                - Trong sơ đồ BAN ĐẦU để giải thích hoạt động của transistor, người ta cấp cho C-E một nguồn Vc gọi là nguồn chính, cấp cho diode B-E một nguồn Vb gọi là nguồn điện áp phân cực. Khi chưa có Vb, không có dòng chảy qua C-E. Khi có Vb, có dòng chảy qua C-E... Và từ đó người ta giải thích hoạt động của transistor, rằng là dòng Ib chảy qua B-E "sinh ra" dòng Ic chảy qua C-E, blah blah... Tính toán một hồi thì Ic = (beta)Ib, với "beta" được gọi là hệ số khuếch đại dòng điện của transistor.

                - Chẳng lẽ mỗi khi lắp transistor trong mạch thì mỗi transistor lại cần có 1 nguồn Ib ? Vì vậy người ta "sáng tạo" ra cách phân cực bằng điện trở nối từ Vc xuống. Giá trị của điện trở này (mà ta hay gọi là "điện trở phân cực") được tính trên cơ sở tính DÒNG Ib cho chân B của transistor. Nhờ vậy khỏi cần nguồn Vb nữa.
                Mà cũng phải thôi. Cứ mỗi transistor cần 1 nguồn Vb thì có mà... . Thử xét 1 IC có hàng ngàn transistor mà xem ?

                - Bây giờ giả sử transistor cần phân cực bằng điện áp Vbe = 0,65V. Ta dùng Vb = 0,65V để phân cực thì thực ra, về nguyên lý thì nó cấp dòng Ib cho cực B.
                Nếu (giả sử) chúng ta có 1 nguồn pin 0,65V để phân cực cho chân B thì tín hiệu vào B chạy đi đâu? Nó sẽ chạy qua trở nội cực bé của pin, và transistor chẳng làm được gì nữa ngoài việc đã phân cực !
                Như vậy là nhờ điện trở phân cực mà transistor đã may mắn có được tổng trở kháng lối vào đủ lớn để tín hiệu còn có chỗ "nhảy nhót" trên trở kháng đó, từ đó thay đổi dòng (tín hiệu) ib dẫn đến thay đổi dòng ic để mà chứng tỏ năng lực khuếch đại của nó chứ ?

                Vì vậy, thiển ý của tôi là điện áp phân cực Vb cho transistor phải nhỏ hơn nguồn Vc cấp cho chân C là đúng.
                Các bác phân cực từ nguồn lớn hơn Vc, ... nhưng cuối cùng điện áp 1 chiều tại chân B (bây giờ là "Vb") vẫn nhỏ hơn nguồn cấp cho transistor (là Vc) chứ có bao giờ lớn hơn đâu nào ?

                Vì vậy, các bác tranh luận hoài mà không ngã ngũ, làm những người trình độ thấp như tôi cũng chóng mặt theo.

                Trình thấp, sách mỏng,... mong các bác đừng ném đá ạ. Xin trân trọng cám ơn.
                1- HTTTTH không xem từ đầu nên không hiểu, các thánh ráp tải chân E, nguồn phân cực tại BE nên khi trans bảo hòa, điện thế phân cực sẽ + thêm điện thế VC .

                2-Thằng kỹ sư SING đào tạo tụi tôi nói rằng nếu điện áp phân cực là 1volt thì bắt đầu tụ BC sẽ nạp 11V (nếu nguồn 12volt). Đây là nguồn điện trường để "ÉP" điện tử di chuyển lên cực C, tạo ra dòng khuyếch đại, sau đó bảo hòa để có điện thế chân B>chân C

                - Nếu ban đầu lấy Vphân cực = VC tụ BC không đựoc nạp điện để tạo điện trường.

                - Nếu ban đầu lấy Vphân cực >VC. Tụ BC nạp ngược giống như trường hợp trans bảo hòa, Điện tử tích tụ tại cực B và bị "ép` qua cực C" không cần điện trường tụ BC , sau 1 thời gian họat động trans sẽ hư tụ BC, (lâu hay mau ai muốn biết hỏi nhà sxuất trans) , điện thế này gọi là rào cản electron.
                Thằng kỹ sư SING cho giá trị tụ BC đo sai tháo bỏ, ráp cái mới.

                Có thể xem trường hợp này tương tư trans bảo hòa.:
                - Phụ nữ trưởng thành, lấy chồng rồi có thai, chắc chắn sinh con.
                Các thánh nhà ta bỏ qua lấy chồng kết luận : Phụ nữ trưởng thành chắc chắn sinh con.

                Comment


                • Tranh luận miết chủ đề giờ thành phân cực Vb > Vc là sao?

                  Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                  1- HTTTTH không xem từ đầu nên không hiểu, các thánh ráp tải chân E, nguồn phân cực tại BE nên khi trans bảo hòa, điện thế phân cực sẽ + thêm điện thế VC .

                  2-Thằng kỹ sư SING đào tạo tụi tôi nói rằng nếu điện áp phân cực là 1volt thì bắt đầu tụ BC sẽ nạp 11V (nếu nguồn 12volt). Đây là nguồn điện trường để "ÉP" điện tử di chuyển lên cực C, tạo ra dòng khuyếch đại, sau đó bảo hòa để có điện thế chân B>chân C

                  - Nếu ban đầu lấy Vphân cực = VC tụ BC không đựoc nạp điện để tạo điện trường.

                  - Nếu ban đầu lấy Vphân cực >VC. Tụ BC nạp ngược giống như trường hợp trans bảo hòa, Điện tử tích tụ tại cực B và bị "ép` qua cực C" không cần điện trường tụ BC , sau 1 thời gian họat động trans sẽ hư tụ BC, (lâu hay mau ai muốn biết hỏi nhà sxuất trans) , điện thế này gọi là rào cản electron.
                  Thằng kỹ sư SING cho giá trị tụ BC đo sai tháo bỏ, ráp cái mới.

                  Có thể xem trường hợp này tương tư trans bảo hòa.:
                  - Phụ nữ trưởng thành, lấy chồng rồi có thai, chắc chắn sinh con.
                  Các thánh nhà ta bỏ qua lấy chồng kết luận : Phụ nữ trưởng thành chắc chắn sinh con.
                  Mình thấy ráp tải chân E thì cũng đâu có gì sai? Nguồn 1V kích lên bằng Vcc là chạy đc mà? Hơi nghiệp dư tí thôi.
                  Còn vụ Vb > Vc là sao vậy? Vb > Vc chừng nào Vb >> Vcc thôi chứ nhưng ai lại làm Vb > Vc bao h?

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                    1- HTTTTH không xem từ đầu nên không hiểu, các thánh ráp tải chân E, nguồn phân cực tại BE nên khi trans bảo hòa, điện thế phân cực sẽ + thêm điện thế VC .

                    2-Thằng kỹ sư SING đào tạo tụi tôi nói rằng nếu điện áp phân cực là 1volt thì bắt đầu tụ BC sẽ nạp 11V (nếu nguồn 12volt). Đây là nguồn điện trường để "ÉP" điện tử di chuyển lên cực C, tạo ra dòng khuyếch đại, sau đó bảo hòa để có điện thế chân B>chân C

                    - Nếu ban đầu lấy Vphân cực = VC tụ BC không đựoc nạp điện để tạo điện trường.

                    - Nếu ban đầu lấy Vphân cực >VC. Tụ BC nạp ngược giống như trường hợp trans bảo hòa, Điện tử tích tụ tại cực B và bị "ép` qua cực C" không cần điện trường tụ BC , sau 1 thời gian họat động trans sẽ hư tụ BC, (lâu hay mau ai muốn biết hỏi nhà sxuất trans) , điện thế này gọi là rào cản electron.
                    Thằng kỹ sư SING cho giá trị tụ BC đo sai tháo bỏ, ráp cái mới.

                    Có thể xem trường hợp này tương tư trans bảo hòa.:
                    - Phụ nữ trưởng thành, lấy chồng rồi có thai, chắc chắn sinh con.
                    Các thánh nhà ta bỏ qua lấy chồng kết luận : Phụ nữ trưởng thành chắc chắn sinh con.
                    Ái chà! Thảo nào cái chấn lưu điện tử nhà cháu cứ dăm bảy năm lại lăn ra chết. Hay bác tư vấn chế lại dùng cặp thuận nghịch cho nó chạy vài chục năm mới hỏng chứ cứ sau 1 thời gian họat động lại lăn ra chết phải leo lên sửa ngại quá

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
                      Ái chà! Thảo nào cái chấn lưu điện tử nhà cháu cứ dăm bảy năm lại lăn ra chết. Hay bác tư vấn chế lại dùng cặp thuận nghịch cho nó chạy vài chục năm mới hỏng chứ cứ sau 1 thời gian họat động lại lăn ra chết phải leo lên sửa ngại quá
                      Qua bài viết, bác thấy cháu có kiến thức về trans tệ quá, với cháu con trans nào cũng giống nhau, dù là trans công suất, âm tần, cao tần hay trans mosfet.
                      Muốn thấy kềt quả các tụ trong trans cho nhanh, cháu cứ lấy trans mosfet cấp điện thế vào chân D,S của nó, chân G chẳng cần đụng đến xem nó thế nào? có hư không?

                      Lần cuối cùng bác khuyên cháu nên bỏ nghề về quê dẫn trâu cày ruộng, vì điện tử không phải dành cho người có chỉ số IQ thấp, suy nghĩ đơn giản về con trans như cháu sẽ có lúc ân hận , bán vợ, đợ con để mà đền bù cho lỗi ngu dốt đấy cháu a.!

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                        Qua bài viết, bác thấy cháu có kiến thức về trans tệ quá, với cháu con trans nào cũng giống nhau, dù là trans công suất, âm tần, cao tần hay trans mosfet.
                        Muốn thấy kềt quả các tụ trong trans cho nhanh, cháu cứ lấy trans mosfet cấp điện thế vào chân D,S của nó, chân G chẳng cần đụng đến xem nó thế nào? có hư không?

                        Lần cuối cùng bác khuyên cháu nên bỏ nghề về quê dẫn trâu cày ruộng, vì điện tử không phải dành cho người có chỉ số IQ thấp, suy nghĩ đơn giản về con trans như cháu sẽ có lúc ân hận , bán vợ, đợ con để mà đền bù cho lỗi ngu dốt đấy cháu a.!
                        1. Tệ cũng đún bởi chỉ đc học có một buổi về diot và trans hồi học vlý c3 thôi bác
                        2. Cháu ko biết con mốt phét là con gì nên chắc ko thử đc rồi.
                        3.Điện chỉ nghịch cho vui giống như ng ta thích hút thuốc uống rượu. Có phá thì phá đồ của nhà, công việc chỉ là thằng bốc vác thuê chẳng liên quan điện tử nên chắc ko đến nỗi phải bán vợ đợ con vì nó đâu.
                        4.Trình độ cháu chỉ đến đấy thôi nên bác đừng chuyển sang mốt phét nữa kẻo cháu tiêu hóa ko kịp lại tẩu hỏa nhập ma mất. Chỉ mong bác hướng dẫn chỉnh lại cái chấn lưu cho nó ko phải chạy tải chân E chứ cứ vài năm nó lại lăn ra chết lại nhọc công sửa(nhà nghèo bỏ 20 k mua cái mới cũng tiếc nên mới khổ vậy)

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết

                          Vì vậy, thiển ý của tôi là điện áp phân cực Vb cho transistor phải nhỏ hơn nguồn Vc cấp cho chân C là đúng.
                          Các bác phân cực từ nguồn lớn hơn Vc, ... nhưng cuối cùng điện áp 1 chiều tại chân B (bây giờ là "Vb") vẫn nhỏ hơn nguồn cấp cho transistor (là Vc) chứ có bao giờ lớn hơn đâu nào ?

                          Vì vậy, các bác tranh luận hoài mà không ngã ngũ, làm những người trình độ thấp như tôi cũng chóng mặt theo.
                          Eo ơi, bác HTTTTH này, tưởng phân giải làm sao, cuối cùng bác kết luận là A đúng và B cũng luôn đúng, thế thì chúng ta lại...tranh cãi tiếp vậy!!!

                          Em chỉ mong được chứng kiến một mạch thực chứng minh nếu nguồn phân cực Vb > Vc thì trans sẽ hỏng hay không hoạt động, hoặc hoạt động không đúng thôi, để có niềm tin tuyệt đối vào điều đó và sau này nếu có ý tưỡng thiết kế mạch đèn exít thì em sẽ luôn dùng cầu chia thế cho VB luôn nhỏ hơn Vc chứ không dùng một con trở cấp dòng trực tiếp từ áp 220V chỉnh lưu đưa vào chân B để tiết kiệm trở nữa.

                          Comment


                          • vụ này lùm xùm hông rõ ràng lắm. tớ thì cứ tạm hiểu ý bạn vi... giống như trường hợp xạc ắc qui tầm 14v là max còn thì dùng áp lớn hơn sạc qua trở nối tiếp cũng được nhưng khi đầy hông rút ra kịp sẽ hại bình.../ vấn đề mệt nhất là chuyện độ bền hay ổn định rùi thì hiệu suất an toàn... rất khó nhận biết và chỉ thực sự là bắt buộc với những thiết bị quan trọng ví như y tế hay quân sự... còn đồ dân dụng thì chạy để vài ngày hông làm sao là được. hy vọng luồng có 1 cái kết có hậu...

                            Comment


                            • Gởi tòan bộ các thánh sử dụng trans có điện thế phân cực > điện thế Vc.

                              Có người đã hỏi tôi quy định nào không được dùng điện thế phân cực > điện thế vC? tôi đã trả lời, chỉ rõ tài liệu và tài liệu cũng đã giải thích.

                              Bây giờ tôi cũng muốn hỏi tài liệu nào cho phép sử dụng điện thế phân cực > điện thế Vc để tôi mở rông tầm mắt.

                              Comment


                              • Chẳng hiểu các bác định nghĩa "điện thế phân cực" và Vc là cái quái gì... khi mà tôi cứ hiểu rằng:
                                - "Điện thế phân cực" là điện thế đặt vào cực B của transistor,
                                - "Điện áp phân cực" là điện áp sụt trên tiếp giáp B-E của transistor,

                                Xin hỏi các bác gọi Vc là điện thế cấp nguồn cho chân C, hay Vc là điện thế của chân C của transistor ?

                                Tóm lại là tôi "tẩu hỏa nhập ma" rồi... Đành lót dép ngồi nghe vậy.
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Infinity Tìm hiểu thêm về Infinity

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X