Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sáng tạo : Siêu tụ điện và dòng thác Cách mạng trữ năng ...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sáng tạo : Siêu tụ điện và dòng thác Cách mạng trữ năng ...

    Sản xuất siêu tụ điện thay thế Pin và Accu.

    Không phải nói nhiều về các thiết bị trữ năng di động như Pin Laptop và điện thoại di động, như accu xe máy thì anh chị em quan tâm đến năng lượng tự hành chúng ta cũng đã có khá nhiều ưu tư về nó.

    Thật là không ngoa khi nói rằng tính năng + chế độ làm việc + hiệu quả của pin và accu hiện đại không hơn gì mấy so với đồng loại của nó cuối thế kỷ XVIII của Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta (18 / 2 / 1745 --> 5 / 5 / 1827). Những cố gắng lớn của nhân loại nhằm nâng điện dung, giảm thời gian nạp điện của Pin, accu có vẻ không mấy khả quan, dù đã huy động vào cuộc đua "đủ mặt anh tài" từ Alcaline cho đến Lithium - ion, từ Lead- Acid đến Gel, v.v..., cả đến battery nạp điện bằng nhiên liệu (pin nhiên liệu), kể cả việc phối hợp tất cả những thứ đó .... Nhu cầu cao như núi : điện thoại di động, Laptop, máy nghe nhạc Walkman, MP3, MP4, PDA, xe đạp điện + xe máy điện + xe hơi điện, dụng cụ điện cầm tay, thiết bị dân dụng + công nghiệp và cả hàng không vũ trụ v.v... thúc đẩy con người vào cuộc đua dung lượng trữ năng.

    Hình như nhân loại vào cuộc chiến không cân sức. Những thứ huy động vào tiện ích trữ năng đều đưa đến những thứ bất tiện khác. Vụ thu hồi nhiều triệu viên pin "bom ... không hẹn giờ" điện thoại di động và laptop một thời xôn xao là một ví dụ như thế. Về pin nhiên liệu, Dr J. L. Wang phát biểu khôi hài : "cần phải xóa sổ hàng triệu cây xăng để tạo dựng hàng triệu điểm ... bán nhiên liệu cho pin nhiên liệu, bằng đầu tư kỹ thuật và tiền bạc cao gấp nhiều lần với những nguy cơ chưa hề được báo trước". (niên giám Science et Vie - 2007).

    Bí quá, người ta quay lại khám phá tụ điện và thấy ở đó nhiều hứa hẹn. Khái niệm siêu tụ điện nhanh chóng xuất hiện và khẳng định vị trí (Ultra Capacitor, có người gọi là Super Capacitor). Có lẽ không cần phải nói về tụ điện ở đây, các khái niệm và công nghệ cổ sơ của sản xuất tụ điện xin mặc định là đã biết rồi để khỏi làm loãng diễn đàn (có thể tham khảo ở luồng "Lan Hương trả lời nè .." thuộc Box Kỹ Thuật Cao Tần và những bài khác trên diễn đàn).



    Siêu tụ điện 1 Farad của NEC

    Nói lại một chút : tụ điện thì có khả năng nạp cực nhanh (vài chục giây đến vài phút, giải quyết bài toán gay go nhất của accu là thời gian nạp điện, thậm chí vượt xa tính năng này của pin nhiên liệu). Thời gian nạp quá dài chính là lý do người ta đổ xô nghiên cứu battery, mà pin nhiên liệu cũng là một trong những phương án giải bài toán đó.

    - NASA của Mỹ mở đầu với việc thay thế Accu kiềm bằng các siêu tụ điện EDLCs (electrochemical double layer capacitors) có cấu tạo than hoạt tính cho hàng loạt các phi thuyền không gian trong chương trình Gemini, Mariner ..., gần nhất là siêu tụ điện thủy tinh nhiều lớp MLGUC (Multi Layer Glass Ultra Capacitor) trên phi thuyền thám hiểm viễn không Cassini-Huygens phóng đi vào ngày 15 tháng 10 năm 1997 từ cảng hàng không vũ trụ ở Cape Canaveral.

    - Sau đó không lâu là Công Ty ZENN (ZENN Motor Company Inc.’s) ở Toronto, Ontario, Canada (TSXV: ZNN) vào cuộc nghiên cứu để ứng dụng cho ô - tô "lai" (vừa chạy điện vừa chạy xăng) và ô - tô chạy điện của họ. Tiếp theo là Maxwell Technologies, Matsushita Electronic Components Co., NessCap, Panasonic, Nippon Chemi-Con, Power Systems Co v.v...

    - Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Công nghệ Sydney, đã sử dụng vàng thay thế carbon trong siêu tụ điện và đạt đến tính năng cao hơn.

    - Một nhóm các nhà KH Pháp tìm ra nguyên liệu chế tạo siêu tụ điện từ tảo biển, có tính năng vượt trội.

    ... và cả thế giới rầm rộ đi tìm ánh sáng cuối đường hầm UP-CAP (Ultra Power Capacitor) như hiện nay.

    Nhìn các nước chung quanh chúng ta như India, TQ, Malaysia, Indonisia v.v... đã vào cuộc chiến siêu tụ điện cách đây vài năm, Lan Hương cảm thấy lo ngại. Họ mà thành công mỹ mãn về siêu tụ điện thì chúng ta đừng hòng cạnh tranh với họ về các thiết bị tự hành dùng điện (dự tính chiếm 65% tổng số thiết bị dùng điện lớn nhỏ).

    Do không có được điều kiện công nghệ rất cao và giàu có của các nước tiên tiến, phương án sản xuất siêu tụ điện của Lan Hương đi từ cực kẽm-mangan dioxide (Zn-MnO2) với hỗn hống magne oxide (MgO) và Kali Carbonate (K2CO3). Đây là một hướng hoàn toàn mới, có hiệu quả mạnh dù cho dung lượng / Kg còn cao hơn Âu Nhật Mỹ nhưng hy vọng sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Xin nói nhỏ là hiện nay đã chẳng ngán Tung Của.

    Siêu tụ điện kẽm-mangan dioxide (Zn-MnO2) - hỗn hống magne oxide (MgO) - Kali Carbonate (K2CO3) là như thế nào, Lan Hương xin từ từ post lên dần. Các bạn và các anh, chị, em có quan tâm xin mail cho Lan Hương để "nội đàm" (nếu cái này sai qui định của diễn đàn thì Lan Hương xin lỗi và sẽ luận bàn công khai).

    Thân ái.

    Lan Hương.

  • #2
    Đã 1 tháng rồi mới có dịp ghé thăm lại dientuvietnam.net , có nhiều nét thay đổi lớn , có thêm nhiều box mới với những mod mới nhưng rất nhiệt tình , năng động + thêm kiến thức sâu xa , đó là những nét vui rất mới và tích cực của diễn đàn . Người bạn cũng như là người chị gái LANHUONG giờ đã trở thành 1 phần ko thể thiếu với diễn đàn dientuvietnam.net , em hi vọng chị cùng các anh trong diễn đàn ngày càng có những sự định hướng và tư trang cho chúng em những kiến thức thực tế thật sự bổ ích . Xin chúc chị gái và các anh chị trong diễn đàn ngày càng thành công trong công việc và có những đóng góp ko nhỏ cho điện tư của việt nam
    Biết nhiều , biết ít , khó biết đủ :D

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
      Sản xuất siêu tụ điện thay thế Pin và Accu.

      Không phải nói nhiều về các thiết bị trữ năng di động như Pin Laptop và điện thoại di động, như accu xe máy thì anh chị em quan tâm đến năng lượng tự hành chúng ta cũng đã có khá nhiều ưu tư về nó.

      Thật là không ngoa khi nói rằng tính năng + chế độ làm việc + hiệu quả của pin và accu hiện đại không hơn gì mấy so với đồng loại của nó cuối thế kỷ XVIII của Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta (18 / 2 / 1745 --> 5 / 5 / 1827). Những cố gắng lớn của nhân loại nhằm nâng điện dung, giảm thời gian nạp điện của Pin, accu có vẻ không mấy khả quan, dù đã huy động vào cuộc đua "đủ mặt anh tài" từ Alcaline cho đến Lithium - ion, từ Lead- Acid đến Gel, v.v..., cả đến battery nạp điện bằng nhiên liệu (pin nhiên liệu), kể cả việc phối hợp tất cả những thứ đó .... Nhu cầu cao như núi : điện thoại di động, Laptop, máy nghe nhạc Walkman, MP3, MP4, PDA, xe đạp điện + xe máy điện + xe hơi điện, dụng cụ điện cầm tay, thiết bị dân dụng + công nghiệp và cả hàng không vũ trụ v.v... thúc đẩy con người vào cuộc đua dung lượng trữ năng.

      Hình như nhân loại vào cuộc chiến không cân sức. Những thứ huy động vào tiện ích trữ năng đều đưa đến những thứ bất tiện khác. Vụ thu hồi nhiều triệu viên pin "bom ... không hẹn giờ" điện thoại di động và laptop một thời xôn xao là một ví dụ như thế. Về pin nhiên liệu, Dr J. L. Wang phát biểu khôi hài : "cần phải xóa sổ hàng triệu cây xăng để tạo dựng hàng triệu điểm ... bán nhiên liệu cho pin nhiên liệu, bằng đầu tư kỹ thuật và tiền bạc cao gấp nhiều lần với những nguy cơ chưa hề được báo trước". (niên giám Science et Vie - 2007).

      Bí quá, người ta quay lại khám phá tụ điện và thấy ở đó nhiều hứa hẹn. Khái niệm siêu tụ điện nhanh chóng xuất hiện và khẳng định vị trí (Ultra Capacitor, có người gọi là Super Capacitor). Có lẽ không cần phải nói về tụ điện ở đây, các khái niệm và công nghệ cổ sơ của sản xuất tụ điện xin mặc định là đã biết rồi để khỏi làm loãng diễn đàn (có thể tham khảo ở luồng "Lan Hương trả lời nè .." thuộc Box Kỹ Thuật Cao Tần và những bài khác trên diễn đàn).



      Siêu tụ điện 1 Farad của NEC

      Nói lại một chút : tụ điện thì có khả năng nạp cực nhanh (vài chục giây đến vài phút, giải quyết bài toán gay go nhất của accu là thời gian nạp điện, thậm chí vượt xa tính năng này của pin nhiên liệu). Thời gian nạp quá dài chính là lý do người ta đổ xô nghiên cứu battery, mà pin nhiên liệu cũng là một trong những phương án giải bài toán đó.

      - NASA của Mỹ mở đầu với việc thay thế Accu kiềm bằng các siêu tụ điện EDLCs (electrochemical double layer capacitors) có cấu tạo than hoạt tính cho hàng loạt các phi thuyền không gian trong chương trình Gemini, Mariner ..., gần nhất là siêu tụ điện thủy tinh nhiều lớp MLGUC (Multi Layer Glass Ultra Capacitor) trên phi thuyền thám hiểm viễn không Cassini-Huygens phóng đi vào ngày 15 tháng 10 năm 1997 từ cảng hàng không vũ trụ ở Cape Canaveral.

      - Sau đó không lâu là Công Ty ZENN (ZENN Motor Company Inc.’s) ở Toronto, Ontario, Canada (TSXV: ZNN) vào cuộc nghiên cứu để ứng dụng cho ô - tô "lai" (vừa chạy điện vừa chạy xăng) và ô - tô chạy điện của họ. Tiếp theo là Maxwell Technologies, Matsushita Electronic Components Co., NessCap, Panasonic, Nippon Chemi-Con, Power Systems Co v.v...

      - Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Công nghệ Sydney, đã sử dụng vàng thay thế carbon trong siêu tụ điện và đạt đến tính năng cao hơn.

      - Một nhóm các nhà KH Pháp tìm ra nguyên liệu chế tạo siêu tụ điện từ tảo biển, có tính năng vượt trội.

      ... và cả thế giới rầm rộ đi tìm ánh sáng cuối đường hầm UP-CAP (Ultra Power Capacitor) như hiện nay.

      Nhìn các nước chung quanh chúng ta như India, TQ, Malaysia, Indonisia v.v... đã vào cuộc chiến siêu tụ điện cách đây vài năm, Lan Hương cảm thấy lo ngại. Họ mà thành công mỹ mãn về siêu tụ điện thì chúng ta đừng hòng cạnh tranh với họ về các thiết bị tự hành dùng điện (dự tính chiếm 65% tổng số thiết bị dùng điện lớn nhỏ).

      Do không có được điều kiện công nghệ rất cao và giàu có của các nước tiên tiến, phương án sản xuất siêu tụ điện của Lan Hương đi từ cực kẽm-mangan dioxide (Zn-MnO2) với hỗn hống magne oxide (MgO) và Kali Carbonate (K2CO3). Đây là một hướng hoàn toàn mới, có hiệu quả mạnh dù cho dung lượng / Kg còn cao hơn Âu Nhật Mỹ nhưng hy vọng sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Xin nói nhỏ là hiện nay đã chẳng ngán Tung Của.

      Siêu tụ điện kẽm-mangan dioxide (Zn-MnO2) - hỗn hống magne oxide (MgO) - Kali Carbonate (K2CO3) là như thế nào, Lan Hương xin từ từ post lên dần. Các bạn và các anh, chị, em có quan tâm xin mail cho Lan Hương để "nội đàm" (nếu cái này sai qui định của diễn đàn thì Lan Hương xin lỗi và sẽ luận bàn công khai).

      Thân ái.

      Lan Hương.
      Chưa bao giờ được nghiên cứu tụ điện đến mức ...Ultra kinh khủng như thế này. Hồi còn học nghe thầy giáo nói tụ điện lớn nhất là ....trái đất, có C=1F. ặc ặc! Chúc mừng LH- sẽ chờ ngày ra đời sp của bạn để đuổi hết bọn Hổ cầm Đào đi!
      Nỏ biết chữ mần răng ký được??!! Thôi nhé.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi thangktvta Xem bài viết
        Chưa bao giờ được nghiên cứu tụ điện đến mức ...Ultra kinh khủng như thế này. Hồi còn học nghe thầy giáo nói tụ điện lớn nhất là ....trái đất, có C=1F. ặc ặc! Chúc mừng LH- sẽ chờ ngày ra đời sp của bạn để đuổi hết bọn Hổ cầm Đào đi!
        Cậu này, chữ chưa nhận đã trả hết cho thầy rồi. Tụ 1F 5.5V và tụ 1F 1000V có kích thwớc lớn hơn nhau tới mức bạn không tưởng tượgn đc đâu.

        PT.
        Núi cao bởi có đất bồi
        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
        Muôn dòng sông đổ biển sâu
        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

        Comment


        • #5
          Tụ điện (và siêu tụ điện) so với pin và accu khác nhau về bản chất kỹ thuật.

          Nguyên văn bởi thangktvta Xem bài viết
          Chưa bao giờ được nghiên cứu tụ điện đến mức ...Ultra kinh khủng như thế này. Hồi còn học nghe thầy giáo nói tụ điện lớn nhất là ....trái đất, có C=1F. ặc ặc! Chúc mừng LH- sẽ chờ ngày ra đời sp của bạn để đuổi hết bọn Hổ cầm Đào đi!
          Nguyên văn bởi Phanta
          Cậu này, chữ chưa nhận đã trả hết cho thầy rồi. Tụ 1F 5.5V và tụ 1F 1000V có kích thwớc lớn hơn nhau tới mức bạn không tưởng tượng đc đâu.
          Nếu có một chiếc cưa đủ lớn để ... xẻ đôi trái đất, chắc chắn ta có hai bản cực của một siêu tụ điện "khủng" giá trị khoảng 1 Farad, điện thế sử dụng ... hàng ngàn tỷ Volt. Với công thức Q=CV (đơn vị : coulomb=farad x volt) thì năng lượng tích trữ trong cái tụ ấy kinh hoàng như thế nào.

          Giữa tụ điện (và siêu tụ điện) so với pin và accu khác nhau về bản chất kỹ thuật.

          1/. Pin (sạc) và accu trữ năng bằng năng lượng hoá học. Vì vậy nó phải có "thểm năng lượng hoá học" để duy trì hoạt động. Cụ thể là nó phải có một điện áp tối thiểu, mà dưới điện áp này thì cấu trúc hoá học của các bản cực bị biến tính --> pin và accu không thể hoạt động được nữa. Ví dụ như Lithium-ion bị mất phân cực Ion, bản cực chì bị biến tính thành "bụi Pb" và tan rã trong dung môi của nó. Điện áp thềm năng lượng hoá học của Pin (sạc) và accu, tuỳ loại có khác nhau, nhưng trung bình là 80% --> 85% điện áp chuẩn của nó.

          Vì vậy mà Pin (sạc) cũng như accu chỉ sử dụng được tối đa là 50% đến 60% tổng năng lượng hoá học chứa trong nó (sau khi nạp đầy), nghĩa là hiệu suất trung bình 50%. Xin xem hình chu trình phóng điện accu dưới đây.



          2/. Accu và pin (sạc) có thời gian nạp dài là do cần có thời gian chuyển từ điện năng --> hoá năng qua những phản ứng phức tạp trong cấu tạo của nó. Do bản chất hoá học và cấu tạo pin - accu mà chúng khác nhau về điện áp đơn vị (battery cell), phương thức nạp, dòng nạp tối đa, tối thiểu v.v... nhưng trung bình là chúng cần từ 4 giờ --> 24 giờ để nạp đầy.

          3/. Tụ điện thì khác. Dù là tụ điện hóa học, chúng tích trữ năng lượng dưới dạng điện trường giữa hai (các, nếu là đa lớp) bản cực. Do đó mà chúng được nạp năng lượng nhanh nhất có thể (do kích thước cực, kết nối bản cực qui định) và sử dụng đến khi không còn năng lượng nữa. Nghĩa là hiệu suất sử dụng trữ năng 100%.

          Việc chế tạo siêu tụ điện có tương lai rất lớn : với siêu tụ điện cỡ 100 Farad / 25V, nó thay thế accu 24V / 200 Ah, giải quyết cơn ác mộng đợi chờ thời gian nạp rất dài của pin - accu cho xe máy, xe hơi điện. Các dung lượng nhỏ hơn cho Laptop, điện thoại di động, máy nghe nhạc và dụng cụ điện cầm tay. Có thể nói là cách mạng trữ năng triệt để, có tầm vóc toàn cầu.

          Nếu sớm có những thành công của sản xuất và thương mại hóa siêu tụ điện tại VN thì Hồ Cẩm ... chả là cái gì cả.
          Không có người xấu, chỉ có người chưa tốt.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi anhhung1975 Xem bài viết

            Giữa tụ điện (và siêu tụ điện) so với pin và accu khác nhau về bản chất kỹ thuật.

            1/. Pin (sạc) và accu trữ năng bằng năng lượng hoá học. Vì vậy nó phải có "thểm năng lượng hoá học" để duy trì hoạt động. Cụ thể là nó phải có một điện áp tối thiểu, mà dưới điện áp này thì cấu trúc hoá học của các bản cực bị biến tính --> pin và accu không thể hoạt động được nữa. Ví dụ như Lithium-ion bị mất phân cực Ion, bản cực chì bị biến tính thành "bụi Pb" và tan rã trong dung môi của nó. Điện áp thềm năng lượng hoá học của Pin (sạc) và accu, tuỳ loại có khác nhau, nhưng trung bình là 80% --> 85% điện áp chuẩn của nó.

            Vì vậy mà Pin (sạc) cũng như accu chỉ sử dụng được tối đa là 50% đến 60% tổng năng lượng hoá học chứa trong nó (sau khi nạp đầy), nghĩa là hiệu suất trung bình 50%. Xin xem hình chu trình phóng điện accu dưới đây.



            2/. Accu và pin (sạc) có thời gian nạp dài là do cần có thời gian chuyển từ điện năng --> hoá năng qua những phản ứng phức tạp trong cấu tạo của nó. Do bản chất hoá học và cấu tạo pin - accu mà chúng khác nhau về điện áp đơn vị (battery cell), phương thức nạp, dòng nạp tối đa, tối thiểu v.v... nhưng trung bình là chúng cần từ 4 giờ --> 24 giờ để nạp đầy.

            3/. Tụ điện thì khác. Dù là tụ điện hóa học, chúng tích trữ năng lượng dưới dạng điện trường giữa hai (các, nếu là đa lớp) bản cực. Do đó mà chúng được nạp năng lượng nhanh nhất có thể (do kích thước cực, kết nối bản cực qui định) và sử dụng đến khi không còn năng lượng nữa. Nghĩa là hiệu suất sử dụng trữ năng 100%.

            Việc chế tạo siêu tụ điện có tương lai rất lớn : với siêu tụ điện cỡ 100 Farad / 25V, nó thay thế accu 24V / 200 Ah, giải quyết cơn ác mộng đợi chờ thời gian nạp rất dài của pin - accu cho xe máy, xe hơi điện. Các dung lượng nhỏ hơn cho Laptop, điện thoại di động, máy nghe nhạc và dụng cụ điện cầm tay. Có thể nói là cách mạng trữ năng triệt để, có tầm vóc toàn cầu.

            Nếu sớm có những thành công của sản xuất và thương mại hóa siêu tụ điện tại VN thì Hồ Cẩm ... chả là cái gì cả.
            Tiếc là bây giờ giá trị năng lượng dự trữ/khối lượng của pin vẫn gấp trên 20 lần của siêu tụ.

            Comment


            • #7
              Một viên pin sạc cỡ AA (pin tiểu) dung lượng 1Ah tính ra năng lượng
              W=V.I.t=1.2x1x3600=4320 J. Tính cả suy giảm điện áp, lấy 4000J

              Cùng mức năng lượng đó, tính cho tụ 1C,
              W=1/2 CU^2 =4000
              U = 89 V !!
              Giả sử như công nghệ cho phép thu nhỏ tụ có điện áp cao xuống bằng cỡ pin tiểu.
              Giả sử có thể nâng trị số tụ gấp 16 lần (quen cơ số 2 mất tiêu rồi), điện áp chỉ có thể giảm xuống 4 lần, là
              V = 89/4 = 22.4 V
              Mà điện áp không giữ một mức trong hầu hết thời gian xả như pin, điện áp này suy giảm từ từ (không tuyến tính) theo năng lượng còn lại của tụ, vậy mạch nguồn phải dùng hạ áp (phải là loại tốt) chứ 7805 thì bao nhiêu năng lượng đốt thành nhiệt hết.

              Chỉ phân tích thử vậy thôi chứ không dám bàn đến xu hướng, biết đâu được. Thế nhưng mình nghĩ là lithium (và các biến thể) mới là lời giải
              Đẹp từng kilomét

              Comment


              • #8
                Mục này rất thú vị. Em xin rửa tai ngồi nghe các bác phán. Ngày trước ở nhà có mấy con tụ 1F/6.3V mà chẳng biết là để làm gì. Bây giờ thì vỡ ra chút chút. Thú vị.
                Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                0988006696
                linhnc308@gmail.com
                http://linhnc308.blogspot.com

                Comment


                • #9
                  Chưa nói gì đến siêu tụ mình đang sưu tập các tụ hóa voltage lớn (250 - 450V) để nghịch điện. Có bữa sơ ý chạm tay vào chân tụ đã nạp bị điện giựt vãi cả linh hồn. Hy vọng bữa nào sưu tầm được nhiều tụ (5k 1 em ở NT) sẽ làm thử một siêu battery.
                  Công nhận LH rất nhanh nhậy với công nghệ và thời thế. Cái siêu tụ này mình đã thấy từ 2 năm trước, có công ty còn cho samples mà không biết lấy về để làm gì
                  “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

                  Comment


                  • #10
                    Mục này rất thú vị. Em xin rửa tai ngồi nghe các bác phán. Ngày trước ở nhà có mấy con tụ 1F/6.3V mà chẳng biết là để làm gì. Bây giờ thì vỡ ra chút chút. Thú vị.
                    Bên mình cũng có mấy con tụ đó để báo động. Khi mất nguồn đột ngột sẽ lấy điện từ tụ để phát báo động, gì chứ phát còi thì nó kêu cả giờ

                    Chưa nói gì đến siêu tụ mình đang sưu tập các tụ hóa voltage lớn (250 - 450V) để nghịch điện
                    Bác bxngoc cho mình vài con đi, mình ráp ampli đèn
                    Đẹp từng kilomét

                    Comment


                    • #11
                      Tặng các bạn một siêu link về siêu battery http://peswiki.com/energy/Directory:Batteries
                      Có cái battery gì mà xạc mất có 5 phút mà chạy xe được 500 miles làm mình thèm quá mất thôi.
                      “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi anhhung1975 Xem bài viết
                        ....
                        1/. Pin (sạc) và accu trữ năng bằng năng lượng hoá học. Vì vậy nó phải có "thểm năng lượng hoá học" để duy trì hoạt động. Cụ thể là nó phải có một điện áp tối thiểu, mà dưới điện áp này thì ...., nhưng trung bình là 80% --> 85% điện áp chuẩn của nó.

                        Vì vậy mà Pin (sạc) cũng như accu chỉ sử dụng được tối đa là 50% đến 60% tổng năng lượng hoá học chứa trong nó (sau khi nạp đầy), nghĩa là hiệu suất trung bình 50%.

                        [COLOR="Blue"][B]2/. Accu và pin (sạc) có thời gian nạp dài... nhưng trung bình là chúng cần từ 4 giờ --> 24 giờ để nạp đầy.

                        3/. Tụ điện thì khác. Dù là tụ điện hóa học, chúng tích trữ năng lượng dưới dạng điện trường giữa hai (các, nếu là đa lớp) bản cực. Do đó mà chúng được nạp năng lượng nhanh nhất có thể (do kích thước cực, kết nối bản cực qui định) và sử dụng đến khi không còn năng lượng nữa. Nghĩa là hiệu suất sử dụng trữ năng 100%.

                        Việc chế tạo siêu tụ điện có tương lai rất lớn : với siêu tụ điện cỡ 100 Farad / 25V, nó thay thế accu 24V / 200 Ah,

                        Nếu sớm có những thành công của sản xuất và thương mại hóa siêu tụ điện tại VN thì Hồ Cẩm ... chả là cái gì cả.
                        Ở đây có một số vấn đề cần nói lại cho rõ:

                        1/. Điện áp của ắc quy tính từ lúc nạp đầy đến khi phóng hết là 80 .. 85%. Tụ điện cũng thế. Vì không thể xả hết đến 0V được. Dưới 85% điện áp định mức thì các tải của tụ điện sẽ không hoạt động ổn định. Như thế tụ và ắc quy chả khác nhau là mấy.

                        2/. Bình ắc quy 200AH thường được nạp ở 20A trong 10 .. 12 giờ. Nếu anh muốn nạp tụ điện tương đương trong 6 phút thì anh cần dòng điện cỡ:

                        I = 200 AH/0,1 h = 2000A. Như vậy anh cần một cái máy nạp bình công suất 50 KVA, tương đương với công suất cung cấp điện cho cả một phường.

                        3/. Hiệu suất của ắc quy không phải 50%. Anh phải tính giữa dQ1 (tức Idt) nạp vào cho ắc quy từ 10,5V lên đến 13,6V và dQ2 khi bình phóng từ 13,6V cho đến khi còn 10,5V.

                        Vậy hiệu suất sẽ là dQ2/dQ1. Thường lớn hơn 80%

                        4/. Vì điện tích nạp vào sẽ là điện tích để tăng từ 80% đến 100% điện áp định mức, và điện tích phóng ra sẽ là điện tích để giảm từ 100% định mức xuống còn 80% định mức, công thức tính điện dung sẽ không còn là Q = CU nữa. Mà phải là dQ = CdU

                        5/. Bình ắc quy 24V, 200AH nếu thay bằng tụ sẽ phải thỏa các điều kiện sau:
                        • Sau khi phóng 200 AH thì điện áp sẽ giảm từ 26.4V xuống còn 21.12V, vậy dU = 26.4-21.12 = 5,28V.
                        • dQ = 200AH = 200A * 3600 sec = 720 000 Coulomb
                        • C= dQ/du = 720000/5.28 = 136363 F


                        Trị số tính toán này lớn gấp 1363 lần trị số 100F của anh tính.

                        Anh xem lại thử.

                        Thân.
                        Last edited by cô nhóc; 24-09-2008, 01:32.
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi Kilodeth Xem bài viết
                          Bên mình cũng có mấy con tụ đó để báo động. Khi mất nguồn đột ngột sẽ lấy điện từ tụ để phát báo động, gì chứ phát còi thì nó kêu cả giờ

                          Bác bxngoc cho mình vài con đi, mình ráp ampli đèn
                          Anh muốn có các tụ điện dung lượng lớn điện áp cao, thí dụ như tụ 200 đến 400 ųF, 300V, thì anh tìm ở các đèn flash của máy chụp hình. Papa Nhóc hay la cà ở mấy chỗ bán lề đường, mua mấy cái Flash hư về khui ra lấy tụ.
                          Nhóc thích nghịch điện,
                          Nhóc thích xì păm,
                          Nhóc thích trêu mấy anh.
                          Hi hi.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                            Anh muốn có các tụ điện dung lượng lớn điện áp cao, thí dụ như tụ 200 đến 400 ųF, 300V, thì anh tìm ở các đèn flash của máy chụp hình. Papa Nhóc hay la cà ở mấy chỗ bán lề đường, mua mấy cái Flash hư về khui ra lấy tụ.
                            Í không được đâu, tụ đèn flash tính bằng nF thui, tụ gắn amp đèn chừng 47uF/300V cũng bằng cỡ bắp tay rồi.
                            Đẹp từng kilomét

                            Comment


                            • #15
                              Tụ của cái đèn Sunpack chỉ số phát sáng 40 là 800 ųF, 350V.

                              Cái đèn rẻ nhất là đèn National, chỉ số phát sáng 20, giá mua mới chừng 250 000 đ, tụ của nó là 270 ųF, 350V, có đường kính Φ 20mm, dài 45 mm.

                              Tụ đèn Flash là loại tụ có tỷ số giữa dung lượng trên kích thước rất cao.

                              Mời anh xem hình, Nhóc chụp chung với cái thẻ nhớ MiniSD để anh dễ hình dung về kích thước:

                              Attached Files
                              Nhóc thích nghịch điện,
                              Nhóc thích xì păm,
                              Nhóc thích trêu mấy anh.
                              Hi hi.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X