Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Power Amplifier & Accessories

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Ông già Văn kia gạch đá gì chú NguyenLabs thế? hj hj
    Đúng là Pre hay với khả năng không làm màu tín hiệu âm thanh thì ghép với amp mà người nghe kiểu: ah ta phải có EQ thì loa ta mới hoành tráng khó lắm!
    Hồi sinh viên cách đây mười mấy năm mình nghi ngờ khả năng oánh direct mà cẫn cho âm thanh uy lực. Nhưng năm 2000 thằng bạn nhà bên nó mở óc cho mình ngay lập tức. (nó và ông già đều là kỹ sư điện tử chuyên nghiệp hơn mình chỉ là dân Hamradio)
    Bộ dàn đầu tiên mình nghe là loa Heco Metron ghép với JEFF ROWLAND và pre-pow SOVEREIGN các bác ạ! Cả xóm phải rung chuyển trước bộ dạng mảnh khảnh của bộ dàn
    By three methods we may learn wisdom:
    First, by reflection, which is noblest;
    Second, by imitation, which is easiest;
    and third by experience, which is the bitterest

    Comment


    • #47
      Bạn Phương nói đúng rồi, đó là điểm khác biệt giữa thiết bị chất lượng cao và thiết bị ''kêu cho có tiếng người''.
      Thiêt bị chất lượng cao, nó tôn trọng sự thật, có sao nghe vậy, không thêm âm sắc vào. Thiết bị hi-fi bao giờ cũng có đường direct để cho ai có yêu cầu cao thì dùng đến, không qua hệ thống tone - âm sắc. Thiết bị hi-end thì không có mạch tone luôn.
      Một thiết bị dở, nghe không nó thì chả ra gì, thế nên phải có bass-treble, tone, equalizer chỉnh hình chữ V cho nịnh tai, bass êm êm, tép mịn mịn.

      Comment


      • #48
        Liệu rằng đáp tần từ input qua ampli ra output còn bằng phẳng không hay là nó đã bị sụm 2 đầu? Ta đo đạc nó bằng cách nào? Tại sao phải có tụ bù tần và bù dung kháng bên trong sò FET?
        Các mạch tone US thường (không phải luôn luôn) có 2 đường làm phẳng đáp tần trước khi tới phần chỉnh tone. Nhưng theo tớ phần tone/ EQ không phải là phần thừa mà là để phục vụ cho nhu cầu tai người không nhạy/ yêu thích các dải tần khác nhau.
        VD: KHi nghe 1 bản hòa tấu, anh A thích nghe tiếng violon, thì anh ta chỉnh EQ để nghe rõ tiếng đó; anh B thích nghe tiếng chập-cheng , thì anh B chỉnh EQ để nghe rõ tiếng chập-cheng. Vậy thì nâng biên độ dải tần lên có phải là "màu" ? Theo tớ thì không phải, vì nó không làm sái giọng anh ca sĩ C hay D, không làm biến dạng tiếng guitare của anh E. . Nếu nâng biên độ dải tần lên là "màu", vậy thì tín hiệu đang sụm 2 đầu dải tần mà được ampli nâng lên cho phẳng cũng bị gọi là màu . Và nếu như vậy thì các hệ thống SUB dù cao cấp mà có volume riêng cho speaker (chưa nói tời bass treble) cũng bị gọi là "làm màu" ?
        "Màu" là phải làm biến dạng tín hiêu gốc, như DJ mới gọi là biến dạng (vừa biên độ, vừa tần số, vừa mix thêm vào hiệu ứng vd như surround trong khi âm thanh gốc không có surround hoặc là cho tiếng nhão ra hoặc rút ngắn hoặc cắt mất tần như tiếng robot chẳng hạn.. )
        Vài lời góp ý vì đa phần người ta hay nhầm lẫn giữa 2 cái trên.
        Last edited by tepriu; 28-06-2013, 11:44.
        Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
        <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

        Comment


        • #49
          Và ngoài mục đích để bù lại khiếm khuyết / sở thích tai người nghe tone còn có tác dụng bù khiếm khuyết của cặp loa của người đang sở hữu.
          Nếu có ampli xịn rồi mà có cặp loa hơi thiếu treble chẳng hạn, thì đáng lẽ ta vò đầu bức tai khoặc khổ sở vì nghe "không hạp", ta chỉ cần tăng treble hoặc hạ mid và low xuống sau đó tăng volume lên thôi. KHi đó có vẻ như âm thanh đều hơn. Quá dễ đúng không nào

          Và ngoài ra nó cũng bù cho khiếm khuyết của đầu đĩa phát tín hiệu vì không phải đầu đĩa nào cũng xịn, cũng đưa ra tín hiệu đầy đủ mà không bị mất
          Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
          <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

          Comment


          • #50
            Lão nguyenlap phản bjện sao khj hôm trước có phát bjểu trong mạch nap 135 có mạch EQ. Phảj chăng hãng Naim cũng làm ra âm ly ko hay. Nên phảj tích hợp eq vào đó?
            Nhiễu điều phủ lấy giá gương
            Người trong một nước phải thương nhau cùng

            Comment


            • #51
              Tụ hồi tiếp đáp tần cao. Tính toán nó bằng Zc = 1/(2.pi.f.c). Để hồi tiếp âm, chống giao động. MOSFET dùng ở cực cổng và máng với mục đích duy nhất: chống giao động. Dĩ nhiên chống là có hy sinh BW. Nhưng với 1 giá trị nhỏ hơn trăm pico Farad, nó cũng ko ảnh hưởng nhiều, vì biên độ tín hiệu tại đây là max rồi (do tầng xuất chủ yếu đệm dòng).

              Nói chuyện về điều này có 2 trường phái, 1 là dùng mạch lọc âm sắc, loại kinh kiện để tạo ra chất âm mình muốn. 2 là tôn trọng sự thật, tất cả các mạch điện, phải hoàn toàn trung thực. Kết quả đầu ra là thứ mà thiết bị có thể tạo dựng được, chưa vừa ý?! => Đổi thiết bị => Con đường tốn kém & đau khổ.

              Trường phái thứ 1, có lẽ là nhiều nhất. Đi đâu cũng gặp, làm gì cũng thấy. Cái ampli cỏ nhà mình, dàn hi-fi nhà hàng xóm... Không cần phải nói về nó nhiều. Giá thì vô chừng, 300k 1 cái đầu DVD, 600k/cái ampli, cỡ đó cho cặp loa, chỉnh chọt bass mid treble trên aux & master cũng hát ông ổng như ai.

              Trường phái thứ 2, có lẽ là mảnh đất của các hãng hi-end, con đường cuối mà Audiophile muốn vươn tới. Dĩ nhiên, điều này nói về bán dẫn solid state, đèn nó có nhiều điểm vô lý, nhưng nó lại hợp ý.

              Khả năng bóc tách âm thanh, tách bạch, chi tiết, thoải mái... là những thứ quan trọng, và thiết bị hi-end nào cũng phải đạt được.

              Bác Tép đi nghe thử 1 hệ thống hi-end và hệ thống hi-fi đi. Rồi sẽ biết tại sao. Hi-end sẽ không có tiếng bass uy lực, khủng khiếp lấn át như hi-fi. Cũng ko có tiếng tép cao vút, như khi dùng tone chỉnh...
              Giá trị của hệ thống hi-end ở chỗ đó.

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi nongdanfo Xem bài viết
                Lão nguyenlap phản bjện sao khj hôm trước có phát bjểu trong mạch nap 135 có mạch EQ. Phảj chăng hãng Naim cũng làm ra âm ly ko hay. Nên phảj tích hợp eq vào đó?
                Trước khi hỏi gì đó, bác cũng nên nhìn cái mạch cho rõ rồi hỏi.
                Ai bảo dùng equalizer là chỉ phục vụ cho chuyện ''hay'' và ''không hay''.
                Bác có bao giờ nhìn Graphic EQ của 1 hệ thống chuyên nghiệp không?! High pass + low pass, cắt sạch -6dB@31Hz, >16KHz. Tại sao nó cắt?! Trong khi âm thanh người nghe được là 20Hz - 20KHz mà.
                Tầng xuất Naim là kiểu tầng xuất gì?! Là kiểu tầng xuất đó thì đặc tính giữa nửa dương & âm nó thế nào?! Tại sao giá trị của mạch Equalizer nó khác nhau?!
                Bác thử trả lời xem?!

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi NguyenLabs Xem bài viết
                  Tụ hồi tiếp đáp tần cao. Tính toán nó bằng Zc = 1/(2.pi.f.c). Để hồi tiếp âm, chống giao động. MOSFET dùng ở cực cổng và máng với mục đích duy nhất: chống giao động. Dĩ nhiên chống là có hy sinh BW. Nhưng với 1 giá trị nhỏ hơn trăm pico Farad, nó cũng ko ảnh hưởng nhiều, vì biên độ tín hiệu tại đây là max rồi (do tầng xuất chủ yếu đệm dòng).

                  Nói chuyện về điều này có 2 trường phái, 1 là dùng mạch lọc âm sắc, loại kinh kiện để tạo ra chất âm mình muốn. 2 là tôn trọng sự thật, tất cả các mạch điện, phải hoàn toàn trung thực. Kết quả đầu ra là thứ mà thiết bị có thể tạo dựng được, chưa vừa ý?! => Đổi thiết bị => Con đường tốn kém & đau khổ.

                  Trường phái thứ 1, có lẽ là nhiều nhất. Đi đâu cũng gặp, làm gì cũng thấy. Cái ampli cỏ nhà mình, dàn hi-fi nhà hàng xóm... Không cần phải nói về nó nhiều. Giá thì vô chừng, 300k 1 cái đầu DVD, 600k/cái ampli, cỡ đó cho cặp loa, chỉnh chọt bass mid treble trên aux & master cũng hát ông ổng như ai.

                  Trường phái thứ 2, có lẽ là mảnh đất của các hãng hi-end, con đường cuối mà Audiophile muốn vươn tới. Dĩ nhiên, điều này nói về bán dẫn solid state, đèn nó có nhiều điểm vô lý, nhưng nó lại hợp ý.

                  Khả năng bóc tách âm thanh, tách bạch, chi tiết, thoải mái... là những thứ quan trọng, và thiết bị hi-end nào cũng phải đạt được.

                  Bác Tép đi nghe thử 1 hệ thống hi-end và hệ thống hi-fi đi. Rồi sẽ biết tại sao. Hi-end sẽ không có tiếng bass uy lực, khủng khiếp lấn át như hi-fi. Cũng ko có tiếng tép cao vút, như khi dùng tone chỉnh...
                  Giá trị của hệ thống hi-end ở chỗ đó.
                  OK, thanks bác, nhưng 2 cái trên nó lại không hợp với nhau. VD ampli đèn thì có hài bậc lẻ --> vậy là nó không trung thực vì qua ampli đèn tín hiệu bị thêm 1 chút méo hài (Tépriu gọi là mắm muối, cái mà chính xác phải gọi "màu mè" là cái này ). Hi-end là vậy sao? cái mà audiophile muốn vươn tới là vậy sao? . Thế thì tớ chỉ muốn là "Radiophile" thôi. Bán dẫn solid state mình sẽ bàn tiếp sau nữa.
                  Last edited by tepriu; 28-06-2013, 15:28.
                  Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                  <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                  Comment


                  • #54
                    Bác Tép lại có vấn đề về đọc hiểu.
                    Đoạn trên nói, ngoại trừ đèn, vì nó có nhiều điểm vô lý về phương diện kỹ thuật.

                    Đèn bán dẫn, bản thân nó ko ưu việt tí nào, về phương diện kỹ thuật.
                    Ampli đèn, mọi thông số đều chán, Bandwidth, Slew rate, Rise time, THQ... Méo hài, méo phi tuyến, méo mó lung tung (nhưng ko có méo xuyên lẫn).
                    Hồi 20t em nghe thì chê nó đủ đường, tép ko sắc, bass lờ đờ, ko áp lực, mid to thế. Hài sóng gì đó là do khuyết điểm của linh kiện, nhưng rồi nó được đa số thích và biến nó thành ưu điểm.
                    Nhưng 30t thì nó khiến em nhớ nhung...

                    Và em nói luôn, em dùng qua hơi bị nhiều thứ tone controller, bass treble, equalizer, dân dụng lẫn chuyên nghiệp hàng hiệu đắt tiền (BSS, DBX, Behringer, Mackie - không chơi đồ NT)... không bao giờ tạo 1 được 1 âm thanh như vậy, càng nhiều thiết bị tone nối tiếp, âm thanh càng trở nên vô hồn, tuy có vẻ êm tai thật đấy. Nhưng nghe 1 lúc là chỉ muốn tắt. Hồi đó em cứ ngỡ là âm thanh đó sẽ tạo được bằng 1 hệ thống nhiều tone controller, software nhưng đến 1 ngày, em nhận ra: bất lực!
                    Con đường đi đến Hi-end đâu có dễ vậy .

                    Ở đây là đang nói về bán dẫn. Bác đang đi trên con đường gây tranh luận nhiều ở những năm trước, giữa phe Hi-end & phe tạo lập bằng tone controller.
                    Kết quả ra sao thì không biết, nhưng hầu như, phe controller cũng âm thầm đi mua thiết bị hi-end về nghe, khi có đủ điều kiện.
                    Năm 2010 trở đi, khắp các diễn đàn mạng tây & ta, không ai tranh cãi gì nữa. Bởi họ đã biết giá trị của thiết bị hi-end là như thế nào.

                    Bên kia có topic ''Hi-end cho sinh viên nghèo''.
                    Thế sao bác Green Age không hướng dẫn làm mạch tone, và 1 cái amp solid state thường thường, phối ghép 2 thứ đó lại, và tạo ra 'hi-end''?!
                    Bởi điều đó là không thể đúng không.
                    Nên bác ấy mới hướng dẫn về các mạch điện đơn giản, chất lượng cao, ít tốn kém, phù hợp với đại đa số các bạn ''sinh viên''.

                    Comment


                    • #55
                      Hì hì , bản thân mạch của GreenA đã là gọn gàng và hiệu quả về chi phí nên không cần Pre, topo gần giống như 1 mạch dùng cho loa bookshef của Onkyo ở phần đuôi. Mạch đó tớ làm nghe thử rồi. So so (dễ làm & nghe tốt). 2 end là 1 từ ví von hết sức ngộ nghĩnh . Ở đây không bàn mạch của GreenA và đèn nữa, mất công bị chém.
                      Về phần bán dẫn nói chung nếu Nguyenlab nghe qua nhiều và làm nhiều rồi thì có khi nào nghĩ thế này: Thêm hài bậc lẻ vào mạch bán dẫn để cho âm thanh nó như ..đèn, để mà nhớ nhung ...?
                      Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                      <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                      Comment


                      • #56
                        Em nhớ ko nhầm thì hàj của tube lá hàj chẵn chứ nhể?
                        Nhiễu điều phủ lấy giá gương
                        Người trong một nước phải thương nhau cùng

                        Comment


                        • #57
                          Em thì chưa được tiếp xúc nhjều vớj thiết bị prồ như bác. Nhưng em hjểu thế này.
                          Có ông kia chơj loa toàn dảj. Mà đã là toàn dảj thì nó đủ dảj tần rồj. Nhưng phảj sắm thêm đôj treble ribon tần số lên tới 4 mấy kj lô héc. Hoá ra ông ý taj dơj à?
                          Em đc nge một loạj tương tự. Đúng lá tjếng treble hay thật. Nhưng đó là hjend mà ta muốn vươn tớj.
                          Prô fet sơ ? Nó phục vụ nhu cầu gì ? Có phảj là home? Hay phòng thu, hay hộj trường? Hay ngoàj trờj. Nếu hộj truờng hay ngoàj trờj thì chả cần đến tjếng tép hàng mấy chục khz làm chi. 31 hz là quá đủ cho tjếng bass mạnh và khoẻ khoắn. Nếu cắt thấp thì tốn loa tốn công suất amp và amp cũng phảj xịn nhá.
                          Bác thử đem cục sub ra ngoàj trờj đánh xem. Nge phẹt phẹt chả ra gì. Ngồj gần mớj rõ tiếng. Trong khj đó tjếng tép lạj ít xuy hao hơn nhjều lần. Em nghĩ ng ta muốn tốj ưu hệ thống đó thôj.
                          Có j ko phảj các bác cứ chém mạnh
                          Nhiễu điều phủ lấy giá gương
                          Người trong một nước phải thương nhau cùng

                          Comment


                          • #58
                            Không, chưa bao giờ nghĩ đến việc thêm hài này hài nọ vào. Bán dẫn khác đèn, thêm hài sóng vào nghe nó sẽ lộn xộn, rối, thiếu tách bạch. Ai đã từng nghe Sanyo LA4440 thì biết. Âm thanh tốt, nhưng méo hài quá nhiều.

                            Bán dẫn cần sự tách bạch âm thanh. Ampli rẻ tiền khi trình diễn thường tạo thành 1 cục rối mù ngay trước mặt.

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi NguyenLabs Xem bài viết
                              Không, chưa bao giờ nghĩ đến việc thêm hài này hài nọ vào. Bán dẫn khác đèn, thêm hài sóng vào nghe nó sẽ lộn xộn, rối, thiếu tách bạch. Ai đã từng nghe Sanyo LA4440 thì biết. Âm thanh tốt, nhưng méo hài quá nhiều.

                              Bán dẫn cần sự tách bạch âm thanh. Ampli rẻ tiền khi trình diễn thường tạo thành 1 cục rối mù ngay trước mặt.
                              Vậy NGuyenlab có thử nghe "high end cho sinh viên nghèo" chưa? . Nó rẻ bèo nhèo luôn. mất 20 phút cắm lên breakboard thôi. Nên nghe thử. Chỉ là hỏi thôi, để đánh giá cấp độ làm bán dẫn.
                              Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                              <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                              Comment


                              • #60
                                Một câu hỏi nữa, NgL có từng làm bán dẫn( và IC như LM) hồi tiếp dòng chưa? nghe thế nào?
                                Tôi học hỏi hiểu biết của bạn và chia sẻ hiểu biết cho bạn.
                                <... vứt bỏ những cái vô dụng để có chỗ chứa những cái hữu ích ...>

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                NguyenLabs Tìm hiểu thêm về NguyenLabs

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X