Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
[MENTION=149631]KVLV[/MENTION] :
Em đã dựa vào " máy móc " để điều chỉnh cho số đo tương đối khớp so với các thiết bị đo khác. Tuy nhiên việc này là hơi khó khăn, nhất là với các linh kiện cần phải được chuẩn hóa. Ví dụ như con R0.47, trước khi đưa vào thực tế em đã ktra giá trị của nó là 0.57 ôm, và trong công thức tính toán cũng phải chia nó với 0.57, chứa 0.47 là không chính xác.
Hiện trạng thứ 2, khi chưa đưa tải vào đo, thì nguồn AVCC đủ 5v, nhưng càng tăng dòng lên, thì điện áp nguồn AVCC càng giảm xuống, không còn chính xác ở 5v nữa. Như vậy tỷ lệ thuận với việc báo sai. Mắc dù chỉ chung GND, nguồn cấp cho VDK hoàn toàn khác. Lưu ý là nếu thử không tải thì hoàn toàn chính xác!
Theo "ngu ý " của em thì nên đưa vào chân AVCC hoặc AREF chuẩn là 2.5v thì hay hơn (?). Vì nó được "ổn áp" từ 5v xuống 2.5v thì sẽ rất ổn định.
Cũng tương tự ta sẽ thay cầu chia áp cho "Volt meter" là R2 = 18k, R1 = 198k (dùng biến trở) = 2.5v
Vậy công thức sẽ sửa lại là :
v = adc_data[0];
v= ((v*2.444)/18)*216;
Còn để đo dòng thì em chưa rõ, có cần phải thay con 0.47 bằng con nào khác giá trị không, mong các bác góp ý.......
Khi bác giảm xuống 2,5v thì 1adc=~2,44mv điện áp đọc dc sẽ mịn hơn
Cái vụ của em thì h em làm thêm con rơ le.Để tuỳ ở mức điển trở mà sử dụng cầu chia áp khác nhau.
Cái này mình làm là để phục vụ cho mạch Boost buck mà bác KVLV đưa ra, nên chỉ tính toán trong phạm vi 30v - 3A thôi.
Mà bác nói "Khi bác giảm xuống 2,5v thì 1adc=~2,44mv điện áp đọc dc sẽ mịn hơn " là ý gì, em ko hiểu, bác có thể giải thích kỹ hơn được ko?
Vậy con trở 0.47 để lấy "áp" đo dòng thì có phải thay đổi ko? hay chỉ cần chỉnh lại công thức? mà chỉnh công thức thì tính toán thế nào ạ?
Cái này mình làm là để phục vụ cho mạch Boost buck mà bác KVLV đưa ra, nên chỉ tính toán trong phạm vi 30v - 3A thôi.
Mà bác nói "Khi bác giảm xuống 2,5v thì 1adc=~2,44mv điện áp đọc dc sẽ mịn hơn " là ý gì, em ko hiểu, bác có thể giải thích kỹ hơn được ko?
Vậy con trở 0.47 để lấy "áp" đo dòng thì có phải thay đổi ko? hay chỉ cần chỉnh lại công thức? mà chỉnh công thức thì tính toán thế nào ạ?
bác k phải thay con trở đâu.khi dùng 2,5v adc 10 bit thi ct:điện áp v=adc*2,44(chưa tính cầu chia áp nhé).từ đấy suy ra giá trị Da,dòng điển của bác theo các giá trị điện trở trong mạch thôi.
Nôm na là thế này.thay 4,88=2,44.
Nếu dùng 5v thì màn hình hiển thị vd:2050mv,2055mv.
Còn dùng 2,5v tthif màn hình hiển thị :2050mv,2052,5mv,2055mv.(đây là em vd.chưa tính cầu chia áp nhé)
[MENTION=149631]KVLV[/MENTION]
Đúng như dự tính, khi chuyển về so sánh ở điện áp 2.5v, volt và Amp đều ổn định hơn, và có vẻ như chính xác hơn. Em đang dịch đoạn video để các bác xem...
Còn đây là hình ảnh DVM được "chuẩn hóa"...
[MENTION=238347]ngocanh77[/MENTION]: Lâu nay tôi để bác "chơi" có 1 mình...
Tôi "bận" quá với vài project của mạch boost, cần vẽ và thử nghiệm... mà cũng chẳng xong. Cái dvm project này có đủ đồ rồi chỉ cần ... ngồi ráp thử... mà chẳng có thời gian..
Khoe với bác là tôi "mới" tậu cái music spectrum analyzer dùng led matrix nên "phải" làm mạch nguồn 5V cho nó dùng nguồn từ pin li ion hoặc ac.
music spectrum analyzer là mạch hiển thị dùng led matrix, đèn nháy theo nhạc ý....
[MENTION=149631]KVLV[/MENTION] :
Đây là đoạn Video em "làm vội", mời các bác xem...
PS : Nếu nội dung video này các mod cho rằng bài viết có ý quảng cáo, mod vui lòng xóa dùm bài viết. Tôi chỉ nghĩ cái gì thì cũng cần phải có "tên tuổi - xuất sứ". Cảm ơn nhiều!
Hồng sâm hay còn gọi là Red Ginseng, được làm khô từ nhân sâm tươi Hàn Quốc 6 năm tuổi thọ. Người ta chỉ thu hoạch khi hồng sâm có phần ruột và da màu đỏ hoặc màu nâu vàng đậm. Tuy hồng sâm được xem là thảo dược bổ nhưng không thể...
Bác Vị học ở Cao thắng à thật là ngưỡng mộ , lớp đệ tứ em học ở Nguyễn thượng Hiền chỉ được học cơ khí nguội ở trường Nhân Văn trong 3 tháng hè do các thầy ở Cao Thắng dạy ....
Thì bác thấy đó, theo công thức của cháu Q = w.n.S.d, trong đó:
- w [vòng /phút]: tốc độ quay của mô tơ đo được khi gắn cánh quạt thì cánh vuông với trục hay lệch góc mấy độ cũng đâu còn ảnh hưởng gì nữa, nó thể hiện luôn ở giá trị w đo được rồi còn gì.
- n: số lượng lá cánh...
Mặt phẳng cánh quạt lệch 1 góc so với trục nên nhìn theo phương vuông góc với trục ta sẽ "thấy nó có một độ dày d", đây chính là chiều cao của "hình trụ tròn rỗng ruột" theo trục của quạt có thể tích V = d * S_vành khăn....
Comment