Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sáng tạo : Siêu tụ điện và dòng thác Cách mạng trữ năng ...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Siêu tụ điện kẽm-mangan dioxide (Zn-MnO2) - hỗn hống magne oxide (MgO) - Kali Carbonate (K2CO3) là như thế nào, Lan Hương xin từ từ post lên dần. Các bạn và các anh, chị, em có quan tâm xin mail cho Lan Hương để "nội đàm" (nếu cái này sai qui định của diễn đàn thì Lan Hương xin lỗi và sẽ luận bàn công khai).
    em dang nghien cuu sieu tu de lam luan van tot nghiep.rat mong duoc trao doi cung chi LAN HUONG.mail cua em dongnat_bk2005@yahoo.com

    Comment


    • #62
      Em xin gốp tý ý kiến nhỏ của mình .
      Ngày trước có đọc sách nói về ứng dụng của tụ điện . Đó là thay thế ắc quy xe máy .( Tụ ko đến mức 1F đâu ) Dùng mạch xả là mạch THÁC NƯỚC - CHÚ RÙA . Điện sẽ chảy từ từ => chứ ko phải xả 1 phát hết luôn. ( nếu xả 1 phát thì cái ĐÈN + CÒI đi ngay )
      Cái mạch này đọc lâu rồi => ko nhớ . Hôm nào pót sau.
      Nhiễu điều phủ lấy giá gương
      Người trong một nước phải thương nhau cùng

      Comment


      • #63
        Các ban hieu rộng, Các khái niệm cơ bản chưa nắm rõ nên làm phức tap hóa vấn đề lên làm người dọc khó hiểu. Tôi lấy lại ví dụ trên. Một tụ điện 270 ųF, 350V nếu nạp đầy đến 350V thì năng lượng nó tích đựơc là270/1.000.000) *350= 0,094500 (cu lon) hay=0,094500/3600= 0,0000263 Ah hay= 0,0262500 mAh
        trong khi một Pin của DTDD thông thường cũng khoảng 800 mAh

        Comment


        • #64
          Tôi chưa biết gì về siêu tụ nên cũng chưa tin khả năng có thể ứng dụng được vào thực tế. Vì kích thước, Khối lượng, và giá thành của nó.Nếu có Siêu tụ 300F 2,7V Thì năng lượng tích đuẹc của nó là:2250mAh Không biết kích thức của nó to đến đâu?
          Nếu ai có tụ này thì cho tôi biết

          Comment


          • #65
            Con tụ 100F tích điện 1000V mà bị chập thì sao nhỉ ?

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
              Con tụ 100F tích điện 1000V mà bị chập thì sao nhỉ ?
              Như quả bom nổ chứ sao ! Lúc đó ai đứng gần nó sẽ lảnh đủ hậu quả.

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                Như quả bom nổ chứ sao ! Lúc đó ai đứng gần nó sẽ lảnh đủ hậu quả.
                Lúc trước có ai đó bảo dùng 6 hay 8 con 10F lắp Ampli nghe cho hay.Về nguyên tắc thì hay thật nhưng lúc bật nguồn không biết có nổ cầu chì không vì tụ điện dung lớn thế thì thời gian quá độ rất dài, tình trạng đoản mạch máy biến áp rất lâu. Với Ampli công suất rất cao thì rất nguy hiểm khi đoản mạch máy biến áp trong thời gian dài. Đã có ai dùng kiểu đó chưa ? Kết quả thế nào vậy ?

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                  Lúc trước có ai đó bảo dùng 6 hay 8 con 10F lắp Ampli nghe cho hay.Về nguyên tắc thì hay thật nhưng lúc bật nguồn không biết có nổ cầu chì không vì tụ điện dung lớn thế thì thời gian quá độ rất dài, tình trạng đoản mạch máy biến áp rất lâu. Với Ampli công suất rất cao thì rất nguy hiểm khi đoản mạch máy biến áp trong thời gian dài. Đã có ai dùng kiểu đó chưa ? Kết quả thế nào vậy ?
                  Chưa cần đến tụ 100/100V đâu, cứ thử thí nghiệm với tụ 100.000uF/5.5V (một trăm nghìn micro fara) thôi đã duong_act ạ, khi tụ này nạp đầy mà bị đoản mạch 2 cực thì nó sẽ nổ tương đương với quả pháo gì nào???
                  "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi hanguyen Xem bài viết
                    Chưa cần đến tụ 100/100V đâu, cứ thử thí nghiệm với tụ 100.000uF/5.5V (một trăm nghìn micro fara) thôi đã duong_act ạ, khi tụ này nạp đầy mà bị đoản mạch 2 cực thì nó sẽ nổ tương đương với quả pháo gì nào???
                    Chắc chỉ ngang với quả pháo cao xạ là cùng

                    Comment


                    • #70
                      Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                      Như quả bom nổ chứ sao ! Lúc đó ai đứng gần nó sẽ lảnh đủ hậu quả.
                      À ! Tôi có sáng kiến thế này ! Dùng siêu tụ điện làm bom siêu nhỏ ! Chỉ cần nạp điện --> chập và BÙMMMMMM , bay xác.Các bác thấy thế nào.

                      Comment


                      • #71
                        Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                        Chắc chỉ ngang với quả pháo cao xạ là cùng
                        Có thể bạn không tin nhưng tôi đã thử nghiệm quả "bom" này rồi. Kết quả sẽ post lên trong post sau (dữ liệu hình ảnh để trong máy tính cũ cùng lịch sử "vụ nổ" chôn vùi đã lâu . Thật ấn tượng với siêu tụ điện!
                        "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                        Comment


                        • #72
                          Bác nói sao ấy chứ, mình dùng loại 1F-5.5v hoài, đâu phải nạp là vào ngay đâu, cấp 5v vào, sau 30s tháo ra đo nó có 3v5, sau hơn 1m chưa đầy bác ạ. Còn chuyện chập thì tôi cũng chập hoài, chưa thấy nổ lần nào.
                          Tụ hóa 4700-450v bộ nắn điện-lọc trong tủ robot hàn( to gấp đôi lon heineken 500ml), có lần tôi tháo con trở bleeder resistor ra quên gắn vào, lấy tuy vít vặn vặn, chập nổ một phát cái đầu tua vít phi 6mm bị hàn chảy ra dính vào con ốc luôn, như sét đánh ấy, hoa mắt nửa ngày chưa hết. Mấy cái này mới kinh chứ siêu tụ thì nhà thiết kế hạn dòng nạp rồi, dòng đâu có lớn.

                          Comment


                          • #73
                            Nguyên văn bởi GA_CN Xem bài viết
                            Bác nói sao ấy chứ, mình dùng loại 1F-5.5v hoài, đâu phải nạp là vào ngay đâu, cấp 5v vào, sau 30s tháo ra đo nó có 3v5, sau hơn 1m chưa đầy bác ạ. Còn chuyện chập thì tôi cũng chập hoài, chưa thấy nổ lần nào.
                            Tụ hóa 4700-450v bộ nắn điện-lọc trong tủ robot hàn( to gấp đôi lon heineken 500ml), có lần tôi tháo con trở bleeder resistor ra quên gắn vào, lấy tuy vít vặn vặn, chập nổ một phát cái đầu tua vít phi 6mm bị hàn chảy ra dính vào con ốc luôn, như sét đánh ấy, hoa mắt nửa ngày chưa hết. Mấy cái này mới kinh chứ siêu tụ thì nhà thiết kế hạn dòng nạp rồi, dòng đâu có lớn.
                            Thì ra GA_CN cũng đã thí nghiệm với loại tụ này rồi. kết quả trên chuẩn khỏi chỉnh, chỉ bổ sung thêm: Điện trở nội của loại tụ này đo được là 1k2.

                            http://www.dientuvietnam.net/forums/...611#post204611
                            "Imagination is better than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world" - Albert Einstein

                            Comment


                            • #74
                              siêu tụ

                              Sự phát triển như vũ bão của tin học và điện tử ngày càng đòi hỏi con người phải luôn tìm tòi và phát triển các nguồn năng lượng mới để thuận tiện cho việc sử dụng các công nghệ đó. Trong đó nguồn điện hóa học luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu do chúng có hiệu suất biến đổi năng lượng khá cao so với các phương pháp tích trữ và chuyển hóa năng lượng khác. Một khía cạnh trong lĩnh vực đó đang thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học trên thế giới là siêu tụ (supercapacitors hay ultracapacitors). Siêu tụ là một thiết bị tích trữ điện tích có mật độ tích trữ lớn và thời gian sống dài hơn so với pin, mặt khác nó lại có mật độ năng lượng cao hơn rất nhiều so với tụ điện thông thường. Dựa trên cơ chế hoạt động của nó, ta có thể chia siêu tụ ra thành hai loại:
                              Một là tụ điện lớp kép, là tụ điện hoạt động dựa trên sự trao đổi điện tích non Faraday ở bề mặt phân chia giữa điện cực và dung dịch điện ly
                              Hai là giả tụ điện, là tụ điện hoạt động dựa trên nguyên tắc phản ứng Faraday của chất hoạt động điện cực.

                              Comment


                              • #75
                                Trong thực tế, người ta dựa vào cơ chế hoạt động mà chia siêu tụ ra làm
                                hai loại là: siêu tụ lớp kép và siêu tụ giả điện dung.
                                Siêu tụ lớp kép có dung lượng rất cao khoảng vài Fara trong khi các tụ điện điện ly thông thường khác chỉ khoảng vài chục mFara, còn khi diện tích lớn hơn, có thể đạt được dung lượng rất cao khoảng 5000 F, và điện lượng riêng đạt 30 Wh/kg.

                                - Cấu tạo của siêu tụ điện lớp kép
                                Thông thường, muốn tăng điện tích được tích trữ thì tụ điện lớp kép phải sử dụng các vật liệu xốp cỡ nano, mà điển hình là than hoạt tính. Than hoạt tính là vật liệu xốp có các hạt cực kì nhỏ liên kết với nhau, ở giữa có các lỗ rỗng. Các điện tích được tích trữ ở trong các lỗ xốp nhờ quá trình nonFaraday. Tức là các điện tích dương và âm tích lũy trên hai bề mặt của tụ điện dưới dạng tĩnh điện. Hai bề mặt này được phân cách với nhau nhờ chất cách điện. Tuy nhiên điện thế làm việc của nó nhỏ, khoảng từ 2 đến 3V.
                                Siêu tụ giả điện dung tiêu biểu được chế tạo từ vật liệu Rutini oxit, hoạt động trên cơ sở của quá trình Faraday. Tức là có sự tích trữ quá nhiều hoặc quá ít điện tử trên hai bản điện cực do lực đẩy ở gần chúng mà không có sự thay đổi trạng thái oxy hóa hóa học. Quá trình này tương đối giống quá trình phóng nạp của Pin, nhưng các điện tử tham gia phản ứng không phải thuộc vùng hóa trị mà thuộc vùng dẫn, và phản ứng không làm biến đổi cấu trúc pha của vật liệu.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X