Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin giúp chế role kích bằng tín hiệu AV video

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bác quocthai ơi luồng này đã có kết luận cuối cùng, không quan trọng vB > vC hả bác?
    Tài liệu nước ngòai ghi rành rành vB phải nhỏ hơn vC để cái điện trường làm việc của nó là kéo điện tử qua phân cực nghịch BC. (Bác xem #179 trang 11.)
    Bây giờ không cần điện trường nữa, chơi vB > vC luôn, tạo phân cực thuận BC,cho cái điện trừơng gì đó vào thùng rác. Ôi tuổi trẻ VN bây giờ giỏi quá phải không bác, sắp lảnh giải thưởng "nô beo" rồi?

    Nhưng bác làm ơn cho tôi ly trà nóng nhanh lên, tôi hoa mắt, lùng bùng tai rồi .

    Comment


    • Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Bác quocthai ơi luồng này đã có kết luận cuối cùng, không quan trọng vB > vC hả bác?
      Tài liệu nước ngòai ghi rành rành vB phải nhỏ hơn vC để cái điện trường làm việc của nó là kéo điện tử qua phân cực nghịch BC. (Bác xem #179 trang 11.)
      Bây giờ không cần điện trường nữa, chơi vB > vC luôn, tạo phân cực thuận BC,cho cái điện trừơng gì đó vào thùng rác. Ôi tuổi trẻ VN bây giờ giỏi quá phải không bác, sắp lảnh giải thưởng "nô beo" rồi?

      Nhưng bác làm ơn cho tôi ly trà nóng nhanh lên, tôi hoa mắt, lùng bùng tai rồi .
      đôi khi cũng phải nhắm mắt ngậm miệng ngó lơ thôi Bác ạ , họ sáng tạo ra mạch không cần E nữa , chơi luôn + hoặc cao hơn + vào B để qua C luôn, khỏi cần bão hòa nữa , ( vì tiếp giáp BC nó cho đi luôn, đâu cần phân cực như BE đâu) , thì cỡ em với Bác cũng xách dép chạy cho mau thôi , giờ em ngại " chanh nuận" rồi Bác ạ .Khổ quá trà nóng thì Bác HT đã xơi luôn cả ấm lúc nãy rồi , chắc Bác chờ em pha ấm khác thôi .

      Comment


      • Thưa các bác,
        Em lên gặp thánh Phê-rô. Thánh phán là em do bơi trong biển học mà bị lạc, bạn bè ném dây chuối quá yếu, ném phao quá muộn ... nên em chưa được nhập tịch trên đó. Thánh cho em về lại đây ạ.
        Thứ nhất em xin cám ơn bác QT đã giúp em.
        Thứ hai, xin cám ơn bạn Hoàng Tám đã quẳng cho em cái phao, dù là quá muộn.
        Thứ ba, xin cám ơn các anh trong diễn đàn đã nhắc lại cho tôi một bài học, chính là bài học mà mấy anh như nhathung, nguyendinhvan,... đã từng phát biểu nhưng tôi lại cứ hay quên mất...
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • Ay da, đúng là đôi khi không có bão hòa như trường hợp Vb=2Vc, nhưng các mạch thực tế và mô phỏng đã chứng minh không hề có dòng B->C cơ mà, và B nối với C thì vẫn có Ic là chính chứ đâu phải chỉ Ib.

          Thôi, xin các bác cứ chấp nhận...sự thật phũ phàng này đi, trừ khi có 1 mạch thực tế chứng minh ngược lại. Cái tài liệu tiếng Anh đó giải thích chưa rõ ràng gây cho bác hiểu nhầm thì phải!!!

          Comment


          • Hình như cãi nhau ỏm tỏi cũng chỉ vì người thì hiểu Vb là điện áp (điều khiển) đưa qua Rb vào cực B, người thì hiểu Vb là điện áp ngay cực B với "mass".

            Nếu là điện áp khiển đưa qua Rb vào B thì nó lớn bao nhiêu cũng được, miễn là Rb hợp lý. Nếu điện áp khiển ngay chân B với E hay với "mass" thì nó nên, ko thể > Vc, Vcc rồi.

            Nhưng em cũng thấy thắc mắc ở cái sơ đồ con trans có chân B nối chung với C, nếu ko có dòng chân C mà chỉ chạy như con diode khi tiếp giáp BE phân cực thuận thì nó ổn dòng theo tải động kiểu gì???

            Comment


            • B nối với C thì dòng nó chảy từ B sang E nếu hông đủ cho tải thì tiếp tục chảy từ C sang E nữa. chứ mỗi mình cực B bị giới hạn bởi Ib sat max sao mà cho dòng lớn được. dòng điện nó thấy lối nào đi được thì nó đi hết. có thế mà cũng om sòm...

              Comment


              • Nguyên văn bởi thanhfdc;n1684691[COLOR=#FF0000
                ]Hình như cãi nhau ỏm tỏi cũng chỉ vì người thì hiểu Vb là điện áp (điều khiển) đưa qua Rb vào cực B, người thì hiểu Vb là điện áp ngay cực B với "mass".[/COLOR]

                Nếu là điện áp khiển đưa qua Rb vào B thì nó lớn bao nhiêu cũng được, miễn là Rb hợp lý. Nếu điện áp khiển ngay chân B với E hay với "mass" thì nó nên, ko thể > Vc, Vcc rồi.

                Nhưng em cũng thấy thắc mắc ở cái sơ đồ con trans có chân B nối chung với C, nếu ko có dòng chân C mà chỉ chạy như con diode khi tiếp giáp BE phân cực thuận thì nó ổn dòng theo tải động kiểu gì???
                Nguồn phân cực lớn hơn vC, lúc vừa cấp điện, mối nối BE và BC phân cực thuận cùng 1 lúc. Ai cấm Didoe BC dẩn điện vào lúc này và chỉ cho diode BE dẫn điện mà thôi?
                Nếu BC dẫn điện vào lúc này thì điện trường kéo điện tử qua cực C thất nghiệp, đem bỏ vào thùng rác.

                Comment


                • dễ ẹc. giờ kiếm 2 con tran giống nhau. 1 con biến trở công suất. đầu tiên kiểm tra xem dòng BE đạt đến bao nhiu thì tran tèo. tiếp theo nối B với C rùi kiểm tra xem dòng bao nhiu thì tèo tran. so sánh 2 giá trị là bít ngay khi nối B với C thì dòng có chạy từ C sang E ko. tớ sẽ làm thí nghiệm rùi up video lên khi có người tham gia cược để kiếm con cá nho nhỏ cho con mèo mướp nào đó may mắn....

                  Comment


                  • Bác ạ, dù nguồn Vb>>Vc, vì có Rb nên khi đóng điện thì lập tức VB~0.7V mất rồi, trong khi chiều BC phải mất 0.7V+Vc, thế thì dòng điện hoàn toàn đổ qua BE rồi làm sao còn dòng BC nữa. Ngay cả khi hở cực E có dòng BC, khi E nối mass lập tức VB sụt còn 0.7V, thế là cũng chấm dứt dòng BC. Chính sụt áp VBE 0.7V và nguồn Vc "cấm" dòng BC

                    Điều bác lo lắng mà tài liệu kia nói chỉ khi tần số tại B rất cao và Vbe>Vbc trong khi nguồn Vc luôn có tụ nối mass, khi ấy mới có thể xuất hiện dòng phân cực thuận Ibc làm ảnh hưởng hoạt động BJT.

                    Còn khi nối B và C tới nguồn Vc, VCE=VBE=0.7V, trong khi có dòng phân cực Ib, đương nhiên BJT phải dẫn điện, tức là phải có Ic, điều này là bất di bất dịch, chỉ là BJT không thể vào bão hòa được thôi.

                    Nếu em phân tích đúng, các bác đồng tình thì..." like" em phát nhé!!!

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                      Bác ạ, dù nguồn Vb>>Vc, vì có Rb nên khi đóng điện thì lập tức VB~0.7V mất rồi, trong khi chiều BC phải mất 0.7V+Vc, thế thì dòng điện hoàn toàn đổ qua BE rồi làm sao còn dòng BC nữa. Ngay cả khi hở cực E có dòng BC, khi E nối mass lập tức VB sụt còn 0.7V, thế là cũng chấm dứt dòng BC. Chính sụt áp VBE 0.7V và nguồn Vc "cấm" dòng BC

                      Điều bác lo lắng mà tài liệu kia nói chỉ khi tần số tại B rất cao và Vbe>Vbc trong khi nguồn Vc luôn có tụ nối mass, khi ấy mới có thể xuất hiện dòng phân cực thuận Ibc làm ảnh hưởng hoạt động BJT.

                      Còn khi nối B và C tới nguồn Vc, VCE=VBE=0.7V, trong khi có dòng phân cực Ib, đương nhiên BJT phải dẫn điện, tức là phải có Ic, điều này là bất di bất dịch, chỉ là BJT không thể vào bão hòa được thôi.

                      Nếu em phân tích đúng, các bác đồng tình thì..." like" em phát nhé!!!
                      - Dòng đỏ cực kỳ gượng ép để lý giải dòng đổ qua BE vì vC luôn hiện hữu có mất đi đâu mà phải + vC.
                      - Chỉ phân tích dòng điện để phán xét cái gọi là điện trường thì buồn cười lắm, sờ sờ trước mắt không thấy cái tụ bán dẫn BC nạp điện không bình thường khi điện áp phân cực > vC .
                      Cứ cố gắng biện minh cái không bình thường thành cái bình thường đi nhé, tôi sợ như bác HTT lắm.

                      Comment


                      • Bác cứ xem BJT như 2 diode chung anode là cực B như hình dưới xem có gượng ép không nào. BC có cái tụ, BE cũng có thôi. Dù Vb có lớn thế nào si với Vc nhưng vì có Rb nên giảm áp VBE chỉ 0.7V thì sao có dòng qua BC được?
                        Attached Files

                        Comment


                        • Ở chế độ khuếch đại, Vc>Vb, có dòng Ic.
                          Ở chế độ bão hoà , Vc < Vb , có dòng Ic.
                          Nối chung chân B với C, Vc=Vb, chẳng lẽ không có dòng Ic???

                          Muốn chứng minh có dòng Ic, chỉ cần để kim nam châm cạnh chân C và chân B xem kim nào lệch nhiều hơn.
                          sau.ph

                          Comment


                          • Như trong cái hình của bạn Thường, bạn quên mất cái Rload ở chân E rồi. Tùy theo giá trị Rload và giá trị Rb mà Ve, Vb khác nhau đấy. Vbe = 0.7 nhưng Vb chưa chắc chỉ = 0.7V đâu. Rload càng nhỏ so với Rb thì Ve, Vb càng gần GND.

                            Tuy nhiên để dòng điện của Vin (điện áp điều khiển) chảy qua được tiếp giáp BC thì giá trị Vb phải >= Vc + Vfbc (Vc: điện áp chân C với GND, ở mạch của Thường là 6V. Vfbc: là điện áp phân cực thuận của tiếp giáp BC, cho nó =0.7V đi, cho trực quan). Vb >= 6 + 0.7. Nếu Vb < 6.7V thì sẽ ko có dòng chảy qua BC.

                            Comment


                            • Mình vẽ tối giản cho dễ thấy là rất khó có thể có Ibc được bởi đường BC phải thêm ngưỡng Vc nữa, vì bác vi van pham nói lúc cấp điện BC phân cực thuận nên không ai cấm nó đi qua BC.

                              Thực tế bạn vẽ thêm Re cũng vậy thôi, khi vừa cấp điện, chưa có Ic chỉ có Ib=Ie mà Ib rất nhỏ nên VB cũng chỉ xấp xỉ 0.7V, cũng luôn nhỏ hơn Vc rất nhiều nên từ thế phân cực Vb không thể nào đi qua C được.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                                Mình vẽ tối giản cho dễ thấy là rất khó có thể có Ibc được bởi đường BC phải thêm ngưỡng Vc nữa, vì bác vi van pham nói lúc cấp điện BC phân cực thuận nên không ai cấm nó đi qua BC.

                                Thực tế bạn vẽ thêm Re cũng vậy thôi, khi vừa cấp điện, chưa có Ic chỉ có Ib=Ie mà Ib rất nhỏ nên VB cũng chỉ xấp xỉ 0.7V, cũng luôn nhỏ hơn Vc rất nhiều nên từ thế phân cực Vb không thể nào đi qua C được.
                                Khôi hài quá.
                                Theo hình vẽ của bạn. Chân E có thêm tải R. Chân C có r nội trở nguồn rất nhỏ.
                                Cùng 1 điện thế phân cực, chân C có dòng luôn lớn hơn chân E, rb sẽ rơi áp, khôg có dòng qua BE.. Chỉ có mạch điện đơn giản bạn giải thích rối như canh hẹ.

                                Tôi đi uống trà với bác quocthai đây, tôi chỉ là người bình thường, hãy để người không bình thường tranh luận điều bất thường thành bình thường.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Infinity Tìm hiểu thêm về Infinity

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X