Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Converter Lan Hương next version ...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Về quá trình thực hiện thì tôi cũng giống như bạn. Tuy nhiên...có điểm khác là tôi không biết xuất xứ, nguồn gốc của lõi cộng với chưa có kinh nghiệm nên không biết hiện tượng như thế nào.
    Ah! Còn vấn đề này nữa. Lan Hương làm converter cũng nhiều nên chắc biết hiện tượng không cân bằng ở hai cuộn sơ cấp (Np/2 và Np/2) của mạch push-pull converter. Cụ thể là: cuộn (Np/2) thứ nhất quấn trên lớp thứ nhất và cuộn (Np/2) thứ hai quấn trên lớp thứ hai thì có hiện tượng là mosfet lái cuộn (Np/2) thứ hai sẽ nóng hơn và khi đo dạng sóng thì có gai áp cao hơn. Điều này cũng không đúng lý thuyết vì số vòng dây là như nhau.
    Vậy theo Lan Hương có hiệu tượng trên không và thật sự có thì cách khắc phục như thế nào?
    Thanks

    Comment


    • #17
      Việc khó nhất khi thiết kế bộ nguồn xung là thông số lõi BA. Hầu hết mọi người không có điều kiện để đo đạc xác định thông số như LH. Vậy LH hoặc mọi người ai biết chỉ giùm ở đâu có thể mua được lõi biết rõ xuất xứ + các thông số kỹ thuật? (do nhu cầu chế tạo đơn chiếc nên không thể đặt hàng trực tiếp từ NN).

      Comment


      • #18
        Lan Hương trả lời chung ...

        Nguyên văn bởi trongnha Xem bài viết
        Về quá trình thực hiện thì tôi cũng giống như bạn. Tuy nhiên...có điểm khác là tôi không biết xuất xứ, nguồn gốc của lõi cộng với chưa có kinh nghiệm nên không biết hiện tượng như thế nào.
        Ah! Còn vấn đề này nữa. Lan Hương làm converter cũng nhiều nên chắc biết hiện tượng không cân bằng ở hai cuộn sơ cấp (Np/2 và Np/2) của mạch push-pull converter. Cụ thể là: cuộn (Np/2) thứ nhất quấn trên lớp thứ nhất và cuộn (Np/2) thứ hai quấn trên lớp thứ hai thì có hiện tượng là mosfet lái cuộn (Np/2) thứ hai sẽ nóng hơn và khi đo dạng sóng thì có gai áp cao hơn. Điều này cũng không đúng lý thuyết vì số vòng dây là như nhau.
        Vậy theo Lan Hương có hiệu tượng trên không và thật sự có thì cách khắc phục như thế nào?
        Thanks
        Nguyên văn bởi dntt Xem bài viết
        Việc khó nhất khi thiết kế bộ nguồn xung là thông số lõi BA. Hầu hết mọi người không có điều kiện để đo đạc xác định thông số như LH. Vậy LH hoặc mọi người ai biết chỉ giùm ở đâu có thể mua được lõi biết rõ xuất xứ + các thông số kỹ thuật? (do nhu cầu chế tạo đơn chiếc nên không thể đặt hàng trực tiếp từ NN).
        1/. -Việc quấn biến áp xung theo lớp thường có một số vấn đề :

        - Mỗi vòng dây ở các lớp bên ngoài càng lúc càng dài hơn so với mỗi vòng dây ở các lớp bên trong --> điện trở thuần + nội trở cuộn dây khác đi --> trở kháng cuộn dây cũng khác. Tần số càng lớn càng chịu ảnh hưởng cao của nguyên nhân này.

        - Vì vậy sau khi quấn xong cuộn dây phải ghép lõi và đo hai thành phần của cuộn sơ cấp phải cùng trị số tự cảm. Nếu có sai biệt (dù không nhiều) thì xung áp của hai phần cũng khác nhau. Dùng zobel để khắc phục (Zobel dùng RC nối tiếp song song với cuộn dây).

        - Một cách khắc phục "cứng" là quấn hai cuộn dây giống như nhau về mọi mặt, mỗi cuộn chiếm 1/4 độ dài lõi dây quấn. Sau đó ghép như trong hình.



        - Cách khắc phục "cứng" khác là chỉ quấn sơ cấp thành một cuộn dây và cùng cầu HWien như Lan Hương đã hướng dần cho bạn tuan801 ở trên (dĩ nhiên là phải thay đổi mạch). Chú ý mạch Zobell khi dùng cầu HWien để dập các gai xung trên ngõ ra các bán cầu.

        - Về việc mang tần số lên dải cao hơn thì cũng không có vấn đề gì, nhưng hệ số biến năng (và hệ số công suất) không còn nằm trong vùng ưu thế nữa --> hao nguồn Accu hơn, FET và lõi nóng hơn v.v... Các sai số "chút chút" sẽ trở nên trầm trọng hơn và khả năng nổ trans công suất và các hư hại khác cao hơn.

        2/. Vâng, thiếu thông tin về lõi là lý do mà Lan Hương chọn dải tần thấp như thế và phải chịu lõi lớn + hao phí dây nhiều hơn. Nhưng chính việc chọn dải tần thấp này lại "khử" được sai số về thông số lõi do có thể sự dụng kết quả đo đạc phổ biến đối với các loại lõi "trên trời dưới bể" này.

        Nếu muốn có lõi + thông số thì ngoài việc đặt hàng từ nước ngoài hay dùng máy đo hiện đại thì có thể đến anh Tâm, sạp 79N chợ Nhật Tảo (gần bãi gởi xe hồ nước cũ), ĐT : 08.8531233; DĐ : 098 2364362. Ở đây có đủ mọi loại và cỡ lõi, nhưng các thông số thì cũng tương tự như thông số mà Lan Hương dùng để tính toán ở đây thôi.

        Dù sao cũng khá hơn "mua mò".

        Thân ái.

        Lan Hương.
        Attached Files

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
          1/. -Việc quấn biến áp xung theo lớp thường có một số vấn đề :

          - Mỗi vòng dây ở các lớp bên ngoài càng lúc càng dài hơn so với mỗi vòng dây ở các lớp bên trong --> điện trở thuần + nội trở cuộn dây khác đi --> trở kháng cuộn dây cũng khác. Tần số càng lớn càng chịu ảnh hưởng cao của nguyên nhân này.

          - Vì vậy sau khi quấn xong cuộn dây phải ghép lõi và đo hai thành phần của cuộn sơ cấp phải cùng trị số tự cảm. Nếu có sai biệt (dù không nhiều) thì xung áp của hai phần cũng khác nhau. Dùng zobel để khắc phục (Zobel dùng RC nối tiếp song song với cuộn dây).

          - Một cách khắc phục "cứng" là quấn hai cuộn dây giống như nhau về mọi mặt, mỗi cuộn chiếm 1/4 độ dài lõi dây quấn. Sau đó ghép như trong hình.



          - Cách khắc phục "cứng" khác là chỉ quấn sơ cấp thành một cuộn dây và cùng cầu HWien như Lan Hương đã hướng dần cho bạn tuan801 ở trên (dĩ nhiên là phải thay đổi mạch). Chú ý mạch Zobell khi dùng cầu HWien để dập các gai xung trên ngõ ra các bán cầu.

          - Về việc mang tần số lên dải cao hơn thì cũng không có vấn đề gì, nhưng hệ số biến năng (và hệ số công suất) không còn nằm trong vùng ưu thế nữa --> hao nguồn Accu hơn, FET và lõi nóng hơn v.v... Các sai số "chút chút" sẽ trở nên trầm trọng hơn và khả năng nổ trans công suất và các hư hại khác cao hơn.

          2/. Vâng, thiếu thông tin về lõi là lý do mà Lan Hương chọn dải tần thấp như thế và phải chịu lõi lớn + hao phí dây nhiều hơn. Nhưng chính việc chọn dải tần thấp này lại "khử" được sai số về thông số lõi do có thể sự dụng kết quả đo đạc phổ biến đối với các loại lõi "trên trời dưới bể" này.

          Nếu muốn có lõi + thông số thì ngoài việc đặt hàng từ nước ngoài hay dùng máy đo hiện đại thì có thể đến anh Tâm, sạp 79N chợ Nhật Tảo (gần bãi gởi xe hồ nước cũ), ĐT : 08.8531233; DĐ : 098 2364362. Ở đây có đủ mọi loại và cỡ lõi, nhưng các thông số thì cũng tương tự như thông số mà Lan Hương dùng để tính toán ở đây thôi.

          Dù sao cũng khá hơn "mua mò".

          Thân ái.

          Lan Hương.
          Trước tiên xin cảm ơn câu trả lời từ Lan Hương! Và thấy cách quấn như bạn vừa nêu cũng khá hay. Nhưng nếu quấn như vậy sẽ xảy ra hai trường hợp:
          1. Biến áp phải lớn (chiều dài Bobbin khá dài) mới có thể quấn như bạn được và băng keo cách điện giữa hai cuộn dây hiện nay loại nhỏ nhất là 3 ly --> hơi khó thực hiện và không phù hợp cho công suất nhỏ.
          2. Tất nhiên là bạn có thể không dùng băng keo cách điện bằng cách thay Bobbin là loại có cách điện giữa hai cuộn. Loại này hiện nay cũng không phải dễ tìm.
          Nếu nói như Lan Hương sợ sai số trở kháng cuộn dây thì dùng Toroid có thể khắc phục được hiện tượng trên. Như bạn đã biết khi điẹn áp vào thấp và điện áp ra thấp (VD: 24VDC in / 12VDC out và dùng dạng Push-Full )--> số vòng dây cũng thấp --> nếu quấn trên lõi Toroid sẽ không có cuộn dây nào nằm ở lớp thứ hai vì chỉ có một lớp dây mà thôi. Bên cạnh đó Toroid cũng có ưu điểm là không có khe hỡ nên không cần phải trét keo gì hết (như Lan Hương nói: keo + bột ferrit). Tuy nhiên, trên thực tế rất ít thấy người ta dùng Toroid làm BA mà hầu hết dùng dạng E.
          Vậy theo Lan Hương có thể dùng Toroid làm biến áp trong trường hợp này (24V/12V dạng Push-Pull) hay không? Và Toroid có những ưu điểm cũng như những nhược điểm gì mà trên thực tế người ta rất ít dùng dạng này làm BA.
          Thanks!
          Last edited by trongnha; 24-11-2008, 15:06.

          Comment


          • #20
            Quấn cuộn dây ...

            Nguyên văn bởi trongnha Xem bài viết
            Trước tiên xin cảm ơn câu trả lời từ Lan Hương! Và thấy cách quấn như bạn vừa nêu cũng khá hay. Nhưng nếu quấn như vậy sẽ xảy ra hai trường hợp:
            1. Biến áp phải lớn (chiều dài Bobbin khá dài) mới có thể quấn như bạn được và băng keo cách điện giữa hai cuộn dây hiện nay loại nhỏ nhất là 3 ly --> hơi khó thực hiện và không phù hợp cho công suất nhỏ.
            2. Tất nhiên là bạn có thể không dùng băng keo cách điện bằng cách thay Bobbin là loại có cách điện giữa hai cuộn. Loại này hiện nay cũng không phải dễ tìm.
            ......................................

            Vậy theo Lan Hương có thể dùng Toroid làm biến áp trong trường hợp này (24V/12V dạng Push-Pull) hay không? Và Toroid có những ưu điểm cũng như những nhược điểm gì mà trên thực tế người ta rất ít dùng dạng này làm BA.
            Thanks!
            1/. Chỉ cần anh phân phối chiều dài cuộn dây ra hai thành phần cuộn sớ, rồi làm khung lõi, hai bên ép tấm nhựa rồi quấn. Sau khi quấn thì tẩm vernis như bình thường. Cuộn thứ thì bề ngang gấp đôi mỗi thành phần cuộn sơ.

            Quấn + tẩm xong thì ghép cả 3 vào lõi, cần gì lõi 3 ngăn ?.

            Nếu là lõi có khung nhựa thì cũng tìm ra cách chia phần cuộn dây, thường là dùng các miếng "nêm" ghép lại. Miếng "nêm" là hai nửa ghép lại để giữ không gian cuộn dây sẽ quấn. Quấn xong thì rút miếng nêm ra.

            Dễ thôi mà, nghĩ một tí là ra ngay.

            2/. Toroid thì có ưu điểm kín vòng từ, nhưng sản xuất công nghiệp thì nó cần máy quấn "thoi" rất đắt tiên. Do đó mà người ta thường tránh toroid khi quấn cuộn dây nhiều vòng. Tuy nhiên khi làm đơn chiếc thì có thể dùng toroid nếu tìm được lõi đủ lớn.



            Cuộn dây lõi ghép có thể quấn hàng loạt với năng suất cao ...

            Trong khi đó thì lõi ghép (EI) dễ dàng quấn hàng chục cuộn dây một lượt với độ đồng đều rất cao (xem hình) --> đạt yêu cầu năng suất công nghiệp.

            3/. Anh nên click "cảm ơn" mà đừng viết lời cám ơn trong bài cho đúng qui định của diễn đàn.

            Lan Hương.
            Attached Files

            Comment


            • #21
              quấn cuộn sơ cấp

              To Trongnha
              Bạn có thể quấn song hành hai nửa cuộn dây, sau đó tách búi dây ra hai phần bằng nhau đầu này nối với đuôi kia chính là điểm giữa, cách này đảm bảo sự hỗ cảm tốt và cân bằng, các Fet sẽ có tải bằng nhau

              Comment


              • #22
                Làm mạch Con vẹt này phải nghiên cứu cuốn Điện Tử Kinh trước đã .
                Attached Files
                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                nguyendinhvan1968@gmail.com

                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                  Làm mạch Con vẹt này phải nghiên cứu cuốn Điện Tử Kinh trước đã .
                  Chị Lan Hương có thói quen đưa những sơ đồ "không thể nào hoạt động" lên để đánh đố mọi người.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #24
                    To thucbao
                    Mình rất cảm ơn thucbao nhiều, cho mình hỏi tệp Inverter_Ha3 nội dung bên trong là gi vậy bạn mà sao không thấy được. Bạn gửi cho mình bản PCB layout vẽ trên Sprintlayout cũng được nhé vì mình cũng có chương trình này.
                    Thank you.

                    Comment


                    • #25
                      To thucbao
                      Cách của bạn cũng là cách hay, nhưng theo tôi chỉ phù hợp mạch công suất nhỏ ah. Nếu mạch công suất lớn (và áp vào thấp) cuộn sơ cấp sẽ rất nhiều dây, quấn 1 cuộn đã khó nói chi hai cuộn gộp chung lại.

                      Comment


                      • #26
                        To Lan Huong
                        Lan Hương qua mấy version Inverter và chắc cũng đã khám phá hết các ngõ ngách của Inverter rồi. Trong đó bộ DC/DC Converter Lan Hương dùng Push-Full và điện áp cấp cho bộ DC/DC là 12V. Vậy Lan Hương có thể tiết lộ cho các thành viên trong diễn đàn biết điện áp đĩnh (max) cực DS của IRFZ44 ở bộ DC/DC mà bạn đo được là bao nhiêu không?
                        Thân ái!

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                          Làm mạch Con vẹt này phải nghiên cứu cuốn Điện Tử Kinh trước đã .
                          Nguyên văn bởi cô nhóc
                          Chị Lan Hương có thói quen đưa những sơ đồ "không thể nào hoạt động" lên để đánh đố mọi người.
                          Khi MOSFET high side hoạt động, điện áp cực S nhanh chóng tăng lên ~ Vcc vì R(DS) của MosFET công suất là rất bé --> mất áp V(gate)/ highside ở cuối xung.

                          Trừ trường hợp kích dẫn FET bằng biến áp, nếu không nâng đỉnh xung vượt khỏi Vcc thì lập tức Highside không thể hoạt động đủ công suất, điều này rất nhiều bạn đã gặp.

                          Việc nâng điện áp kích lên cao không hề ảnh hưởng đến cân bằng hoạt động của hai bán cầu W, vì điện áp V(gate) của MOSFET highside lẫn lowside đều được ghim áp bằng zenner --> do đó mà không hề có chuyện điện áp hai bán cầu không đều.

                          Nên nghiên cứu, cập nhật mỗi ngày là hơn. Còn đã muốn "phán" thì phải chứng minh kỹ thuật.

                          Lan Hương.

                          Comment


                          • #28
                            Điện áp kích cho phía low side bằng biên độ xung, trong khi điện áp kích cho phía high side = biên độ xung - biên độ áp ra.

                            Do đó, nếu biên độ xung = VCC thì áp ra chắc chắn có biên độ nhỏ hơn VCC 1 trị số = áp kích cho MOSFET với dòng tương ứng.

                            Nếu VCC cao quá, thí dụ 24, 48V, biên độ xung kích cũng phải cỡ đó, khi đó, phía lowside sẽ bị quá áp kích. Còn nếu biên độ xung nhỏ quá, thì phía Hi side sẽ không bão hòa, và bị quá nhiệt.
                            Nhóc thích nghịch điện,
                            Nhóc thích xì păm,
                            Nhóc thích trêu mấy anh.
                            Hi hi.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                              Điện áp kích cho phía low side bằng biên độ xung, trong khi điện áp kích cho phía high side = biên độ xung - biên độ áp ra.

                              Do đó, nếu biên độ xung = VCC thì áp ra chắc chắn có biên độ nhỏ hơn VCC 1 trị số = áp kích cho MOSFET với dòng tương ứng.

                              Nếu VCC cao quá, thí dụ 24, 48V, biên độ xung kích cũng phải cỡ đó, khi đó, phía lowside sẽ bị quá áp kích. Còn nếu biên độ xung nhỏ quá, thì phía Hi side sẽ không bão hòa, và bị quá nhiệt.
                              Hihi, converter 12/220 thì mức Vcc 24 hay 48 "trên trời dưới biển" lấy đâu ra vậy ? Nếu ở mức Vcc cao thì lại có mạch khác với biện pháp kỹ thuật khác.

                              Biên độ xung làm sao mà cao được khi người ta sử dụng zenner để hạn định biên độ V(gate) cho từng MOSFET cụ thể ? (lại phải nhắc là trong mạch cụ thể dùng Vcc 12V).

                              Mạch cụ thể phục vụ cho yêu cầu kỹ thuật cụ thể, nên phân tích tính toán cụ thể mà không cần phải vẽ vời như thế.

                              Lan Hương.

                              Comment


                              • #30
                                lanhuong ! em gửi cho anh bản đầy đủ của v2 và v3 mà em vẽ trên các chương trình thiết kế mạch in em nhé. Cảm ơn nhiều

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X