Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Lâu quá không vào diễn đàn, bi giờ vào thấy mọi thứ đều ... lạ quắc.
Nhìn trong thư mục "thông báo" thì có những hơn 4000 thư, và hơn 200 visite post, không biết làm sao trả lời nổi, nên vào "đại" cái luồng quen thuộc của mình, trả lời được chăng hay chớ vậy thôi (hic, ưu tiên các câu hỏi "khó").
- quangminhkt (05-05-13): chào bạn Lan Hương. mình muốn mua bộ đổi điện từ 12v lên 220v công suất 1000w. bạn giúp đỡ mình nhé. chân thành cảm ơn bạn.
Bộ Inverter 12/220 dùng kỹ thuật Lan Hương đang được lắp hàng loạt với giá rất "kinh tế", do CTy Vũ Lân sản xuất (trong cụm CTy Quốc Phòng 75), đường Cầu Bươu (Phan Trọng Tuệ), Thanh Trì, HN. Liên hệ : 52 Cầu Bươu. Cellphone : 0963916791
- croket_2512 (18-03-13) Chào chị lanhuong!
Em có một thắc mắc muốn hỏi là liệu sóng radio có thể gây nhiễu lên đường điện AC 220V/50Hz được không? Hoặc các mạch điện tử được không?
Sở dĩ, có câu hỏi như thế là vì khi e dùng nguồn 7805 để phân cực cho BJT, dùng VOM kiểm tra các thông số DC thì không nhận được một giá trị cố định và toàn là số liệu bất thường!
Trong khi đó, mang mạch đến địa điểm khác thì việc đo kiểm không sao. Nhưng cứ ở nhà thì lại bị, và khoảng 12g đêm, sau khi các đài phát tắt hết, thì việc đo kiểm diễn ra bình thường!
Vấn đề này đến nay em vẫn chưa khắc phục được, em đã post topic này lâu rồi nhưng bó tay: http://www.dientuvietnam.net/forums/...cho-bjt-42836/
Sóng điện từ truyền trong mọi dạng vật chất, kể cả chân không, vì vậy nó truyền lên đường dây dẫn điện cũng là .... bình thường. Vì thế mà có kỹ thuật PLC (Powerline Communication), là truyền tín hiệu cao tần theo dây dẫn điện để làm rất nhiều chuyện, trong đó có việc điều khiển thiết bị trong gia đình hay cụm dân cư, thậm chí truyền tín hiệu multimedia. Đây là ứng dụng rất hữu ích, giải quyết rất nhiều vấn đề trong truyền dẫn tín hiệu nội bộ.
Biện pháp giảm nhiễu thông thường là dùng các bẫy cộng hưởng LC, hay đơn giản là dùng các tụ điện có trị số phù hợp để nối tắt các dao động cao tần này. Một số thiết bị cho phép đánh giá dải tần nhiễu, xung lực nhiễu, công suất nhiễu v.v... để xc định trị số linh kiện thích hợp.
- kakathinh (26-02-13 ) ...đang có đồ án thực tập nhận thức về làm mạch nạp acquy, mà thầy em yêu cầu làm mạch nạp thì nguồn dòng được nạp 80% thì ngắt dòng và bắt đầu nạp nguồn áp.qua tìm hiểu em có thấy cái mạch nạp của chị trên diễn đàn,vậy chị cho em hỏi trong cai mạch đó hoạt động theo nguyên lí nạp áp,nạp dòng hay nạp dòng-áp ạ,nếu nạp dòng áp thì khối nào nạp nguồn dòng, khối nào nạp nguồn ạp ạ.chị có thể điều chỉnh mạch đó để phù hợp với yêu cầu giống em nói đuọc không ạ.thank chị nha...
Bạn nên post yêu cầu thật cụ thể (loại ắc quy, dung lượng, điện áp v.v...), Lan Hương sẽ trả lời cặn kẽ cho bạn.
- bacphat (02-02-13) ... đang muốn làm một mạch âm ly 2 kênh R L khoảng 200W với 2 đường mic in, dùng các linh kiện dễ kiếm như C1815, A1015, 4558 và chỉ cùng các transistor như D718,B668 chị có thể thiết kế cho em một mạch để có thể hát đc không
vvthuy92 - 09-12-12 mình cũng đang tìm hiểu về amply công suất lớn, tìm hiểu nguyên lý làm việc, cũng như việc thiết kế, lắp ráp mạch amply công suất lớn, hay Đầu Đẩy ấy. vậy bạn có tài liệu, sơ đồ nguyên lý liên quan, với kinh nghiệm thì giúp đỡ cho mình với nhé.
Yêu cầu này không khó nhưng vấn đề rất rộng, cần trả lời từng bước, mời bạn đón xem bài trả lời sắp tới.
- doan dt (24-11-12) ... đã đọc một số bài của chị về thu phát sóng RF! e cũng thích lắm!e cũng muốn có thể tự mình làm được một mạch thu phát sóng RF để điều khiển cái gì đó chơi. Nhưng e muốn mình phải hiểu hơn về mạch vì e chưa biết gì nhiều! Chị có tài liệu nào nói về các mạch thu phát sóng RF không cho e xin với! e cũng muốn có thêm kiến thức!mong chị zúp cho!
Hãy nghe theo lời anh Quế Dương nói ở một nơi nào đó : "cao tần là cứ phải làm mới biết". Tài liệu về RF thì dẫy đầy, với rất nhiều thứ tiếng. Chi bằng bạn hỏi một mạch cụ thể, Lan Hương sẽ phân tích nó và nêu các "yếu lĩnh" cần thiết để thực hiện thành công cho mọi người cùng nhau tham khảo, sau đó ta mở rộng dần ra, nâng dần mức độ, cấp độ "nhận thức" mạch.
- congtuxudoai (21-11-12) ... đang làm đồ án tốt nghiệp về sạc không dây. nhưng mà em dùng 555 tạo dao động. nhưng chỉ được tầm hơn 100KHz. em muốn nâng tần số cho mạch thì làm như thế nào ạ? em muốn mạch dao động ở tân số khoảng 5-10MHz. chị giúp em thiết kế phần dao động với ạ.
Trong công nghệ sạc không dây, chọn dải tần là rất quan trọng vì nó cần tránh can nhiễu cho thiết bị khác. Nếu muốn tần số 5-10 MHz thì dùng dao động thạch anh. Ở HN thì ra Loan Ngọc, 25 Trần Cao Vân là có thạch anh với tần số vừa ý.
- frankie (05-11-12) ... Em đang làm luận văn về Mạch giao tiếp RF ở băng tần 2.4 GHz và 5.8GHz dùng IC MAX2829.
Link: HardwareUsersGuides/RadioBoard_v1.4 – Rice University WARP - Wireless Open-Access Research Platform
Em thường Layout Board bằng Orcad, Em muốn hỏi chị chút về cách tính toán đi dây và mạch nên vẽ thế nào cho phần cao tần để phồi hợp trở kháng tốt ở Anten.
Phần mềm NI MultiSim khi ra layout có đánh giá can nhiễu, độ lợi và cả các chỉ tiêu trường của bo mạch, đây là phần mềm thiết kế mạnh nhất thế giới hiện nay (OrCAD, Eagle v.v... không phải tệ nhưng dùng phần mềm ***** thì những ứng dụng cấp cao đều ... không còn).
Tạm thời vài câu đã, hic, mấy nghìn câu thì chắc phải phân loại, gom lại v.v... để trả lời. Không thì hơn 4000 câu hỏi mà trả lời lung tung chắc ngộp thở mà chểt.
Thân ái chào các bạn. Chúc một weekend vui vẻ và may mắn.
Thành viên này có rất nhiều lý thuyết được xếp vào loại uyên thâm, nhưng bởi một số thành viên không có thiện chí suốt ngày chỉ tìm vết bới lông ( những thành viên này chuyên uống vinasoi) nên phải ẩn mình một thời gian.
Bạn thử đọc các bài của LH sẻ rõ.
wikin : ….là sinh viên ngành điện tử y sinh ĐHBKHN. Em đang thực hiện đồ án về phát hiện bọt khí trong ống dẫn máu bằng sóng siêu âm. Để phát hiện các bọt khí nhỏ (d=1mm) em cần 1 sóng siêu âm có tần số cỡ Mhz. Nhưng em chưa thể tìm được nguồn siêu âm nào đáp ứng dc nhu cầu, có bán ở Việt Nam và phù hợp với túi tiền sinh viên. Được biết chị đã từng làm về mạch phát hiện bọt khí hoạt động ở tần số 33Mhz. Vậy chị có thể vui lòng giúp em trong việc làm cách nào để tạo ra sóng siêu âm có tần số cao như vậy không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!
Vài bạn có thể thắc mắc về việc siêu âm làm sao lại có tần số cao “như thế”, thực ra chỉ cần chú ý vấn đề bản chất, rằng siêu âm là sóng cơ học thì hiểu ngay.sóng siêu âm không “care” tần số.
Muốn tạo sóng siêu âm tần số cao, chỉ cần tạo dao động điện có tần số tương ứng, khuếch đại công suất đến mức cần thiết rồi đưa vào vật chất điện giảo (Ionic Polimer hay gốm áp điện) hoặc từ giảo (thông qua cuộn dây) gọi là chấn tử (element). Chất điện giảo (và từ giảo) thay đổi kích thước theo xung điện này, tạo ra sóng cơ học mà chúng ta gọi là siêu âm ý mà.
Dao động khuếch đại chấn tử Sóng siêu âm
Một chú ý khi thiết kế mạch, là tổng trở ngõ ra của mạch điện siêu âm nhỏ hơn rất nhiều với mạch Tx máy phát sóng điện từ. Chú ý nhỏ khác là phát sóng điện từ vẫn có phát xạ sóng siêu âm, và máy phát sóng siêu âm vẫn có bức xạ song điện từ (một phần tổn hao cơ học của siêu âm bức xạ thành sóng điện từ. Cũng vậy, một phần tổn hao sóng điện từ làm co dãn các thành phần máy, tạo ra sóng siêu âm).
mr_longrich : … Xin chị tư vấn cho em làm 1 mạch biến áp điện lưới nhà 220VAC qua điện áp 100VAC. Vì nhà em có vài máy công cụ cầm tay nội địa Nhật (máy khoan, máy mài, máy cưa, ...), chỉ xài điện áp 100V. Công suất từ 500W đến 2200W. Động cơ 1 pha. Có máy sử dụng điều tốc (máy khoan).
Em có thấy chị hướng dẫn 1 mạch biến áp bán dẫn dùng 555 và biến áp xung. Nhưng em không chuyên về điện tử nên 1 số chỗ em không rõ. Mong chị có thể hướng dẫn mạch kỹ 1 chút được không ạ.
Ví dụ như phần 555 thì mình sẽ đấu biến áp xung vào chân nào, rồi biến áp xung, trans công suất sử dụng loại nào thì phù hợp với công suất tiêu thụ như em có đề cập ở trên.
Chị có thể hướng dẫn em làm 1 mạch hoàn thiện được không.
Và 1 điều nữa, mình có thể nâng công suất tối đa mạch biến áp này lên bao nhiêu ạ?
Vấn đề này đã có khá nhiều người hỏi, và LH cũng đã trả lời. Một mạch cắt điện áp hình Sin / 220V / 50 Hz thành các xung 50% duty cho phép tạo ra điện áp hình Sin 110V / 50Hz hoàn hảo. Ở CTy Vũ Lân sử dụng công suất là MosFet IRF460 thì công suất có thể dùng đến 2,2 KW.
Mạch có thể phát triển lên hàng chục, thậm chí hàng trăm KW với IGBT hoặc GTO.
luong1977 : Bên nhà máy anh đang sử dụng 25 con động cơ 3 pha 2,2kw lồng xóc tốc độ 2850v/phút, hiện nay do nhu cầu sử dụng thay đổi nên muốn giảm tốc độ xuống còn 900v/phút (mô men không đổi) và 4 con động cơ 3 pha 5,5kw từ tốc độ 1500v/phút xuống còn 150v/phút ( mô men không đổi ).
Nếu dùng :
- Biến tấn có sẵn trên thị trường thì giá thành cao và nhiều chức năng không cần thiết .
- Hộp giảm tốc hoặc kết cấu puly để giảm tốc thì cồng kềnh không có không gian để lắp .
Được biết e có thể thiết kế được mạch điện tử để giảm tốc cho động cơ, nên bên a muốn mua sp này của e để sử dụng .
Cái mà anh cần, Lan Hương thiết kế với tên gọi là Inverter 1-to-1 và Inverter 1-to-3, CTy Vũ Lân đang sản xuất (trong cụm CTy Quốc Phòng 75), đường Cầu Bươu (Phan Trọng Tuệ), Thanh Trì, HN. Liên hệ : 52 Cầu Bươu. Cellphone : 0963916791.
thanhtoan_ ; kenken01 ; agnort và vài chục bạn khác : … sơ đồ nguyên lý mạch converter 2 ; … nếu có cả bản layout thì cho em luôn v.v…
Mạch Converter – Inverter Lan Hương đang dùng hiện nay là Converter Lan Hương 11, do đó đã bỏ các thiết kế ... hơi xưa đó lâu rồi. Điều khác so với những phiên bản trước đây là linh kiện hợp lý hơn + thiết kế gọn gang hơn và … kinh tế hơn. Các bạn có thể liên lạc với CTy Vũ Lân nói trên để hỏi mua hoặc nhờ chuyên gia của họ tư vấn.
thấy nghe nói anh lanhuong này rất giỏi , thực hư thế nào có ai biết không
cậu này có mắt mà cũng như m....!muốn biết người ta thế nào thì hãy xem lại các bài họ dã thảo luận và gửi trên diễn đàn đó ,chưa đọc nhiều bài của họ mà đã nói tào lao. phát biểu linh tinh như thế là chưa được,(bài #82)
"Một mạch cắt điện áp hình Sin / 220V / 50 Hz thành các xung 50% duty cho phép tạo ra điện áp hình Sin 110V / 50Hz hoàn hảo"
Chị có thể cho ae biết nguyên lí của cái này không? Và nếu có 1 cái sơ đồ cụ thể nào đó ( khoảng 100W hay hơn thế) thì vô cùng cám ơn chị.....
"Một mạch cắt điện áp hình Sin / 220V / 50 Hz thành các xung 50% duty cho phép tạo ra điện áp hình Sin 110V / 50Hz hoàn hảo"
Chị có thể cho ae biết nguyên lí của cái này không? Và nếu có 1 cái sơ đồ cụ thể nào đó ( khoảng 100W hay hơn thế) thì vô cùng cám ơn chị.....
Mạch điện cũng khá đơn giản, nhỏ gọn, công suất lớn bé do linh kiện công suất quyết định (ví dụ vài trăn Watt thì dùng IRF840; vài KW thì dùng IRF460 hay hơn nữa),
Mạch điện cũng khá đơn giản, nhỏ gọn, công suất lớn bé do linh kiện công suất quyết định (ví dụ vài trăn Watt thì dùng IRF840; vài KW thì dùng IRF460 hay hơn nữa),
"Một mạch cắt điện áp hình Sin / 220V / 50 Hz thành các xung 50% duty cho phép tạo ra điện áp hình Sin 110V / 50Hz hoàn hảo"
Chị có thể cho ae biết nguyên lí của cái này không? Và nếu có 1 cái sơ đồ cụ thể nào đó ( khoảng 100W hay hơn thế) thì vô cùng cám ơn chị.....
Mạch của chị LH chỉ để thổi cơm , đun nước uống được thôi . Nếu dùng để xem phim bằng màn hình LCD Platsma thì lổ màn hình mất .
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Mạch của chị LH chỉ để thổi cơm , đun nước uống được thôi . Nếu dùng để xem phim bằng màn hình LCD Platsma thì lổ màn hình mất .
Lại gặp anh "Đinh Vằn" rồi, nói phải chứng minh chứ anh. Kiểu "phán" không trách nhiệm đó không lẽ cứ theo anh cả đời sao ?
Mạch này sử dụng SMPS, với linh kiện công suất là IR460, được dùng để chuyển đổi điện áp cho motor 2,2 KW , cho máy khoan từ (1,75 KW) ... nói chung đặc dụng cho tải cảm (đang dùng ở CTy Quang Hưng; www.maycongcuquanghung.com). Hiệu suất chuyển năng đạt > 96% nên nhiệt lượng tỏa ra không đáng kể, dùng tản nhiệt rất bé.
Muốn tạo sóng siêu âm tần số cao, chỉ cần tạo dao động điện có tần số tương ứng, khuếch đại công suất đến mức cần thiết rồi đưa vào vật chất điện giảo (Ionic Polimer hay gốm áp điện) hoặc từ giảo (thông qua cuộn dây) gọi là chấn tử (element). Chất điện giảo (và từ giảo) thay đổi kích thước theo xung điện này, tạo ra sóng cơ học mà chúng ta gọi là siêu âm ý mà.
Đây là khái niệm, vì vậy đừng lẫn lộn giữa "điện giảo" và "áp điện". Cũng đừng đánh đồng, coi chúng là giống nhau.
Hiện tượng áp điện có tính thuận nghịch, hiệu ứng thuận là sự xuất hiện điện tích khi vật liệu chịu ứng suất còn hiệu ứng nghịch là sự biến dạng của vật liệu khi đặt trong điện trường. Trong cả hai trường hợp, độ biến dạng tỷ lệ với điện trường. Trong hiệu ứng áp điện nghịch, khi điện trường đổi chiều thì chiều biến dạng cũng đổi theo.
Hiện tượng áp điện khác với hiện tượng điện giảo. Tính điện giảo là một thuộc tính của mọi điện môi - là sự thay đổi kích thước theo trường ngoài, có độ biến dạng tỉ lệ với bình phương cường độ của trường ngoài nên không phụ thuộc vào sự đổi chiều của trường và không có hiệu ứng ngược.
---> Tương tự, vật liệu áp điện có những tính chất khác hẳn so với vật liệu điện giảo.
Đây là khái niệm, vì vậy đừng lẫn lộn giữa "điện giảo" và "áp điện". Cũng đừng đánh đồng, coi chúng là giống nhau.
Hiện tượng áp điện có tính thuận nghịch, hiệu ứng thuận là sự xuất hiện điện tích khi vật liệu chịu ứng suất còn hiệu ứng nghịch là sự biến dạng của vật liệu khi đặt trong điện trường. Trong cả hai trường hợp, độ biến dạng tỷ lệ với điện trường. Trong hiệu ứng áp điện nghịch, khi điện trường đổi chiều thì chiều biến dạng cũng đổi theo.
Hiện tượng áp điện khác với hiện tượng điện giảo. Tính điện giảo là một thuộc tính của mọi điện môi - là sự thay đổi kích thước theo trường ngoài, có độ biến dạng tỉ lệ với bình phương cường độ của trường ngoài nên không phụ thuộc vào sự đổi chiều của trường và không có hiệu ứng ngược.
---> Tương tự, vật liệu áp điện có những tính chất khác hẳn so với vật liệu điện giảo.
Em thử tranh luận một tí, vì có thể giúp nhiều người (trong đó có em) gia tăng nhận thức về vấn đề này.
- Hiện tượng từ giảo ( magnetostriction ) thì nghe nói nhiều rồi, là hiện tượng hình dạng, kích thước của các vật từ (thường là sắt từ) bị thay đổi dưới tác dụng của từ trường ngoài (từ giảo thuận) hoặc ngược lại, tính chất từ của vật từ bị thay đổi khi có sự thay đổi về hình dạng và kích thước (từ giảo nghịch). Trong các sách giáo khoa vật lý cũ ở Việt Nam, người ta còn dùng thuật ngữ "áp từ" cho từ giảo
- Hiện tượng điện giảo ( electrostriction ) ít nghe nói đến, là hiện tượng hình dạng, kích thước của các vật liệu điện bị thay đổi dưới tác dụng của điện trường ngoài (điện giảo thuận) hoặc ngược lại, tính chất điện học của vật liệu điện bị thay đổi khi có sự thay đổi về hình dạng và kích thước (điện giảo nghịch). Một số tài liệu dùng thuật ngữ áp điện để nói đến điện giảo
Như vậy, ở một góc nhìn khác, có thể xem áp điện và Ionic Polimer đều là chất điện giảo. Không biết là em phân tích như thế có gì đúng, sai. Mong được anh chị em trên diễn đàn chỉ giáo.
Đây là những khác nhau giữa điện giảo và áp điện.
1/. Mọi điện môi đều có tính điện giảo. Trong 32 nhóm tinh thể thì chỉ có 20 nhóm có tính áp điện.
2/. Điện giảo: độ biến dạng tỷ lệ với bình phương trường ngoài (thay đổi chiều điện trường không làm đổi chiều biến dạng)
trong khi đó với áp điện: độ biến dạng tỷ lệ tuyến tính với trường ngoài; đổi chiều điện trường thì làm đổi chiều biến dạng.
3/. Điện giảo: không có loại "điện giảo" mà nhờ biến dạng sinh ra điện trường.
Áp điện: có áp điện thuận và áp điện nghịch.
Hay nói cách khác, loại vật liệu mà nhờ biến dạng sinh ra điện trường thì được gọi là áp điện chứ không được gọi là điện giảo.
Đó là định nghĩa, khái niệm tôi được học từ năm 2007 đến nay, chứ không cũ lắm đâu.
P/S: Ngay cả trên link wiki (http://en.wikipedia.org/wiki/Electrostriction) mà bạn trích dẫn cũng đã nói rõ. Đáng ra tôi không cần giải thích gì thêm: Electrostriction is a property of all dielectric materials, and is caused by the presence of randomly aligned electrical domains within the material. When an electric field is applied to the dielectric, the opposite sides of the domains become differently charged and attract each other, reducing material thickness in the direction of the applied field (and increasing thickness in the orthogonal directions characterized by Poisson's ratio). The resulting strain (ratio of deformation to the original dimension) is proportional to the square of the polarization. Reversal of the electric field does not reverse the direction of the deformation.
The related piezoelectric effect occurs only in a particular class of dielectrics. Electrostriction applies to all crystal symmetries, while the piezoelectric effect only applies to the 20 piezoelectric point groups. Electrostriction is a quadratic effect, unlike piezoelectricity, which is a linear effect.
Last edited by HTTTTH; 04-06-2013, 08:22.
Lý do: Thêm P/S
Dạ vài chục mét thì chú tính như vậy được ạ. Chứ chuẩn thì phải tính cả điện trở của toàn bộ chiều dài dây dẫn nhân với dòng điện xem sụt áp có trong khoảng chấp nhận đc hông ạ. Trong mạch điện tử khoảng cách ngắn và mạch...
Theo mình biết thì chọn dây dẫn dựa vào dòng tải. Thường thì tiết diện 1mm2 cho dòng 6A. Nhưng trong các mạch điện tử, như mạch nguồn tổ ong chẳng hạn, dòng đến vài chục Ampe mà đường mạch mỏng dính. Phải chăng điện DC nó khác với...
Em chào các anh và mọi người.
Hiện em đang có 1 con bơm màng trong thiết bị y tế đang gặp tình trạng yếu dần hoặc ngừng hoạt động sau thời gian sử dụng
Sau khi tìm hiểu về thông tin của bơm trên mạng thì em được biết...
Comment