Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin giúp chế role kích bằng tín hiệu AV video

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    1- HTTTTH không xem từ đầu nên không hiểu, các thánh ráp tải chân E, nguồn phân cực tại BE nên khi trans bảo hòa, điện thế phân cực sẽ + thêm điện thế VC .
    Có nghĩa là trường hợp khi ráp tải vào chân E; V+ cấp cho chân C; V- cấp cho tải (relay) mắc tại E ?.
    Theo em thì thế này, bác ạ:
    - Để relay đóng thì transistor phải ở chế độ bão hòa.
    Mà khi transistor bão hòa thì Vc chỉ lớn hơn Ve khoảng 0,2V, trong khi Vb phải lớn hơn Ve >0,7V.
    - Vấn đề đặt ra là:
    + Làm sao để transistor mở bão hòa ? Thì làm sao cho thế Vb tại chân B lớn hơn thế Ve tại chân E một giá trị Ube > 0,7V.
    + Làm thế nào để có được điện thế Vb đó ? Hoặc là thêm nguồn cấp Vb > V+, hoặc hạ nguồn V+ để cấp Vc cho chân C qua 1 điện trở !
    Click image for larger version

Name:	IMAG0105.jpg
Views:	948
Size:	49.8 KB
ID:	1684400

    - Nếu dùng chính V+ để phân cực cho chân B thì chỉ có dòng chảy qua B-E ..., transistor trở thành 1 cái diode.
    Giống như trong sơ đồ các mạch khuếch đại thuật toán vẫn dùng diode kiểu này để bù nhiệt, ổn dòng...

    - Theo tôi, tốt nhất là cứ đem tải (relay) mắc vào chân C cho nhanh, sơ đồ rõ, ai cũng dễ nhìn mà lại khỏi cãi nhau .
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

      Theo hình vẽ đây là mạch giảm áp , không phải mất điện thế vào biến trở như em đã nói.
      Biến trở này thay đổi góc dịch pha của tụ để thay đổi áp ra. Nếu TRIAC hư dạng nối tắt thì điện áp ra sẽ là 220volt. Nếu TRIAC hư dạng đứt mạch thì không có điện thế ra. Trong hình vẽ thiếu tụ và trở dập xung ngược khi tải là động cơ sẽ làm TRIAC tự kích dẫn.
      Cho e xin ý kiến mạch này ạ nhiều người nói nó không ổn so với mua cái biến áp từ 220VAC ra 110VAC vậy thì đối với cái mạch thì động cơ nó ổn k ạ?

      Comment


      • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
        Gởi tòan bộ các thánh sử dụng trans có điện thế phân cực > điện thế Vc.

        Có người đã hỏi tôi quy định nào không được dùng điện thế phân cực > điện thế vC? tôi đã trả lời, chỉ rõ tài liệu và tài liệu cũng đã giải thích.

        Bây giờ tôi cũng muốn hỏi tài liệu nào cho phép sử dụng điện thế phân cực > điện thế Vc để tôi mở rông tầm mắt.
        Cháu ko biết có cái tài liệu nào ko nhưng có câu:"thực tiễn là thước đo chân lý ". Ví như cái mạch chấn lưu điện tử rẻ tiền này:
        Click image for larger version

Name:	IMG_20170425_194902.jpg
Views:	876
Size:	91.4 KB
ID:	1684412
        Con trans trên có phải mắc tải chân E ko.
        Lúc mạch hoạt động vB có lớn hơn vC ko

        Comment


        • ....................................

          Comment


          • tôi có một vài ý như thế này , có thể sẽ bị các bác phê phán hoặc góp ý , điều này rất bình thường , đối với BJT thì nó chỉ dẫn bão hòa khi chân E nối nguồn âm (NPN) chân C lên tải và chân B được phân cực thuận 0,7V [ và dòng Ic tùy thuộc vào dòng Ib* hFe] , và như vậy được gọi là dẫn bão hòa , áp chân C bằng áp chân E hoặc -0,3v tùy theo chủng loại transistor , còn khi chân E của transistor mắc vào tải , chân C vào nguồn dương , và chân B có điện áp phân cực thì nó sẽ dẫn khuếch đại , không thể dẫn bão hòa được , dù có cho dòng vào chân B lên bao nhiêu nó cũng không dẫn bão hòa được , nếu dòng vào chân B cao quá thì sẽ làm chết transistor . BJT được gọi là bão hòa khi Vc=Ve [ không thể gọi Ve =Vc được trong trường hợp này, vì Ve là mốc], còn khi Vc không bằng Ve thì không thể gọi là bão hòa . tôi phát biểu như vậy thì sẽ có nhiều bác thấy rất lạ đó . tôi chờ xem ý kiến các bác .

            Comment


            • Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
              Cháu ko biết có cái tài liệu nào ko nhưng có câu:"thực tiễn là thước đo chân lý ". Ví như cái mạch chấn lưu điện tử rẻ tiền này:
              [ATTACH=CONFIG]n1684412[/ATTACH]
              Con trans trên có phải mắc tải chân E ko.
              Lúc mạch hoạt động vB có lớn hơn vC ko
              Hèn gì, cháu nói cháu học điện tử ở cấp 3.
              Cháu không biết trans lúc bảo hòa có vB > vC là chuyện đương nhiên hay sao? Muốn nói điện thế phân cực > VC phải đo ngay cái biến thế kìa,

              Tôi không muốn tranh luận với cháu nữa

              Comment


              • Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                tôi có một vài ý như thế này , có thể sẽ bị các bác phê phán hoặc góp ý , điều này rất bình thường , đối với BJT thì nó chỉ dẫn bão hòa khi chân E nối nguồn âm (NPN) chân C lên tải và chân B được phân cực thuận 0,7V [ và dòng Ic tùy thuộc vào dòng Ib* hFe] , và như vậy được gọi là dẫn bão hòa , áp chân C bằng áp chân E hoặc -0,3v tùy theo chủng loại transistor , còn khi chân E của transistor mắc vào tải , chân C vào nguồn dương , và chân B có điện áp phân cực thì nó sẽ dẫn khuếch đại , không thể dẫn bão hòa được , dù có cho dòng vào chân B lên bao nhiêu nó cũng không dẫn bão hòa được , nếu dòng vào chân B cao quá thì sẽ làm chết transistor . BJT được gọi là bão hòa khi Vc=Ve [ không thể gọi Ve =Vc được trong trường hợp này, vì Ve là mốc], còn khi Vc không bằng Ve thì không thể gọi là bão hòa . tôi phát biểu như vậy thì sẽ có nhiều bác thấy rất lạ đó . tôi chờ xem ý kiến các bác .
                Bác ráp thử mạch này nhé(chắc ko quá 2 phút đâu ạ) +nguồn 12v nối C (sc5200), đèn 12V 25w một đầu nối E một đầu - nguồn 12v. VOM để thang X1 dùng cấp nguồn cho BE. Bác đo sẽ biết trans có bão hòa ko. Hoặc đơn giản thấy đèn sáng trắng trans mát là đủ biết rồi.

                Comment


                • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết

                  Hèn gì, cháu nói cháu học điện tử ở cấp 3.
                  Cháu không biết trans lúc bảo hòa có vB > vC là chuyện đương nhiên hay sao? Muốn nói điện thế phân cực > VC phải đo ngay cái biến thế kìa,

                  Tôi không muốn tranh luận với cháu nữa
                  À ra thế! mạch này đủ tiêu chuẩn chưa bác Click image for larger version

Name:	image_90098.jpg
Views:	870
Size:	23.3 KB
ID:	1684420
                  Bác ráp thử xem cái sau một thời gian của bác là bao lâu
                  Thực ra cũng chẳng muốn tranh luận với bác đâu bởi bác quá vòng vo, trước sau bất nhất. Nào là ráp thế ko chạy, thằng ngu mới ráp tải chân E cãi chán chắc ráp thử thấy chạy lại xoay sang chạy nhưng ko ra gì, ko theo sách vở nào cả sau một thời gian sẽ thế lọ thế chai

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
                    Bác ráp thử mạch này nhé(chắc ko quá 2 phút đâu ạ) +nguồn 12v nối C (sc5200), đèn 12V 25w một đầu nối E một đầu - nguồn 12v. VOM để thang X1 dùng cấp nguồn cho BE. Bác đo sẽ biết trans có bão hòa ko. Hoặc đơn giản thấy đèn sáng trắng trans mát là đủ biết rồi.
                    bạn nói gần đúng qua thử nghiệm trên , nhưng đó chưa phải là bão hòa thật sự , vì mạch điện đã được "nâng thềm-3v", nếu bạn đảo que đo sẽ thấy sự khác biệt ngay , vì thế không gọi là bão hòa được, nhưng trong thực tế không ai dùng cách trên cả , vì lợi suất rất thấp , phần khiển kích có dòng rất lớn nhiều lần so với mạch E nối âm , và C lên tải , khi thử nghiệm thì chuẩn là 1 nguồn độc lập , còn trong mạch bình thường thì chẳng mấy khi người ta thiết kế 2 cấp điện áp như vậy cho mạch điện , 12v + 3v( của đồng hồ),với thí dụ trên ,chân E nối tải , chân C nối dương , dùng một nguồn, âm vào tải ,thì bạn cần trở 6 ohm , nối từ B lên dương để phân cực để cho áp ra trên tải gần bằng mức nguồn ,còn nếu bạn để trở 1 ohm thì áp ra bằng mức nguồn/ bão hòa , vậy thì con transistor trong mạch trở nên vô nghĩa . nhưng với cách mắc C vào tải , và E vào âm thì con trở phân cực vào khoảng 750 ohm thì transitor đã vào bão hòa rồi (cùng dùng tải là đèn 25w/12v) , bạn so sánh dòng của trở 1 ohm và 750 ohm đưa vào chân B để thấy tác dụng của mạch phân cực chân B , ở các kiểu mạch- BJT.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                      bạn nói gần đúng qua thử nghiệm trên , nhưng đó chưa phải là bão hòa thật sự , vì mạch điện đã được "nâng thềm-3v", nếu bạn đảo que đo sẽ thấy sự khác biệt ngay , vì thế không gọi là bão hòa được, nhưng trong thực tế không ai dùng cách trên cả , vì lợi suất rất thấp , phần khiển kích có dòng rất lớn nhiều lần so với mạch E nối âm , và C lên tải , khi thử nghiệm thì chuẩn là 1 nguồn độc lập , còn trong mạch bình thường thì chẳng mấy khi người ta thiết kế 2 cấp điện áp như vậy cho mạch điện , 12v + 3v( của đồng hồ),với thí dụ trên ,chân E nối tải , chân C nối dương , dùng một nguồn, âm vào tải ,thì bạn cần trở 6 ohm , nối từ B lên dương để phân cực để cho áp ra trên tải gần bằng mức nguồn ,còn nếu bạn để trở 1 ohm thì áp ra bằng mức nguồn/ bão hòa , vậy thì con transistor trong mạch trở nên vô nghĩa . nhưng với cách mắc C vào tải , và E vào âm thì con trở phân cực vào khoảng 750 ohm thì transitor đã vào bão hòa rồi (cùng dùng tải là đèn 25w/12v) , bạn so sánh dòng của trở 1 ohm và 750 ohm đưa vào chân B để thấy tác dụng của mạch phân cực chân B , ở các kiểu mạch- BJT.
                      1. Cháu ko biết bác định nghĩa thế nào là bão hòa nhưng theo cháu đã từng đọc trong sách thì đại ý như này: tăng dần ib thì ic cũng tăng theo nhưng đến một mức nào đó ib có tăng ngưng ic ko tăng thêm nữa thì gọi là dẫn bão hòa. Hay bão hòa là khi ib>ic/hfe
                      2. Chẳng mấy khi tức là có đúng ko ạ, cháu chỉ cần vậy thôi là đủ rồi.
                      3. Nếu C nối nguồn thì chân B có câu trực tiếp nó cũng đâu bão hòa đc bác

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
                        1. Cháu ko biết bác định nghĩa thế nào là bão hòa nhưng theo cháu đã từng đọc trong sách thì đại ý như này: tăng dần ib thì ic cũng tăng theo nhưng đến một mức nào đó ib có tăng ngưng ic ko tăng thêm nữa thì gọi là dẫn bão hòa. Hay bão hòa là khi ib>ic/hfe
                        2. Chẳng mấy khi tức là có đúng ko ạ, cháu chỉ cần vậy thôi là đủ rồi.
                        3. Nếu C nối nguồn thì chân B có câu trực tiếp nó cũng đâu bão hòa đc bác
                        câu 1- bạn hiểu vấn đề một cách phiến diện nên mới nghĩ khác về dẫn bão hòa.---bão hòa là khi Ib>Ic/hFe [ Ve (BJT)= V-]bạn thí nghiệm nhưng chưa hiểu bản chất sự việc .
                        câu 2 - chẳng mấy khi người ta thiết kế.... có nghĩa là có ít người không biết nên mới thiết kế kiểu mạch như vậy ( xin lưu ý là mạch thúc (drive) cho MosFet thì không như mạch này[C-nguồn +/E--tải M.Fet] tuy rằng nhìn hơi giống nhau)
                        câu 3 , bạn phát biểu như vậy thì bạn đã mâu thuẫn với điều bạn trình bày về cái "bão hòa" của mạch điện bạn nói rồi .. he he , bạn nên đọc kỹ các tài liệu rồi thí nghiệm đúng và phân tích chuẩn và hợp lý thì thấy nó cũng đơn giản thôi.
                        thế mới biết đôi khi cụ VVP cũng bực mình là phải rồi .

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi Quocthaibmt Xem bài viết
                          câu 1- bạn hiểu vấn đề một cách phiến diện nên mới nghĩ khác về dẫn bão hòa.---bão hòa là khi Ib>Ic/hFe [ Ve (BJT)= V-]bạn thí nghiệm nhưng chưa hiểu bản chất sự việc .
                          câu 2 - chẳng mấy khi người ta thiết kế.... có nghĩa là có ít người không biết nên mới thiết kế kiểu mạch như vậy ( xin lưu ý là mạch thúc (drive) cho MosFet thì không như mạch này[C-nguồn +/E--tải M.Fet] tuy rằng nhìn hơi giống nhau)
                          câu 3 , bạn phát biểu như vậy thì bạn đã mâu thuẫn với điều bạn trình bày về cái "bão hòa" của mạch điện bạn nói rồi .. he he , bạn nên đọc kỹ các tài liệu rồi thí nghiệm đúng và phân tích chuẩn và hợp lý thì thấy nó cũng đơn giản thôi.
                          thế mới biết đôi khi cụ VVP cũng bực mình là phải rồi .
                          1. Chắc í bác là vCE bằng 0 mới bão hòa.
                          2. Cháu quê nghèo mua chấn lưu hầu như toàn loại ở #258 nhưng hầu như cũng chạy đc dăm bảy năm . Có lẽ thiết kế cũng ko vớ vẩn lắm
                          3. Cháu thấy đâu mâu thuẫn gì đâu. Câu này là nói casch đấu trở từ B lên C theo thí dụ của bác mà ib đâu có lớn hơn ic/ hfe. Nối tắt thì ko rõ lắm nhưng vCE tầm 0.7v thì chắc ko gọi là bão hòa

                          Comment


                          • Chỉ muốn hỏi tài liệu nào chỉ cách dùng điện áp phân cực 15volt...khi nguồn 12volt ?
                            Last edited by vi van pham; 26-04-2017, 09:30.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi Thanhvu93 Xem bài viết
                              Cho e xin ý kiến mạch này ạ nhiều người nói nó không ổn so với mua cái biến áp từ 220VAC ra 110VAC vậy thì đối với cái mạch thì động cơ nó ổn k ạ?
                              Thêm cái cầu chì hoặc aptomat trên đường 220V, thêm mạch R-C song song với động cơ để dập điện áp ngược khi động cơ bị ngắt điện, thêm 1 con diac 200V song song với động cơ luôn.
                              Khi bình thường nguồn cấp cho động cơ là 110V thấp hơn điện áp đánh thủng của diac nên ko sao, động cơ hoạt động bình thường.
                              Giả sử có sự cố con triac bị chập thông luôn thì điện áp giữa 2 đầu diac là 220V > điện áp đánh thủng nên diac sẽ dẫn thông làm dòng điện bị ngắn mạch, cầu chì hoặc aptomat sẽ ngắt nguồn vào.

                              Comment


                              • EM cũng xin có vài ý cá nhân thế này:

                                1. Tranh luận phát sinh là áp dùng phân cực Vb phải nhỏ hơn Vc. Về ý này thì mạch ở #263 được xem như dùng nguồn 27V qua trở cấp Ib cho tran như bác vi van phạm nói hay tương đương mạch có nguồn 3V đấu cực âm vào C rồi qua trở bào B. Hai dạng này em nghĩ sẽ chạy ổn, vẫn dẫn bão hòa với Ib nhỏ như mạch tải cực C. Em sẽ ráp thử rồi báo các các bác sau. Nếu em đúng có nghĩa bác Quocthai nói chưa chính xác rồi!

                                2.Mạch chấn lưu của bạn quanghao đúng là một nhánh có kiểu tải cực E và vẫn dẫn bão hòa với Ib nhỏ như tải cực C đấy thôi, ngoài ra còn có mạch...chích cá ráp tải cực E, hai sò đấu chung cực C vào nguồn cấp, cực E ra biến áp ( em không dám đưa hình đâu, sợ bị xóa nick!)

                                Và em đang test mạch có xung áp cấp cho Vb biên độ 12V, tần số 138kHz còn Vc=5V được hơn 24h rồi, để xem khi nào nó bị lỗi sẽ báo các bác để khẳng định lí thuyết nhé!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Infinity Tìm hiểu thêm về Infinity

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X